Tản mạn về CPI và TTCK (50)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 09/01/2025.

2732 người đang online, trong đó có 173 thành viên. 05:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 30 người đang xem box này (Thành viên: 5, Khách: 25):
  2. AlexDo,
  3. khanghuy229,
  4. dautrithangphat
Chủ đề này đã có 600421 lượt đọc và 5791 bài trả lời
  1. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    Cụ đàng hoàng
    Cụ trung thực
    Và tử tế

    Xong việc rồi, mình ở thế thắng
    Anh em đang ngụp lặn không lối thoát trong hố phân

    Thì nên là, vui mấy, cũng nên nói như cụ: Hên thôi

    Yêu cụ phết
    Trong lúc tột cùng căng thẳng và hoảng loạn, người trên miệng hố không nhảy cẫng lên, mình dưới hố cũng bớt ngậm ngùi

    Cụng với cụ ly bia

    Em đang chìm đắm bia rượu cho bớt sầu và đỡ hoảng loạn lúc này đây
    Last edited: 05/04/2025
    haditham, Clara21hainq470 thích bài này.
  2. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    Công thức tính thuế của nhóm cụ Trump nhìn khá phức tạp, làm anh nhớ đến công thức tổng quát của chuỗi Fibonacci. Ai là dân học chuyên toán chắc đều nhớ bài toán kinh điển này. Đại khái có một chuỗi mà cứ số sau bằng tổng 2 số ngay trước nó, và 2 số đầu tiên của chuỗi là 0 và 1.

    Nhìn đơn giản nhưng công thức Fibonacci khá loằng ngoằng, cũng không dễ giải ra với người thường.

    Công thức của đội cụ Trump cũng rứa. Về bản chất là cụ chia số hàng cụ nhập cho số hàng cụ bán được, từ đó cụ suy ra cán cân chênh lệch và cụ gọi đó là thuế. Sau đó cụ chia đôi và làm tròn ra thành thuế đối ứng. Vô cùng đơn giản.

    Nhưng nói thế thì ai trả tiền cho bọn chuyên gia, nên bọn đó hiểu ý cụ và tự lần mò ra công thức, nhìn rất khoa học, nhưng cũng như công thức Fibonacci, về bản chất nó vô cùng đơn giản.

    Có kẻ cười cụ Trùm ngáo khi tính toán kiểu đó để ra thuế. Nhưng theo anh, cụ rất thông minh. Thuế là một hệ thống vô cùng phức tạp, ma mãnh, nhiều tầng nhiều lớp. Không chỉ thuế nhập khẩu mà còn trăm loại khác nhau nữa. Bọn chuyên gia kinh tế hay cắm mũi vào bóc ra từng loại để cãi nhau. Còn cụ Trùmp một là dốt hai là lười, ba là thông minh, nên cụ phán luôn, bố đóe biết, mày xuất nhiều hơn tao chừng nào tức là thuế mày cao hơn tao chừng ấy.

    Nghe thì cùn nhưng đúng đấy các anh các chị ạ. Giả dụ 2 bên thuế bằng 0 hết đi thì về nguyên tắc là xuất nhập phải bằng nhau. Vậy nếu có chênh lệch tức là thuế chênh lệch. Và với dân tư duy out of the box thì cứ tính xa cạ như cụ Trùm là chuẩn!

    Vậy nên đừng nghĩ dễ lừa cụ. Bản chất câu chuyện vẫn là cái công thức của cụ, và cách lâu dài là làm sao cho cán cân thương mại cân bằng nhất có thể.

    Thực tế nếu làm vậy cũng được, nhưng các doanh nghiệp nội địa sẽ phá sản nếu làm những ngành cao cấp, đơn giản vì làm sao có khả năng cạnh tranh với bọn có mấy trăm trường đại học hàng đầu thế giới và có ngân sách nghiên cứu còn cao gấp mấy chục lần GDP của nước khác?

    Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh.

    By thienluong
    anime2048, Clara21thatha_chamchi thích bài này.
  3. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    Câu chuyện kẹo rau (kera) mấy hôm nay ầm ĩ khắp nơi thực ra chẳng có gì mới. Từ thời Khải Siu đến giờ, anh đã nói là đông lào men chỉ làm một việc là mua hàng Tàu về chăn nhau. Anh lấy làm lạ là sao đến giờ này có người vẫn còn tin đồng bào làm được một cái gì đó có ý nghĩa!

    Nguyên nhân đơn giản do TQ sản xuất quá tốt, ngoài ra còn do chúng ta không có công nghệ nên không thể sản xuất được. Mà muốn có công nghệ thì phải có một nền giáo dục mạnh, tập trung vào Toán, Triết, Lý, Hóa, Sinh. Bỏ hết mấy cái trò ngớ ngẩn tiếng Anh tiếng Em đi, chỉ đào tạo ra me tây nô lệ. Một trí thức đúng nghĩa chỉ cần 6 tháng là thành thạo tiếng Anh, dùng thêm cái tai nghe của Tàu là giao dịch như người bản xứ. Có cái chóa gì mà phải học?

    Và cũng do không có công nghệ nên nhân lực chúng ta không có, hoặc quá yếu, làm cho doanh nghiệp muốn làm công nghệ cao buộc phải nhờ nhà nước bảo hộ bằng thuế và các hàng rào phi thuế quan nhưng thực ra cũng là một dạng thuế.

    Nhưng trò này không kéo dài được. Mỹ và WTO có thể chấp nhận một nước nghèo bảo hộ thị trường, nhưng phải có thời hạn, không vĩnh viễn được. Mà mở cửa ra khi doanh nghiệp yếu, nhân lực kém, trình độ còi, bằng sáng chế không có, thì chỉ có đường phá sản. Làm sao cạnh tranh nổi?

    Vậy nên có những nước như TQ, rất giàu rồi nhưng lúc nào cũng xin sổ hộ nghèo, không bon chen, để dễ lách thuế. Húng chóa lên là dễ bị giang hồ tẩn cho trận.

    Phát triển từ mức thấp lên trung bình rất dễ, nó là hiệu ứng thác nước, bạn ở điểm thấp quá thì lực nước rất mạnh, kéo bạn lên, nhưng khi bạn lên đươc lưng chừng rồi thì thế năng không còn mạnh nữa, bạn mà không tự bơi được là chúng nó xây đập ngăn sông ngay, bạn lại về máng lợn.

    Câu chuyện lại quay về giáo dục. Và anh nói khản cổ trên fb này cả chục năm nay rồi là phải tập trung vào khoa học kỹ thuật. Đó là con đường duy nhất để phát triển. Từ lúc nhận ra đến khi thành hiện thực phải mất ít nhất 40 năm, vì lứa đầu tiên mất 20 năm học để thành tiến sỹ cũng mới chỉ là cái nền để định hướng và làm giáo sư cho lớp thứ hai đi lên. 2 thế hệ như vậy mới có nền khoa học đúng nghĩa.

    Bây giờ mà nhìn ra được thì xác định đến 2065 may ra mới có quả ngọt ban đầu. Mà sợ lúc ấy dân số giảm mất rồi.

    By thienluong
    anime2048, ridd, hainq4703 người khác thích bài này.
  4. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    Nga rất tử tế, từ 60 năm trước họ đã định hướng đào tạo cho ta những thế hệ cán bộ khoa học. Họ phân bổ chỉ tiêu rất kỹ, bao nhiêu làm về khoa học cơ bản, bao nhiêu làm về nông lâm thủy sản, bác sỹ,... Thậm chí những ngành hót bây giờ như vi mạch, robot, đều được Nga đào tạo cho ta hàng chục chuyên gia từ cách đây 40-50 năm. Về nước đi buôn hết. Và nhìn lại xem các giáo sư đầu ngành của VN hiện nay vẫn còn ảnh hưởng của Nga. Các tỷ phú VN cũng toàn do Nga đào tạo. Nguyên một trường Lomonosov đã đào tạo ra hàng trăm triệu phú đô la VN. Còn bọn do Mẽo đào tạo, nhìn lại coi chúng làm được gì. Toàn bọn phá hoại. Bây giờ thì rất khó làm lại rồi.
  5. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    46.072
    Chuẩn bác, mình rất thích dân tộc Nga và phong cách đối xử với đồng minh của họ. Không chê vào đâu được. Không so đo tính toán.

    Đặt trong bối cảnh cuộc chiến Nga U hiện tại, mình cũng đứng hẳn về lập trường của Nga. Đập Ucraine hoàn toàn hợp lý. Về bản chất đó là cách duy nhất chữa cháy từ xa nếu không chính mình bị cháy mà không có lối thoát.
    anime2048, Binh Yen, hainq4704 người khác thích bài này.
  6. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    Vâng ạ
    Ngay bây giờ, em vẫn không thôi tự hào vế khối xhcn

    2 người anh, TQ và nga, giúp ta chân tơ kẽ tóc, còn ngược xuôi thì đâu chẳng vậy, bố mẹ giúp con cái còn mong nó phụng dưỡng mình về già

    Ngay bây giờ, không có pu và tập, nhẽ lão trumpt vén váy ỉa tóe loe lên đầu lên cổ mọi phương
    pndstock, hainq470, vongai2 người khác thích bài này.
  7. giavanchuakhon

    giavanchuakhon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/04/2017
    Đã được thích:
    225.279
    CẦN BẮT TAY VỚI MỸ - Phần 2 – XA NƯỚC RỒI CÀNG HIỂU NƯỚC ĐAU THƯƠNG

    (Dành cho người đọc chậm. Tiếp theo của:
    https://www.facebook.com/namhhn/posts/9634397576622093 )

    Thế là chú Thành nhờ người nhà mua cho cả đống sách về các loại tôn giáo khác nhau gửi vào nhà tù để đọc và chiêm nghiệm: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, Lão Tử, Đạo Đức Kinh, đạo Hồi, đạo Dừa, đạo Mẫu…thôi thì đủ loại. 15 tháng trôi nhanh và nhờ gia đình chạy nên ông được tha. Tuy vậy hàng tuần vẫn phải lên Sở cảnh sát khai báo hết chuyện nọ tới chuyện kia, chẳng khác gì tội phạm, chú hiểu kiểu này ở đây mình không còn làm ăn được gì nữa rồi…

    Chú tin vào số phận. Chú đã vào chùa ở mấy tháng cho thanh tịnh, thế mà cũng vẫn bị lôi về nhà để trình báo. Rồi có anh bạn tù có rất nhiều quan hệ bên Pháp quốc, mới gặp chú hỏi “mày có muốn qua bên đó không, đi với tao?”. Thì đi, vợ và 4 con thơ sẽ đi sau thôi! Đúng hẹn ngày giờ, chú ăn mặc đẹp như dự tiệc, tay xách cặp ung dung bước lên một con tàu của Pháp đang đứng ở bến Nhà Rồng, chiều hôm đó trên tàu có một buổi dạ tiệc. Ông bạn tù cùng bạn gái khoác tay nhau lên tàu. Sau buổi tiệc cả ba người được dẫn xuống hầm tàu để ẩn ở đó, rồi sáng mai tàu nhổ neo ra khơi…”Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương”. Ra đến hải phận quốc tế họ mới được chui lên, và chỉ phải trả tiền vé cùng “dịch vụ phí” mất 1500 USD, chú Thành sang tới Marseile. Cùng thuỷ thủ đoàn ra khỏi cảng thế là xong dịch vụ “đưa người”, ba người Việt hoà vào đám đông nước Pháp, nơi chú Thành đã từng tới trường từ bé…

    Em chú, kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc là người học một trường kiến trúc rất nổi tiếng ở Pháp, kém chú hơn chục tuổi là người đón anh tá túc. Rồi vợ con được tin chồng đã tới nơi, họ cũng “vượt biên” nhưng nhàn hạ hơn chú rất nhiều. Cũng bởi trong diện bị theo dõi, vợ chú và 4 con (2 trai 2 gái) đã đi qua Cao Miên từ An Giang, nhàn tản như đi du lịch, rồi từ đó mua vé máy bay bay qua Đức, ở đó có người đón đưa sang tận Paris. “Dịch vụ” cao cấp ấy cũng mất mấy căn nhà, nhưng xứng đáng thôi! Các con chú đi học đều rất giỏi, còn bà vợ không làm theo nghề học nữa, mà quyết định mở nhà hàng ẩm thực Việt tại Paris. “Asian Gourmet” ở quận 5 khá nổi tiếng, báo chí hay đề cập tới, trong đó có người khách ruột thường ăn cơm trưa không ngờ sau lại trở thành giáo chủ Khơmeni của đất nước Hồi giáo Iran. Nhà hàng này nằm đối diện một đền thờ Hồi giáo rất nổi tiếng nên cả thế giới Hồi giáo hay tụ tập tại đây. Còn chú và người em lo làm “bất động sản”…

    Chú thấy quanh thủ đô không có nhiều cơ hội phát triển như miền nam nước Pháp, đất đai rộng rãi, thiên nhiên đẹp và còn chưa phát triển đủ. Lại cơ duyên đưa chú làm quen với một “ông trùm” bất động sản nay đã trắng tay, dự án bị ngân hàng tịch thu để gán nợ. Tìm hiểu về dự án cạnh bờ biển này, chú và người em thấy rất khả thi, tiếc rằng không còn kinh phí để làm, chủ dự án bó tay…Chú đàm phán với chủ dự án để cho mình tiếp tục triển khai, rồi tới nói chuyện với ngân hàng. Chú đàm phán: nếu để thế dự án chết, ngân hàng mất tiền, nhưng nếu làm tiếp bán được thì ngân hàng có cơ hội thu lại được vốn với lãi, cần phải làm tiếp hạ tầng và sửa đổi một chút…Ngân hàng thấy có lý, ký hợp đồng với chú, tức là chú không mua dự án đó, mà qua công chứng tất cả tiền ra tiền vào, tự ngân hàng trích ra tiền nào của mình, tiền nào trả cho bên chú. Có hợp đồng thế rồi, chú lại đi thuyết phục các nhà thầu, họ cũng bị “trói vốn”tại đấy, nếu cố làm tiếp thì chú sẽ bán được hàng (hơn trăm căn biệt thự đấy) rồi lại công chứng trả lại tiền cho họ, họ cũng quyết tâm làm theo cách đó! (Chú cười: nếu trẻ thì ở Việt Nam chú sẽ làm như vậy, để cứu Novaland chẳng hạn). Thế là cứ hết dự án này ngân hàng lại giới thiệu tiếp dự án khác…Cứ thứ sáu chú đi xe lửa về Paris, tối chủ nhật lại đi khỏi nhà bằng xe lửa xuống Toulon ở Pháp, rồi đi tới thành phố nhỏ ven biển, cũng may là Pháp có luật ai có 4 con thì giá xe lửa chỉ còn 10% nên thoải mái đi hạng nhất, ngủ một đêm là tới. Cuộc sống cứ thế êm trôi…”một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn”! Không quên Mỹ, chú còn làm thêm giám sát khu vuẹc Chicago cho tập đoàn tài chính khổng lồ năm xưa, nay đã đổi tên là AIG.

    Chú Thành có quan hệ tốt với đại diện sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hoà, mặc dù ở nhà sau này bị quốc hữu hoá nhà máy pin, còn gia đình thì mất cả hãng dầu khuynh diệp do ông Tín lập ra cùng rất nhiều đất đai. Vẫn nghĩ thế này chả có bao giờ lại về quê hương, thì đầu năm 80 có người đại diện cho ông Phạm Hùng, khi đó mới Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng sang Pháp tìm gặp. Họ kể về tình hình cuộc sống ở nhà đầy rẫy khó khăn, sau chiến tranh biên giới và ở K thì càng lao đao về kinh tế. Chú hỏi “sao lại tìm tôi, tôi là tư bản gộc đấy?”. Người ta bảo tình hình nghiêm trọng lắm rồi, cần tham khảo ý kiến của chú. Chú nói, chỉ chấp nhận đối thoại nếu hai bên thực sự cởi mở, gọi sự vật theo đúng bản chất của nó. Nhất trí, chú mới bảo: “kinh tế quốc doanh của các vị không cho dân làm ăn, kể cả trồng rau, chăn gà, bắt cá,…không cho làm ra sản phẩm, trao đổi sản phẩm, ngăn sông cấm chợ, thì nghèo là chắc chắn rồi!”. Có cãi được không? Thôi anh xem từ cổ chí kim có đất nước nào mạnh mà dân lại nghèo không? Từ thời Hy lạp hay vua Hùng đến giờ, nếu không có thì đừng kêu gọi “vô sản” nữa! Họ vò đầu bứt tai, hiểu thì hiểu nhưng báo cáo thế thì khuyết điểm chết! Lại phải tìm giải pháp, thôi coi như đấy là ý kiến ông Thành, mà tốt nhất ông Thành viết ra một tờ A4, họ chỉ cần đem về trình cấp trên như thế là xong. Có 3 điểm: dân phải giàu, phải cho họ làm ra sản phẩm, phải cho họ trao đổi sản phẩm…

    4 tháng sau họ quay lại, báo rằng lãnh đạo đã chấp nhận về nguyên tắc góp ý của chú, nhờ chú cùng lãnh đạo để từ các nguyên tắc này để làm ra chính sách cho phát triển kinh tế. Nói thì đơn giản thế thôi, chứ suốt mấy năm đầu 8X chú làm việc với “bên nhà”, từ lúc ông Phạm Hùng lên Chủ tịch HĐBT rồi từ trần, các vị khác lên thay công việc vẫn được tiến triển. Có công lớn của ông Kiệt, triển khai các nguyên tắc mới ở Sài Gòn khá thành công, nhờ đó 1983-1985 trong nam phát triển tốt, có cơ sở để thuyết phục các vị lãnh đạo khác. Bộ ba ông Hùng-ông Kiệt-ông Linh có tính cách Nam Bộ (dù ông Linh người bắc nhưng ở trong này lâu) mới có thể làm được! Nghị quyết đại hội VI là một kiệt tác về từ ngữ, tất nhiên là công sức của rất nhiều người:
    “…là một cuộc cách mạng vĩ đại mà ổn định… Việt Nam là một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, vì dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh…”. Từng chữ là một cải tiến mà rất nhiều vất vả mới đạt được! Có cơ sở để cải tạo nền kinh tế đang vận hành trái quy luật thị trường, từ trạng thái “tường cao hào sâu” ta chuyển dần sang “mở cửa” (nhưng quyết không “mở cổng”).

    Nhưng Mỹ đang cấm vận, thì làm sao mà vượt qua được, mà bang giao? Chú đã nhận quốc tịch Mỹ, khi đó Việt Nam cực vất vả vì đâu còn viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN nữa. Chú được mời về để giúp chính phủ thiết lập lại bang giao, chứ cấm vận rồi làm sao mà ai đi được, đi cũng đâu cho gặp được ai, mà cũng chú Thành về Việt Nam được chứ họ làm sao sang gặp chú?! Chú cũng lăn tăn, BĐS đang buôn bán tốt, vậy thì bỏ để về cũng uổng…Nhưng rồi 21/11/1991 chú có mặt ở Hà Nội, từ đó trở đi mọi chi phí đi lại ăn ở chú đều tự trả, đúng luật của Mỹ, không là lôi thôi to! “Cộng sản” cũng có tài tổ chức công việc lắm, một vị thứ trưởng Bộ Nội vụ được phân công làm việc với chú, và báo cáo trực tiếp lên Bộ Chính trị, đó là ông Lê Minh Hương, khi đó đang đeo quân hàm thiếu tướng. Chiến lược nào đây, để tiếp cận phía Mỹ mà không bị lép vế? Chú bảo với ông Hương: “các anh còn giam giữ 15 nghìn người của phía cộng hoà, là những người thân cận với Mỹ, đã 16 năm rồi, các anh có sợ họ không?”. Câu trả lời: “Sợ gì mà sợ!”. “Vậy các anh có sẵn sàng thả họ ra không, để tôi có cớ mà tiếp xúc với phía Mỹ?”. Ông Hương báo cáo lại BCT, sau 20 ngày câu trả lời là “Có!”. Tiếp tục: “Các anh thả tự do cho họ hoàn toàn, không giữ lại ai hay vẫn giam lỏng vậy?”. Lại 2 tuần sau câu trả lời: “Hoàn toàn!”.

    Các bạn chú bên Mỹ mới phản hồi, rằng liệu thế có cho họ đi Mỹ được không? Chú lại qua ông Hương, câu trả lời là “Đồng ý”. Lại câu hỏi tiếp: “Thế họ đi thì gia đình được đi theo không, chứ họ nỡ nào đi một mình?”. “Cho đi theo!”. “Thế gia đình là chỉ có vợ con, hay là gia đình nội ngoại?”. Kết quả, ai trong gia đình lớn muốn đều có thể đi theo. Vì thế đó chính là sự mở đầu, quốc hội Mỹ ra nghị quyết, duyệt ngân sách và tài khoản HO đấy để trợ giúp cho số người này! Từ 1992 đến 1995 có 300 nghìn người Việt được đi theo diện này, mỗi người sang Mỹ được trợ cấp 500 USD/tháng…Đối thoại Việt Mỹ cứ thế được bắt đầu.

    Phái bộ tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) có văn phòng tại Hà Nội, cũng nhờ chú tác động, bởi họ biết trong Bảo tàng quân sự tại Việt Nam có lưu giữ thông tin về toạ độ 5000 lính Mỹ mất tích, mà không cách gì tiếp cận được – tay trưởng văn phòng người Mỹ, chức đại tá, nói tiếng Việt cực sõi. Chú Thành về nói lại với ông Hương, phía ta tuy chả tiếc gì, tin của Mỹ hoàn toàn đúng, nhưng tài liệu khu này đóng dấu “Tối mật”, không có nguyên nhân đặc biệt thì không thể giải mật được đâu. Về bàn lại với MIA, chú đề nghị với phía Việt Nam: “Phía Việt Nam nếu có viết lịch sử quân đội hào hùng của mình, thì phía Mỹ sẽ tài trợ thuê một nhà báo Mỹ sang, để giúp Việt Nam tìm hiểu, thu thập thông tin giúp!”. Việt Nam hiểu ý, đồng ý ngay, người Mỹ kia sang “vô tình” đi vào khu vực thông tin mật của Bảo tàng, dùng một máy scaner đặc biệt để chụp hàng nghìn tài liệu. Lần đó Tổng thống Bush đi công cán ở Honolulu, có trợ lý nhấc điện thoại gọi ngay cho tay trưởng phái bộ MIA, hỏi đi hỏi lại “Các anh đã lấy được hồ sơ đó chưa?”. Câu trả lời “Yes, Sir!” làm đầu dây bên kia cũng thở phào – chú được mời chứng kiến giây phút đó…Bắt đầu một số khoản cấm vận Việt Nam được Mỹ từ bỏ. Nó được in hết ra, rồi cất vào một thùng to tướng ở cơ quan MIA, nhưng mang về thế nào? Máy bay Mỹ thì đứng ở Nội Bài, từ đó ra sân bay cũng là sự phối hợp rất ăn ý của cả hai bên, ông được sự giúp đỡ của ông Lê Mai thứ trưởng ngoại giao, và một anh vụ trưởng vụ Bắc Mỹ là Nguyễn X.P. cùng đi với đại diện sứ quán Mỹ, mọi sự đều tốt đẹp.

    Một lần ông Kiệt mời chú tới cơ quan, bảo: “Mỹ còn đang cấm vận, nhưng tôi muốn mời một tập đoàn nào thật lớn đầu tư vào ta, thì phải làm thế nào?”. Ý tưởng mà ông Kiệt truyền tải, là muốn Mỹ có tập đoàn nào “xịn” vào đầu tư cảng Đình Vũ ở Hải Phòng, đạt được một lúc mấy mục tiêu: để tỏ ra thân thiện với Mỹ và lôi kéo nhiều nước khác đầu tư vào ta, làm dịch vụ cho Trung Quốc vì Hải Phòng rất tiện cho hàng hoá Trung Quốc phía nam kéo ra biển sang đây, và cắm lá cờ Mỹ để Trung Quốc cũng phải dè chừng ta! Chú Thành nghĩ ngay đến AIG của mình, chủ tịch tập đoàn mẹ vào làm năm 1960, còn sau chú 1 năm. AIG cũng rất sẵn sàng, nhưng vướng cấm vận…”Không sao, ký hợp đồng với điều kiện khi nào Mỹ bỏ cấm vận thì thực hiện!”. Một đoàn của AIG bay từ Mỹ qua Thái Lan, về Hà Nội, từ đó trực thăng (thuê của quân đội) đưa xuống Hải Phòng, ăn trưa rồi làm việc với lãnh đạo thành phố, một MOU được ký! Chú Sáu mừng lắm, còn tin tức loan ra, rất nhiều doanh nghiệp Nhật hồ hởi lao vào ký với Hải Phòng, dần dần thành lập nên KCN Nomura.

    Lại vụ khác, ông Kiệt mời chú Thành đến, lần này là “ca khó”. Một tập đoàn dầu khí Mỹ ký kết thăm dò khai thác với tập đoàn Trung Quốc, nhưng tại biển Đông, ngay đối diện Phú Khánh, mà ở chỗ ta coi là thềm lục địa của ta, làm sao? “Sao anh không cho hải quân oánh cho nó một trận?” – chú trêu vậy! Rồi chú bày cách: tập đoàn Mỹ thì không sợ trời sợ đất gì, chỉ có sợ phạm luật Mỹ thôi, mà đang cấm vận Việt Nam lại động đến lãnh thổ Việt Nam là phạm pháp! Nhưng ta phải có luận chứng rõ ràng, vì sao họ vi phạm cơ. Mà luật biển hồi đó của Việt Nam còn thô sơ, và viết không phải bằng ngôn ngữ của luật quốc tế, không dùng được để kiện nó đâu! Phải thuê công ty luật hàng đầu thế giới của Mỹ về luật biển, họ viết lại cho đúng kiểu, rồi họ sẽ doạ tập đoàn Mỹ kia được. Việt Nam đồng ý, nhưng công ty luật kia cũng thuộc diện cấm vận, thì mình trả tiền thế nào để thuê họ, ký với họ? “Thì họ phải đi chạy luôn cả cái đó cho họ nữa!”. Mà việc đó không cơ quan nào có thể đảm đương được, ngoài Tổng thống Mỹ. Chú Thành bay về Mỹ, liên hệ với công ty Luật kia, họ rất chuyên nghiệp và lobby giỏi thật, chưa đến 1 tuần mà Tổng thống Mỹ cho phép họ ký hợp đồng với phía Việt Nam, họ bắt đầu ký và thực hiện mất 2 năm mới xong hợp đồng, tháng 7/1995 mới kết thúc về Luật biển Việt Nam (sau khi bỏ cấm vận 2 tháng), nhưng công việc cực kỳ chuyên nghiệp và cặn kẽ. Kết quả sau đó là tập đoàn dầu khí Mỹ sợ sun vòi, thôi chả bắt tay với Trung Quốc trong vụ này nữa…

    Vừa làm cho AIG vừa giúp cho cả 2 chính phủ, cứ thế chú Thành tiếp tục ở lại Việt Nam tham gia vào rất nhiều công việc, từ đó tới nay chú ở Hà Nội là chính, gần 30 năm, rồi vài năm sống ở Hội An (cùng với chú em Quốc về đó sống, ông Quốc là 1 trong 100 thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Pháp) nhưng khí hậu không hợp, nay chú đang sống bình dị tại Sài Gòn, một căn chung cư chú thuê để ở (người Mỹ đâu có dễ mua nhà cửa gì!). Hình như bởi có sự chung tay của những trí thức trong và ngoài nước như chú Thành, mà kinh tế nước ta có chiều tăng trưởng đáng ghi nhận, “mái rạ nghìn năm hồng thay sắc ngói/những cuộc đời thường cũng có bóng hoa che…”. Chú tâm sự, rằng chỉ còn hai điều nguyện ước muốn góp sức làm cho được tại Việt Nam, cũng đều là những điều chú tâm đắc đã hàng chục năm trời…

    (Còn nữa, nếu có 666 like ủng hộ, xin cám ơn!)

    Ghi chú: người đánh máy hoàn toàn không có ý muốn thể hiện rằng việc “ông Diệm với Mỹ” hay việc “bỏ cấm vận” chỉ có công sức đóng góp của mỗi chuyên gia Bùi Kiến Thành. Hiển nhiên trong mọi thành công đều nhờ vào sự chỉ đạo sáng suốt…, các lãnh đạo anh minh…rồi biết bao người vỗ tay vào nữa! Đây chỉ là câu chuyện đời người, 95 năm có đủ hỉ nộ ái ố và duyên nghiệp.

    Ảnh: chú Thành và đại tướng Võ Nguyên Giáp (St).

    By namnguyen
    --- Gộp bài viết, 05/04/2025, Bài cũ: 05/04/2025 ---
    https://fb.watch/yMRp5ONByU/?mibextid=09Vj1W
  8. phiphuong69

    phiphuong69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2022
    Đã được thích:
    32.907
    Việc ông Trump áp thuế cao đối với toàn cầu có thể xem là dấu chấm hết cho toàn cầu hóa. Tại sao ông Trump lại phản đối toàn cầu hóa? Bởi vì mặc dù toàn cầu hóa mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại những hệ quả tiêu cực, đặc biệt là trong việc phân phối lợi ích. Một bộ phận tầng lớp trung lưu ở Mỹ cảm thấy thất vọng và họ bị thu hút bởi chính sách của ông Trump, đặc biệt là cam kết mang lại việc làm và dòng tiền quay trở lại Mỹ.

    Quyết định áp thuế cao của ông Trump sẽ thay đổi cấu trúc thương mại và đầu tư toàn cầu, tạo ra các liên minh mới với hai cực chính là EU và Trung Quốc. Tuy nhiên, hệ quả trước mắt là tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại và các quốc gia sẽ phải ưu tiên đàm phán lại với Mỹ trước khi tìm kiếm thị trường mới hay điều chỉnh chuỗi cung ứng. Những việc này không chỉ khó khăn, tốn thời gian và tiền bạc mà còn đầy rủi ro.

    Cách tính toán tỷ lệ thuế của ông Trump dường như không dựa trên những phân tích dài hạn (mặc dù ông cũng hiểu rằng người dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng). Điều này có thể là tín hiệu cho thấy ông đang chuẩn bị cho các cuộc mặc cả song phương. Điều này có nghĩa là mức thuế này có thể thay đổi, mặc dù Washington đã tuyên bố rằng không thể điều chỉnh.

    Việt Nam đã có bước đi trước trong việc đối phó, nhưng liệu ông Trump có yêu cầu gì thêm không? Quan sát cách ông xử lý với Ukraine, chúng ta không thể hoàn toàn yên tâm. Điểm mạnh của Việt Nam là đưa ra đề xuất này sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả Mỹ.
    pndstock, hainq470, cavicovn1 người khác thích bài này.
  9. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    46.072
    Hiện tại có một khối duy nhất đọ được và có khả năng trên cơ được Mỹ đó là chính là khối BRICs, một BRICs đoàn kết. Trung Quốc là một leader của khối Brics kèm thêm vị thế số 2 thế giới, nên nó cũng không ngán Mỹ. Vị thế TQ đã khác xa thời gian nhiệm kỳ đầu của Trump rồi, cả thế và lực.
    Điều này có thể kiểm chứng qua hai phiên rồi, cả thế giới đỏ rực thảm khốc, Trung quốc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ.
    hainq470phiphuong69 thích bài này.
  10. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    82.306
    Thanks bác
    giavanchuakhon thích bài này.

Chia sẻ trang này