Nếu thêm gói kích cầu, chứng khoán có hồi sinh?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bango, 28/11/2011.

2317 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 736 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. bango

    bango Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2011
    Đã được thích:
    1.579
    http://ndhmoney.vn/web/guest/s05/-/journal_content/neu-them-goi-kich-cau-chung-khoan-co-hoi-sinh


    Nếu thêm gói kích cầu, chứng khoán có hồi sinh?

    Dù sao, gói kích cầu của Chính phủ có thể được ban hành sắp tới vẫn sẽ là một phép thử nữa đối với TTCK.
    [​IMG]
    Cứ cho là gói kích cầu của Chính phủ sẽ được ban hành vào tháng 12/2011. Nếu đến cuối năm nay, TTCK vẫn chưa có dấu hiệu hồi sinh, thì một cơ hội lớn như gói kích cầu sẽ còn rất lâu nữa mới trở lại trong phạm trù kỳ vọng phục hồi của chứng khoán.

    Tin tức tốt nhất và duy nhất mà TTCK tiếp nhận được trong tuần qua là tại buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội, lần đầu tiên Thủ tướng chính phủ đã đề cập đến cụm từ "gói giải pháp ổn định vĩ mô", trong đó có biện pháp phục hồi TTCK và thị trường bất động sản (BĐS).

    Theo cách hiểu chung của giới điều hành và cả giới đầu tư, có thể không có sự khác biệt nhiều giữa từ "biện pháp" và "giải pháp" (dĩ nhiên "giải pháp" có ý nghĩa và quy mô to lớn hơn là "biện pháp").

    Cũng cần nhắc lại là từ cuối tháng 5 năm nay, Chính phủ đã từng đề cập đến khả năng ổn định tình hình cho TTCK. Nhưng từ đó đến nay, 6 tháng đã trôi qua với đà tuột dốc đến gần 40% của chỉ số HNX. Điều đó cho thấy dường như chính sách luôn đi chậm hơn thực tế, mà cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quá chậm chạp trong việc đề xuất cho Chính phủ những biện pháp khả thi nhằm hồi sức lập tức cho thị trường.

    Câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm hiện nay có lẽ không ngoài những giải pháp, hoặc biện pháp nào nằm trong gói ổn định kinh tế vĩ mô, mà thực chất là gói kích cầu, có thể được Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

    Nếu những giải pháp trong gói kích cầu có liên quan đến TTCK cũng chỉ là nội dung của kế hoạch hành động năm 2012 của UBCKNN, liệu có thể hy vọng vào một lực kích thích nào đó nhằm vực dậy thị trường?

    Thực tế kế hoạch của UBCKNN, kết quả tiếp theo từ chỉ đạo của Bộ Tài chính, đã không nhận được phản hồi tích cực của thị trường từ hai tuần qua. Không những không hồi phục, thị trường vẫn tiếp tục sắc đỏ, với HNX liên tục lập đáy mới trong lịch sử tồn tại của chỉ số này.

    Tất nhiên, chúng ta có thể dự đoán được phần nào những giải pháp mà gói kích cầu nêu ra. Chẳng hạn như việc giảm thuế 50% cho thu nhập cá nhân của nhà đầu tư chứng khoán đến hết năm 2012 - một chủ trương mà đã được Quốc hội thông qua từ đầu tháng 8/2011 và nhà đầu tư cũng đã quá biết. Cũng có thể sẽ xuất hiện chỉ đạo cho ngân hàng thương mại "nới lỏng tín dụng" đối với việc cho vay chứng khoán, mà bằng chứng là từ tháng 9/2011, Ngân hàng BIDV đã trở thành tổ chức đầu tiên xác nhận có thể cho vay đầu tư chứng khoán với mức lãi suất 19%/năm.

    Nhưng điều ngán ngại là từ tháng 9 đến nay, sau động thái của BIDV, đã chưa có một hành động tiếp ứng nào diễn ra từ các ngân hàng khác. Cũng từ tháng 9 đến nay, dòng tiền trong chứng khoán đã được xác nhận rút ra nhiều hơn là nạp vào. Hiện tượng vài ba công ty chứng khoán như SME bị mất thanh khoản đã phản ánh những dấu hiệu ban đầu cho một cơn khủng hoảng mới của khối môi giới cổ phiếu.

    Trong khi đó, vào tháng 11/2011 lại có xác nhận về ít nhất vài ngân hàng như An Bình, Ocean đã mở cửa lại đối với cho vay mua nhà, tuy vẫn với lãi suất khá cao. Sau một văn bản của Ngân hàng nhà nước vào giữa tháng 11 về loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất, nhà đầu tư đã thấy rõ là quy định này chẳng hề tạo ra tác động hỗ trợ nào cho TTCK.

    Mối quan hệ giữa hai TTCK và thị trường BĐS tiếp tục bị mất cân đối khi mới đây Thủ tướng đã ký một quyết định giảm 50% tiền thuê đất cho một số doanh nghiệp. Phải chăng BĐS đang được "ưu ái" hơn chứng khoán?

    Khách quan mà xét, hình như mọi việc đang diễn ra thuận lợi hơn cho thị trường BĐS. Khi "biến cố" xảy ra tại hai dự án Petro Landmark và An Tiến, nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã mang tâm tưởng chờ đợi một chiến dịch lao dốc mạnh của giá BĐS, hầu mong các chủ đầu tư nhà đất cũng phải thấm "cảnh ngộ" của doanh nghiệp chứng khoán.

    Tuy vậy lại đã không hề có sóng giảm tiếp theo nào của địa ốc. Điều trớ trêu là trong khi mặt bằng giá căn hộ và đất nền vẫn gần như tiếp tục bò ngang với thanh khoản gần như bằng không, thì chỉ số chứng khoán lại vẫn tiếp tục trôi theo kiểu Hy Lạp.

    Không còn xuất hiện quá nhiều bài viết về sự bĩ cực của thị trường BĐS trên mặt báo chí, mà thay vào đó là hàng loạt tiêu đề thời sự hơn về tình thế cùng cực của TTCK trong những ngày gần đây. Một lần nữa, giới phân tích phải nhìn lại hiện tượng thanh khoản giảm sút dần trên cả hai sàn, đặc biệt là sàn HNX.

    Điểm số có lẽ không còn quá quan trọng, vì trước hay sau thì chỉ số HNX cũng sẽ lập đáy mới. Nhưng kinh khủng nhất là chuyện mua được mà bán không được, như nhiều nhà đầu tư đã công khai thừa nhận. Nếu thị giá của cổ phiếu VKP tại sàn HOSE chi còn 600-700 đồng thì cũng có 40-50 cổ phiếu khác đang trong tình trạng dần cạn kiệt thanh khoản. Với những cổ phiếu này, dù mức giá đã trở thành không tưởng, nhà đầu tư cũng run tay không dám quăng tiền vào.

    "Chưa bao giờ TTCK lại tồi tệ như hiện nay!" - người ta lại phải thốt lên cái điều đã từng thốt lên không biết bao nhiêu lần từ đầu năm đến nay. Tình hình hiện thời vừa giống với giai đoạn cuối năm 2008 về nỗi ám ảnh lao dốc và mất giá, nhưng lại khác khá nhiều khi đầu năm 2009 khối lượng và giá trị giao dịch vẫn không sa sút như hiện nay. Tình hình như thế phản ánh hệ quả gì? Chẳng lẽ TTCK lại bị bỏ rơi hoàn toàn, mà hiện tượng kiệt quệ thanh khoản là một minh chứng sống động nhất?

    Hoàn toàn chưa có gì để lạc quan về thị trường trong ngắn hạn, khi vào tuần trước vẫn tái diễn cảnh những mã cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn như BVH, MSN, VIC được làm giá và thậm chí còn tăng điểm trong bối cảnh toàn bộ thị trường sụt điểm. Hiện tượng này chỉ có thể cho thấy đà sụt giảm còn tiếp tục kéo dài, với một bàn tay vô hình nào đó nhất quyết bắt thị trường phải đi xuống.

    Dù sao, gói kích cầu của Chính phủ có thể được ban hành sắp tới vẫn sẽ là một phép thử nữa đối với TTCK. Từ giữa năm nay, TTCK đã trải qua không ít phép thử về chỉ số lạm phát, lãi suất huy động, dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, việc minh bạch hóa kế hoạch năm 2012 của UBCKNN. Nhưng lần này sẽ thế nào?

    Cứ cho là gói kích cầu của Chính phủ sẽ được ban hành vào tháng 12/2011, nhà đầu tư sẽ có điều kiện để xem xét phản ứng của TTCK. Nếu đến cuối năm nay mà thị trường này vẫn không có dấu hiệu hồi sinh, thì một cơ hội lớn như gói kích cầu sẽ còn rất lâu nữa mới trở lại trong phạm trù kỳ vọng phục hồi của chứng khoán.
  2. Hankos1368

    Hankos1368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/11/2011
    Đã được thích:
    8.698
    Đợi kiểm chứng đi bác. Hôm nay sẽ bắt đầu phiên khởi động!!!!
    [r2)]
  3. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
    ối giời ôi kích cầu này

    Thêm gói kích cầu, chứng khoán có hồi sinh?




    [​IMG]
    Điểm số có lẽ không còn quá quan trọng, kinh khủng nhất là chuyện mua được mà bán không được, như nhiều nhà đầu tư đã công khai thừa nhận.
    Cứ cho là gói kích cầu của Chính phủ sẽ được ban hành vào tháng 12/2011. Nếu đến cuối năm nay, TTCK vẫn chưa có dấu hiệu hồi sinh, thì một cơ hội lớn như gói kích cầu sẽ còn rất lâu nữa mới trở lại trong phạm trù kỳ vọng phục hồi của chứng khoán.
    Tin tức tốt nhất và duy nhất mà TTCK tiếp nhận được trong tuần qua là tại buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội, lần đầu tiên Thủ tướng chính phủ đã đề cập đến cụm từ "gói giải pháp ổn định vĩ mô", trong đó có biện pháp phục hồi TTCK và thị trường bất động sản (BĐS). Theo cách hiểu chung của giới điều hành và cả giới đầu tư, có thể không có sự khác biệt nhiều giữa từ "biện pháp" và "giải pháp" (dĩ nhiên "giải pháp" có ý nghĩa và quy mô to lớn hơn là "biện pháp").
    Cũng cần nhắc lại là từ cuối tháng 5 năm nay, Chính phủ đã từng đề cập đến khả năng ổn định tình hình cho TTCK. Nhưng từ đó đến nay, 6 tháng đã trôi qua với đà tuột dốc đến gần 40% của chỉ số HNX. Điều đó cho thấy dường như chính sách luôn đi chậm hơn thực tế, mà cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã quá chậm chạp trong việc đề xuất cho Chính phủ những biện pháp khả thi nhằm hồi sức lập tức cho thị trường.
    Câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm hiện nay có lẽ không ngoài những giải pháp, hoặc biện pháp nào nằm trong gói ổn định kinh tế vĩ mô, mà thực chất là gói kích cầu, có thể được Chính phủ ban hành trong thời gian tới.
    Nếu những giải pháp trong gói kích cầu có liên quan đến TTCK cũng chỉ là nội dung của kế hoạch hành động năm 2012 của UBCKNN, liệu có thể hy vọng vào một lực kích thích nào đó nhằm vực dậy thị trường?
    Thực tế kế hoạch của UBCKNN, kết quả tiếp theo từ chỉ đạo của Bộ Tài chính, đã không nhận được phản hồi tích cực của thị trường từ hai tuần qua. Không những không hồi phục, thị trường vẫn tiếp tục sắc đỏ, với HNX liên tục lập đáy mới trong lịch sử tồn tại của chỉ số này.
    Tất nhiên, chúng ta có thể dự đoán được phần nào những giải pháp mà gói kích cầu nêu ra. Chẳng hạn như việc giảm thuế 50% cho thu nhập cá nhân của nhà đầu tư chứng khoán đến hết năm 2012 - một chủ trương mà đã được Quốc hội thông qua từ đầu tháng 8/2011 và nhà đầu tư cũng đã quá biết. Cũng có thể sẽ xuất hiện chỉ đạo cho ngân hàng thương mại "nới lỏng tín dụng" đối với việc cho vay chứng khoán, mà bằng chứng là từ tháng 9/2011, Ngân hàng BIDV đã trở thành tổ chức đầu tiên xác nhận có thể cho vay đầu tư chứng khoán với mức lãi suất 19%/năm.
    Nhưng điều ngán ngại là từ tháng 9 đến nay, sau động thái của BIDV, đã chưa có một hành động tiếp ứng nào diễn ra từ các ngân hàng khác. Cũng từ tháng 9 đến nay, dòng tiền trong chứng khoán đã được xác nhận rút ra nhiều hơn là nạp vào. Hiện tượng vài ba công ty chứng khoán như SME bị mất thanh khoản đã phản ánh những dấu hiệu ban đầu cho một cơn khủng hoảng mới của khối môi giới cổ phiếu.
    Trong khi đó, vào tháng 11/2011 lại có xác nhận về ít nhất vài ngân hàng như An Bình, Ocean đã mở cửa lại đối với cho vay mua nhà, tuy vẫn với lãi suất khá cao. Sau một văn bản của Ngân hàng nhà nước vào giữa tháng 11 về loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất, nhà đầu tư đã thấy rõ là quy định này chẳng hề tạo ra tác động hỗ trợ nào cho TTCK.
    Mối quan hệ giữa hai TTCK và thị trường BĐS tiếp tục bị mất cân đối khi mới đây Thủ tướng đã ký một quyết định giảm 50% tiền thuê đất cho một số doanh nghiệp. Phải chăng BĐS đang được "ưu ái" hơn chứng khoán?
    Khách quan mà xét, hình như mọi việc đang diễn ra thuận lợi hơn cho thị trường BĐS. Khi "biến cố" xảy ra tại hai dự án Petro Landmark và An Tiến, nhiều nhà đầu tư chứng khoán đã mang tâm tưởng chờ đợi một chiến dịch lao dốc mạnh của giá BĐS, hầu mong các chủ đầu tư nhà đất cũng phải thấm "cảnh ngộ" của doanh nghiệp chứng khoán.
    Tuy vậy lại đã không hề có sóng giảm tiếp theo nào của địa ốc. Điều trớ trêu là trong khi mặt bằng giá căn hộ và đất nền vẫn gần như tiếp tục bò ngang với thanh khoản gần như bằng không, thì chỉ số chứng khoán lại vẫn tiếp tục trôi theo kiểu Hy Lạp.
    Không còn xuất hiện quá nhiều bài viết về sự bĩ cực của thị trường BĐS trên mặt báo chí, mà thay vào đó là hàng loạt tiêu đề thời sự hơn về tình thế cùng cực của TTCK trong những ngày gần đây. Một lần nữa, giới phân tích phải nhìn lại hiện tượng thanh khoản giảm sút dần trên cả hai sàn, đặc biệt là sàn HNX.
    Điểm số có lẽ không còn quá quan trọng, vì trước hay sau thì chỉ số HNX cũng sẽ lập đáy mới. Nhưng kinh khủng nhất là chuyện mua được mà bán không được, như nhiều nhà đầu tư đã công khai thừa nhận. Nếu thị giá của cổ phiếu VKP tại sàn HOSE chi còn 600-700 đồng thì cũng có 40-50 cổ phiếu khác đang trong tình trạng dần cạn kiệt thanh khoản. Với những cổ phiếu này, dù mức giá đã trở thành không tưởng, nhà đầu tư cũng run tay không dám quăng tiền vào.
    "Chưa bao giờ TTCK lại tồi tệ như hiện nay!" - người ta lại phải thốt lên cái điều đã từng thốt lên không biết bao nhiêu lần từ đầu năm đến nay. Tình hình hiện thời vừa giống với giai đoạn cuối năm 2008 về nỗi ám ảnh lao dốc và mất giá, nhưng lại khác khá nhiều khi đầu năm 2009 khối lượng và giá trị giao dịch vẫn không sa sút như hiện nay. Tình hình như thế phản ánh hệ quả gì? Chẳng lẽ TTCK lại bị bỏ rơi hoàn toàn, mà hiện tượng kiệt quệ thanh khoản là một minh chứng sống động nhất?
    Hoàn toàn chưa có gì để lạc quan về thị trường trong ngắn hạn, khi vào tuần trước vẫn tái diễn cảnh những mã cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn như BVH, MSN, VIC được làm giá và thậm chí còn tăng điểm trong bối cảnh toàn bộ thị trường sụt điểm. Hiện tượng này chỉ có thể cho thấy đà sụt giảm còn tiếp tục kéo dài, với một bàn tay vô hình nào đó nhất quyết bắt thị trường phải đi xuống.
    Dù sao, gói kích cầu của Chính phủ có thể được ban hành sắp tới vẫn sẽ là một phép thử nữa đối với TTCK. Từ giữa năm nay, TTCK đã trải qua không ít phép thử về chỉ số lạm phát, lãi suất huy động, dự thảo nghị định về quản lý kinh doanh vàng, việc minh bạch hóa kế hoạch năm 2012 của UBCKNN. Nhưng lần này sẽ thế nào?
    Cứ cho là gói kích cầu của Chính phủ sẽ được ban hành vào tháng 12/2011, nhà đầu tư sẽ có điều kiện để xem xét phản ứng của TTCK. Nếu đến cuối năm nay mà thị trường này vẫn không có dấu hiệu hồi sinh, thì một cơ hội lớn như gói kích cầu sẽ còn rất lâu nữa mới trở lại trong phạm trù kỳ vọng phục hồi của chứng khoán.
    Theo Việt Thắng
    VEF





    [ Quay về ]
  4. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
    này thì bán tháo này
    Tài chính - ngân hàng
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] Kiểu đọc sách Thứ 2, 28/11/2011, 09:03

    Cần nới lỏng chính sách tiền tệ




    [​IMG]
    Nếu trong thời gian tới, chính sách tiền tệ tiếp tục quá thắt chặt thì sản lượng hàng hóa sẽ giảm, có thể khiến lạm phát tăng trở lại
    Những tháng gần đây, kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu khởi sắc. Lạm phát của tháng 10-2011 xuống còn 0,36%, đến tháng 11-2011 tiếp tục hạ còn 0,35%; lãi suất đang có xu hướng giảm dần; cán cân thanh toán thặng dư 3,5-4 tỉ USD; dự trữ ngoại tệ cũng tăng lên khoảng 14 tỉ USD... Tuy nhiên, chính sách tiền tệ cũng đang bộc lộ một số vấn đề.
    Hạn mức tín dụng chưa hợp lý
    Theo các chuyên gia kinh tế, tình hình kinh tế thế giới hiện đang xấu đi, tác động nhất định đến nền kinh tế nước ta. Đồng thời, tỉ giá hối đoái đang đứng trước sức ép rất lớn, nguyên nhân xuất phát từ tín dụng bằng ngoại tệ tăng trưởng “nóng”. Đến một lúc nào đó, doanh nghiệp (DN) phải mua USD để trả nợ làm cho nhu cầu ngoại tệ tăng mạnh.
    Mặt khác, khi thực hiện trần lãi suất đầu vào, hàng chục ngàn tỉ đồng đã bị rút ra khỏi hệ thống ngân hàng (NH). Điều này cho thấy lãi suất tiết kiệm cao nhất 14%/năm chưa hấp dẫn, người dân có dấu hiệu bỏ vốn vào các kênh đầu tư khác. Hệ thống NH bị cào bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng 20%, thậm chí có NH thương mại “khoán” tăng trưởng tín dụng cho các chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa cũng với con số này, khiến số tiền cung ứng cho nền kinh tế chỗ thừa, chỗ thiếu.

    Ngoài ra, những biến động của thị trường vàng cũng tác động không nhỏ đến thị trường tiền tệ. Số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy năm 2011, hàng tỉ USD rời khỏi Việt Nam, trong đó phần lớn là để nhập lậu vàng. Hơn nữa, việc nhập khẩu vàng chính thức được thực hiện bằng quota, giá vàng thế giới biến động khó lường nên DN nào cũng muốn nhanh tay nhập khẩu dẫn đến cơ chế “xin – cho”, khiến quota nhập khẩu vàng trở thành một loại “thuế”, ảnh hưởng không tốt đến thị trường vàng trong nước. Việc các NH thương mại không được cho vay vàng cũng cản trở việc tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư...
    Vì thế, giới phân tích quốc tế cảnh báo rằng nếu trong thời gian tới, chính sách tiền tệ Việt Nam quá thắt chặt thì sản xuất sẽ đình đốn, sản lượng hàng hóa sẽ giảm, có thể làm lạm phát tăng trở lại.
    Cần lộ trình hủy bỏ trần lãi suất
    TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết: Năm 2011, Chính phủ ước tính tín dụng chỉ tăng trưởng ở mức 14%, thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu 20%, tổng phương tiện thanh toán ước tăng 12% (chỉ tiêu cả năm là 16%), đồng thời lạm phát đang có xu hướng giảm dần nên năm 2012 có thể Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 11 về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó chú trọng bảo vệ hệ thống NH và hỗ trợ DN. Theo đó, tổng phương tiện thanh toán là 12%-13%, hạn mức tăng trưởng tín dụng 16%-17%.
    Để thực hiện các mục tiêu trên, một số chuyên gia tài chính cho rằng chính sách tiền tệ cần phải nới lỏng từng bước. NH Nhà nước nên tăng dự trữ bắt buộc các NH quy mô lớn rồi dùng số tiền đó cho các NH nhỏ vay với thời hạn một năm để điều tiết vốn về chỗ trũng, củng cố thị trường liên NH (vay vốn NH bạn). Sau đó, NH Nhà nước có lộ trình hủy bỏ trần lãi suất vì vấn đề cân đối nguồn vốn ra vào (thanh khoản) của các NH chỉ giải quyết được khi lãi suất huy động vốn từ dân cư theo đúng thị trường.
    Đặc biệt, NH Nhà nước nên cam kết cung ứng đủ vốn lưu động (vốn vay ngắn hạn dưới 12 tháng) cho DN; không cào bằng “room” tăng trưởng tín dụng để các NH thương mại có thể cho vay trung và dài hạn. Còn việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng, NH Nhà nước có thể sử dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu để khống chế. Bên cạnh đó, NH Nhà nước cần gỡ bỏ các quy định hành chính liên quan đến tỉ lệ cho vay so với số vốn huy động bởi các biện pháp này rất dễ bị NH thương mại “lách”.

    Phục hồi thị trường tài sản
    Theo TS Lê Xuân Nghĩa, năm 2012, Chính phủ sẽ hỗ trợ DN theo hướng giảm và gia hạn thuế thu nhập, tạo điều kiện hơn nữa để DN tiếp cận vốn NH. Riêng thị trường tài sản, đặc biệt là thị trường bất động sản, Chính phủ sẽ có biện pháp phục hồi, nếu không, mọi nỗ lực bảo vệ NH, tái cấu trúc DN Nhà nước sẽ bất thành. Vì nếu để thị trường bất động sản đóng băng kéo dài, NH sẽ không giải quyết được tình trạng nợ xấu, tiến trình cổ phần hóa DN Nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn.
    Về lâu dài, cũng theo TS Lê Xuân Nghĩa, Chính phủ sẽ tái cấu trúc NH nhưng trước mắt phải bảo vệ các NH để củng cố lòng tin của người dân. Vì thế, việc hỗ trợ DN đồng nghĩa với hỗ trợ thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán và bất động sản. Biểu hiện đầu tiên là NH Nhà nước đã loại bỏ 4 đối tượng bất động sản ra khỏi nhóm tín dụng phi sản xuất và hướng tới sẽ loại bỏ nhiều hơn nữa.



    Theo Thy Thơ

  5. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
    Tin tức, dự án bất động sản nổi bật tuần 4 tháng 11




    [​IMG]
    Chính phủ sẽ có giải pháp hồi phục thị trường BĐS, Geleximco, Vân Canh dẫn đầu về mức độ rớt giá...là những thông tin nổi bật của thị trường BĐS tuần qua.
    Tin tức nổi bật

    -
    Bất động sản Hà Nội giảm giá nhưng vẫn khó thanh khoản: Mặc dù mức giá chào bán gần đây từ các dự án mới trên địa bàn Thành phố được ghi nhận là có sức hấp dẫn hơn rất nhiều so với năm 2010 và đầu năm 2011. Tuy nhiên, vấn đề tài chính, tín dụng là cản trở lớn nhất khiến kế hoạch bán hàng của chủ dự án không mấy thành công, cho dù cả ở phân khúc nhà ở được đánh giá là “ra hàng là hết” ở thời điểm trước đây như đất nền dự án hay căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng. Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, tình hình thị trường sẽ còn khó khăn trong năm sau, và chưa có cơ sở nào cho sự hồi phục ít nhất cho đến nửa đầu năm 2012.

    - Cư dân Keangnam “kêu cứu” Quốc hội, tố cáo chủ đầu tư: Trước hàng loạt các sai phạm trong công tác quản lý tại nhà chung cư Keangnam Hanoi Landmar Tower của Công ty Keangnam Vina và Chesnut Vina, ông Trần Xuân Trạch, tổ trưởng dân phố - phó Trưởng ban đại diện lâm thời tại tòa nhà Keangnam, thay mặt hàng trăm hộ cư dân sinh sống tại đây đã gửi công văn tố cáo chủ đầu tư tới Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cùng cơ quan ban ngành liên quan. Theo người dân tại tòa nhà cao nhất Việt Nam, mặc dù đã kiến nghị, phản ánh bằng nhiều cách, cả trực tiếp và gián tiếp, tuy nhiên phía chủ đầu tư Keangnam vẫn không có thiện chí hợp tác giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai bên vì vậy, việc kiện tụng vẫn tiếp tục kéo dài.

    - Geleximco, Vân Canh dẫn đầu về mức độ rớt giá: Dự án Vân Canh và Geleximco hiện đang dẫn đầu thị trường về mức độ rớt giá. Theo khảo sát, chỉ trong vòng 2 tuần nay giá dự án đã tiếp tục giảm 5-7 triệu đồng/m2. Hiện tại, giá các lô đất thuộc dự án này đang được chào bán mức 42 triệu đồng/lô diện tích nhỏ, đường to. Các lô diện tích lớn trên 150m2 được chào bán 38 triệu đồng/m2. Kế đến dự án Geleximco, hiện khu A liền kề vị trí đẹp được chào bán 68-70 triệu đồng/m2 trong khi thời điểm thị trường sốt nóng, giá khu A nhiều lô chào bán trên 100 triệu đồng/m2. Tại khu C, các căn liền kề được chào bán nhiều với mức giá 40 - 42 triệu đồng/m2, đường nhỏ 38 triệu đồng/m2.

    - Doanh nghiệp bất động sản khó trụ vững: Khi thị trường BĐS còn đang hưng thịnh, nhiều DN đã quên năng lực thật sự của mình để chạy đua theo những dự án lớn. Đến nay, trước khó khăn của thị trường, nhiều DN bắt đầu bộc lộ yếu kém do đầu tư nhiều dự án cùng một lúc. Các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) đang ở trong giai đoạn hết sức khó khăn, đặc biệt sau sự kiện hàng loạt DN công bố hạ giá bán sản phẩm, chấp nhận lỗ để thanh toán lãi vay ngân hàng. Có vẻ như nguy cơ về phá sản của các DN BĐS đang ngày càng lộ ra trong những tháng cuối năm.

    - “Sẽ có giải pháp phục hồi chứng khoán, bất động sản”: Trong phần trả lời chất vấn trước Quốc Hội ngày 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong gói giải pháp ổn định vĩ mô, Chính phủ sẽ có biện pháp phục hồi chứng khoán, bất động sản và không để chênh lệch giá vàng trong, ngoài nước lớn. Trong năm 2012, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, đảm bảo bội chi ngân sách xuống dưới 4,8% GDP, giữ tỷ lệ nợ công ở mức an toàn, cải thiện cán cân thanh toán, giảm nhập siêu và tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối.

    Dự án nổi bật

    - Khởi công Thái Sơn Apartment: Tổng công ty Thái Sơn và Sư đoàn không quân 370 đã tổ chức lễ khởi công dự án Thái Sơn Apartment, tại số 20 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, Tp.HCM. Thái Sơn Apartment có tổng diện tích sàn xây dựng hơn 100.000m2 nằm trên tổng thể diện tích đất 20.000m2. Dự án bao gồm hai khu nhà cao 15 tầng và một khu thương mại, văn hóa và thể thao với 650 căn hộ phục vụ nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên quốc phòng. Được biết, dự án có tổng mức đầu tư dự kiến trên 1.000 tỷ đồng và hoàn thành sau 24 tháng thi công.

    - Khởi công Saigon Center giai đoạn 2: Công ty Keppel Land , Tổng Công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam và Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn vừa tiến hành lễ động thổ xây dựng dự án Saigon Center giai đoạn 2 tại số 65 Lê Lợi, quận 1 Tp.HCM. Saigon Center giai đoạn 2 cao 45 tầng, trong đó có 7 tầng với khoảng 50.000m2 dành cho khu thương mại và ẩm thực, 40.000m2 dành cho khu văn phòng hạng A và hơn 200 căn hộ cho thuê cao cấp. Tổng vốn đầu tư xây dựng là 160 triệu USD, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015,

    - Ra mắt khu nghỉ dưỡng Nine Ivory Eco Resort & Country Club: Công ty Cổ phần đầu tư Archi (Archi Invest) vừa ra mắt khu nghỉ dưỡng Nine Ivory Eco Resort & Country Club. Tọa lạc tại xã Yên Bài, Ba Vì, Hà Nội, Nine Ivory gồm 2 khu chức năng chính: Khu Club House và khu dinh thự (Ivory Mansion), biệt thự (Ivory Villa). khu Club House được xây dựng trân sườn đồi cao nhất, có 2 cụm công viên, sân tennis, hồ bơi ngoài trời, nhà hàng ẩm thực,…

    Dự án mở bán

    -
    Mở bán biệt thự Full House 1,5 tỷ đồng/căn: Công ty CP Bất động sản Green Oasis vừa đưa ra dự án mới trên thị trường, và chào bán biệt thự dự án Full Huose tại Lương Sơn, Hòa Bình với giá công bố 1,5 tỷ đồng/căn. Theo thông tin công bố của Green Oasis, Khu đô thị sinh thái Full House được quy hoạch trên diện tích 9,6ha trong đó giai đoạn 1 là 5,5ha tại địa phận xã Tân Vinh (Lương Sơn, Hòa Bình) cách trung tâm Hà Nội 40 km với khoảng 45 phút di chuyển. Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng theo mô hình Resort 4 sao.

    - Mở bán Thăng Long Number One: Tổng Công ty Viglacera sẽ chính thức chào bán căn hộ Thăng Long Number One tại khách sạn Hilton Hà Nội. Thăng Long Number One tọa lạc tại số 1 Đại lộ Thăng Long, đối diện với Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Theo thiết, dự án gồm có 2 tòa tháp cao 40 tầng, từ tầng 1 đến tầng 3 của tòa tháp là khu dịch vụ thương mại và tiện ích chung. Từ tầng 3 đến tầng 39 là khu căn hộ cao cấp với 1.000 căn có diện tích từ 87 - 175m2, tầng 40 là khu căn hộ penthouse.

    - Mở bán khu đô thị thương mại Phúc Long: Tập đoàn Đất Xanh vừa tổ chức mở bán Khu đô thị thương mại Phúc Long thuộc dự án Khu đô thị Suối Son với giá từ 300 triệu đồng/nền. Khu Phúc Long nằm ở vị trí trung tâm khu đô thị Suối Son, bao gồm các nhà phố liền kế được thiết kế chạy dọc tuyến đường huyết mạch của khu đô thị Suối Son. Các tiện ích nội khu bao gồm trường học, công viên cây xanh 2.500m2.

    - Mở bán 90 căn hộ Dream Town: Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc đã chính thức mở bán 90 căn hộ thuộc dự án chung cư Dream Town với giá từ 18 triệu đồng/m2.
    Dream Town có mật độ xây dựng 29,7% trên tổng diện tích khu đất rộng gần 4 ha. Theo thiết kế, dự án gồm ba tòa chung cư: Chung cư CT1 cao 25 tầng, chung cư CT1 và CT2 cao 23 tầng, hai tòa nhà văn phòng 9 tầng, khu nhà trẻ, biệt thự, liền kề, khu vui chơi giải trí, sân quần vợt, công viên cây xanh, hồ câu,… Được biết, dự án này do Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng Đại Mỗ (COMA 6) làm chủ đầu tư.

    Thanh Ngà
    Theo TTVN

  6. bango

    bango Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2011
    Đã được thích:
    1.579
    Hai sàn tăng mạnh sau thông tin "chứng khoán sẽ được giải cứu"

    Hai sàn tăng mạnh sau thông tin "chứng khoán sẽ được giải cứu"




    [​IMG]
    Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng trần, bluechips hồi phục kéo VN-Index tăng hơn 5 điểm
    NĐT tiếp nhận thông tin Chính phủ sẽ có gói cứu trợ chứng khoán khá tích cực. Sáng nay hai sàn đồng loạt tăng điểm ngay từ đầu phiên. VN-Index mở cửa tăng 2,69 điểm lên 386,04 điểm. KLGD đợt 1 đạt hơn 900 nghìn cp.
    Sang đợt 2, VN-Index tăng hơn 5 điểm lên 388 điểm, toàn thị trường lúc này có 134 mã tăng giá, trong khi chỉ có 25 mã giảm giá.
    Một số mã tăng trần là PVF, SBS, PXL, NTL, HQC, HCM…trong đó HQC có dư mua tràn hơn 250 nghìn cp.
    Các bluechips cũng tăng giá mạnh, BVH, VIC tăng 1.500 đồng, HAG, SSI tăng 600 đồng, tuy nhiên STB giảm nhẹ 200 đồng. Hai tuần vừa qua STB đã thỏa thuận hơn 30 triệu cp.

    [​IMG][​IMG]
    Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 1,18 điểm lên 62,33 điểm (+1,93%). Toàn thị trường hiện có 70 mã tăng trần trên tổng số hơn 120 mã tăng giá.
    Hàng loạt cổ phiếu chứng khoán tăng trần: VND dư mua trần hơn 450 nghìn cp, KLS chỉ còn dư bán giá trần 10.400 đồng; HPC, ORS, VCG, VGS…đều không còn dư bán, cổ phiếu KTS sau hơn 1 tháng không có giao dịch, sáng nay đã khớp lệnh 100 cổ phiếu.
    Sàn Hà Nội đang rất hứng khởi, BVS hiện cũng đã tiến sát giá trần.
  7. handbookvn

    handbookvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Tầm này còn phân tích,với cả bất động sản.Ai mua chồng tiền ngay bao nhiêu cũng bán để đặt lệnh.
  8. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
    đón đầu chính sách của nhà nước một con sóng ko thể thiếu các cp bất động sản ngoài các bluchip sàn hos

    ưu tiên các cp bất động sản penny dòng họ vinaconex
  9. ChunjunxoF2

    ChunjunxoF2 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Bác nói rất đúng, CẨN TRỌNG KHÔNG BAO GIỜ THỪA, khi nào 50% cổ cánh trên 2 sàn về giá 500 đồng thì ta lại túc tắc nhặt vào bác nhể, giờ còn đắt lắm, vô số mã giá 4000-5.000 làm ăn chụp giật lừa đảo toàn vớ vẩn....

Chia sẻ trang này