112,000 tỷ đồng đã được bơm ra thị trường, sẽ chẩy vào đâu, thế mà các bác cứ lo thiếu xiền !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi langbavibo, 07/08/2007.

5076 người đang online, trong đó có 556 thành viên. 23:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 953 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    112,000 tỷ đồng đã được bơm ra thị trường, sẽ chẩy vào đâu, thế mà các bác cứ lo thiếu xiền !!!

    Sáu tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước ?obơm? ra lưu thông 112.000 tỷ đồng sau khi mua vào 7 tỷ USD.

    Một nguồn tin cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ?ohút? về 100.000 tỷ đồng. Có ý kiến cho rằng đằng sau con số 112.000 tỷ kia là sự lạm dụng công cụ nợ do nền kinh tế yếu kém trong việc hấp thụ nguồn vốn.

    Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong 6 tháng đầu 2007, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được ?obơm? ra lưu thông.

    Còn một số chuyên gia nhận định số ngoại tệ này được hình thành chủ yếu từ đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán và kiều hối.

    Vậy tại sao Ngân hàng Nhà nước phải mua số ngoại tệ đó? PGS.TS Nguyễn Văn Lịch, Viện trưởng Viện Thương mại nói: ?oCứ cho rằng hàng giữ ở mức như cũ và tiền thì nhiều hơn, đương nhiên, tiền sẽ bị giảm giá. Vì lý do e ngại, Chính phủ đã mua toàn bộ số ngoại tệ này và một lượng nội tệ tương đương được đưa ra lưu thông?.

    Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Phùng Khắc Kế, cho biết: ?oNhà đầu tư nước ngoài đưa tiền vào không phải mục đích mua hàng hoá mà họ mua chứng khoán đầu tư vào doanh nghiệp. Do nguyên tắc, họ không được dùng tiền ngoại tệ mà phải chuyển đổi ra VND. Tuy nhiên, số tiền đó không đi ra ngoài lưu thông một cách trực tiếp?.

    Cũng theo ông Phùng Khắc Kế, sau khi đã chuyển đổi thành VND, trong khi nhà đầu tư chưa sử dụng để mua cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở thông qua các giấy tờ có giá như trái phiếu công trình, trái phiếu chính phủ... để hút tiền về. Trong trường hợp cần thiết, nếu những giấy tờ có giá của Chính phủ không đủ khả năng hút hết số tiền về thì Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành tín phiếu, hối phiếu để thu tiền về.

    Tuy nhiên, nếu sử dụng công cụ tín phiếu, hối phiếu ngân hàng thì số tiền sau khi hút về hoàn toàn không thể mang đi đầu tư chỗ khác được, mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chịu lỗ để chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua những giấy tờ có giá của ngân hàng.

    Điều này được hiểu: khi dư tiền trong lưu thông, Chính phủ phải thu tiền về thông qua công cụ nợ của Chính phủ hoặc công cụ nợ của Ngân hàng Nhà nước, nhằm tránh áp lực tăng giá và lạm phát.

    Nhưng về bản chất, liệu có sự khác nhau nào giữa 2 loại công cụ nợ này?

    Tiền phải được sinh lời!

    Một chuyên gia phân tích: nếu hút tiền về bằng các công cụ nợ của Chính phủ, số tiền đó sẽ được trả về Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, để Chính phủ chi dùng trả nợ nước ngoài, đầu tư hạ tầng, giáo dục, y tế và các chính sách an sinh xã hội.

    Nhưng nếu hút tiền về bằng công cụ của Ngân hàng Nhà nước thì số tiền đó chỉ có chức năng điều hoà dòng tiền trong lưu thông, chống lại lạm phát hay thiểu phát mà thôi. Chúng không được mang đi đầu tư và hầu như... nằm chơi trong những chiếc két lạnh lẽo, trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn phải chi trả lãi suất cho nhà đầu tư đã mua chúng.
  2. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Thị trường sẽ sớm cương cứng trở lại !

    [​IMG]

    ĐTCK-online)TTCK vẫn tiếp tục đà đi xuống, thậm chí nhiều quan điểm cho rằng, đầu tư vào TTCK hiện không còn hấp dẫn, bởi chưa có yếu tố nào thúc đẩy TTCK phục hồi và tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, trao đổi với ĐTCK, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Viết Ngoạn nhận định, TTCK Việt Nam sẽ phục hồi trong thời gian tới.

    Dựa vào đâu mà ông đưa ra nhận định khá lạc quan về TTCK?
    Nền kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô theo đúng như Nghị quyết của Quốc hội, ngoại trừ yếu tố lạm phát. Đây là cơ sở để nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có cái nhìn tích cực vào sự phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai. Đây cũng chính là nền tảng để nhà ĐTNN tiếp tục đổ vốn vào TTCK Việt Nam. Điều này sẽ kéo theo sự tham gia tích cực hơn của nhà đầu tư trong nước.



    Nhưng trên thực tế thì TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục đi xuống và VN-Index đã phá vỡ ngưỡng 900 điểm - ngưỡng điểm thấp nhất trong vòng nhiều tháng trở lại đây?

    TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh cũng là lẽ bình thường, bởi trước đó, trong một thời gian khá dài, TTCK phát triển khá nhanh, thậm chí nhiều người cho rằng, TTCK đã phát triển nóng. Cũng như TTCK của tất cả các nền kinh tế mới nổi khác, sau một thời gian tăng trưởng mạnh thì sẽ đến giai đoạn điều chỉnh lại phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Đây là quy luật.



    Ông có thể phân tích kỹ hơn về quy luật này?

    Khi thị trường phát triển quá nóng dẫn đến mất cân bằng lớn trong quan hệ cung cầu. Khi cầu tăng đến một mức độ nào đó thì sự điều chỉnh diễn ra. Trong khi đó, cung tăng liên tục do các công ty niêm yết phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và nhiều công ty khác đã và đang chuẩn bị niêm yết cũng khiến lượng cung tăng lên đáng kể. Ngoài ra, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vừa qua được thúc đẩy mạnh, khiến nguồn cung chứng khoán tăng lên trong khi cầu đầu tư không tăng kịp thì diễn ra sự điều chỉnh. Sự điều chỉnh của TTCK trong giai đoạn hiện nay, theo tôi là rất cần thiết. Nếu TTCK vẫn tiếp tục tăng trưởng như 4 tháng đầu năm thì sự điều chỉnh sau này sẽ diễn ra nhanh hơn, dễ dẫn tới sự sụp đổ của TTCK.



    Với những diễn biến trên TTCK thời gian vừa qua, ông có nhận định gì cho thời gian tới?

    Trong phạm vi điều chỉnh ở mức độ hợp lý như hiện nay, tôi tin rằng, TTCK sẽ sớm phục hồi trở lại.



    Nhưng thưa ông, sự tham gia của nhà ĐTNN gần đây có biểu hiện chậm lại?

    Điều này không đáng lo ngại, vì đây cũng là xu hướng chung của đầu tư gián tiếp vào TTCK một số nước châu Á trong thời gian gần đây. Bởi nhà ĐTNN thường đầu tư rất khoa học, khi thấy thị trường tăng - giảm quá mức bình thường thì người ta thường dành một khoảng thời gian định để cân nhắc, đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư. Đối với TTCK Việt Nam, nếu tính trong ngắn hạn hoặc từng thời điểm một thì sự đầu tư của nhà ĐTNN có dấu hiệu giảm đi, nhưng nếu xét trong dài hạn thì lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đổ vào TTCK vẫn tăng rất mạnh.



    Theo ước đoán của ông, lượng vốn FII vào Việt Nam khoảng bao nhiêu?

    Có rất nhiều dự đoán, thông tin đánh giá, nhận định và đưa ra các con số rất khác nhau về lượng vốn FII vào Việt Nam. Nhưng dựa trên số lượng cổ phiếu mà nhà ĐTNN đang nắm giữ, tôi cho rằng, hiện họ chiếm khoảng 20 - 30% tổng vốn đầu tư toàn thị trường.



    Và nguồn vốn này sẽ tiếp tục tăng cùng với quy mô của TTCK và tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước?

    Điều này phụ thuộc vào chính sách phát triển nền kinh tế của chúng ta ra sao; yếu tố tăng trưởng GDP phụ thuộc vào những lĩnh vực nào; các chính sách cân đối vĩ mô mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo cho nền kinh tế có sức cạnh tranh tốt? Lạm phát cũng là yếu tố vô cùng quan trọng để nhà ĐTNN tăng hay giảm nguồn vốn FII. Cụ thể, FII chỉ tăng nếu nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định. Bởi FII là đầu tư vào sự kỳ vọng. Nhà đầu tư kỳ vọng vào sự tăng trưởng kinh tế kéo theo gia tăng giá trị đầu tư, nhưng họ cũng luôn kỳ vọng rủi ro trong đầu tư phải ở mức tối thiểu. Với những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm và những chính sách phát triển kinh tế mà Chính phủ đã, đang và sẽ thực hiện, tôi tin rằng, FII vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.



    Như ông vừa nói, một yếu tố quan trọng mà nền kinh tế Việt Nam đang gặp bất lợi trong việc thu hút nguồn vốn FII chính là chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm đã tăng tới 6,19% so với tháng 12/2006?

    Mặc dù từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp để thực hiện bình ổn giá, nhưng kết quả đạt được không như mong muốn. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc kiềm chế lạm phát là yếu tố hết sức quan trọng. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 18/2007/CT-TTg về một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường, trong đó có việc yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của VNĐ, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông một cách hợp lý? Bộ Tài chính tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của TTCK và điều hòa cung cầu chứng khoán, tạo điều kiện để TTCK phát triển ổn định, bền vững; chọn những công ty có uy tín phát hành cổ phiếu thu hút tiền ngoài lưu thông cho hoạt động sản xuất - kinh doanh?

    Tôi tin rằng, nếu thực hiện triệt để những giải pháp cấp bách này thì tốc độ lạm phát năm nay ở mức chấp nhận được.



    Mạnh Bôn thực hiện.


    Được langbavibo sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 07/08/2007
  3. eazy123

    eazy123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Những tháng trước, lượng tiền Ngân hàng Nhà nước rút về khoảng 11.000-14.000 tỉ đồng/tuần, nhưng gần đây đã tăng lên 15.000-16.500 tỉ đồng/tuần sau khi có những dự báo không mấy lạc quan về khả năng kiềm chế lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế. .....

    Các bác NHNN hiện lo nhất là thu bớt tiền về để đảm bảo <8% lạm phát mà kinh tế vẫn tăng đủ 8%.


    Được eazy123 sửa chữa / chuyển vào 11:36 ngày 07/08/2007
  4. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    805
    ặ, em chỏằ? phĂt biỏằfu theo kiỏằfu trà thuỏằ'c tĂn gỏôu thôi mà , sao cĂi thỏng MỏĂnh Bôn này nó lỏĂi tặặĂng lên bĂo thỏ ... tin nỏằTi bỏằT cặĂ mà ...
  5. eazy123

    eazy123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Đã được thích:
    0
    "Trong năm tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 7 tỉ đô la Mỹ, nâng dự trữ ngoại hối của Việt Nam vượt qua con số 20 tỉ đô la Mỹ. Để mua 7 tỉ đô la Mỹ, Ngân hàng Nhà nước đã ?otung? ra thị trường 112.000 tỉ đồng, bằng 38% tổng dư nợ hiện hành của tất cả các ngân hàng ở TPHCM.
    nguồn: http://www.saigontimes.com.vn/tbktsg/detail.asp?muc=205&sobao=867&sott=6 "
    tiền vẫn nằm ở ngân hàng; chỉ thị 03 đã có hiệu lực.
  6. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299
    Chỉnh phủ sẽ bù lỗ cho nhà đầu tư nhỏ (hic, hự, cảm động wá)

    (ĐTCK-online)Cả mấy tháng nay theo dõi trên sàn giao dịch chứng khoán, tôi nhận thấy nhiều nhà đầu tư nhỏ thua lỗ vì các lý do sau:

    Nhà đầu tư nhỏ thua lỗ

    Thứ nhất, lý do tâm lý. Chỉ số chứng khoán bắt đầu giảm kể từ trung tuần tháng 3/2007 và càng về sau càng ảnh hưởng tới các loại cổ phiếu trên sàn. Có những cổ phiếu giảm giá hơn 50%. Ảnh hưởng này đã làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ trên sàn thua lỗ. Thua vì tâm lý, thua vì TTCK liên tục giảm hơn 4 tháng rưỡi mà chưa có biện pháp nào của Nhà nước để cứu vãn thị trường. Thêm vào đó, Chỉ thị 03//2007/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã góp sức làm cho nhà đầu tư không còn vốn để đầu tư + với giá cổ phiếu đi xuống = thua lỗ.

    Thứ hai, lý do vay vốn đầu tư. Khi tiền bị hạn chế thì nhà đầu tư nhỏ không chịu đựng được lâu, mà đã không chịu đựng được lâu thì đương nhiên sẽ phải bán ra và phải chấp nhận lỗ. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài với quỹ của họ lên tới cả tỷ USD thì họ thừa sức khuynh đảo thị trường để các nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam không chịu đựng được phải bán ra với giá rẻ và họ sẽ mua vào. Đến khi giá cổ phiếu bắt đầu lên họ lại dùng chiến thuật bán ra để kiếm lời. Một điều dễ nhận thấy là khi nào giá cổ phiếu thật thấp thì họ mua vào nhiều, trong khi phía nhà đầu tư nhỏ của Việt Nam lại bán ra nhiều. Đó là sự nghịch lý và nếu tình trạng này không được cải thiện thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ là nhà đầu tư chính trên sàn giao dịch, chứ không phải là nhà đầu tư Việt Nam.



    Biện pháp giúp nhà đầu tư nhỏ

    Theo các nhà lãnh đạo của Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam muốn đạt được mức tăng trưởng GDP 8,5% cho cả năm 2007 thì 6 tháng cuối năm phải đạt được mức tăng GDP tối thiểu là 9%. Muốn kinh tế phát triển thì trước hết phải phát triển TTCK. Thị trường có mạnh thì các công ty mới mạnh về vốn để kinh doanh. Muốn vậy, phải có các biện pháp nới lỏng tín dụng cho nhà đầu tư, nhà đầu tư mới có tiền để đầu tư chứng khoán lâu dài. Và các công ty cổ phần cần phải phát triển mạnh, lãi mạnh và có những biểu hiện lành mạnh giúp cho nhà đầu tư tin tưởng hơn.

    Lãnh đạo các công ty cổ phần phải làm sao cho cổ đông tin tưởng về đạo đức của người lãnh đạo. Trung Quốc có câu: "Tiên chi ưu, nhi ưu. Hậu chi lạc, nhi lạc". Nghĩa là, lo trước cái lo của mọi người và vui sau cái vui của mọi người, chứ không phải chỉ nghĩ đến thân mình, lo bán cổ phiếu với mục đích "tiêu dùng cá nhân". Nhà đầu tư cá nhân đã có đủ kinh nghiệm trong quá khứ, cho nên lãnh đạo các công ty phải chứng tỏ là những người đáng tin tưởng để cho cổ đông bên ngoài muốn giữ cổ phiếu và luôn luôn phải đủ tin tức để họ biết là công ty đang làm gì và làm tới đâu.

    Hệ thống PR của các công ty cổ phần đều quá tệ hại, đưa tới một trong các hậu quả hiện nay là làm mất lòng tin của nhà đầu tư. Lãnh đạo trong công ty cần nhớ rằng, lãi chưa đủ để thuyết phục nhà đầu tư mà còn phải chứng tỏ mình là người lãnh đạo có đáng tin hay không.

    Vấn đề đầu cơ của nhà đầu tư nước ngoài là chuyện bình thường nhưng chúng ta cần xem xét là ở nước ngoài không cấm mà có những biện pháp làm giảm mức đầu cơ như:

    - Các quỹ đầu tư mở và đóng chỉ bắt buộc báo cáo cho cổ đông 6 tháng một lần. Và như vậy, cổ phiếu của họ sẽ chỉ thanh lý vào mỗi 6 tháng, chứ không được bán mua mỗi ngày.

    - Luật Wash - sale ở Mỹ quy định: Nếu như bán trước 1 tháng sau ngày mua thì nhà đầu tư này sẽ không được trừ lỗ bất cứ đồng nào, nhưng lãi thì phải đóng đủ thuế thu nhập.

    Thiết nghĩ, Ủy ban Chứng khoán nên đề nghị giảm thuế cho những nhà đầu tư lâu dài trên 1 năm, để giúp TTCK ổn định hơn.

    Đặng Quang Gia(Giảng viên TTCK Trường đại học Ngân hàng)
  7. NgoanVCB

    NgoanVCB Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    805
    Năm nay công tác xuất khẩu cực kỳ nóng bỏng ... 6 tháng cuối năm vắt chân lên quá đỉnh đầu mà chạy may ra mới kịp .... Nếu không có sự hỗ trợ mạnh về tỷ giá thì còn mệt nữa ... Dự báo lượng tiền VND đổ ra lưu thông sẽ còn nhiều để tiêu hoá hết cái mớ USD mà ngoại xâm đem vào tiếp, bởi nếu không đồng VND mà lên giá thì thôi xong phim , khỏi xuất hàng cho ai nữa.
  8. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác nên viết là đưa ra, hoặc bơm vào... Bác viết thế là em sợ 112.000 tỷ chuẩn bị rút khỏi thị trường ...
  9. langbavibo

    langbavibo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2003
    Đã được thích:
    1.299


    Vậy thì dùng đồng từ "Phóng..." cho nó oách lại gợi cảm nữa bác ạ !
  10. laoanmay6868

    laoanmay6868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/07/2007
    Đã được thích:
    1

    Một lượng tiền rất lớn của NN đang đợi sẵn các đợt IPO lớn cuối năm. Nhà nước hoãn IPO thì lượng tiền này ắt hẳn 1 phần lớn sẽ chảy vào thị trường chứng khoán.
    Wait and see

Chia sẻ trang này