20/10:VGT cổ phiếu doanh nghiệp có phái nữ lớn nhất nước

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinazoo, 19/10/2024.

3921 người đang online, trong đó có 319 thành viên. 00:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9208 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Nhân dịp 20/10: Chúc các chị em phái đẹp một ngày nhiều Niềm vui và Hạnh phúc.
    Vinazoo em thấy Vinatex có lẽ là doanh nghiệp nữ giới đông nhất Việt Nam. Chủ lực xuất khẩu nước nhà vẫn là may mặc, thuỷ sản, nông nghiệp. Lúa thì năm nay đã xuống dốc khi tar ltg agm…mất phanh, tình trạng nhập khẩu gạo tăng lên. Đáy và cửa sáng đang dồn cho 2 ngành chủ lực là may mặc & thuỷ sản.
    - Hiện 9T VGT doanh thu hơn 13 ngàn tỷ lãi gần 500 tỷ -> năm nay chắc chắn vượt xa kế hoạch năm đặt ra.
    - VIC trước đây đã nhảy vô vì đã thấy ngọc trong cát <có thể đất vàng, đắc địa, vinfashion?…> nhưng đã phải thoái -> cho thấy miếng ngon đất NN không dễ xơi. Nhìn lại HoàngHuy của bác Hạ xây toà căn hộ dính phốt mới đây lại thấy b.Vượng quả là tài giỏi.
    - Có nhiều chữ “không”: không nợ nhiều, không trái phiếu, không nợ thuế, BHXH…trong khi đơn hàng đã có cho cả sang năm 2025.
    - Từ khi lên sàn đến giờ vẫn trinh nguyên 500tr cổ và vẫn phát cổ tức tiền đều như vắt chanh.
    - Đi nền ngang cũng khá lâu rồi, ace chờ 1 cú rũ đạp tầm 12.x - 13.x là điểm vào tuyệt vời cho target 2x.
    ./.
    midori13 thích bài này.
  2. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    - Nhiệm kỳ 2025-2030 kế hoạch cho VGT rất lớn. SCIC thoái vốn cũng trọng tâm khả năng rơi vào đoạn này kèm cái game chuyển sàn thì không biết sợi chỉ tơ trời này như thế nữa.
    vinazoo đã loan bài này
  3. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Hôm nay có điểm mua dưới 13.5 là có thể mua vài k cổ kiếm cf nhé.
  4. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Chuẩn bị tốt nhất báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2020-2025: Đề ra mục tiêu cao – giải pháp đột phá cho nhiệm kỳ 2025-2030

    29/10/2024 10:06
    Facebook
    Thực hiện chỉ thị số 35/TW, hướng dẫn số 27 của Ban Tổ chức Trung ương và kế hoạch 139 của Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương, các đảng bộ chi bộ trực thuộc sẽ bắt đầu tổ chức đại hội Đảng nhiệm kỳ 2025-2030 từ quý 1 năm 2025 hoàn thành trước 31/3/2025. Theo hướng dẫn, tại các đại hội chi bộ sẽ tiến hành thảo luận dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 và dự thảo báo cáo chính trị của đảng bộ doanh nghiệp là cơ sở Đảng trực thuộc Đảng uỷ Tập đoàn Dệt May Việt Nam hoặc các Quận uỷ/ Huyện uỷ, Đảng uỷ khối tại địa phương. Như vậy thời gian chỉ còn trên 3 tháng cho công tác chuẩn bị dự thảo báo cáo chính trị tại các Đảng bộ, Chi bộ cơ sở đòi hỏi cần tập trung trí tuệ cao, chỉ đạo sát sao, sự tham gia tích cực trách nhiệm của cấp uỷ ở cơ sở trong tổng kết 5 năm 2020-2025, bài học kinh nghiệm của nhiệm kỳ qua, đánh giá tình hình, xác định các mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Dưới đây là một số vấn đề mang tính chất gợi mở những điểm tổng quát, thể hiện tính chất đặc trưng của nhiệm kỳ vừa qua trong các doanh nghiệp dệt may và một số nhận định trung hạn về xu thế phát triển của ngành dệt may thế giới, vị trí của Dệt May Việt nam để các đơn vị tham khảo trong quá trình xây dựng báo cáo chính trị.

    Nhìn lại nhiệm kỳ 2020-2025

    Nhiệm kỳ 2020-2025, có thể nói là nhiệm kỳ nhiều khó khăn, thách thức nhất với các doanh nghiệp dệt may kể từ khi thành lập Tập đoàn, nhưng cũng là nhiệm kỳ cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm phong phú trong vận động người lao động, tổ chức sản xuất linh hoạt, nhất là đổi mới sáng tạo trong sản xuất ra các mặt hàng mới một cách kịp thời. Đây là các tiền đề quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thế giới có những định hình mới hậu Covid-19 cần được tổng kết và phát huy mạnh mẽ ở tầm mức cao hơn trong nhiệm kỳ mới.



    Mở đầu nhiệm kỳ năm 2020 là bắt đầu dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên tổng cầu dệt may thế giới đột ngột về 0, không có bất cứ một giao dịch thông thường nào, toàn bộ các đơn hàng sản xuất bị đình lại, nguyên vật liệu cho sản xuất cũng không có. Tổ chức sản xuất giãn cách chỉ huy động 50% lao động nhưng cũng không có việc làm. Toàn hệ thống đứng trước bối cảnh có thể không còn nguồn lực để chăm lo ở mức tối thiểu cho 150 ngàn lao động sau 3 tháng. Áp lực đó đã thúc đẩy sáng tạo trong sản xuất các mặt hàng phục vụ y tế, bảo vệ sức khoẻ, không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuất khẩu cho các bạn hàng truyền thống đã là giải pháp chủ đạo của cả năm.

    Năm 2021, với việc bắt đầu mở cửa trở lại của các thị trường, hiện tượng quá mua đưa nhu cầu và giá cả lên cao đột biến. Hiệu quả doanh nghiệp cũng tăng mạnh, nhất là ngành sợi hiệu quả tăng 300-400% so với bình quân các năm trước đây. Tuy nhiên chúng ta lại đối mặt với gần 3 tháng đóng cửa ở phía nam, 1 tháng ở miền trung, và tiếp tục sản xuất giãn cách ở miền bắc. Tổ chức sản xuất 3 tại chỗ với muôn vàn khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động cũng là bài học kinh nghiệm quý cho công tác vận động quần chúng và tổ chức đời sống ngay trong khu vực sản xuất.

    Năm 2022, 6 tháng đầu năm là một không khí rất tươi sáng, thị trường nhộn nhịp, quý 1 chúng ta tăng trưởng 60% so với 2021, tất nhiên trên nền thấp của thời kỳ giãn cách sản xuất, cũng đến hết quý 2 về cơ bản chúng ta hoàn thành toàn bộ kế hoạch lợi nhuận 2022. Tuy nhiên, thị trường đổi chiều nhanh chóng, chỉ trong 2 quý 3,4 đơn hàng đã rơi vào khủng hoảng do tồn kho ở các thị trường chính quá cao, kinh tế các nước không phục hồi như dự kiến, hiện tượng quá mua năm 2021 đã dạy cho người tiêu dùng một bài học cần điều chỉnh hành vi, cuộc chiến Nga- Ucraina kéo dài, gần như các đơn hàng dự kiến đều bị huỷ, hoãn hoặc giảm số lượng. Sản xuất kinh doanh rơi theo chiều thẳng đứng, nhất là ngành sợi, vải bắt đầu vào thời kỳ khó khăn không ai nghĩ tới trong suốt 30 tháng chưa có điểm dừng.



    Năm 2023, có thể nói là đỉnh cao của khó khăn trong nhiệm kỳ, mở đầu bằng việc từ ngày 1.3.2023 Trung Quốc nhà sản xuất dệt may lớn nhất thế giới quay lại thị trường, mang đến một nguồn cung lớn nhất trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới vẫn tiếp tục suy giảm về dưới 700 tỷ USD. Cùng với đó là các nỗ lực, kể cả thông qua chính sách tỷ giá rẻ để thu hút đơn hàng của Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, tính theo giá quy đổi bình quân sang USD hàng hoá dệt may từ Việt Nam đắt hơn từ 10-20% so với các đối thủ cạnh tranh. Lần đầu tiên sau 30 năm mở cửa, xuất khẩu dệt may Việt Nam suy giảm tới 10%. Cả hệ thống có một năm thiếu việc làm, phải kinh doanh dưới giá thành cho nhiều mã hàng, đơn hàng để đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Bình quân trong các doanh nghiệp May phải làm tới 2 đơn hàng khác nhau trong 1 ngày, liên tục thay đổi mặt hàng, số lượng rất nhỏ và rất khó. Ngành sợi kinh doanh không hiệu quả sâu, kéo dài, doanh nghiệp cạn kiệt nguồn lực.

    Năm 2024, 6 tháng đầu năm tiếp tục dư âm khó khăn của 2023 tuy có giảm bớt do các đối thủ cạnh tranh không còn dư địa giảm sâu nội tệ, trong khi VNĐ giảm giá nhiều hơn các năm trước, nhưng nhu cầu cũng vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên bất ngờ xảy ra khủng hoảng chính trị ở Bangladesh và Myanma, cùng với việc giám sát chặt chẽ nguồn gốc các sản phẩm dệt may làm từ nguồn bông Tân Cương đã làm cho từ tháng 5 đơn hàng có xu hướng dịch chuyển về Việt Nam. Các doanh nghiệp ngay lập tức đủ đơn hàng từ tháng 6-10, trong đó tháng 8 xuất khẩu dệt may Việt Nam đã lập 1 kỷ lục mới về kim ngạch trong 1 tháng đạt tới 4,66 tỷ USD. Tuy vậy đến tháng 10 lại đã xuất hiện các tín hiệu có thể kém tích cực từ tháng 12 do nỗ lực phục hồi của Bangladesh.

    Trong bối cảnh khó khăn đó, qua từng năm, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ Tập đoàn và Cấp uỷ các doanh nghiệp, với sự quyết tâm và sáng tạo ở từng doanh nghiệp, Tập đoàn vẫn đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đại hội đồng cổ đông giao tuy có suy giảm đáng kể so với mức đỉnh năm 2021, việc chăm lo cho người lao động ngày càng tốt hơn, duy nhất chỉ tiêu thu nhập cho người lao động luôn tăng, đạt mức gần 10.5 triệu đồng/người/tháng trong 9 tháng đầu năm 2024. Các doanh nghiệp chủ lực như Phong Phú, Hoà Thọ, Huế, May 10 có tăng trưởng hiệu quả khá tốt, các công ty như Việt Tiến, Nhà bè, VSC, Việt Thắng, Hưng Yên, Phú Bài, Phú Hưng, Đông Xuân, VID có sự hồi phục đáng kể, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch của Tập đoàn. Bên cạnh đó, vẫn còn các doanh nghiệp ngành sản xuất sợi, dệt tuy đã cải thiện nhiều so với năm 2023 nhưng còn rất khó khăn như Hanosimex, Dệt Nam Định, 8.3, Đông Phương.

    Từ thực tế 4 năm 2021-2024, Tập đoàn đã tổng kết các bài học chủ yếu gồm:

    Một là, dưới sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức cơ sở Đảng, sự nhất trí cao trong tập thể lãnh đạo, doanh nghiệp đã ra quyết định nhanh, chấp nhận rủi ro có cân nhắc. Tốc độ triển khai rất nhanh, nhờ đó mới tận dụng được cơ hội ngắn hạn của các mặt hàng không truyền thống cũng như yêu cầu mới của thị trường

    Hai là, làm tốt công tác tuyên truyền nội bộ với người lao động mà đảng viên có trách nhiệm nêu gương nên nhận được sự ủng hộ cao trong việc san sẻ việc làm, tuyệt đối tuân thủ quy định trong các tình huống đặc biệt nên toàn hệ thống không có một xưởng sản xuất nào phải đóng cửa, cách ly. Đồng thời, tuyên truyền vận động với khách hàng thông qua các hiệp hội ngành nghề quốc tế cũng đã đạt kết quả tích cực trong đảm bảo thanh toán, trách nhiệm với đơn hàng và vật tư đã chuẩn bị cho các đơn hàng đã ký kết, giảm áp lực khá lớn cho dòng tiền của doanh nghiệp

    Ba là, cấp uỷ Đảng lãnh đạo và trực tiếp chủ trì việc liên tục chủ động dự báo và đưa ra các kịch bản giải pháp, hạn chế bị động. Sáng tạo và quyết tâm cao trong tổ chức sản xuất, triển khai kỹ thuật khi phải tổ chức làm các mặt hàng mới, không phù hợp công nghệ đã giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, có doanh thu và hiệu quả với các đơn hàng độc đáo. Thực hiện chia sẻ đơn hàng, kỹ thuật giữa các đơn vị thành viên, tận dụng chuỗi cung ứng nội bộ với tỷ lệ cao trong thời gian chuỗi cung cấp gián đoạn.

    Bốn là, thực hiện chuyển đổi số, sản xuất xanh, đáp ứng yêu cầu thông tin theo thời gian thực, liên tục cải thiện năng suất lao động tổng hợp là con đường duy nhất để duy trì được năng lực cạnh tranh trong điều kiện Việt Nam không còn lợi thế nhân công.

    Cùng với đó là cụm 6 giải pháp xuyên suốt:

    Một là, tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Đảm bảo quy tụ những nhân lực ưu tú nhất trong doanh nghiệp, có sức sáng tạo và chịu trách nhiệm cao. Đảm bảo khả năng lãnh đạo doanh nghiệp trong điều kiện bất định của kinh tế thế giới. Phát huy dân chủ trong Đảng và trong doanh nghiệp, lắng nghe và lựa chọn được các giải pháp phù hợp nhất trong từng thời điểm của SXKD.Hai là, kiên định mục tiêu tham gia vào chuỗi cung ứng với vị thế vững chắc, là đối tác ưu tiên của các nhà sản xuất – phân phối lớn trên thế giới. Đây là giải pháp dài hạn xây dựng niềm tin trên cơ sở thực lực của doanh nghiệp, năng lực đóng góp đem lại hiệu quả tối ưu cho toàn chuỗi, là con đường duy nhất cho phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời trong ngắn hạn, khi thị trường co hẹp. Các thành viên ưu tiên của chuỗi cũng là những địa chỉ có sự suy giảm ít nhất, hoặc sau cùng.Ba là, kiên định xây dựng trong nội tại Tập đoàn mục tiêu chiến lược Một điểm đến cung ứng giải pháp trọn gói về dệt may và thời trang xanh. Đây là bước thay đổi về chất để tập đoàn không chỉ là thành viên của một chuỗi cung ứng mà chính mình còn là một chuỗi cung ứng trong sản xuất hoàn chỉnh, có thể tự tin kết nối với các nhà thiết kế và phân phối toàn cầu. Vấn đề là trong 2 năm thị trường co hẹp, tới đây phải sáng suốt lựa chọn được những sản phẩm chiến lược, có thể phát triển với nguồn lực hạn hẹp về tài chính, có thể chậm lại mục tiêu về quy mô chuỗi một điểm đến nhưng dứt khoát cần kiên định quan điểm chiến lược này.Bốn là, kiên định thực hiện các cam kết và sáng kiến về môi trường, xã hội, quản trị công ty (ESG), vừa thực hiện theo kế hoạch của doanh nghiệp đặt ra vừa ưu tiên chú trọng các yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu. Xây dựng năng lực cạnh tranh bằng hình ảnh doanh nghiệp trách nhiệm với toàn bộ người tiêu dùng và thế giới chung. Tập trung cho các chỉ tiêu xanh, sản xuất sạch, nguyên liệu và sản phẩm tuần hoàn, kéo dài tuổi thọ sản phẩm và hệ thống quản trị số minh bạch tiếp cận đa chiều. Năm là, kiên trì thực hiện liên tục dự báo và đưa ra giải pháp thích ứng với thị trường bất định, trong đó chú trọng các giải pháp bảo tồn nguồn lực doanh nghiệp vượt qua năm kinh doanh có nhiều khó khăn, nhất là nguồn lực con người chất lượng cao và tài chính. Sáu là, kiên trì công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác Đảng và quản trị doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu mới của thị trường và công nghệ. Lấy nhân lực làm đột phá khẩu để tạo tăng trưởng chủ yếu từ nhân tố năng suất lao động tổng hợp trong quá trình phát triển tới đây. Đồng thời tái cấu trúc hệ thống công việc, làm tăng độ hấp dẫn, linh hoạt, đi đôi với cải thiện thu nhập để đáp ứng tốt yêu cầu của nguồn lao động chất lượng cao.

    Một số dự báo cho giai đoạn 2025-2030

    Có thể nói, việc dự báo thị trường chưa bao giờ khó và có độ chính xác không cao như hiện nay. Tính chất bất định, xoay chiều nhanh trở thành xu thế chung của kinh tế thế giới. Các xung đột lợi ích đan xen, sự kiềm chế lẫn nhau trong kinh tế của các nước lớn. Việc áp dụng các quy định phi tài chính mới của các quốc gia phát triển gây sức ép lên hệ thống sản xuất thông thường tại các quốc gia đang phát triển nhất là trong lĩnh vực môi trường, nguồn gốc xuất xứ, trách nhiệm xã hội.



    Tuy nhiên cũng có thể mạnh dạn dự báo các nét lớn, các thách thức chủ yếu cần giải quyết của thị trường và doanh nghiệp dệt may trong 5 năm tới là:

    Tổng cầu dệt may thế giới phục hồi chậm và không bền vững, phụ thuộc vào tiến trình phục hồi kinh tế ở các quốc gia là thị trường của Dệt May Việt Nam. Dự báo mức tăng tổng cầu thế giới bình quân giai đoạn 2025-2030 chỉ từ 2-2,5%, không loại trừ có những điểm đột biến suy giảm.
    Xu thế tiêu dùng thông minh hơn, tiết kiệm hơn ở tất cả các quốc gia chi phối số lượng đơn hàng. Yêu cầu về kéo dài tuổi thọ sản phẩm, chất lượng cao hơn, ít phát thải hơn, có tỷ lệ tuần hoàn ngày càng tăng nhưng giá bán gần như ít tăng. Thách thức trong đổi mới thiết bị công nghệ xanh, tự động hoá cao trong điều kiện nguồn lực tài chính doanh nghiệp hạn hẹp.
    Trong nước, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới, GDP/ người tăng nhanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tập trung trong các ngành công nghệ cao là áp lực rất lớn đến khả năng đảm bảo lao động trong các doanh nghiệp thâm dụng lao động như dệt may. Dự báo hàng năm có thể giảm từ 5-7% lực lượng lao động. Tuyển mới lao động hết sức khó khăn, thu nhập tăng nhanh hơn năng suất và đơn giá. Áp lực doanh nghiệp phải giải quyết giảm nhanh bài toán lao động / một đơn vị sản phẩm.
    Các đối thủ cạnh tranh tích cực sử dụng các chính sách vĩ mô để thu hút đơn hàng dệt may, đặc biệt là nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới Bangladesh.
    Yêu cầu dịch vụ trọn gói là thách thức nếu các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn hoạt động đơn lẻ, thiếu kết nối chuỗi. Năng lực thực hiện các khâu giá trị cao như thiết kế, sản xuất nguyên liệu, sourcing, logistics sẽ là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
    Lao động kỹ thuật, quản lý trình độ cao ít lựa chọn tham gia làm ngành dệt may trong lúc nhu cầu của doanh nghiệp là chuyển đổi về chất rất cần đội ngũ này, đòi hỏi phải có giải pháp đột phá trong thu hút nguồn nhân lực, bên cạnh giải pháp đào tạo nội bộ thường xuyên liên tục.
    Đầu tháng 11.2024, Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn sẽ ban hành tài liệu dự báo thị trường năm 2025, nhận diện trung hạn 2025-2030 để cấp uỷ cơ sở tham khảo trong xây dựng báo cáo chính trị.

    Ban Thường vụ Đảng uỷ Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo cấp uỷ cơ sở thực hiện tốt các chìa khoá quản trị trong giai đoạn tới là Kiên cường – Dũng cảm – Sáng tạo – Đoàn kết như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hành động tại doanh nghiệp.

    Ngay sau hội nghị này, đề nghị cấp uỷ các cấp tập trung chuẩn bị báo cáo chính trị của đơn vị mình, tổng kết cụ thể bài học thành công, thất bại, các nguyên nhân cả khách quan, chủ quan, xác định vai trò trách nhiệm trong cấp uỷ, qua đó là tiền đề cho chuẩn bị cấp uỷ nhiệm kỳ mới. Đồng thời, dựa trên chiến lược kinh doanh, sản phẩm và khách hàng truyền thống và tiềm năng của mình để xác định các mục tiêu nhiệm kỳ 2025-2030 ở mức cao đi cùng với các giải pháp có tính đột phá, nhưng khả thi, phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp cũng như của Tập đoàn.

    Bài ông Lê Tiến Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinatex
  5. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Vinatex tăng tốc về đích 2024: Không trông chờ may rủi thị trường – Chủ động nhận diện và tháo gỡ điểm thắt

    29/10/2024 14:29
    Facebook
    Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam dự báo sẽ chạm mốc mục tiêu KNXK 44 tỷ USD năm 2024. Đối với Tập đoàn Dệt May Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2024 của Vinatex đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả SXKD 9 tháng năm 2024 cũng có những dấu hiệu tích cực hơn so với năm trước với doanh thu hoàn thành 73,6% kế hoạch, tăng 2% so với cùng kỳ; lợi nhuận bằng 80% kế hoạch, tăng hơn 70% so với cùng kỳ… Tuy nhiên, vẫn còn đó những thách thức cần mỗi DN trong hệ thống phải tìm ra hướng đi phù hợp để chạm đích thành công năm 2024 cũng như chuẩn bị tiềm lực, tâm thế cho kế hoạch SXKD năm 2025.

    Khả năng về đích thành công?

    Trong 9 tháng, các đơn vị ngành May trong Tập đoàn đều có hiệu quả, doanh thu tăng 10%, lợi nhuận tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023. Một số đơn vị với nền tảng quản trị và thị trường tốt cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, lợi nhuận 9 tháng vượt 75%, thậm chí vượt 100% kế hoạch cả năm 2024. Tuy nhiên, ngành Sợi vẫn gặp khó khăn với kết quả SXKD lỗ, mặc dù đã giảm lỗ tới 80% so với cùng kỳ năm 2023.



    Hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Dệt May Việt Nam đều có tín hiệu phục hồi tích cực. Đối với thị trường Mỹ, ngày 18/9, FED lần đầu tiên hạ lãi suất kể từ tháng 3 năm 2020, GDP quý 2 năm 2024 ở mức 3%; lạm phát tháng 8/2024 ở mức 2,5% so với cùng kỳ, là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021; doanh số bán lẻ tháng 8 cũng đã tăng 2,11% so với cùng kỳ. Kinh tế châu Âu cũng dần được kiểm soát gần với mục tiêu, lạm phát tháng 8 ở mức 2,4%, là mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021; doanh số bán lẻ tăng nhẹ. Đối với thị trường Nhật Bản, GDP quý 2 năm 2024 tăng 2,9% so với cùng kỳ, tăng 7% so với quý trước, mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao nhưng chi tiêu hộ gia đình có xu hướng tăng nhẹ…

    Ngành Sợi được nhận định có sự cải thiện nhẹ, giá bông nguyên liệu bị tác động nhiều bởi yếu tố đầu cơ và logistics nên tăng giảm đột ngột, rất khó đoán định. Các phân tích cho thấy, việc giá bông tăng hiện tại chỉ là tạm thời, chưa có trụ đỡ chắc chắn từ lực cầu. Kỳ vọng đến cuối năm 2024, giá bông sẽ đi lên trong ổn định nhưng khả năng cao sẽ không tăng đột biến. Trong khi đó, giá bông giảm thì khiến giá sợi lại giảm sâu, nhưng việc tăng giá sợi chủ yếu phụ thuộc nhu cầu chứ không tăng đồng thời khi giá bông tăng. Dự kiến quý 4, nhu cầu sợi nhìn chung vẫn chưa có khả năng phục hồi mạnh, bên cạnh đó giá cước vận chuyển tăng, cạnh tranh gay gắt với sợi nội địa Trung Quốc… sẽ khiến hiệu quả ngành sợi không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.

    Thị trường xuất khẩu ngành May trong 9 tháng đầu năm có sự phục hồi do sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh, Myanmar sang Việt Nam. Tồn kho tại các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có xu hướng giảm dần so với cùng kỳ năm trước, cộng với sức mua có xu hướng tăng đã tạo nên sự phục hồi nhu cầu đặt hàng từ các đối tác. Dự kiến đơn hàng may mặc trong quý 4/2024 và quý 1/2025 sẽ tiếp tục dồi dào, tuy nhiên đơn giá chưa cải thiện đáng kể. Trong dài hạn, khi chính sách cắt giảm lãi suất tại các thị trường lớn thực sự có tác động tích cực đối với nền kinh tế, tạo ra việc làm ổn định và sức mua, đơn giá sẽ cải thiện

    Như vậy, có thể thấy, nhiều khả năng Vinatex sẽ chạm đích thành công kế hoạch SXKD năm 2024 nhưng vẫn cần thận trọng trước bối cảnh thị trường không có nhiều tín hiệu khả quan để chúng ta có thể hy vọng vào những kết quả đột phá trong tương lai gần. Và như chúng ta đã biết, yếu tố thị trường không bao giờ là bất biến, người làm công tác quản trị hoạt động SXKD phải chủ động những giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực nhằm tận dụng cơ hội cũng như lường trước các rủi ro để phòng tránh.



    Nhận diện “điểm thắt” để tháo gỡ

    “Biết người – biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để chuẩn bị tốt tâm thế sẵn sàng với mọi tình huống thị trường khôn lường, Tập đoàn và các đơn vị thành viên nhận diện rõ những khó khăn, bất lợi của chính mình để chủ động tập trung cải thiện, đảm bảo mỗi DN phát huy tối đa lợi thế, hạn chế tối thiểu những yếu điểm. Có như vậy, dù diễn biến thị trường ra sao, chúng ta vẫn có thể chủ động, tự tin điều hành hoạt động SXKD của doanh nghiệp một cách uyển chuyển mà bền vững. Ngay trong ngắn hạn, những tháng cuối năm 2024 và năm 2025, những vấn đề chúng ta sẽ phải đối mặt và tháo gỡ ngay, đó là:

    * Thiếu hụt lao động: vấn đề nổi bật mà đa số các đơn vị đang phải đối mặt đó là thiếu lao động và sự cạnh tranh lao động gay gắt. Trong giai đoạn Covid-19 cũng như giai đoạn khó khăn năm 2022-2023, mặc dù các DN khác lao đao và mất lao động thì các DN của Tập đoàn vẫn giữ ổn định được lực lượng lao động. Thế nhưng, hiện tượng này đã trở nên đáng quan tâm, tỷ lệ lao động nghỉ việc trong 6 tháng đầu năm 2024 tại một số đơn vị đã ngang bằng với cả năm 2023 và xu hướng này vẫn còn tiếp tục gia tăng. Các giải pháp tăng lương và chính sách đãi ngộ bằng tiền sẽ có thể làm kiệt quệ nguồn lực tài chính của doanh nghiệp và cũng không thể áp dụng mãi. Cần có những nghiên cứu, phân tích chuyên sâu hơn để xác định nguyên nhân chính; khảo sát mức độ hài lòng của người lao động tại doanh nghiệp để có thể có những giải pháp trọng tâm và phù hợp hơn trong việc giữ chân người lao động gắn bó với DN cũng như thu hút được nguồn lao động mới từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp cần triển khai các phương án tận dụng tối đa nguồn lực hiện có; tối ưu hóa mô hình quản trị, chức năng nhiệm vụ các phòng ban, hoàn thiện hệ thống khung năng lực, mô tả công việc để định biên lao động một cách chính xác nhất; sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP để nâng cao hiệu quả kết nối giữa các khâu trong sản xuất, các bộ phận trong và ngoài doanh nghiệp với nguồn nhân lực tối thiểu.

    * Tập trung tăng năng suất các nhân tố tổng hợp: khi đề cập đến vấn đề cải thiện hiệu quả sản xuất, hầu như mọi người đều sẽ quan tâm đầu tiên đến việc tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, năng suất lao động cá thể chỉ có thể tăng tới một mức độ giới hạn nào đó, đối với các DN top đầu của Tập đoàn, năng suất lao động hiện ở mức cao so với các DN trong ngành, dư địa để tăng năng suất lao động/đầu người không còn nhiều, vì vậy muốn cải thiện đột phá về năng suất lao động cần có những phương thức quản trị hợp lý và đầu tư máy móc thiết bị tự động hóa cao. Thay vì tăng năng suất lao động đơn thuần, cần nhắm đến tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity-TFP) – là một trong những chỉ tiêu phản ánh chính xác và khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn và lao động. Bằng cách tập trung vào việc đầu tư, cải thiện những nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến phương thức quản lý, đào tạo nâng cao trình độ của người lao động…, từ đó giúp nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố hữu hình như tài sản cố định và lao động.



    * Cải thiện năng lực sản xuất: năng lực sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn không đồng đều, máy móc thiết bị có tuổi thọ trên 10 năm chiếm tỷ lệ lớn. Đây cũng là rào cản trong việc tăng năng suất, cải thiện chất lượng, đặc biệt là rất khó khăn trong phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, khi yếu tố chất lượng sản phẩm trở thành lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khó, sản phẩm khác biệt ngày càng tăng, thì việc cải thiện năng lực để đáp ứng là con đường các DN bắt buộc phải tính đến. Các đơn vị cần phân tích kỹ thực trạng gắn với nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư cải thiện năng lực sản xuất, phân tích hiệu quả để đưa ra các quyết định lựa chọn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ.

    * Tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm thay vì tăng quy mô sản xuất: cũng do vấn đề thiếu lao động, các đơn vị khó mở rộng sản xuất mà cần chuẩn bị các phương án để dịch chuyển lên các khu vực sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Bên cạnh đó, xu hướng đặt hàng hiện nay cho thấy, việc gia công các sản phẩm cơ bản với số lượng lớn không mang lại hiệu quả cao do giá gia công rất thấp, các sản phẩm thời trang với đơn hàng nhỏ chiếm ưu thế. Vì vậy, cần chủ động phát triển về đầu chuỗi cung ứng – khâu thiết kế (khâu phân phối cũng mang lại hiệu quả cao nhưng rất khó phát triển trong giai đoạn này do cần đầu tư mạng lưới phân phối rộng và nhân lực có năng lực thị trường tốt). Mô hình trung tâm phát triển sản phẩm đang được nhiều đơn vị chú trọng và chắc chắn phát huy hiệu quả trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, Trung tâm PD&B của Tập đoàn cũng sẽ đồng hành cùng các đơn vị trong việc thực hiện chiến lược này.

    * Kết nối năng lực sản xuất chuỗi: hiện nay, tỷ lệ kết nối sợi sang dệt, dệt sang may giữa các đơn vị trong Tập đoàn chiếm tỷ lệ thấp. Bên cạnh đó, thiếu hụt năng lực sản xuất dệt nhuộm, không tương đồng với sợi và may, khả năng liên kết chuỗi yếu. Câu chuyện MỘT ĐIỂM ĐẾN được đề cập khá thường xuyên trong chiến lược phát triển của Tập đoàn nhưng các giải pháp thì chưa rõ nét trong các hoạt động của DN. Ngay cả tại các đơn vị có đủ chuỗi sợi – dệt nhuộm – may thì tỷ lệ sản phẩm chuỗi cũng thấp. Trong khi, giai đoạn khó khăn vừa rồi cho thấy, các đơn vị sản xuất theo chuỗi có sự ổn định về hiệu quả rõ rệt. Các đơn vị có đủ chuỗi sản xuất cần đặt mục tiêu cụ thể về tỷ lệ sản phẩm chuỗi và quyết liệt theo đuổi. Tập đoàn cũng có kế hoạch nâng cao năng lực dệt nhuộm để tiệm cận hơn với năng lực sợi và may. Bước đầu tạo kênh liên kết một nhóm đơn vị sợi – dệt nhuộm – may phù hợp về mặt sản phẩm và công nghệ để hình thành chuỗi cho một vài sản phẩm đặc thù (sản phẩm vải chống cháy, sản phẩm khăn…).

    * Kiên định mục tiêu xanh hóa chuỗi sản xuất: chiến lược phát triển của Tập đoàn luôn luôn xác định mục tiêu xây dựng chuỗi sản xuất dệt may bền vững, quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội, tiến tới mô hình kinh doanh tuần hoàn. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc từ các thị trường xuất khẩu chính của Dệt May Việt Nam, với mức độ ngày càng cao và khắt khe hơn. Ngoài việc bị ràng buộc bởi các quy định của Chính phủ và các nhà mua hàng, bản thân doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ sự cần thiết và trách nhiệm của mình trong lĩnh vực này, xem như là điều kiện sống còn để giành được lợi thế cạnh tranh trong tương lai gần. Tuy nhiên, với tình hình SXKD còn nhiều khó khăn và nguồn lực hạn chế tại các đơn vị, chúng ta cần thiết lập lộ trình hợp lý, ưu tiên đáp ứng trước các quy định, yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ.

    Chỉ còn 3 tháng nữa là chúng ta bước sang năm 2025 – năm cuối của nhiệm kỳ 2020-2025 – một nhiệm kỳ có quá nhiều biến động, nhiều tình huống “lần đầu tiên xảy ra” trong suốt lịch sử phát triển của ngành dệt may. Dự báo những tháng cuối năm 2024 cho thấy những tín hiệu tích cực nhất định, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn cần hết sức thận trọng, quản trị chặt chẽ hoạt động SXKD bám sát kế hoạch đã đề ra, nhận diện và phòng ngừa tốt rủi ro, không để xảy ra bất kỳ tình huống bất ngờ nào, cam kết hoàn thành kế hoạch năm. Đây là sự chuẩn bị cần thiết để doanh nghiệp trong hệ thống Vinatex đủ “sức khỏe” đón bắt kế hoạch SXKD năm 2025 mà không bị lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường.

    Bài: Ông Cao Hữu Hiếu – Tổng Giám đốc Vinatex
  6. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Vinatex (VGT) bất ngờ báo lãi sau thuế quý 3 tăng 186% so với cùng kỳ, lên cao nhất trong vòng 2 năm
    THỨ 4 , 30/10/2024, 17:32

    Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, VGT ghi nhận doanh thu thuần đạt 12.542 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 407 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ.
    vinazoo đã loan bài này
  7. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    https://markettimes.vn/det-may-toa-...chu-so-trien-vong-tuong-lai-ra-sao-68279.html

    Dệt may “toả sáng” quý 3: Loạt DN báo lợi nhuận tăng trưởng 3 chữ số, triển vọng tương lai ra sao?
    Trọng Hiếu
    07:06 04/11/2024
    "Anh cả" của ngành dệt may Việt Nam - Vinatex (VGT) báo lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 186% so với cùng kỳ năm trước.
    Dệt may “toả sáng” quý 3: Loạt DN báo lợi nhuận tăng trưởng 3 chữ số, triển vọng tương lai ra sao?
    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 27,4 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

    Bộ Công Thương đánh giá việc kinh ngạch xuất khẩu tăng trong 9 tháng năm 2024 cho thấy hoạt động xuất khẩu ngành dệt may đang cải thiện tích cực, khi tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Trong đó. Những thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng. Thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may. Tuy nhiên xuất khẩu sang EU vẫn chậm.

    Cũng theo Bộ Công Thương, tín hiệu đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước khá tích cực. Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó, thị trường Mỹ tăng từ 17,6% lên 18,3%; châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở thị trường này khoảng 4,4%, …

    Với những tín hiệu tích cực từ bối cảnh chung của ngành, các doanh nghiệp trong nhóm dệt may đã ghi nhận kết quả tăng trưởng mạnh. Thậm chí, có nhiều cái tên báo lãi tăng bằng lần, lập những kỷ lục mới trong kết quả kinh doanh.

    dm4.png
    "Anh cả" của ngành dệt may Việt Nam - Vinatex (VGT) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 4.588 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Khấu trừ các khoản chi phí, công ty báo lãi sau thuế 230 tỷ đồng, tăng 186% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp này từ quý 3/2022 tới nay.

    Theo giải trình từ phía công ty, lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do sự phục hồi tốt của thị trường. Ngành may có sự cải thiện cả về giá và số lượng đơn hàng do tận dụng được sự dịch chuyển từ các thị trường Trung Quốc, Bangladesh và Myanmar. Ngành sợi thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, song các đơn vị sợi luôn bám sát thị trường, nhiều thời điểm chốt được giá bông, sợi tốt.

    Hay có thể kể đến trường hợp của May Sông Hồng (MSH), quý 3/2024 công ty này ghi nhận doanh thu 1.748 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, May Sông Hồng lãi ròng hơn 130 tỷ đồng, hơn 2,5 lần cùng kỳ. Đây là mức lãi hàng quý cao nhất mà MSH đạt được kể từ quý 4/2019.

    Ban lãnh đạo May Sông Hồng cho biết, kết quả kinh doanh quý 3/2024 tăng trưởng tích cực là nhờ công ty ký được nhiều đơn hàng trong quý và một số đơn hàng trong quý 2/2024 được xuất hàng vào đầu tháng 7/2024.

    Ngoài những cái tên kể trên Việt Tiến, TNG, Dệt May Thành Công, Sợi Thế Kỷ... báo lợi nhuận tăng bằng lần.

    image_2024_11_01t16_22_36_226z.png
    Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện tình hình kinh tế vĩ mô đang khá thuận lợi, lượng tồn kho của các hãng thời trang giảm xuống đang cho thấy tín hiệu tích cực về đơn hàng dệt may trong những tháng cuối năm. Lạm phát ở Mỹ thấp, đã có tín hiệu một đợt giảm lãi suất vào tháng 9 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), có thể cuối năm sẽ có một đợt giảm lãi suất nữa. Lãi suất của Anh vừa giảm lần thứ 2 vào ngày 1/8 kể từ tháng 3/2020 với mức giảm 0,25%, hy vọng sức cầu của thị trường sẽ tăng lên.

    Cùng với đó, mức giảm tồn kho của các hãng thời trang lớn trên thế giới cũng khá tích cực trong quý 2 vừa qua, đơn cử Nike giảm tới 11%, Levi’s giảm 7%, kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của các hãng được cải thiện ở mức khá bền vững. Vì vậy, Bộ Công Thươmg cho rằng các doanh nghiệp dệt may đang đặt nhiều hy vọng giá đơn hàng sẽ được cải thiện, các doanh nghiệp dệt may sẽ có hiệu quả tích cực hơn so với năm trước.

    Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực của thị trường, Bộ Công Thương đánh giá mục tiêu nêu trên có thể đạt được. Tuy nhiên ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do nhuầu thị trường chưa cải thiện ổn định, cước vận tải biển, chi phí sản xuất… được dự báo tiếp tục tăng tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất, kinh doanh.

    Bộ Công Thương cũng dự báo xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm và đầu năm 2025, nhờ yếu tố chu kỳ, đơn hàng dồi dào. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang hồi phục tốt, riêng EU vẫn còn yếu.

    Còn theo chứng khoán VNDirect, CTCK này cho rằng ngành dệt may Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh với thế giới. VNDirect nhận định tính linh hoạt, nhanh nhạy và đa dạng sản phẩm là lợi thế lớn nhất của dệt may Việt Nam.

    Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Ngành Thời trang Hoa Kỳ (USFIA), ngành dệt may Việt Nam cạnh tranh nhất về tính linh hoạt và nhanh nhạy trong việc cung ứng dệt may, bao gồm việc đáp ứng thời hạn giao hàng, khối lượng và sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Việt Nam có hệ thống cảng biển lớn, lợi thế về địa lý và chính trị ổn định so với Bangladesh.

    Việt Nam có chi phí vận chuyển đến Hoa Kỳ thấp hơn so với Ấn Độ, Indonesia và Sri Lanka, nhưng cao hơn Mexico. Tuy nhiên, Việt Nam vượt trội hơn Mexico nhờ nhân công rẻ hơn và kỹ năng sản xuất cao.

    screenshot-2024-08-31-013116-17250426895321125197093.png
    Ngoài ra, Việt Nam cũng đang dẫn đầu về khả năng sản xuất linh hoạt và đa dạng sản phẩm, nhờ vào việc đầu tư máy móc tiên tiến và lao động có tay nghề cao, theo USITC. So với Bangladesh, Việt Nam có khả năng cung cấp các sản phẩm giá trị cao và đa dạng như áo gile, áo khoác mùa đông và đồ bơi, trong khi Bangladesh chủ yếu sản xuất hàng loạt áo thun cơ bản.

    screenshot-2024-08-31-013541-17250429551742143908743.png
    Lợi thế thứ hai là việc chuyển đổi số mạnh mẽ. Theo FPT Digital, mức độ sẵn sàng cho chuyển đổi số của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thấp, mặc dù chúng ta tham gia mạnh mẽ vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Theo ông Nguyễn Thế Phương, chuyên gia tư vấn tại FPT Digital, có tới 90% doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang nằm ngoài xu hướng chuyển đổi số. Khó khăn lớn nhất được đưa ra là vốn đầu tư, việc triển khai và duy trì các giải pháp công nghệ số do chi phí cao và hiệu quả về năng suất chưa thể hiện rõ trong ngắn hạn.

    Lợi thế thứ 3 là việc VNDirect kỳ vọng có thể thu hút thêm khách hàng từ sự dịch chuyển nguồn cung ra khỏi Trung Quốc. Các công ty thời trang Mỹ đang lên kế hoạch đẩy nhanh việc “giảm thiểu sự phụthuộc vào Trung Quốc”, theo USFIA. Theo khảo sát mới nhất của USFIA, 80% số người tham gia khảo sát có kế hoạch cắt giảm nguồn cung hàng may mặc từ Trung Quốc trong hai năm tới.

    Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ là những điểm đến phổ biến nhất mà các nhà khảo sát sẽ lựa chọn để thay thế. Những quốc gia này nhìn chung có năng lực sản xuất quy mô lớn và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất dệt may. VNDirect kỳ vọng ngành dệt may Việt Nam sẽ hưởng lợi không chỉ từ xu hướng này mà còn từ những lợi thế của chúng ta như đã đề cập ở trên.
    --- Gộp bài viết, 04/11/2024, Bài cũ: 04/11/2024 ---
    Cuối năm câu chuyện thoái vốn, tỷ giá, giải ngân ĐTC…thường là cp xuất khẩu, đầu tư công. Liệu năm nay có lặp lại?
  8. johnvu1012

    johnvu1012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/10/2022
    Đã được thích:
    249
    Q3 lãi tốt mà cp vẫn ì ạch
    vinazoo thích bài này.
  9. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Lái còn đang diễn nốt trò chèn pháo kê huỷ lệnh, chắc cũng sắp rồi.
    johnvu1012 thích bài này.
  10. vinazoo

    vinazoo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2014
    Đã được thích:
    4.898
    Kê rồi rút lệnh, anh Tây cũng điên phải chạy rồi. Cho lái 1 nhát kim may mới được kaka

Chia sẻ trang này