3 Phiên cuối năm Tăng trên 30 Point vượt 1205 Điểm giao cắt Vàng ____ Đón Rồng xanh 2024 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 03/02/2024.

2643 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35927 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    [​IMG]
    QCK, CKTHIVAISoigia271 thích bài này.
  2. TryToDo

    TryToDo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/09/2023
    Đã được thích:
    546
    Chứng Vịt Ngan có khi chúng nó lại đạp về 113x ấy chứ.
    Nhìn mấy cổ khác thì giá tăng vượt kỳ vọng cả rồi, còn VRE, VHM giá rẻ thì dính dáng tai tiếng VIC nợ làm VF vẫn cứ đâm đầu ko chịu lên.
    whitelotos, Soigia271BigDady1516 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Rồng Đang Hiện : NLG@};-
    Top CP: FPT,GVR,PDR,CII,AAA,HSG@};-
    B:VCB,HDB,ACB,LPB,MBB dẫn sóng B tiếp quỹ nội đảo TCB gom 14 triệu cổ ACB, chuẩn bị ĐHCĐ ct xiền 3x sớm@};-
    CK: SSI dễ a Hưng kéo vượt 36 trước nghỉ tết@};-
    Cảng Biển, Logitic: GMD,HAH,VOS,PVT _ gói hỗ trợ giá phí 10% từ 15/2/2024,Giá cước tăng@};-
    Bán lẻ: MSN,MWG, FRT...@};-
    Cụ nào nghỉ tết đã full tiền Đào Quất Mai tuần rồi, dự phiên t2 mở cửa TT nhúng 5 -8 điểm cuối phiên tăng mạnh vượt 1183 là đẹp:drm1@};-
    Last edited: 03/02/2024
    QCK, lminhsonSoigia271 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Điểm giao cắt Vàng (Golden Cross), liệu có đem lại ‘vàng’ cho nhà đầu tư?
    Chia sẻ

    Điểm giao cắt Vàng, còn gọi là Golden Cross xuất hiện khi đường trung bình di động (MA) ngắn hạn cắt lên đường dài hạn. Golden Cross là một tín hiệu ưa thích của nhiều nhà đầu tư, cho thấy một thị trường tăng giá có thể đã bắt đầu và được củng cố bởi khối lượng giao dịch cao. Bài nghiên cứu này sẽ kiểm định tín hiệu này thông qua dữ liệu giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 10 năm qua.

    [​IMG]
    Hình 1: Minh họa điểm giao cắt vàng (Golden Cross). Nguồn: TCBS)

    Hình 1 là minh họa cho một Golden Cross được tạo ra bởi cặp MA50 – 200. NĐT có thể chọn bất cứ khung thời gian nào để xác định chỉ báo này, khung thời gian càng lớn thì xu hướng tăng càng được hình thành mạnh mẽ và duy trì dài.
    Cặp đường MA sử dụng phổ biến nhất là MA50 và MA200 vì nó xác nhận một xu hướng tăng giá dài hạn và bền vững. Ngược lại, NĐT theo trường phái ngắn hạn hơn có thể dùng các cặp đường MA10 – 20 hoặc MA20 – 50.
    Soigia271 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cục Hàng hải Việt Nam dự báo, năm 2024, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cước tàu, tăng thời gian vận chuyển, tăng hoãn đơn hàng và các loại phụ phí.

    >>>Biển Đỏ “rực lửa”: Nguy cơ lạm phát "đè nặng" doanh nghiệp
    Lý do được đưa ra là do việc tăng giá cước vận chuyển hàng container dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao, kèm theo sự thiếu hụt container rỗng cũng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá sắp tới.
    [​IMG]
    Cục Hàng hải Việt Nam dự báo, năm 2024, doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cước tàu, tăng thời gian vận chuyển, tăng hoãn đơn hàng và các loại phụ phí.​

    Ảnh hưởng nhiều nhóm đối tượng


    Cục Hàng hải Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ GTVT liên quan tới tình hình giá dịch vụ vận chuyển hàng container các tuyến đi châu Âu, Mỹ. Theo đó, cơ quan này cho biết đã có văn bản giao cho các Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, TP.HCM, Vũng Tàu phối hợp với các chi cục Hàng hải làm việc với các hãng tàu có tuyến dịch vụ đi châu Âu, châu Mỹ để đánh giá biến động tăng giá vận chuyển, tình hình vận tải, khả năng cung cấp nguồn cung tàu ra thị trường.
    Đồng thời, thực hiện kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá dịch vụ vận chuyển và phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển container theo đúng quy định.
    Kết quả cho thấy liên quan tới việc thực hiện niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container, các hãng tàu container cam kết thực hiện và tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 146/2016 của Chính phủ quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển và giá dịch vụ tại cảng biển.
    Các đại diện của các hãng tàu có trụ sở chính, chi nhánh tại TP.HCM, TP Hà Nội, TP Hải Phòng không có chức năng quyết định giá cước vận chuyển của hãng tàu.
    Các thay đổi về giá, phụ phí đều được cập nhật lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và các đối tượng khách hàng đều truy cập và tra được giá cước vận chuyển.
    Đối với biến động giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container và phụ thu trong giai đoạn từ tháng 10/203 đến nay và tình hình thị trường vận tải, lãnh đạo Cục Hàng hải thông tin từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ/Canada tăng nhiều so với tháng 12/2023 tùy hãng và tùy tuyến.
    Theo thống kê, giá cước vận chuyển sang Mỹ, Canada đến Bờ Tây từ mức 1.850 USD/container tháng 12/2023 lên 2.873 - 2.950 USD/container vào tháng 1/2024 (tăng thêm 55% - 60%); cước tàu đến Bờ Đông tháng 12/2023 giá ở mức 2.600 USD/container tăng lên 4.100 - 4.500 USD/container vào tháng 1/2024 (tăng thêm 58% - 73%).
    Riêng giá cước sang châu Âu ghi nhận tăng mạnh so với tháng 12/2023. Cụ thể, cước đi Hamburg có giá 1.200 - 1.300 USD trong tháng 12/2023 tăng lên 4.350 - 4.450 USD trong tháng 1/2024, tăng hơn gấp đôi.
    "Tuy nhiên, việc tăng giá cước này chỉ ảnh hưởng đối với nhóm khách hàng nhỏ, có lượng hàng không ổn định hoặc chỉ ký hợp đồng ngắn hạn (ký hợp đồng theo ngày) với đơn vị vận chuyển.
    Các doanh nghiệp thuộc nhóm hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ… có lượng hàng ổn định (ký hợp đồng theo năm) hoặc đã ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển từ đầu năm sẽ ít bị ảnh hưởng", Cục Hàng hải thông tin.
    Báo cáo của hãng tàu cho thấy, tình hình vận tải ở thời điểm hiện tại tăng cao nhưng các hãng tàu tạm thời vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách bổ sung thêm tàu, thay đổi tuyến của một số tàu. Do đó, chưa xảy ra tình trạng thiếu hụt tàu, vỏ container như trong thời kỳ dịch Covid-19.
    Tại khu vực Cái Mép, các hãng tàu vẫn đang tích cực tìm mọi giải pháp để duy trì các chuyến tàu tại khu vực không thay đổi và đang nỗ lực vận tải container rỗng về Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu đóng hàng, vận chuyển.
    Theo các hãng tàu, giá cước vận chuyển hàng container đi tuyến Châu Âu, Châu Mỹ tăng cao thời gian qua do biến động của nền kinh tế, tình hình chính trị trên thế giới và theo quy luật cung cầu của thị trường dịp cuối năm.
    Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, kênh đào Panama, tuyến đường thương mại hàng hải quan trọng từ khu vực Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, đang bị hạn hán nghiêm trọng, làm giảm khả năng thông thương tàu qua kênh đào.
    Dự kiến trong giai đoạn bị hạn hán, lượng tàu qua kênh đào mỗi ngày sẽ bị giới hạn còn một nửa so với bình thường.
    Hậu quả của việc hạn chế lưu lượng tàu hàng đi qua tuyến đường quan trọng này sẽ có tác động lớn lên nền kinh tế toàn cầu do chi phí vận chuyển sẽ tăng cao khi các tàu phải nằm chờ hoặc tìm tuyến đường khác. Điều này dẫn đến lưu lượng tàu qua kênh đào Suez tăng, thời gian phải chờ tàu tăng lên.
    >>>Biển đỏ “rực lửa” có thể “thiêu đốt” 20% năng lực vận tải toàn cầu

    Áp lực gấp bội

    Đáng lưu ý, từ cuối tháng 11/2023, do xung đột tại khu vực Biển Đỏ, buộc các hãng tàu phải thay đổi hải trình các tàu đang khai thác theo tuyến châu Á đi bờ Đông nước Mỹ/Canada và châu Âu tránh đi qua kênh đào Suez. Thay vào đó, các tàu hàng phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), hành trình mất thêm 7 - 10 ngày và dài thêm khoảng 3.500 hải lý (6.482 km).
    Điều này dẫn đến vòng quay tàu lâu hơn, làm phát sinh chi phí vận hành và tăng phí an ninh, bảo hiểm của tàu.
    Một số hãng tàu đã áp thêm các phụ phí để bù vào chi phí phát sinh, điều này tác động lên giá cả hàng hóa, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Do các yếu tố địa chính trị, cũng như lo ngại năng lực vận chuyển sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa trước tết Nguyên đán, các thị trường lớn của châu Á có nhu cầu xuất hàng đi châu Âu, châu Mỹ như Trung Quốc, Việt Nam… tăng sản lượng hàng khiến mất cân đối giữa nhu cầu xuất hàng và khả năng đáp ứng của đơn vị vận chuyển.
    Một số tuyến phải cắt bỏ một số chuyến hàng tuần dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.

    [​IMG]
    Một số hãng tàu đã áp thêm các phụ phí để bù vào chi phí phát sinh, điều này tác động lên giá cả hàng hóa, ảnh hưởng đến người tiêu dùng.​

    Trước tình hình xung đột ở khu vực Trung Đông có khả năng lan rộng, cơ quan chuyên ngành hàng hải cho rằng việc tăng giá cước vận chuyển hàng container dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao, kèm theo sự thiếu hụt container rỗng cũng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá sắp tới.
    Dự đoán trong năm 2024, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng giá cước tàu, tăng thời gian vận chuyển, tăng đơn hàng đặt chỗ, tăng hoãn đơn hàng và tăng các loại phụ phí.
    Điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp khi xuất khẩu các đơn hàng đã ký trước đó, đồng nghĩa giá thành sản phẩm sẽ phải cõng thêm một khoản chi phí, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với các đối thủ khác trong khu vực.
    Cục Hàng hải khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, chi cục hàng hải tăng cường giám sát việc thực hiện niêm yết giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container và phụ thu của các hãng tàu vận chuyển.
    Trước đó, để hỗ trợ doanh nghiệp trước tình trạng giá cước vận chuyển container đi châu Âu, châu Mỹ tăng cao, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các nhiệm vụ để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập.
    Cụ thể, bảo đảm hệ thống cảng biển thông suốt trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai ngay các giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải.
    Các đơn vị cần đẩy nhanh thủ tục ra, vào cảng và việc xếp, dỡ hàng hóa đối với tàu thuyền vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng container đi châu Mỹ, châu Âu. Cùng đó, khẩn trương làm việc với hãng tàu có tuyến vận tải đi châu Mỹ, châu Âu để kêu gọi và thu hút các hãng tàu duy trì tuyến, bổ sung chỗ, vỏ container về Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá.
    Đồng thời, nghiên cứu cơ chế chính sách nhằm thu hút các hãng vận tải container mở tuyến mới đến Việt Nam, cũng như tiếp tục, khẩn trương nghiên cứu cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến hoạt động tàu thuyền.
    Soigia271 thích bài này.
  6. huuthanh179

    huuthanh179 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2011
    Đã được thích:
    12.490
    Ngành cảng biển 2024 gặp thời do căng thẳng biển đỏ
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    KQKD quý IV nhóm khu công nghiệp: 9 doanh nghiệp tăng trưởng, một ông lớn báo lỗ
    10:23 | 03/02/2024
    Chia sẻ

    Lợi nhuận nhiều doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp tăng trưởng trong quý IV do đã kịp bàn giao đất và ghi nhận doanh thu một lần.
    [​IMG]
    Một góc KCN Yên Phong. (Ảnh: Viglacera).
    Thống kê kết quả kinh doanh quý IV/2023 của 10 doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp cho thấy, đa số các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng mạnh. Trong đó, lợi nhuận Kinh Bắc, IDICO, Sonadezi, Long Hậu tăng trưởng nhờ mảng cho thuê đất.
    Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) đạt gần 1.094 tỷ đồng doanh thu thuần và 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý IV, trong cùng kỳ năm trước âm lần lượt hơn 338 tỷ đồng và 559 tỷ đồng. Kết quả này được đóng góp chính bởi doanh thu hoạt động cho thuê đất và cơ sở hạ tầng (hơn 650 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ).
    Lũy kế cả năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 5.645 tỷ đồng, gấp 6 lần và lợi nhuận sau thuế đạt 2.218 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2022. Chiếm tỷ trọng 93% trong tổng doanh thu là mảng cho thuê đất và cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, với hơn 5.247 tỷ đồng, gấp 8 lần cùng kỳ, chủ yếu đến từ KCN Quang Châu và KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh.
    Tổng Công ty IDICO - CTCP (Mã: IDC) đem về 2.239 tỷ đồng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế 623 tỷ đồng, lần lượt tăng 85% và 170% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này này có được chủ yếu do trong quý, doanh thu các hợp đồng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng điều kiện ghi nhận doanh thu một lần theo quy định. Theo đó, trong quý IV, doanh thu cho thuê đất của doanh nghiệp này đạt khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.
    Năm 2023, mảng cho thuê đất khu công nghiệp của IDICO ghi nhận doanh thu hơn 3.297 tỷ đồng (giảm nhẹ so với cùng kỳ, chiếm 46% doanh thu), chủ yếu từ việc ghi nhận doanh thu bất thường tại KCN Hựu Thạnh, KCN Quế Võ 2, KCN Phú Mỹ 2 và KCN Phú Mỹ 2 mở rộng.
    Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi - Mã: SNZ) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 21% lên 1.721 tỷ đồng trong quý IV. Nguồn thu quý này được đóng góp bởi mảng kinh doanh khu công nghiệp (hơn 603 tỷ đồng, tăng 70%), còn lại là các mảng dịch vụ cảng (gần 335 tỷ đồng tăng 27%), cung cấp nước sạch (gần 300 tỷ đồng, tăng nhẹ), xử lý chất thải (gần 292 tỷ đồng, tăng nhẹ)…
    Tính chung cả năm, Sonadezi ghi nhận doanh thu thuần cao kỷ lục với 5.447 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 24% đạt 1.387 tỷ đồng.
    Hoạt động cho thuê đất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong quý IV (đạt hơn 76 tỷ đồng) đã giúp CTCP Long Hậu (Mã: LHG) tăng 90%, đạt gần 62 tỷ đồng. Tuy nhiên, do quý III không ghi nhận doanh thu và quý II ghi nhận thấp, đã kéo theo doanh số cho thuê đất cả năm sụt giảm 69% so với năm 2022.
    Trong quý cuối năm 2023, doanh thu cho thuê đất tăng trưởng mạnh lên hơn 150 tỷ đồng là một trong những yếu tố giúp CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (Mã: ITA) thoát lỗ. Doanh thu cho thuê nhà xưởng, kho bãi và đất chỉ ghi nhận khoảng 20 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ.
    Cả năm, hai mảng này đóng góp hơn 370 tỷ đồng vào tổng doanh thu của công ty (gần 567 tỷ đồng), giảm 11% so với năm 2022.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Trong khi đó, lợi nhuận của Becamex IDC, Đầu tư Sài Gòn VRG, Tín Nghĩa, Nam Tân Uyên tăng trưởng nhưng đóng góp chính không phải hoạt động kinh doanh KCN.
    Trong quý cuối năm, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM) đạt gần 5.060 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 2.051 tỷ đồng lãi ròng, cao gấp 6 lần doanh thu và gấp 36 lần về lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái. Song, phần lợi nhuận đột biến này có thể được ghi nhận từ thương vụ chuyển nhượng dự án thuộc Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ - đô thị Bình Dương cho nhóm CapitaLand.
    Trong quý, mảng kinh doanh bất động sản, bất động sản đầu tư đóng góp hơn 90% nguồn thu với 4.670 tỷ đồng (cao gấp 20 lần cùng kỳ), doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (gần 351 tỷ đồng, tăng 19%), doanh thu bán thành phẩm gần 109 tỷ đồng (giảm 23%).
    Kết thúc năm 2023, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt trên 8.070 tỷ đồng và lãi ròng 2.441 tỷ đồng, lần lượt tăng 23% và 43,6% so với năm trước đó.
    CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (Mã: SIP) ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.911 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đóng góp chủ yếu là mảng bán điện, nước (hơn 1.580 tỷ đồng, tăng 36%), mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng đóng góp hơn 90 tỷ đồng (giảm nhẹ so với cùng kỳ).
    Cả năm, mảng doanh thu cho thuê đất đóng góp doanh thu hơn 361 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với năm trước.
    Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh của CTCP Phát triển Khu công nghiệp Tín Nghĩa (Mã: TIP) trong quý IV và cả các quý gần đây là doanh thu mảng tài chính và doanh thu phí cơ sở hạ tầng. Doanh thu từ hoạt động cho thuê đất ghi nhận không đáng kể, chỉ vài tỷ đồng do quỹ đất cho thuê không còn nhiều.
    CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã: NTC) báo lãi sau thuế quý IV tăng 46%, đạt gần 68 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu đến từ mảng kinh doanh bất động sản đầu tư, do dự án KCN Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn 2 (NTU 3) chưa đi vào khai thác.
    Tổng Công ty Viglacera (Mã: VGC) là ông lớn duy nhất báo lỗ trong quý IV, nhưng nguyên nhân của sự sụt giảm không đến từ mảng cho thuê đất KCN mà là do nhóm kính gặp khó khăn trong việc tiêu thụ. Doanh thu cho thuê đất đã phát triển cơ sở trong quý này của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 660 tỷ đồng.
    Lũy kế cả năm 2023, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 13.194 tỷ đồng (hơn 4.513 tỷ là doanh thu cho thuê đất), giảm 10% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.162 tỷ đồng, giảm 39% so với năm 2022.

    [​IMG]
    Xét về “của để dành”, tại ngày 31/12, doanh thu chưa thực hiện (nhận trước tiền cho thuê đất, nhà xưởng…) của Sài Gòn Đầu tư VRG nhiều nhất với 11.273 tỷ đồng. Tiếp theo là Sonadezi với 4.650 tỷ đồng, IDICO hơn 4.584 tỷ đồng, Nam Tân Uyên hơn 3.000 tỷ đồng, Viglacera gần 2.671 tỷ đồng, Becamex IDC 594 tỷ đồng, Tín Nghĩa hơn 160 tỷ đồng...
    Triển vọng năm 2024


    Trong báo cáo cập nhật ngành bất động sản khu công nghiệp mới đây, bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) đánh giá, nhu cầu KCN dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2024. Nguồn vốn FDI được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng trong năm 2024, tập trung vào lĩnh vực sản xuất như các doanh nghiệp sản xuất và chất bán dẫn, năng lượng tái tạo.
    Đơn vị này chỉ ra rằng nhiều chủ đầu tư KCN niêm yết đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc cho thuê đất công nghiệp với các khách thuê mới trong nửa cuối năm 2023. Do đó, nhiều khả năng các hợp đồng MOU này sẽ được chuyển thành hợp đồng chính thức và ghi nhận doanh thu trong năm 2024.
    Đối với các KCN ở miền Bắc, nhu cầu thuê đất KCN dự kiến sẽ cao trong năm 2024, được thúc đẩy nhờ xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam, chủ yếu trong ngành điện tử và bán dẫn.
    Còn các KCN ở miền Nam có thể phục hồi kỹ thuật từ mức nền thấp trong năm 2023, với các doanh nghiệp thuê đất công nghiệp chính là doanh nghiệp sản xuất (dệt may, gỗ, da giày), logistics và thực phẩm, đồ uống.

    [​IMG]
    (Nguồn: SSI Research).
    Trong năm 2024, SSI Research cho rằng nguồn cung KCN vẫn hạn chế do các vấn đề về định giá đất, đấu giá chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất KCN và đền bù giải phóng mặt bằng vẫn gặp khó khăn.
    Quy hoạch đất KCN cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030 tại nhiều địa phương đã được phê duyệt. Tuy nhiên, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng chậm và việc nộp tiền sử dụng đất kéo dài, SSI Research dự báo nguồn cung mới nói trên có thể đi vào hoạt động trong năm 2026 sau khi các chủ đầu tư KCN hoàn tất thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng.
    Ngoài ra, SSI Research cho rằng ngành KCN có thể phải đối mặt với một số khó khăn trong năm 2024 như thuế tối thiểu toàn cầu (áp dụng từ ngày 1/1/2024) sẽ làm giảm các ưu đãi thuế hấp dẫn dành cho khách thuê trong KCN (ưu đãi hiện nay gồm miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo).
    Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh về giá thuê tại các KCN Việt Nam và khu vực châu Á đang giảm dần; và chi phí đầu tư cho các KCN mới ước tính sẽ cao hơn do giá đất tăng cao và quá trình thu hồi đất kéo dài.
    Lợi nhuận của các KCN niêm yết được dự báo có sự phân hóa rõ ràng trong năm 2024. SSI Research dự báo lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp KCN niêm yết trong năm 2024 sẽ tăng 9,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sẽ có một số công ty kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội hơn.
    Soigia271 thích bài này.
  8. cuchuoi_ngonthiet

    cuchuoi_ngonthiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    62.154
    Không tin điều này, nhưng thích ý tưởng này của bác.
    BigDady1516 thích bài này.
  9. namho995

    namho995 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2016
    Đã được thích:
    5.096
    Thiếu CTR là ko được rồi
    BigDady1516Soigia271 thích bài này.
    namho995 đã loan bài này
  10. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.900
    Kịch bản đẹp!
    BigDady1516 thích bài này.

Chia sẻ trang này