3 yếu tố kì vọng cho TTCK và Cổ phiếu đáng đầu tư cho tháng 9? MWG

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tudotaichinh0211, 13/09/2024 lúc 13:17.

7035 người đang online, trong đó có 845 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 360 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Tudotaichinh0211

    Tudotaichinh0211 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2024
    Đã được thích:
    159
    3 yếu tố kỳ vọng với diễn biến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong tháng 9, bao gồm:

    (1) Yếu tố lịch sử: tháng 9 thông thường là tháng không nhiều biến động trên TTCK Việt Nam, trừ các năm bị tác động mạnh bởi tỷ giá như năm 2022 và năm 2023. Tuy nhiên, tăng trưởng VN-Index trong quý IV từ mức thấp nhất trong tháng 9, bình quân đạt mức tích cực tăng 3,3%.

    (2) Định giá hấp dẫn là lợi thế: P/E Forward của VN-Index tăng nhẹ lên 11,6 lần vào ngày 6/9/2024, mức hấp dẫn hơn so với một số TTCK khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh khả năng các thị trường mới nổi hưởng lợi khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ thì yếu tố định giá hấp dẫn có thể là một điểm đến của dòng tiền.

    (3) Dòng tiền từ khối nhà đầu tư trong nước kỳ vọng sẽ sôi động hơn khi NHNN có thể điều hành chính sách theo hướng nới lỏng khi Fed chính thức hạ lãi suất và đồng USD hạ nhiệt.

    [​IMG]


    CTG: Giá mục tiêu 38.500 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 10%

    Các yếu tố cơ bản tiếp tục được cải thiện với lợi thế cạnh tranh được duy trì trong dài hạn. CTG có lợi thế cạnh tranh dài hạn là ngân hàng lớn thứ 3 Việt Nam về mặt tổng tài sản, cũng như thị phần tín dụng và tiền gửi khách hàng với mạng lưới trải khắp toàn quốc và hơn 20 triệu khách hàng.

    VLB: Giá mục tiêu 45.600 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 18%

    VLB sở hữu các mỏ đá lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ, nguồn cung cấp cho các dự án hạ tầng trong khu vực

    Tài chính lành mạnh: Công ty không có khoản vay nợ ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ 7% tổng tài sản ngắn hạn, cho thấy phần lớn hàng bán được thu tiền trực tiếp và công nợ nhỏ. Tiền mặt dồi dào, tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền đạt 467 tỷ đồng – chiếm 54% tổng tài sản trong quý II.

    MWG: Giá mục tiêu 76.00 đồng/cp, tiềm năng tăng trưởng 13%

    Điện thoại và điện máy: với vị thế đầu ngành và danh mục sản phẩm tối ưu hơn đối thủ, MWG có khả năng thương lượng cao hơn khi đàm phán với các nhà cung cấp, do đó giúp biên lợi nhuận phục hồi nhanh hơn hẳn so với đối thủ cùng ngành. Ngoài ra, MWG tiếp tục đóng các cửa kém hiệu quả và tối ưu hóa chi phí, qua đó góp phần thúc đẩy biên lợi nhuận phục hồi.

Chia sẻ trang này