1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

5 Điều không nên kết hối

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi quanfpd, 03/11/2010.

5369 người đang online, trong đó có 366 thành viên. 13:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 385 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. quanfpd

    quanfpd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Gần đây thấy mọi người trên diễn đàn bàn tán râm ran về Chính sách Kết hối, vậy Kết hối là gì? Có nên Kết hối hay không? Tôi xin mượn bài viết từ Bacchus để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong bài viết này tác giả đã chỉ rõ 5 điều không nên Kết hối, mọi người xem và suy ngẫm nhé.
    Trong bối cảnh cung cầu USD - VND đang căng thẳng, gần đây Chính phủ chúng ta đang cân nhắc sử dụng lại biện pháp kết hối. Thật ra thuật ngữ kết hối chúng ta dùng ở đây là mang màu sắc Việt Nam, kết hối, hay kết toán ngoại hối (exchange clearing) được chúng ta sử dụng với nghĩa khác nếu đối chiếu với thuật ngữ tiếng Anh. Ở đây, chúng ta hiểu kết hối có nghĩa là doanh nghiệp có ngoại tệ buộc phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng (trong bối cảnh hiện tại có thể ngầm hiểu là bán với mức quy đổi thấp hơn thực tế). Như vậy, có lẽ chúng ta nên dùng kết hối cưỡng bức thì chính xác hơn (nhưng nghe có vẻ hơi tế nhị), nhưng chúng ta tạm hiểu như thế.
    Kết hối có lẽ là nỗ lực trong “hiệp 2” của cuộc chiến chống tỷ giá leo thang. Hiệp 1 với việc nâng biên độ (lên +- 5% xem ra chưa ăn thua). Chính sách biên độ theo một số tính toán cần nâng lên +-10% thì mới tạm đảm bảo, nhưng có lẽ chúng ta hơi quan ngại khi để biên độ rộng thênh thang như vậy nên mới manh nha sử dụng lại chính sách kết hối (cưỡng bức).
    Tuy nhiên, thời điểm này khác xa thời điểm chúng ta áp dụng chính sách kết hối hơn 10 năm trước. Chính sách kết hối, nếu được sử dụng, sẽ lợi bất cập hại. Những tác hại ấy bao gồm:

    1. Vi phạm cam kết WTO: Việt Nam đã cam kết không sử dụng biện pháp hành chính trong điều hành tiền tệ. Các định chế tài chính lớn cũng khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng biện pháp này (dù đi đường vòng).

    2. Hạn chế xuất khẩu: đương nhiên việc kết hối với tỷ giá cố định ở mức thấp của ngân hàng sẽ là thiệt hại cho nhà xuất khẩu. VD mỗi USD họ thu về lẽ ra đổi được 21.000 VND thì do chính sách kết hối chỉ còn 19.500. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà xuất khẩu, cũng chính là gây thiệt hại cho nhà sản xuất nội địa. Suy luận ngược lại thì nhập khẩu sẽ đắc lợi. Vậy thì nhập siêu sẽ càng trầm trọng hơn, điều này rõ ràng là bất lợi, không chỉ cho nhà xuất khẩu mà còn cho sản xuất nội địa, trong khi đó hàng hóa ngoại nhập lại được “trợ giá” gián tiếp.

    3. Cố định tỷ giá VND với tất cả các ngoại tệ khác: đương nhiên nếu việc kết hối chỉ áp dụng với USD chẳng hạn, nhà xuất khẩu sẽ chọn ngoại tế khác không bị “kết hối”, EUR, GBP…, còn nhà nhập khẩu sẽ chọn USD. Vậy, ngân hàng sẽ phải đỏ mắt tìm nguồn cung USD cho nhập khẩu vì chẳng thu được xu USD nào từ xuất khẩu. Để tránh điều này thì sẽ phải kết hối với tất cả ngoại tệ, tức là phải có tỷ giá cố định giữa VND với tất cả ngoại tệ. Chúng ta có đủ sức làm việc này không?

    4. Kích thích tâm lý găm giữ ngoại tệ: chính sách kết hối ra đời nhằm giải quyết căng thẳng cung cầu ngoại tệ, nhưng chúng ta lại muốn giữ giá USD ở mức thấp thì chỉ khiến cho mọi thành phần nỗ lực bằng mọi giá để găm giữ USD nhằm kiếm lợi. Rõ ràng nó sẽ mang lại hiệu ứng ngược, làm tăng căng thẳng cung cầu ngoại tệ.

    5. Khuyến khích giao dịch ngoài ngân hàng: nếu giao dịch qua ngân hàng gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu thì họ sẽ tìm mọi cách để tránh né. Chúng ta sẽ phải có vô số nỗ lực khác để ép họ “vào khuôn”. Chợ đen ngoại tệ, buôn lậu… sẽ có mảnh đất màu mỡ để hoạt động.
    Có thể sẽ có những hệ quả khác chưa được nêu ra đây, nhưng với ngần ấy tác hại và rất khó tìm được điểm nào có lợi trong chính sách kết hối, chúng ta rất không nên sử dụng nó. Chúng ta có thể chấp nhận nâng biên độ, đồng nghĩa với việc hạ giá VND, nhưng điều này là cần thiết, vì chỉ có thế mới giải quyết rốt ráo được căng thẳng cung cầu USD. Với 15-17 tỷ USD đang găm tại ngân hàng, chỉ cần điều chỉnh cho cung gặp cầu là giải quyết vấn đề. Chúng ta cần dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, những yếu kém trong sản xuất và tác động khủng hoảng thế giới đã khiến chúng ta bị lạm phát cao trong năm ngoái, khoảng 22%, cao hơn khá nhiều các nền kinh tế khác. Điều này thì đương nhiên sẽ làm mất giá VND, chúng ta muốn giữ cũng không được, vì tỷ giá cần phản ánh đúng sức mua của tiền tệ. Chúng ta bằng cách nào đó phải trả lại đúng giá trị của nó. Tôi ủng hộ chính sách tiếp tục nâng biên độ thay vì kết hối.
  2. conhuighe9

    conhuighe9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Đã được thích:
    1.681
    Thanks

Chia sẻ trang này