5 'đòn bẩy' kích chứng khoán khởi sắc năm 2011. Có link !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hoa_Sim, 06/01/2011.

8205 người đang online, trong đó có 1156 thành viên. 14:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1222 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mời các bác tham khảo :

    http://dddn.com.vn/20101231111746927cat163/5-don-bay-kich-chung-khoan-khoi-sac-nam-2011.htm

    5 'đòn bẩy' kích chứng khoán khởi sắc năm 2011

    Năm 2010 khép lại với nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế, những chính sách vĩ mô khó dự đoán và nỗi buồn tràn đầy trên TTCK nói chung. Các chuyên gia, nhà phân tích kỳ vọng năm 2011, thị trường sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn.

    [​IMG]
    Biểu đồ tăng trưởng GDP và các ngành cơ bản năm 2010​
    Xu thế TTCK năm qua là tình trạng lình xình đi ngang và giảm điểm kéo dài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư (NĐT). Phân đoạn thị trường theo 4 quý trong năm: Quý I, TTCK đi ngang trong biên độ hẹp, thanh khoản thấp; Quý II, đợt sóng Penny stocks kèm theo nhiều vụ làm giá kinh điển; Quý III, chứng khoán giảm mạnh trước nhiều rủi ro trong nước và quốc tế; Quý IV, cơ hội phục hồi từ vùng đáy và kỳ vọng năm mới.
    Sang năm 2011, thị trường chứng khoán được kỳ vọng có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm cũ với hỗ trợ từ sự phục hồi kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng, chính sách tiền tệ có khả năng nới lỏng hơn theo chu kỳ năm và sự vận động tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chờ đợi chảy vào VN. Đồng thời, những nhân tố mới của thị trường như “quỹ mở” hay khả năng áp dụng những cơ chế giao dịch thông thoáng hơn như giảm ngày T+, công khai áp dụng đòn bẩy, sản phẩm dịch vụ tài chính mới cũng sẽ kích thích thị trường phát triển cả về quy mô và giá trị cổ phiếu.
    Trước tiên, năm 2011 mặc dù vẫn còn nhiều thách thức đến từ yếu tố lạm phát và tỷ giá mang tính cơ cấu, nhưng tăng trưởng GDP của VN có thể đạt mức 7 - 7,5% trong năm tới. Để tận dụng được những cơ hội phục hồi sau khủng hoảng chúng ta cần thiết phải có một chính sách tiền tệ cởi mở hơn nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, vẫn cần thiết phải duy trì một tỷ lệ đầu tư cao trong ngắn hạn và mở rộng cung tiền cũng như kích thích tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý. Định hướng nắm dòng tiền vào khu vực SXKD là đúng đắn. Tuy nhiên việc hạn chế dòng tiền vào lĩnh vực tài chính chứng khoán lại là một cản trở lớn để thị trường này phát triển bình thường và hiệu quả.
    TTCK có nhiều cơ hội phục hồi và tăng trưởng bền vững trong năm 2011. Bên cạnh đó những rủi ro mang tính cơ cấu của nền kinh tế và sự thiếu minh bạch của thị trường vẫn còn hiện hữu.​
    Thứ hai, mục tiêu lạm phát năm 2011 không vượt quá 7% là một con số rất đẹp. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này không phải dễ, bởi lạm phát của VN có tính chất cơ cấu mà việc tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay vẫn chưa thực sự được triển khai một cách đồng bộ và sâu rộng. Trước mắt, kiểm soát lạm phát chỉ thực sự hiệu quả nếu Chính phủ có một kỷ luật chi tiêu công nghiêm ngặt và tăng hiệu quả hoạt động đầu tư công. Trong ngắn hạn, có khả năng lạm phát sẽ tiếp tục tăng mạnh vào quý I/2011 và sẽ chững lại trong 2 quý tiếp.Thứ ba, nhiều chuyên gia đang cho rằng đây là thời điểm đỉnh của lãi suất (thường cũng là đáy của chứng khoán), nên trong thời gian tới lãi suất sẽ dần dần được hạ xuống. Mặc dù có nhìn nhận tích cực về lãi suất, nhưng chúng tôi cho rằng lãi suất chỉ điều chỉnh giảm nếu như lạm phát được kiềm chế và kiểm soát tốt. Để đạt được mục tiêu lạm phát không quá 7%/năm thì trung bình mỗi tháng lạm phát không được vượt qua 0.58% và khi đó sẽ kỳ vọng mặt bằng lãi suất huy động giảm dần xuống mức 11-12%/năm.
    Thứ tư, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) được kỳ vọng sẽ đổ mạnh vào TTCK VN trong năm tới nhờ mức định giá cổ phiếu đang khá hấp dẫn (PE thấp vào khoảng 11x trong khi các nước trong khu vực lên tới 14-15x). Trong năm 2010, dòng vốn FII đã đánh động sự trở lại đặc biệt vào những tháng cuối năm (đạt gần 1 tỷ USD trong năm), nhưng còn một dòng tiền rất lớn đã chốt lời tại các thị trường khác trong khu vực và chờ đợi chảy vào VN sau khi NHNN có quyết định rõ ràng về chính sách ngoại hối. Để thu hút được dòng tiền này, VN cần thể hiện rõ quyết tâm ổn định kinh tế và nâng cao tín nhiệm trong giới đầu tư quốc tế. Chính sách tiền tệ và ngoại hồi cần minh bạch và cởi mở hơn.
    Thứ năm, về phía cơ quản quản lý thị trường chứng khoán cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường, những cơ chế giao dịch cần phải thông thoáng hơn và gần hơn so với thông lệ quốc tế. Những cam kết của các cơ quan này về việc giảm T+, tăng thời gian giao dịch, hay công khai giao dịch ký quỹ trong năm vừa qua đều không được thực hiện. Do vậy, nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng về việc áp dụng những quy chế giao dịch mới này nhằm tạo lập một thị trường chuyên nghiệp hơn. Đồng thời, việc xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động làm giá, thao túng thị trường cũng đã được hình sự hóa và thực hiện nghiêm ngặt hơn. Những hoạt động này sẽ dần dần lấy lại được niềm tin của NĐT.
    Xét về tổng thể, TTCK có nhiều cơ hội phục hồi và tăng trưởng bên vững trong năm 2011. Bên cạnh đó những rủi ro mang tính cơ cấu của nền kinh tế và sự thiếu minh bạch của thị trường vẫn còn hiện hữu. Một điểm kỳ vọng không kém phần quan trọng là động thái nới lỏng chính sách tiền tệ theo chu kỳ năm. Năm 2007 mở rộng cung tiền, tăng trưởng tín dụng mạnh, năm 2008 khủng hoảng và thắt chặt, năm 2009 hỗ trợ lãi suất nhằm phục hồi kinh tế, năm 2010 chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát. Đến năm 2011 chính sách tiền tệ có khả năng sẽ cởi mở hơn nhưng không thiếu thận trọng.
    Ông Phạm Thái Bình - –Giám đốc Ban Phân tích Cty CP Chứng khoán Dầu khí :
    Năm 2010, TTCK VN có những dao động mạnh, từ mức 420 điểm tới 550 điểm. Sự biến động của thị trường có nguyên nhân trực tiếp từ các tác động vĩ mô. Trên thị trường thế giới, cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu phủ đám mây đen và đẩy rủi ro tới hệ thống tài chính toàn cầu. Trong nước, áp lực lạm phát buộc các cơ quan chức năng phải thực hiện nhiều biện pháp kiềm chế. Thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể 4 tỷ USD tiếp tục tác động mạnh lên tỷ giá và góp phần gây lạm phát. Tình trạng thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp. Tình trạng thanh khoản của hệ thống NHTM thường trực ở mức độ khó khăn và buộc NHNN phải đảm bảo thanh khoản thông qua thị trường mở.
    Nhận định chung của nhiều tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu (WB, IMF) cho thấy kinh tế sẽ tiếp tục đà phục hồi trong năm tới, tuy nhiên với kỳ vọng tốc độ hồi phục chưa cao. Rủi ro từ hệ thống tài chính toàn cầu vẫn tồn tại gây bất ổn cho kinh tế năm 2011. Khu vực Châu Á đang phát triển tiếp tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, dự báo đạt 9,4% trong năm 2011, cao hơn mức 4,8% tăng trưởng chung của thế giới.
    Với độ mở khá lớn của nền kinh tế, VN sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự hồi phục kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo, đồng thời cũng chịu tác động từ những rủi ro từ kinh tế toàn cầu. Thương mại quốc tế hồi phục nhanh trong năm 2010 và sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan trong 2011 sẽ là cơ hội và thách thức đối với kinh tế VN. Tốc độ tăng trưởng GDP được dự báo sẽ đạt khoảng 7-7,5% trong năm 2011, lạm phát đang được Chính phủ quyết tâm hạn chế với mục tiêu lạm phát năm 2011 không quá 7%.
    Với dự báo kinh tế VN tiếp tục tăng trưởng trong năm 2011, chúng tôi nhận thấy khả năng thị trường hồi phục trong năm sau sẽ được đánh giá cao. Tuy nhiên, áp lực từ sự gia tăng nguồn cung cũng sẽ khiến thị trường khó có những chuyển biến vượt bậc. Tuy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp có thể duy trì mức khá, nhưng hiện tượng pha loãng sẽ diễn ra mạnh mẽ. Dự báo, cuối năm 2011, VN-Index có thể tăng khoảng 10% so với năm 2010. Các nhóm ngành thường được hưởng lợi trong giai đoạn này của thị trường gồm ngành dầu khí, ngành vật liệu cơ bản và ngành thực phẩm đồ uống.
    Chuyên mục hợp tác với Cty chứng khoán Phố Wall


  2. Thai_Duong

    Thai_Duong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/01/2011
    Đã được thích:
    118
    Dầu khí tăng thì PVX vọt thôi ! [r2)][r2)][r2)][r2)]
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thêm tin tham khảo đây các bác !
    http://dddn.com.vn/2011010602029277cat120/iea-canh-bao-gia-dau-tang-da-tang-den-muc-nguy-hiem.htm

    Thứ Năm, 06/01/2011 - 17:00
    IEA cảnh báo giá dầu tăng đã tăng đến mức nguy hiểm

    Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo giá dầu tăng đã chạm đến “vùng nguy hiểm" đe dọa quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển.
    [​IMG]

    Ông Fatih Birol - chuyên gia kinh tế, trưởng tại IEA cho rằng chi phí thanh toán cho việc mua dầu tiềm ẩn mối đe dọa lớn đối với đà phục hồi kinh tế. Ông còn lên tiếng cảnh báo nhóm nước tiêu thụ và sản xuất dầu. Theo ông Birol, 2 lý do chính khiến giá dầu tăng mạnh bao gồm: thứ nhất, các bên tham gia thị trường tin rằng tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2011 sẽ rất mạnh, chủ yếu bởi yếu tố Trung Quốc. Thứ hai, nhóm nước sản xuất dầu ngại ngần tăng sản lượng, kỳ vọng nguồn cung thắt chặt khiến giá dầu tăng cao hơn.

    Trong năm 2010, chi phí nhập khẩu dầu của 34 nước giàu nhất thế giới thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) đã tăng từ 200 tỷ USD lên 790 tỷ USD vào cuối năm 2010.

    Chi phí tăng do giá dầu thô tăng chỉ trong năm 2010 đã gây thiệt hại cho các nước OECD tương đương 0,5% tổng thu nhập nội địa của cả tổ chức này. Lượng dầu thô nhập khẩu của các nước OECD chiếm 65% tổng lượng nhập khẩu dầu thô toàn cầu.


    Các chuyên gia kinh tế của IEA cũng lưu ý rằng các nước xuất khẩu dầu thô cần các khách hàng từ các nền kinh tế giàu có nhưng giá dầu cao sớm muộn cũng làm suy yếu các nền kinh tế này và như vậy đồng nghĩa với làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu. IEA kêu gọi các nước sản xuất dầu cần tăng sản lượng khai thác dầu thô để giữ giá dầu ở mức có thể thúc đẩy phục hồi kinh tế thế giới sau khủng hoảng, vì giá dầu cao hiện nay có nguy cơ làm cho quá trình này bị chệch hướng.

    Theo Financial Times, Barclays dự báo giá dầu sẽ chạm mức 100USD/thùng trong năm nay. Tuy nhiên Barclays cũng nhấn mạnh rằng giá dầu sẽ chạm ngưỡng đó chứ không phải tăng cao hơn ngưỡng đó bởi OPEC đã sẵn sàng tăng cung dầu.
    Giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 2 chốt phiên hôm qua (5/1) tại Mỹ tăng 0,92 USD/thùng (1%), dừng ở 90,3 USD/thùng. Sáng nay (6/1), giá dầu tiếp tục tăng, có thời điểm vượt 90,7 USD/thùng.
    C.H


  4. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    2011 TTCK không tăng , kinh tế không vững thì về vườn hết, đội trẻ sẽ thay thế, mạnh hơn nhanh hơn quyết đoán hơn, không còn bảo thủ trì trệ
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Có nên đầu tư bất động sản ?

    http://vnn.vietnamnet.vn/kinhte/201011/Bat-dong-san-nghi-duong-dang-boi-thuc-948027/

    Bất động sản nghỉ dưỡng đang bội thực?

    Việc Bộ kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các địa phương rà soát, báo cáo tình hình đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vào cuối tháng 10 vừa qua được xem như một lời nhắn nhủ, trước sự đầu tư thiếu chiến lược vào phân khúc này của các nhà đầu tư.

    Và cũng không quá khó để hiểu rằng, đằng sau yêu cầu đó là những hệ lụy của sự phát triển có phần quá “nóng” ở phân khúc này mà cơ quan quản lý đã ít nhiều mường tượng ra, ít nhất là vấn đề về môi trường, cảnh quan và thậm chí là lợi ích của chính các nhà đầu tư.

    “Sóng thần” nghỉ dưỡng

    Thông kê của các công ty nghiên cứu cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2005 đến nay, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã phát triển vượt cả ngoài sự dự đoán của các chuyên gia lẫn nhà quản lý.

    Nếu 5 năm trước, cả nước chỉ lác đác chỉ có một vài dự án biệt thự nghỉ dưỡng như Mũi Né Domaine, The Nam Hải (Bình Thuận) hay Olalani, Indochina Riverside Tower (Đà Nẵng) hay một số resort ở Nha Trang, Hội An, Vũng Tàu..., và phần lớn là đều thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

    [​IMG]
    Một lãnh đạo của Tổng cục Du lịch thừa nhận, việc bờ biển đang bị băm nát để xây dựng các resort, biệt thự biển là do thất bại trong quản lý của ngành và nhiều địa phương.
    Thế nhưng, chỉ từ năm 2009 trở lại đây, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã đón chào nhiều nhà đầu tư lẫn khách hàng trong nước gia nhập với ý đồ tìm kiếm lợi nhuận từ phân khúc được cho là khá mới mẻ này.

    Hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng “nội” cũng theo đó ra đời, với các tên tuổi như Vinaconex-ICT, Cotecland, Archiland, Hà Đô, TD, Hoa Anh Đào...

    Theo dự báo của CBRE Việt Nam, đến hết năm 2010 cả nước sẽ có khoảng 55 dự án bất động sản nghỉ dưỡng, cung cấp cho thị trường khoảng 5.318 căn biệt thự và 6.601 căn hộ nghỉ dưỡng.

    Với triển vọng đó, các chuyên gia trong ngành đều cho rằng, nhìn ra các nước trong khu vực, tốc độ phát triển bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam là quá nóng, điều đó cũng đồng nghĩa với những hệ lụy trong việc quản lý, vận hành khai thác và môi sinh môi trường.

    Thống kê của CBRE cho thấy, trong số các nước trong khu vực, Thái Lan được xem là quốc gia có sự phát triển bất động sản nghỉ dưỡng khá sớm. Thế nhưng, ngay như Phuket, được xem như một điểm du lịch nổi tiếng từ 20 năm trước, nhưng số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng tại đây chỉ là 5.624 căn.

    Trong khi đó, dù chỉ bắt đầu phát triển chưa đầy 5 năm, nhưng đến hết năm nay số lượng căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng ở miền Trung đã là 3.745 căn. Thậm chí số căn hộ và biệt thự hạng sang tại miền Trung Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Phuket. Hiện nay, số biệt thự hạng sang tại miền Trung là 253 căn, trong khi Phuket chỉ có 135 căn.

    Với thực tế đó, không quá ngạc nhiên khi Tổng giám đốc CBRE Việt Nam ông Marc Towsend cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không chỉ dừng lại ở động thái của những người đón đầu, mà dường như nó đã trở thành một cơn “sóng thần” đổ bộ vào Việt Nam, trong đó tâm bão là các tỉnh Nam Trung Bộ.

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến bất động sản nghỉ dưỡng phát triển nóng ít nhiều có tác động từ tâm lý đám đông của các nhà đầu tư. Bởi lẽ, cùng với chứng khoán, vàng..., thì bất động sản nói chung, phân khúc nghỉ dưỡng nói riêng vẫn được kỳ vọng là một trong những kênh có khả năng mang lại siêu lợi nhuận.

    Thế nhưng, một chuyên gia của CBRE cho rằng, ở nhiều nước trên thế giới, các dự án tiêu chuẩn và dự án cao cấp luôn có sự phân biệt rõ ràng, trong khi tại Việt Nam, ranh giới này gần như nhạt nhòa. “Sóng” bất động sản dồn vào thị trường này trong những năm gần đây đã khiến các chủ đầu tư chạy đua với số lượng và xem nhẹ những chi tiết rất nhỏ như kích thước phòng, thiết kế, tiện ích... một trong những yếu tố then chốt làm nên thương hiệu sản phẩm.

    Lợi bất cập hại?

    Ai cũng biết rằng, du lịch là ngành công nghiệp không khói có đóng góp đáng kể cho cả nền kinh tế, đặc biệt là với những địa phương nhiều có lợi thế để phát triển. Muốn vậy, việc đầu tư về hạ tầng, dịch vụ, trong đó bao gồm cả bất động sản nghỉ dưỡng để thu hút khách là một điều không thể thiếu, đặc biệt là muốn thu hút du khách nước ngoài.

    Thế nhưng, một khi sự phát triển được dự báo là vượt xa nhu cầu cũng như khả năng quản lý thì đó nhiều khi lại là một tai họa.

    Ai cũng biết, phần lớn các dự án bất động sản nói chung đều không giúp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, không chuyển giao công nghệ sản xuất và cũng không thúc đẩy xuất khẩu.

    Một lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay Việt Nam hầu như không còn đất dọc theo các bờ biển cho các nhà đầu tư, đặc biệt ở các địa phương có sức hấp dẫn lớn, có cơ sở hạ tầng tốt như Đà Nẵng, Bình Thuận.

    Thực tế đó dường như được bắt nguồn từ những sai lầm trong quá khứ, khi sự nóng vội thu hút đầu tư đã góp phần “băm mảnh” bờ biển cho các dự án chưa thực sự khả thi. Thậm chí, có nhiều địa phương đã giao hết đất cho các doanh nghiệp để rồi họ giữ lấy và không có khả năng triển khai. Điều này khiến cho việc cung cấp đất cho các nhà đầu tư nói chung cũng hết sức khó khăn

    Còn theo một lãnh đạo của Tổng cục Du lịch, việc bờ biển đang bị “băm mảnh” để xây dựng các resort, biệt thự biển là do thất bại trong quản lý của ngành và nhiều địa phương.

    Theo ông, trong quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam, du lịch biển có vai trò quan trọng hàng đầu, được xếp hàng đầu trong thứ tự ưu tiên của các sản phẩm du lịch. Du khách nước ngoài đến Việt Nam phần nhiều cũng vì chúng ta có bờ biển đẹp, có thể tắm, nghỉ ngơi...

    Chính vì vậy, việc người dân không có cơ hội tiếp cận với những bãi biển công cộng là vấn đề nhức nhối mà cơ quan quản lý du lịch đang rất quan tâm và tìm cách giải quyết.

    Dẫn chứng cho sự bất cập trên, ông này cho hay, bài học Mũi Né (Bình Thuận) là một điển hình. Biển ở đây rất đẹp nhưng chúng ta lại quy định cứ 2 ha trở lên nếu đầu tư xây dựng resort phải xin phép Chính phủ, dưới mức này địa phương có thể cấp phép.

    Do đó nhiều chủ đầu tư đã điều chỉnh dự án xuống dưới 2 ha để địa phương có thể tự cấp phép. Từ đó dẫn đến tình trạng bờ biển rất đẹp ở đây đã bị băm nát, không còn dành không gian cho cộng đồng, khách du lịch tự do.

    Cũng chính vì thế nên rất nhiều địa phương có bãi biển đẹp, dài hàng chục km nhưng không có nổi một resort nào có tầm cỡ quốc tế, hội đủ điều kiện tiêu chuẩn của một resort cao cấp dành cho khách cao cấp thật sự.

    Còn với các chủ đầu tư, cũng chưa phải quá muộn để họ có thể nhìn lại chiến lược đầu tư của mình bởi lẽ, lượng khách và các nhà đầu tư thứ cấp nước ngoài quan tâm đến bất động sản nghỉ dưỡng đã không được như họ kỳ vọng, khi chỉ có đến 15% bất động sản nghỉ dưỡng được bán cho người nước ngoài (khảo sát của CBRE Việt Nam).

    Trong khi đó, thu nhập của người Việt vẫn được xếp vào nhóm thấp trên thế giới và hàng triệu người Việt vẫn đang cố gắng tìm cho mình một chốn an cư bình dị cũng là một điều đáng để các chủ đầu tư suy ngẫm, ít nhất là dưới góc độ kinh tế.

    (Theo Vneconomy)

    ,
  6. stockking

    stockking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    433
    tập tạ xong rồi.tay to rồi
    xúc xúc xúc.xúc ngày ko đủ tranh thủ xúc đêm:)):)):)):)):)):))=))=))=))=))=))
  7. mswing.net

    mswing.net Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Đã được thích:
    3
    Giá lương thực thế giới chạm mức kỷ lục
    Liên hiệp quốc cho biết giá lương thực thế giới trong tháng 12 ghi nhận ở mức kỷ lục khi giá đường, lúa gạo và các loại hạt có dầu đồng loạt tăng, vượt quá mức được thiết lập năm 2008 đã từng đẩy Haiti và Ai Cập tới bạo loạn.
    http://mswing.net/news/tai-chinh-the-gioi/Gia-luong-thuc-the-gioi-cham-muc-ky-luc-772/
  8. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    Cô út nhà mình giờ cũng biết đầu tư chứng khoán roài :-bd
  9. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    ĐÚNG THẰNG NÀO TRỊ TRỆ diệt ko tha, diệt nhầm còn hơn bỏ sót
  10. duongkta

    duongkta Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Thứ nhất, Việt Nam vẫn chạy theo thành tích (Đặt mục tiêu tăng trưởng GDP của VN có thể đạt mức 7 - 7,5%)
    Thứ hai, tham tăng trưởng thì khó giữ được lạm phát ở mức thấp
    Thứ ba, để hạ lãi suất cần có biện pháp chứ không tự dưng dần dần nó hạ
    Thứ 4, tồn tại 2 tỷ giá thế này bọn nước ngoài vào dễ ra khó. Chắc gì đã dám vào
    ------> [-X[-X[-X[-X

Chia sẻ trang này