5 giải pháp hợp lý

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 15/05/2008.

6313 người đang online, trong đó có 688 thành viên. 17:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 670 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    5 giải pháp hợp lý

    (Theo DĐDN) Thị trường rút gọn chỉ ở hai chữ cung và cầu. Thị trường chỉ phát triển khi cung và cầu phát triển cân bằng. Những biện pháp hành chính chỉ được áp dụng khi thị trường ở tình trạng mất kiểm soát, nếu không sẽ gây ra tình trạng méo mó thị trường. Đặc biệt, đối với thị trường vô cùng nhạy cảm là TTCK thì việc áp dụng các biện pháp hành chính càng cần phải linh hoạt.

    Khi có sự chênh lệch cung hoặc cầu, nếu tác động gián tiếp đến bên còn lại thì giá sẽ lập tức được điều chỉnh và thị trường sẽ phát triển ổn định, thu hút ngày càng nhiều người tham gia. Tuy nhiên, đối với TTCK Việt Nam, những sự tác động của ?obàn tay vô hình? thời gian qua nhằm giảm chênh lệch cung - cầu, chưa hẳn đã tạo ra các kết quả như mong muốn để thị trường có thể phát triển bền vững.



    Bàn tay hữu hình: Hiệu quả đến đâu?



    Vào thời điểm tháng 7/2007, khi thị trường tăng nóng, thay vì nhanh chóng tăng cung hoặc triển khai nghiệp vụ bán khống và các nghiệp vụ phái sinh để cân đối cung cầu, hay thay bằng một biện pháp linh hoạt hơn như trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 100% thì UBCKNN đã ban hành Chỉ thị 03 với nội dung chính là quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư CK dưới 3%. Chỉ thị này khiến TTCK nhanh chóng rơi vào ảm đạm. Vẫn biết kiểm soát cho vay chứng khoán là cần thiết nhưng liệu TTCK có dễ đổ vỡ như vậy không trong một nền kinh tế đang phát triển? Nhà đầu tư đã thật sự không hiểu tại sao phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng 150 - 250% vì như thế chứng khoán còn tệ hơn không có giá trị. Và tại sao không có một lời giải thích hay một lộ trình nào từ Ngân hàng nhà nước cho việc áp dụng quy định này?



    Cho tới cuối năm 2007, đầu năm 2008, thị trường rơi vào tình trạng sụt giảm triền miên, các nhà đầu tư trong nước bị cuốn vào "cơn lũ" bán tháo cổ phiếu để "cut lost" khiến cho 2 chỉ số IN-Index "tụt dốc" liên tiếp qua các phiên. Không muốn thị trường tiếp tục down, ngày 27/3/2008, UBCKNN đã ra quyết định thắt chặt biên độ dao động từ 5% xuống 1% trên HoSE và từ 10% xuống 2% trên HaSTC. "Bàn tay hữu hình" này ngay lập tức tác động tới quan hệ cung cầu theo chiều hướng: mua chứng khoán cũng phải xếp hàng như thời bao cấp. Tình trạng dư cầu kéo dài làm thị trường "đóng băng" hơn một tuần. Và lại một lần nữa, "bàn tay hữu hình" xuất hiện để nới rộng biên độ dao động từ ngày 7/4/2008. Nhưng dường như tác động của "bàn tay" vẫn chưa thể hãm phanh sự tụt dốc của thị trường.



    Giảm thiểu sự "méo mó"



    Để TTCK phát triển ổn định tương đối, các giải pháp hợp lý có thể được đề xuất và áp dụng một cách linh hoạt.



    Thứ nhất: Triển khai nghiệp vụ bán khống và các nghiệp vụ phái sinh đối với nhà đầu tư khi thị trường tăng nóng để ngày càng có nhiều người từ vị thế mua chuyển sang vị thế bán. Như vậy, thị trường sẽ tự điều chỉnh và thành công vẫn sẽ đến với những người có trình độ dù thị trường có đi lên hay đi xuống. Không có chuyện thị trường giảm thì các nhà đầu tư sẽ xa lánh thị trường, giao dịch ảm đạm, trong khi thị trường lên thì tranh nhau mua đẩy giá lên cao mãi.



    Thứ hai: Nghiêm cấm các DN không chuyên về đầu tư tài chính tham gia lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong một thị trường nhiều rủi ro như TTCK, trạng thái bong bóng và giảm giá có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Lúc thị trường lên, các Cty công bố lợi nhuận cao ngất, đến lúc xuống thì lại giảm rất nhiều và sự sụp đổ sẽ diễn ra. Thêm vào đo, việc các Cty không tập trung nguồn lực vào ngành nghề chính, phát hành cổ phiếu tràn lan đã làm tăng tình trạng bong bóng và giảm giá trị cũng như sự ổn định của DN.



    Thứ ba: Nghiêm cấm các Cty con trong cùng một tập đoàn đầu tư chéo lẫn nhau. Do cùng một Cty trong cùng một tập đoàn nên họ đẩy giá nhau lên rồi bán cổ phiếu của nhau, giảm tính minh bạch của thị trường.



    Thứ tư: Ban hành những quy định nghiêm ngặt về công bố thông tin và chế tài xử lý nghiêm khắc với các DN vi phạm. Thời gian qua, nhiều Cty phát hành cổ phiếu chui, thông tin nội gián tràn lan,... làm cho các cổ đông thiệt hại, khiến thị trường không minh bạch và được ví như canh bạc.



    Thứ năm: Nhanh chóng cổ phần hóa HoSE và HaSTC để gắn quyền lợi của trung tâm với thị trường, nhà đầu tư. Có như vậy, những biện pháp mạnh mẽ mới được ban hành vì sự phát triển của thị trường. Thị trường mất đến 40% giá trị vốn hóa, khối lượng giao dịch còn một nửa sẽ khó có thể được coi là phát triển được.
  2. nickbell

    nickbell Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2005
    Đã được thích:
    30
    Không thấy giải pháp nào có tính khả thi cả.
  3. globalfinanc

    globalfinanc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Tháng 7/2007 đang sụt giảm bỏ mẹ sao lại nói là tăng nóng! đúng là bó tay với nhà báo!

Chia sẻ trang này