6 Không

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thao_a_pao, 23/02/2008.

3446 người đang online, trong đó có 530 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 376 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. thao_a_pao

    thao_a_pao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Đã được thích:
    0
    6 Không

    Thị trường bất động sản: 6 không

    23-02-2008 00:33:47 GMT +7
    Cao ốc sang trọng nằm giữa khu dân nghèo ở quận 8 - TPHCM. Ảnh: T.Thạnh
    Chỉ mới một vài thông tin về việc Nhà nước sẽ siết chặt tín dụng, sắp ban hành sắc thuế lũy tiến... thị trường bất động sản TPHCM đã có dấu hiệu chao đảo, giao dịch ngưng trệ. Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, do chính sách kém dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Trong khi đó, cơ quan đóng vai trò người lái lại đứng ở bên ngoài để mặc cho con thuyền... tự bơi, tự chìm

    Thuyền không lái

    Ngày 22-2, gần 1.000 doanh nghiệp (DN) kinh doanh địa ốc đã tham dự buổi đối thoại với Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín, nhằm tìm một sự trấn an về tâm lý trước thảm họa suy thoái của thị trường bất động sản đang rình rập. Ông Lê Hoàng Châu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA), cảnh báo về hai ?oliều thuốc? quá mạnh trong chính sách điều tiết vĩ mô sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Đầu tiên là việc siết chặt tín dụng, tăng lãi suất tiền vay đã tác động trực tiếp đến DN kinh doanh bất động sản cũng như nhà đầu tư thứ cấp và người dân có nhu cầu. Tiếp đến, chính sách thuế lũy tiến đối với nhà, đất ở vượt hạn mức sắp ban hành sẽ làm cho thị trường chưa kịp phục hồi sau đợt ?ođóng băng? từ năm 2002 đến 2006, nay lại đang có nguy cơ ách tắc.

    Đề cập đến thực trạng của thị trường bất động sản hiện nay, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, bức xúc: ?oThị trường hiện có đến 6 không. Thứ nhất, không giải tỏa được mặt bằng, bởi chính quyền hầu như không can thiệp vào việc giải phóng mặt bằng cho DN, dẫn đến nhiều dự án chỉ còn 1% diện tích chưa đền bù cũng đành phải để đó. Thứ hai, không khởi công, bởi theo thủ tục từ lúc lập dự án đến khi khởi công phải mất ít nhất 3 năm trở lên. Thứ ba, không kinh doanh ?onon?, tức không được huy động vốn khi chưa xây dựng xong phần móng. Thứ tư, không còn DN vừa và nhỏ, ?osân chơi? chỉ còn lại DN trong nước và nước ngoài. Thứ năm, không có căn hộ nên không thể hạ giá. Luật lệ kiểu ?ongăn sông cấm chợ?, thủ tục nhiêu khê, không phù hợp đã dẫn đến nhiều chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp thất bại, nhà ở xã hội chậm... Hậu quả dẫn đến việc tích trữ, đầu cơ, chợ đen đẩy giá lên quá cao. Thứ sáu, là những ?oma trận thủ tục?, càng cải tiến thì càng phức tạp.

    Lành ít, dữ nhiều

    ?oViệc điều chỉnh chính sách vĩ mô quyết liệt để điều tiết thị trường bất động sản là cần thiết, song liệu pháp ?osốc? như hiện nay không hợp lý và hậu quả sẽ khó lường? - ông Nguyễn Văn Khởi, Tổng Giám đốc Công ty Intresco, cảnh báo. Theo ông, các ngân hàng ngưng cho vay sẽ tạo áp lực rất lớn, việc không có tiền thực hiện dự án sẽ dẫn đến DN phải bán ?olúa non?. Quỹ dự án này có thể sẽ rơi vào tay của các DN nước ngoài bởi họ không phải chịu sự điều tiết của chính sách. ?oNếu họ thao túng, việc kéo giá đất xuống sẽ không khả thi? - ông Khởi lo lắng. Ông Nguyễn Phụng Thiều, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Gia Định, lại lo ngại về việc cơ hội sở hữu nhà của người thu nhập thấp lại càng xa tầm tay. Ông Thiều cho biết, trong dự án ông đang thực hiện ở quận 12, tháng 9-2008, công ty sẽ bàn giao 60 căn hộ cho những người thuộc diện bán ưu đãi cho ngành thể thao. Người mua đã đóng 50%, còn 50% ngân hàng hứa sẽ cho vay khi giao nhà, nếu nguồn tín dụng này bị ?ocắt? xem như bó tay. Nếu không có chính sách cho vay trở lại thì 1.000 căn hộ sắp tới, công ty sẽ chuyển sang bán kinh doanh. ?oĐừng vì ném chuột mà làm vỡ bình? - ông Thiều ví von khi nói về những giải pháp cắt ?ocơn sốt? khi thị trường bất động sản đang ?onóng? hiện đang áp dụng.

    Tại buổi đối thoại hàng loạt vướng mắc xung quanh cơ chế chính sách đầu tư xây dựng nhằm tăng nguồn cung sản phẩm đã được các thành viên HOREA đề nghị TP tháo gỡ ngay cũng như kiến nghị Trung ương giải quyết nhằm lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Trả lời về những cơ chế, thủ tục đang ?otrói? việc làm ra sản phẩm của các DN, đại diện các sở Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc... đều cho biết, dù TP đã nhận thấy nhiều bất cập, đã kiến nghị, còn bao giờ Trung ương tháo gỡ thì còn phải tiếp tục... chờ!

    Không được quên người dân có thu nhập thấp

    Tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín cho biết: Trước mắt việc phủ kín quy hoạch là điều kiện tiên quyết để các nhà đầu tư mạnh dạn tham gia; TP cải tiến thủ tục giao đất, thủ tục xét duyệt hồ sơ đầu tư xây dựng, điều chỉnh chính sách nhằm tạo ra hàng hóa dành cho đối tượng thu nhập trung bình và thấp; kiến nghị Trung ương và điều chỉnh các cơ chế chính sách nhằm tạo cho DN bán được sản phẩm và tín dụng để đa phần người dân có thể mua được. Ông Tín cho rằng thị trường không thể chỉ nhắm đến phân khúc căn hộ cao cấp dành cho người có thu nhập cao mà quên đi phần lớn người dân với mức thu nhập còn thấp.
  2. hwanglan

    hwanglan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Rặt môt bọn BDS ghê răng kêu cứu vì sợ nó đóng băng không bán được. Nhà nghèo vay ngân hàng 50% thì an tâm đi, NH sẽ giải ngân cho, tuy nhiên mấy ai nhà nghèo mà mua được nhà rẻ.

    BDS cần giảm về độ 5 triêu / m2 nhà chung cư là hợp lý.
    Với mức lương công chức 2tr/ tháng thì bao nhiêu năm mua được căn hộ chung cư khiêm tốn 50m2 thôi chứ chưa nói đến 100m2...

    BDS đang rãy chết, và ở VN thì CK và BDS là bình thông nhau, từ xưa đến nay đều thế...

Chia sẻ trang này