6 tháng cuối năm 2016: Dòng tiền tập trung vào Ngành Cảng Biển - Logistics !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi katemla84, 10/08/2016.

2437 người đang online, trong đó có 55 thành viên. 05:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7622 lượt đọc và 52 bài trả lời
  1. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    Cơ hội bứt phá của cổ phiếu ngành logistics từ TPP
    [​IMG]
    Huy Nguyễn

    (NDH) Năm 2015, với những kỳ vọng từ hiệp định TPP, nhóm cổ phiếu ngành logistic đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực. Năm 2016, nhiều chuyên gia dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới.
    TIN ĐỌC NHIỀU
    Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt trong việc mở rộng hoạt động hợp tác thương mại của Việt Nam với các khu vực kinh tế lớn trên thế giới. Chính sách mở cửa đang ngày càng tạo được sức hút đối với các nhà đầu tư quốc tế với những kỳ vọng Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

    Với TPP, ngoài các ngành hàng xuất khẩu chủ lực được hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan như dệt may, da giày, thủy sản…các chuyên gia đều nhận định việc tham gia Hiệp định này sẽ tạo ra một cơ hội bứt phá cho lĩnh vực logistics.

    Hôm qua, lễ ký kết Hiệp định TPP đã diễn ra tại Auckland, New Zealand. Mặc dù năm 2018, TPP mới có hiệu lực nhưng làn sóng đầu tư vào Việt Nam đón đầu TPP đang có sự tăng trưởng mạnh. Điểm đến của dòng vốn là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Khi dòng vốn FDI rót vào ngành sản xuất Việt Nam được đẩy mạnh thì điều hiển nhiên là các doanh nghiệp logistics ngày càng có nhiều việc để làm hơn.

    Đồng thời, khi TPP chính thức được ký kết với nhiều dòng thuế về 0%, hứa hẹn sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014. Báo cáo mới đây của World Bank đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng từ nay cho đến năm 2020 là 12%/năm và kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 623 tỷ USD vào năm 2020.
    [​IMG]
    Đây được xem là điều kiện tiền đề cho việc mở rộng nhu cầu vận chuyển, cung ứng, kho bãi… khiến các dịch vụ logistics phát triển mạnh.

    Sức hấp dẫn của cổ phiếu logistics

    Hiện có khoảng 39 công ty thuộc ngành logistics đang niêm yết cổ phiếu trên 2 sàn giao dịch HNX và HOSE chủ yếu bao gồm: khai thác cảng, vận tải dầu khí, vận tải thủy hàng rời và container, vận tải đường bộ và dịch vụ logistics.

    Trong năm 2015, với những kỳ vọng từ hiệp định TPP được thông qua, nhóm cổ phiếu ngành logistic đã có những là thời điểm bứt tốc rất mạnh và được giao dịch khá tích cực với nhiều mã tăng mạnh như CLL, DVP, GMD, HAH và VSC… Mặc dù thị trường có những thời điểm điều chỉnh nhưng nhìn chung nhóm này vẫn luôn có mức độ ổn định giá cổ phiếu cao nhất thị trường cho thấy nhà đầu tư thật sự đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng ổn định trong dài hạn của nhóm cổ phiếu này.

    Bước sang năm 2016, nhiều chuyên gia chứng khoán đều dự đoán nhóm ngành logistics sẽ trở thành tâm điểm thu hút dòng vốn trong thời gian tới. Trong báo cáo “Triển vọng đầu tư 2016”, Chứng khoán BSC đánh giá cổ phiếu ngành cảng biển có tính phòng vệ cao với kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao. So sánh với các DN khai thác cảng trong khu vực, cổ phiếu ngành cảng biển của Việt Nam (ngoại trừ PHP) có P/E và P/B khá hấp dẫn. Và với tiềm năng phát triển trong năm 2016, giá cổ phiếu bình quân ngành cảng biển có thể tăng lên tương đương với mức bình quân chung của khu vực.

    BSC đưa ra đánh giá khả quan với ngành cảng biển và khuyến nghị, một số cổ phiếu có khả năng tăng trưởng cao nhờ sở hữu cảng ở vị trí đắc địa, có kế hoạch mở rộng công suất trong năm tới.

    Thời cơ bứt phá

    Nói về cơ hội của nhóm ngành logistics và làn sóng đầu tư đón đầu TPP, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo rằng môi trường cạnh tranh buộc các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải nâng cao chất lượng dịch vụ, chuyên nghiệp hơn để tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực.

    Ở thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp logistics cũng đang ngày một nâng cấp và đổi mới nhằm bắt kịp xu thế tăng trưởng trên thế giới. Chẳng hạn trong quý II/2015, Gemadept hợp tác cùng vua tôm Minh Phú xây dựng trung tâm logistics tại Hậu Giang với kho lạnh sức chứa 50.000 pallets và diện tích kho thường 15.000m², vốn đầu tư khoảng 670 tỷ đồng.

    Âm thầm đầu tư trong vài năm qua, Công ty Cổ phần Otran Logistics (OTG) là doanh nghiệp đang nổi lên trong ngành logistics hiện nay. Tận dụng kinh nghiệm kinh doanh hàng nông sản của Otran Group và mạng lưới khách hàng sẵn có, OTG từ khi thành lập đã mạnh dạn đầu tư vào hệ thống kho hàng xá có vị trí sát cảng biển, hợp tác với các cảng quốc tế và cung cấp dịch vụ logistics tích hợp, trọn gói cho khách hàng.


    [​IMG]

    Năm 2015, để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty này đã tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ thông tin, tăng năng suất lao động, tăng tốc độ xếp dỡ hàng và cắt giảm chi phí đầu vào để hạ giá thành dịch vụ cho khách hàng.

    Hiện tại, OTG đang khai thác một hệ thống kho với diện tích gần 85.000m2 với tổng sức chứa khoảng 350.000 tấn hàng rời (bulk cargo) , chủ yếu ở các địa bàn tập trung nhiều KCN như Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu), Đồng Nai, Phú Thái (Hải Dương) và Cái Lân (Quảng Ninh). Trong đó, hệ thống kho ở Phú Mỹ -diện tích khoảng 37.500m2 được các chuyên viên trong ngành đánh giá cao nhờ vị trí nằm liền kề với hai cảng nước sâu là Cảng Tổng Hợp Thị Vải và Cảng SP-PSA.

    Nắm lợi thế sở hữu hệ thống kho bãi lớn nằm sát cảng biển lớn tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam cùng khả năng cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp có giá trị gia tăng cao, OTG định hướng tập trung vào làm dịch vụ logistics hàng xá sản lượng lớn, nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian làm hàng và giảm chi phí logistics cho khách hàng.

    Đây chính là sự khác biệt của OTG so với các doanh nghiệp logistics lớn khác trong ngành, giúp công ty này là lựa chọn hàng đầu của khách hàng lớn.

    Đến nay, OTG đã xây dựng được mạng lưới đối tác trên 20 quốc gia, phục vụ trên 100 khách hàng, ngoài khách hàng truyền thống là Otran Group, OTG đang cung cấp dịch vụ khai quan, tháo dở , bốc xếp, lưu kho và vận chuyển door to door chuyên về hàng rời cho 2 nhóm đối tượng khách hàng chính. Nhóm khách hàng nông sản là những cái tên quen thuộc như: Peter Cremer, Hoà Phát Group , Hùng Vương Group (HVG), Proconco, Vinafeed, Greenfeed…Nhóm khách hàng ngoài nông sản cũng gồm những thương hiệu lớn như Yara Việt Nam, Công ty Than Đông Bắc, Công ty than Tân Phù Đổng, Fico, Tập đoàn công nghiệp Than- Khoán sản Việt Nam (Vinacomin)…

    Báo cáo tài chính của OTG cũng cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty này đang có sự tăng trưởng bứt phá với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh, trong đó nguồn thu đến từ đến từ hoạt động Logistics đang tăng trưởng tốt và chiếm khoảng 60% cơ cấu doanh thu. Hoạt động kinh doanh bắt đầu tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2014 và tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 3 quý đầu năm 2015 cho thấy doanh nghiệp này đang dần khai thác một cách hiệu quả các lợi thế của mình.


    [​IMG]

    Giai đoạn tới đây, để nắm bắt các cơ hội mà TPP sẽ mang lại cho nghành logistics và tiếp tục nâng cao năng lực cạnh, OTG đưa ra định hướng mở rộng qui mô hoạt động và phát triễn cơ sở hạ tầng. Theo đó, OTG dự kiến sẽ mua cổ phần cảng và nâng tỷ lệ sở hữu các công ty liên kết, xây dựng thêm nhà kho tại Phú Mỹ, đầu tư hệ thống cẩu bờ cho thuê và cuối cùng là đầu tư thêm các sà lan nhằm phát triển dịch vụ vận chuyển đường thuỷ nội địa.

    Sự đầu tư đón đầu con sóng hộ nhập và những tiềm năng có sẵn chắc chắn sẽ giúp OTG có những bước nhảy vọt hơn nữa về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai.
    BigDady1516 thích bài này.
  2. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    Lợi nhuận cao, cổ phiếu cảng biển lên ngôi
    [​IMG]
    Hầu hết cổ phiếu cảng biển đều được các báo cáo phân tích thị trường đánh giá cao, thậm chí đứng đầu danh mục đầu tư năm 2016.


    Năm 2016, Công ty CP Gemandept (mã chứng khoánGMD) tiếp tục được các công ty chứng khoán xếp ở vị trí hàng đầu trong danh sách cổ phiếu “nên mua” do có mứctăng trưởng lợi nhuậncao, chủ yếu từ mảng kinh doanh cảng biển và logistics. Kết thúc năm 2015, GMD đạt doanh thu 3.582 tỷ đồng (tăng 18,9%), trong đó lợi nhuận gộp đạt 953 tỷ đồng (tăng 52%). VCBS là một trong số công ty chứng khoán thận trọng nhất, nhưng cũng đã đưa ra khuyến cáo cácnhà đầu tư“nên nắm giữ” cổ phiếu GMD. Cơ sở để công ty này đưa ra khuyến nghị trên là “xét đến tình hình kinh doanh tốt cũng như triển vọng ngành khả quan”.

    Theo khuyến nghị của VCBS, mức giá hợp lý đối với cổ phiếu GMD là 46.812 đồng/cổ phiếu, trong khi mức giá hiện đang ở quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu. Theo chuyên viên phân tích Trương Anh Quốc từ VCBS: “Gemandept là một trong ba công ty Nhà nước đầu tiên đượccổ phần hóatại Việt Nam (năm 1993), được niêm yết trênthị trường chứng khoánnăm 2002 và liên tục tăng trưởng”.

    Công ty CP Cảng Đoạn Xá (mã chứng khoánDXP) được đánh giá cao trên sàn chứng khoán với giá giao dịch trên HNX cuối tháng 2 vừa qua lên tới 62,7 nghìn đồng/cổ phiếu, thuộc nhóm cổ phiếu cảng biển có mức giá cao nhất hiện nay. Cổ phiếuDXPcũng bắt đầu được giao dịch ký quỹ theo thông báo ngày 6/1/2016 của HNX. Công ty CP Cảng Đoạn Xá cũng vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 với 228 tỷ đồng tổng doanh thu, vượt 34% kế hoạch cả năm. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 89,3 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kế hoạch lợi nhuận cả năm và tăng 78% so với năm 2014.

    "Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, với mức khoảng 10%/năm. Trong khi năm 2015 sản lượng đã đạt 427,3 triệu tấn, tăng 14,6%, trong đó hàng container đạt 12 triệu TEUs, tăng 15,5% so với năm 2014 và đã vượt xấp xỉ 5% với quy hoạch được duyệt cho giai đoạn này”.

    Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN



    Hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại

    Báo cáo chiến lượcthị trường Việt Nam2016 cập nhật ngày 15/2, bộ phận phân tích của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) đã đưa ra danh sách khuyến nghị mua bán đối với các ngành trên thị trường chứng khoán năm nay. Theo danh sách này, SSI đã xếp 10 ngành vào loại nên đầu tư trong năm 2016, trong đó có cảng biển.

    Đặc biệt, trong số 10 ngành nên đầu tư, chỉ có ngành Cảng biển được nâng hạng từ “nên nắm giữ” năm 2015 thành “nên mua” năm 2016, trong khi các ngành khác đều được giữ nguyên khuyến nghị. “Ngành Cảng biển và logistics được đánh giá có triển vọng tích cực trong năm nay nhờ hoạt động kinh tế tích cực và cáchiệp định thương mại tự dođã và đang được ký kết”, theo SSI Research.

    Đầu năm nay, tại hội thảo thường niên “Triển vọng ngành và cơ hội thị trường chứng khoán năm 2016”, Công ty CP chứng khoán BSC cũng cho rằng, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng dự báo tăng nhanh trong năm 2016 nhờ thu hút mạnh nguồnvốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.

    Theo ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng phân tích của BSC, nhà đầu tư nên tập trung vào các ngành hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, trong đó cổ phiếu ngành Cảng biển có tính phòng vệ cao với kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao. Với tiềm năng phát triển trong năm 2016, giá cổ phiếu bình quân ngành Cảng biển có thể tăng lên.


    Theo Phương Anh
    Tra Ly thích bài này.
  3. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    http://cafef.vn/hsbc-nganh-nao-se-d...h-trong-6-thang-dau-nam-20160810102717714.chn

    HSBC: Ngành nào sẽ được lợi khi vốn FDI tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm?
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bảo lưu đề xuất tăng giá dịch vụ hàng không, ACV nói gì?

    Xuất khẩu và ngành hàng hải, logistics sẽ tiếp tục là những ngành được hưởng lợi khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục rót vào bất chấp tình hình kinh tế khá ảm đạm là nhận định được HSBC đưa ra.
    TheoHSBC,tốc độ tăng trưởngcủa Việt Nam trong quý I/2016 khá thấp, chỉ ở mức 5,6% và đã có cải thiện trong quý II nhưng so với cùng kỳ năm ngoái vẫn không có nhiều thay đổi.

    Theo đó, ngànhnông nghiệp và thủy sảntiếp tục đối mặt với khó khăn khiến nguồn cung bị gián đoạn và bước vào thời kỳ tồi tệ nhất do tác động của hạn hán, xâm nhập mặn. Một số ngành khác có sự phát triển tích cực như các ngành thứ cấp, ngành sản xuất và du lịch, song hoạt động xây dựng đang chững lại.

    Hoạt động xuất khẩu vẫn đang đối mặt với khó khăn do nhu cầu thế giới suy giảm, nhưng nhu cầu nội địa được dự báo là sẽ tăng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2016. Với việc Chính phủ không hạ mục tiêu tăng trưởng GDP cho năm 2016 là 6,7%, HSBC vẫn giữ quan điểm Việt Nam khó đạt được chỉ tiêu tăng trưởng đề ra.

    [​IMG]
    Theo đó. để đạt được mục tiêu này HSBC cho rằng Nhà nước sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu và khuyến khích đầu tư, ví dụ như cần mở rộng tín dụng cho lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, mức dự báo mà HSBC đưa ra cho tăng trưởng năm 2016 và 2017 lần lượt ở mức 6,3% và 6,6%.

    Một thông tin tích cực được HSBC đánh giá đó lànguồn FDI dồi dào, đã giúp cán cân thanh toán duy trì ở mức dư dả và tạo điều kiện cho dự trữ ngoại hối phục hồi. Từ đầu năm đến tháng Sáu, nguồn FDI được giải ngân cán mốc 7,3 tỷ USD, đánh dấu tốc độ tăng trưởng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.

    "Với nhiều nhà máy bắt đầu hoạt động trong năm nay, chúng tôi dự báo FDI sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong thị phần xuất khẩu quốc tế của Việt Nam, cho phépngành hàng hải(vận chuyển, logistics) tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao thậm chí trong bối cảnh nhu cầu quốc tế chậm lại" - HSBC nhận định.

    Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần đã tăng. Lạm phát cơ bản vẫn nằm trong vòng kiểm soát, dao động từ 1,6% đến 2,0% so với cùng kỳ năm trước trong suốt một năm qua. HSBC dự báo, lạm phát toàn phần sẽ đạt ngưỡng mục tiêu 5% của Nhà nước vào cuối nửa đầu năm 2017.

    [​IMG]
    Việc giá dầu suy yếu cho thấy thâm hụt ngân sách nhiều khả năng vẫn tăng cao, làm hạn chế khả năng nhà nước tăng cường chi phí đầu tư tài sản cố định. HSBC dự báo, thâm hụt ngân sách có thể nới rộng lên mức 6,6% GDP khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tiến đến ngưỡng giới hạn 65% do Quốc hội đặt ra.

    Do đó, HSBC khuyến cáo để cải thiện tình hình thu chi ngân sách, Việt Nam cần nỗ lực mở rộng cơ sở nguồn thu và giảm thiểu chi tiêu hiện tại, cho dù những cải cách này không thể thực hiện một sớm một chiều.
    Bên cạnh cải cách tài chính công, HSBC cũng chỉ ra hai lĩnh vực cải cách quan trọng khác bao gồm tái cấu trúc và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và đẩy mạnh cải cách lĩnh vực ngân hàng, với vấn đề tập trung như đẩy nhanh quá trình cắt giảm nợ xấu của ngân hàng.


    => Chú ý MÚC GẤP DÒNG CẢNG BIỂN -LOGISTICS NHÉ : GMD VÙNG 26-27, DXP VÙNG 22-23.
    katemla84 đã loan bài này
  4. katemla84

    katemla84 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/05/2006
    Đã được thích:
    2.462
    http://ndh.vn/scic-thoai-toan-bo-von-tai-gemadept-2016081012192851p4c147.news

    SCIC thoái toàn bộ vốn tại Gemadept
    [​IMG]
    Nhật Linh

    (NDH) SCIC sẽ bán thỏa thuận toàn bộ cổ phiếu GMD với giá khởi điểm 28.000 đồng/cổ phần, cao hơn 6,1% so với mức giá tham chiếu của cổ phiếu GMD vào ngày 10/8
    TIN ĐỌC NHIỀU
    Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã có thông báo về quyết định thoái toàn bộ 8,42% vốn, tương đương hơn 15 triệu cổ phiếu của CTCP GEMADEPT (HOSE: GMD) trong khoảng thời gian từ 15/08 - 13/09.

    Theo đó, SCIC sẽ bán thỏa thuận toàn bộ cổ phiếu GMD với giá khởi điểm 28.000 đồng/cổ phần, cao hơn 6,1% so với mức giá tham chiếu của cổ phiếu GMD vào ngày 10/8.

    Hiện tại, nếu loại trừ SCIC trong cơ cấu cổ đông của GMD, cổ đông lớn nhất đang là ReCollection Pte sở hữu 11,98% , tiếp theo là Deutsche Bank Aktiengesellschaf sở hữu 6,46%, Deutsche Bank AG & Deutsche Asset Management (Asia) Ltd 4,8%, PYN Elite Fund đang sở hữu 4,77%, Market Vectors Vietnam ETF sở hữu 3,99%, Deutsche Bank AG London sở hữu 1,91%.

    GMD được biết đến là doanh nghiệp khai thác cảng, kho bãi, logistics và dịch vụ đầy đủ nhất hiện nay trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây.

    Quý II/2016, Gemadept đạt doanh thu thuần gần 923 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2015. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của GMD vẫn khá tốt khi chỉ số biên lợi nhuận gộp tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 286 tỷ đồng.

    Tuy nhiên, với mục tiêu tái cơ cấu theo hướng tập trung nguồn lực phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi là khai thác cảng và logistics, GMD đã tiếp tục thực hiện việc thoái vốn các lĩnh vực không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi. Chiến lược này khiến GMD ghi nhận khoản lỗ trong kỳ ở mức 55 tỷ đồng, khiến lãi ròng GMD chỉ còn đạt 116 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước.
  5. dream_big_dream

    dream_big_dream Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    02/06/2016
    Đã được thích:
    2.700
    MTA một VNM thứ 2
    đọc pic nhé
    --- Gộp bài viết, 10/08/2016, Bài cũ: 10/08/2016 ---
    http://f319.com/threads/phan-tich-c...arget-180-000-cp.823233/page-21#post-20326935
  6. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    katemla84 thích bài này.
    katemla84muabandoanhnghiep đã loan bài này
  7. Manly_99

    Manly_99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2012
    Đã được thích:
    1.920
    Logistic không con nào ngon bằng VLG, sắp chốt cổ tức 2015 đấy, giá có 6k. Vinalines chiếm 51%
  8. muabandoanhnghiep

    muabandoanhnghiep Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/04/2014
    Đã được thích:
    5.478
    Xu hướng kết đôi logistics - xuất nhập khẩu
    [​IMG]
    Thanh Thủy
    (NDH) Những miếng bánh ngon được nhà nước nhả ra cũng là cơ hội để các doanh nghiệp "kết đôi", qua đó thiết lập chuỗi giá trị cho doanh nghiệp mình. Đối với các doanh nghiệp XNK, hoạt động kho bãi, hậu cần là một mắt xích quan trọng hình thành nên chuỗi cung ứng.
    TIN ĐỌC NHIỀU
    [​IMG]
    Vào giữa năm 2015,CTCP Cảng Đoạn Xá (mã DXP-HNX)đã trải qua cuộc thay máu cổ đông khi cổ đông lớn nhà nước Vinalines hoàn tất thoái 51% vốn. Sắp tới đây, sau khi hai cổ đông cá nhân gồm ông Hoàng Văn Quang (Chủ tịch DXP) và ông Vũ Cảnh Toàn chuyển lại cổ phần cho công ty Tratimex P&L để tiện quản lý như đã được thông qua thì Tratimex P&L sẽ trở thành công ty mẹ, nắm 51,53% vốn của Cảng Đoạn Xá.
    >> Xem thêm: ĐHĐCĐ thường niên 2016 - DXP
    Ông Hoàng Văn Quang ngoài việc ngồi ghế Chủ tịch HĐQT DXP hiện còn đang đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc của Tratimex, một doanh nghiệp kinh doanh nhựa đường tại Hải Phòng. Tratimex P&L và Tratimex đều đặt trụ sở tại đường Ngô Quyền, phường Máy Chai, Tp. Hải Phòng. Đây cũng là khu vực gần với vị trí của Cảng Đoạn Xá.
    Trong khi Tratimex P&L mới được thành lập vào tháng 11/2015 thì Tratimex lại là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập từ năm 2000. Hoạt động kinh doanh chính của Tratimex là nhập khẩu sản phẩm nhựa đường/ nhựa nóng/ nhựa Shell từ Singapore, Hàn Quốc,… sau đó cung ứng nhựa đường cho nhiều công trình, dự án giao thông. Doanh số hàng năm lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, riêng lợi nhuận năm 2012 đạt gần 51.000 tỷ đồng.
    Đầu tư nắm giữ tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp cảng biển, Tratimex có lẽ không chỉ đơn thuần là việc lấn sân sang một lĩnh vực mới nhiều tiềm năng. Đây còn có thể là chiến lược thực hiện M&A ngành dọc bởi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động kho bãi, hậu cần là một mắt xích quan trọng hình thành nên chuỗi cung ứng.
    Dưới sự điều hành của “người mới”, định hướng chiến lược của DXP được chỉ ra sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh lõi hiện tại (hoạt động lưu kho bãi). Thêm vào đó, DXP còn lên kế hoạch tăng vốn để thực hiện M&A với các doanh nghiệp trong ngành khai thác và kinh doanh cảng biển, mở rộng hoạt động kinh doanh.
    Xu hướng đầu tư vào mảng logistics của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực tế đã xuất hiện khá nhiều. Đơn cử nhưCTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (mã QBS-HoSE)hiện đang kinh doanh hai lĩnh vực chính là nhập khẩu & phân phối hóa chất và xuất khẩu phân bón. Tuy nhiên, ngoài hoạt động XNK cốt lõi, QBS còn đầu tư mảng kinh doanh bổ trợ logistics. Hiện QBS đang sở hữu các kho ngoại quan tại Hải Phòng (1,5ha), Cao Bằng (2,5ha) và kho ngoại quan tại Lào Cai. Công ty này mới đây đã công bố kế hoạch táo bạo hơn trong hoạt động đầu tư vào hoạt động kho bãi. Dự kiến, QBS sẽ thực hiện một dự án cảng cạn (ICD) lớn ngay tại Khu công nghiệp Đình Vũ với diện tích 10ha (cảng cạn lớn nhất miền Bắc hiện nay nằm tại Hải Dương – 12ha). Ban đầu, QBS xây dựng kho ngoại quan để phục vụ chính cho hoạt động kinh doanh. Nhưng vo
    Một thương vụ kết đôi "đình đám" khác phải kể tới là việc công ty con của doanh nghiệp lớn ngành tômCTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phúcùng góp vốn với Gemadept (GMD) để triển khai Trung tâm logistics tại KCN Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với quy mô 15ha. Vốn đầu tư khoảng 670 tỷ đồng.
    Minh Phú được biết tới là một trong các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tôm đứng đầu thế giới. Năm 2014, doanh thu của Minh Phú lên tới 700 triệu USD. Vì chủ yếu nguồn thu đến từ xuất khẩu nên khi các quốc gia xuất khẩu tôm khác đều phá giá mạnh đồng nội tệ, doanh nghiệp này gặp phen lao đao, lợi nhuận bị kéo tụt.
    Kế hoạch đầu tư thành lập doanh nghiệp cảng cùng Gemadept được Minh Phú công bố vào tháng 1/2015. Đến cuối năm 2015, Minh Phú đã rót 98 tỷ đồng vào công ty liên kết Mekong Logistics này. Tới tháng 11/2015, Minh Phú bổ sung ngành nghề kinh doanh “Vận chuyển và cho thuê đầu kéo Container”, qua đó tiếp tục có những bước sâu hơn trong lĩnh vực kho vận.
    Không chỉ riêng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới quan tâm tới lĩnh vực logistics để bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp logistics cũng không bỏ qua miếng bánh ngon là các khách hàng của mình.
    CTCP Trasimex Saigon (mã TMS-HoSE)vừa mới đây đã quyết định mua 30,328 triệu cổ phiếu, tương đương 35,02% vốn điều lệ của Công ty TNHH Một thành viên Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex) ngay sau khi công ty thực hiện IPO. Tổng số tiền chi ra tối thiểu lên tới hơn 300 tỷ đồng. Nếu dự định nắm giữ hơn 35% vốn của TMS thành công, TMS sẽ phải nắm giữ khoản đầu tư này ít nhất 5 năm, theo ràng buộc với cổ đông chiến lược.
    Cholimex là một trong những doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu ước tính mang về 34.000 tỷ đồng trong năm 2015. Đây là nguồn thu lớn thứ hai cho công ty mẹ Cholimex, chỉ sau doanh thu từ hoạt động phân phối (hợp tác với DN sản xuất trong nước tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức lập nhà phân phối).
    Cùng với đó, Cholimex thông qua công ty con Công ty TNHH MTV KCN Vĩnh Lộc đang sở hữu một loạt các dự án KCN và Khu dân cư – tái định cư tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM. Lợi thế quỹ đất rộng lớn của Cholimex còn có thể giúp TMS mở thêm cảng ICD hay trung tâm phân phối tại các khu công nghiệp, đồng thời cũng là để khai thác hiệu quả diện tích đất rộng lớn của Cholimex.
    Tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được thúc đẩy, những miếng bánh ngon được nhà nước nhả ra cũng là cơ hội để doanh nghiệp thực hiện M&A , "kết đôi" , qua đó thiết lập, củng cố chuỗi giá trị cho doanh nghiệp mình. Những thương vụ bắt tay giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và kho bãi – hậu cần xuất hiện không phải là điều quá bất ngờ bởi hai ngành kinh doanh vốn có quan hệ mật thiết và bổ trợ cho nhau.
    katemla84 thích bài này.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Trong số 8 cảng đang hoạt động của PVS, cảng tại khu vực Vũng Tàu (cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp Phú Mỹ, cảng Hạ Lưu Vũng Tàu) và cảng Dung Quất là những cảng đóng góp hơn 75% doanh thu cho phân khúc cảng. Hiện tại, sản lượng thông quan qua các cảng này đang đến giai đoạn bão hòa nên kỳ vọng về cơ hội tăng trưởng sẽ chỉ đến từ việc đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng tại khu vực cảng đang hoạt động gồm dự án Nhập khẩu khí LNG của PV Gas và nâng cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất. Theo lộ trình được biết, cơ hội cho HĐKD chuyển biến tích cực ở các cảng này còn khá xa (2018-2020). Tương tự, trong ba cảng chế tạo của PVS thì cảng Nghi Sơn đang phục vụ cho công việc xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dự kiến hoàn thành trong năm 2017 sẽ tạo ưu thế về tăng trưởng cho PVS đối với cảng này nhờ phục vụ cho hoạt động công nghiệp lọc hóa dầu và xi măng.

    Bảng 2: Số liệu thông quan cảng Phú Mỹ

    Nguồn: VPA

    Đối với các cảng còn lại, trong Q3/2015, PVS đã hoàn tất việc mua lại và chi phối cảng Sơn Trà và cảng Đình Vũ (PSP-Upcom), trong đó, chúng tôi đánh giá cao khả năng tăng trưởng của cảng Đình Vũ trong khi chưa đặt nhiều kỳ vọng vào cảng Sơn Trà. Cụ thể, Cảng Đình Vũ đang nằm trên nhiều trục giao thông quan trọng như Đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, đường đến sân bay Cát Bi hay tứ giác phát triển kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Lạng Sơn). Điều này giúp Cảng Đình Vũ có ưu thế cạnh tranh cao về logistic và cảng biển chưa kể cơ hội đến từ việc mở rộng khu công nghiệp Đình Vũ (dự kiến hoàn thành năm 2017). Theo số liệu thông quan cảng PTSC Đình Vũ, hoạt động tàu và hàng hóa thông quan liên tục có sự tăng trưởng tích cực. Bên cạnh đó, với thời gian đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng đã lâu (từ năm 2008 và chính thức hoạt động vào tháng 7/2009), Cảng Đình Vũ đã bước vào giai đoạn trưởng thành với các hoạt động kinh doanh cốt lõi ổn định. Có thể nhận thấy điều đó trong KQKD năm 2015 của PSP với sự bứt phá của lợi nhuận sau thuế đạt 33,8 tỷ đồng (+29,8% so với cùng kỳ). Ngoài ra, hoạt động mở rộng đầu tư cảng Đình Vũ đã và đang được PVS thực hiện kể từ đầu năm 2014 (với tổng giá trị ước tính đến thời điểm hiện tại vào khoảng 60 – 80 tỷ đồng) kỳ vọng sẽ giúp tăng cường khả năng khai thác cảng trong thời gian tới.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Dù được nâng tỷ lệ sở hữu cùng thời gian với PSP nhưng cảng Sơn Trà mới hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 vào cuối năm 2014 và đi vào hoạt động từ 13/07/2015. Thông thường, đối với cảng mới đi vào hoạt động, tỷ lệ khai thác và hiệu suất sử dụng còn ở mức thấp do lượng hàng hóa chưa ổn định và phải chịu mức khấu hao hàng năm cao. Do đó, triển vọng cần có sự nhìn nhận xa hơn. Theo chúng tôi, việc nâng tỷ lệ sở hữu tại cảng Sơn Trả có thể xem là một chiến lược dài hạn nhằm phát triển cảng biển tổng hợp này thành đầu mối tại khu vực Đà Nẵng khi Nhà Nước có kế hoạch tập trung đầu tư Đà Nẵng thành cửa ngõ quốc tế trong tương lai. Mặc dù vậy, điểm yếu của cảng Sơn Trà đến từ năng lực thông quan và nhận tàu ở mức khá thấp.

    Về cảng Hòn La, hoạt động cốt lõi có sự ổn định tuy nhiên đang gặp vấn đề về lượng hàng hóa dồn ứ do nhu cầu cao trong khi năng lực cảng còn hạn chế. Với công trình nối đê Hòn La và Hòn Cỏ đã được hoàn thành, tiềm năng phát triển cảng này vẫn còn với định hướng được bổ sung vào quy hoạch phát triển vùng. Bên cạnh đó, phần diện tích từ đảo và biển của Khu kinh tế Hòn La được mở rộng hơn 1.100ha, trong đó đáng chú ý là mở ra tiềm năng lớn trong việc xây dựng hệ thống cảng nước sâu tại đây. Vì vậy, Cảng Hòn La trong tương lai có thể sẽ tiếp nhận tàu có trọng tải lớn hơn (50.000 – 70.000 tấn) thay vì 10.000 tấn như trước đây. Mặc dù vậy, PVS chưa có kế hoạch mở rộng hay cải thiện hoạt động cảng, vì vậy, tiềm năng cảng vẫn chỉ được nhìn nhận trong dài hạn khi có sự đầu tư mở rộng.

    Song hành cùng triển vọng các cảng biển hiện hữu, PVS đang tiếp tục có những định hướng mở rộng hoạt động cảng và điển hình nhất là dự án cảng Phú Quốc (116,5 ha và 60 ha diện tích sử dụng mặt nước). Thời gian dự kiến thực hiện đầu tư bắt đầu từ năm 2016 với tổng vốn dự kiến là 1.900 tỷ đồng (50% vốn chủ và 50% vốn vay) cho giai đoạn 1. Thời gian thi công dự kiến trong 15 tháng và có thể hoàn thành trong năm 2017. Cảng DVDKTH tại Phú Quốc sẽ hỗ trợ cho hai dự án của tập đoàn là (1) kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia do PVOil làm chủ đầu tư và (2) dự án phát triển và khai thác khí từ mỏ Lô B-Ô Môn. Ngoài ra, với định nghĩa là cảng tổng hợp, tiềm năng từ “hòn đảo ngọc” với lợi thế về du lịch và hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đang nở rộ sẽ là cơ hội đối với PVS

Chia sẻ trang này