8/8: VN-Index tăng ngoạn mục phiên thứ 2 liên tiếp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 08/08/2007.

7058 người đang online, trong đó có 1077 thành viên. 10:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1687 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.905
    8/8: VN-Index tăng ngoạn mục phiên thứ 2 liên tiếp

    VietNamNet) - Giá hầu hết các cổ phiếu đã giảm mạnh so với 5 tháng trước đây, nhiều doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn dự đoán, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì chiến lược mua gom? có thể là lý do khiến chỉ số VN-Index tăng ngoạn mục phiên thứ 2 liên tiếp.

    >> 7/8: VN-Index quay đầu tăng mạnh trở lại
    >> 6/8: Cổ phiếu tiếp tục giảm giá, có thể sớm tăng lại
    >> "Sở GDCK TP.HCM không thể trở thành doanh nghiệp độc quyền"

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/8 - ngày TTGDCK TP.HCM chính thức chuyển thành Sở Giao dịch với sự tham dự lễ công bố của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, nhiều cổ phiếu lớn trên sàn chứng khoán TP.HCM tiếp tục tăng giá giúp chỉ số VN-Index tăng rất mạnh và đã vượt qua 900 điểm, ngưỡng mà chỉ số này đã đánh mất trong 3 phiên trước đó.


    Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/8, chỉ số VN-Index tăng 13,14 điểm (tương đương tăng 1,47%) lên 910,05 điểm. Tổng cộng có 48 mã cổ phiếu tăng giá, 40 mã đứng giá và 22 mã giảm giá. (Ảnh: LAD)

    Cụ thể, chỉ số VN-Index tăng 13,14 điểm (tương đương tăng 1,47%) lên 910,05 điểm. Tổng cộng có 48 mã cổ phiếu tăng giá, 40 mã đứng giá và 22 mã giảm giá. Trong 2 chứng chỉ quỹ, BF1 đứng giá ở mức 11.000 đồng/ccq; VF1 giảm 700 đồng xuống 27.300 đồng/ccq.

    Theo số liệu của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, tổng khối lượng và giá trị giao dịch tăng tương ứng 13,1% và 15,7% lên gần 4,1 triệu cổ phiếu và 474 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 405.450 chứng chỉ quỹ, trị giá gần 9 tỷ đồng được giao dịch thông qua khớp lệnh.

    Nhiều cổ phiếu lớn trên sàn chứng khoán TP.HCM tăng mạnh như: BMP (Nhựa Bình Minh) tăng 8.000 đồng lên mức kịch trần là 186.000 đồng/cp; đại gia FPT tăng 11.000 đồng lên mức giá trần là 239.000 đồng/cp; SAM (Cáp và Vật liệu Viễn thông - Sacom) tăng 6.000 đồng lên mức giá trần 137.000 đồng/cp; KDC (Bánh kẹo Kinh Đô) tăng 11.000 đồng lên 242.000 đồng/cp.

    Trong số các cổ phiếu lớn khác, DHG (Dược Hậu Giang) tăng 1.000 đồng lên tròn 400.000 đồng/cp; ITA (Itaco) tăng 2.000 đồng lên 132.000 đồng/cp; VSH tăng 1.200 đồng; VNM tăng 2.000 đồng; NKD (Kinh Đô miền Bắc) tăng 3.000 đồng lên 208.000 đồng/cp; PPC (Nhiệt điện Phả Lại) tăng 500 đồng lên 51.500 đồng/cp.

    Hai cổ phiếu lớn khác là REE và STB (Ngân hàng Sacombank) đứng giá ở mức 130.000 đồng/cp và 56.000 đồng/cp.

    Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ khác cũng tăng lên mức giá trần bao gồm: BMC (Khoáng sản Bình Định), LBM (Vật liệu xây dựng Lâm Đồng), TCT (Cáp treo Núi Bà Tây Ninh), VIS (Thép Việt - Ý); DMC (Dược phẩm Domesco) tăng 6.000 đồng lên 130.000 đồng/cp; SGH tăng 5.000 đồng lên 112.000 đồng/cp.

    Sự tăng giá trở lại của nhiều cổ phiếu có tên tuổi nói trên cũng dễ hiểu bởi các doanh nghiệp này đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận rất ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2007. Nhiều đại gia có mức tăng trưởng trên 100% như: ITA, KDC, SJS, STB, TDH; tăng từ 50-100% bao gồm: CII, REE, SAM; còn lại tăng trên 30% chiếm số lượng lớn trong các gương mặt ?olớn? trên sàn như: DHG, GMD, IMP, NKD, SJD, VNM. Ngoài các cổ phiếu chủ chốt trên sàn, nhiều doanh nghiệp hạng vừa và nhỏ có mức tăng trưởng rất ấn tượng bao gồm: BMC (tăng hơn 300%); DRC (tăng 174%); TAC (tăng 230%)?

    Nhất Linh
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.905
    Thấy gì qua "quả bom tấn" Eximbank?
    14:48'' 08/08/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Tuần đầu tháng 8/2007, một sự kiện được coi là ?ochấn động? trong cộng đồng ngân hàng Việt Nam, khi mà thông tin Eximbank cũng đã chọn được đối tác chiến lược là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới, vốn được kiên trì giữ kín bấy lâu nay chính thức được công bố.

    Chọn cổ đông chiến lược: Một nước cờ đôi!

    Sự kiện này được giới tài chính ngân hàng trong nước coi như "quả bom tấn" phát nổ do kết quả "mỹ mãn" của thương vụ và khả năng im hơi kín tiếng. Bởi, hệ thống ngân hàng của Nhật Bản được coi là "bảo thủ? nhất hệ thống tài chính trên thế giới, với cung cách làm ăn hết sức chắc chắn, có nghiệp vụ quản trị rủi ro hoàn hảo và cũng là quốc gia tập trung đông ngân hàng lớn nhất thế giới.

    Đây cũng là một ngân hàng đầu tiên của Nhật Bản mua cổ phần của một ngân hàng Việt Nam. Đồng thời, so với các ngân hàng thương mại cổ phần trước đó đã bán cổ phần cho đối tác nước ngoài, thì giá bán của Eximbank được coi là cao nhất, có lợi nhất trong điều kiện giá cổ phiếu có xu hướng đi xuống, chỉ số chứng khoán giảm sút.

    Giao dịch bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này, đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD, với giá phát hành cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá, thấp hơn khoảng 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Không chỉ có vậy, SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng. Để thực hiện sự hỗ trợ đó, SMBC cử một đại diện tham gia Hội đồng quản trị của Eximbank.


    Việc lựa chọn cổ đông chiến lược của Eximbank được đánh giá là một nước cờ đôi, với một mũi tên trúng nhiều đích. Ảnh minh họa


    Nước cờ chọn cổ đông chiến lược là một tập đoàn ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản, được các ngân hàng thương mại khác của Việt Nam đánh giá cao, bởi nó là quân cờ nước đôi. Bởi không chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và công nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,... cho các doanh nghiệp Việt Nam là khách hàng của Eximbank xuất nhập khẩu, du lịch, xuất khẩu lao động và làm ăn với các đối tác Nhật Bản. Trong khi, Nhật Bản đang là một trong những thị trường xuất khẩu, một đối tác thương mại, đầu tư, du lịch,... lớn hàng đầu của Việt Nam.

    Đồng thời, cũng trong thời điểm này Eximbank cũng đang hoàn tất thoả thuận bán 10% vốn điều lệ cho 2 Quỹ đầu tư nước ngoài. Thông qua các giao dịch đó, vốn điều lệ của Eximbank tăng từ 2.800 tỷ đồng lên 3.733 tỷ đồng ngay trong năm 2007.

    Thặng dư vốn sau khi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Eximbank là khoảng 5.600 tỷ đồng, cộng với khoản thặng dư vốn bán cho 17 đối tác trong nước, dự kiến khoảng 3.500 tỷ đồng, tổng cộng là trên 9.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu tăng lên trên 13.000 tỷ đồng, trở thành NHTM cổ phần có số vốn chủ sở hữu lớn nhất và vốn điều lệ lớn thứ hai ở Việt Nam.

    Dự kiến trong giai đoạn 2008 ?" 2010, Eximbank sẽ chia cổ tức và quỹ thặng dư vốn cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 35%/năm. Cũng tức là đến năm, 2010 vốn điều lệ của Eximbank tối thiểu sẽ đạt được là 13.000 tỷ đồng, khó có ngân hàng thương mại cổ phần nào sánh kịp.

    Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ lớn, tạo điều kiện cho Eximbank thực hiện có hiệu quả chiến lược đầu tư hiện đại hoá công nghệ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới và phát triển kinh doanh khác.

    Cách đó không lâu, khoảng hơn 1 tháng, cụ thể là ngày 20/6/2007, Eximbank công bố thông tin đã ký kết thoả thuận bán 500 tỷ đồng vốn điều lệ cho 17 đối tác chiến lược trong nước là các tập đoàn kinh doanh có uy tín, với giá bán gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với 4.000 tỷ đồng.

    Các đối tác đó bao gồm: Tổng công ty xuất nhập khẩu tổng hợp 1, Công ty dịch vụ hàng không Saco, Công ty đầu tư Masan, Công ty đầu tư chứng khoán Biển Việt, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Công ty Sóng Việt, Công ty TNHH địa ốc Phú Long, Công ty kiều hối Tân Vạn Hưng, Công ty tài chính dầu khí, NHTM CP Á Châu ?" ACB, Công ty cổ phần đầu tư tài chính Sài Gòn - Á châu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại Nguyễn Kim (Siêu thị Nguyễn Kim), Công ty dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn, Tập đoàn Kinh Đô.

    Khoản chênh lệch 3.500 tỷ đồng thặng dư vốn đó được sử dụng cho việc bổ sung vốn điều lệ cho thời gian tới sau khi được Đại hội cổ đông biểu quyết, NHNN và Uỷ ban Chứng khoán chấp thuận. Theo thoả thuận đã ký kết, các đối tác nói trên phải nộp tiền đặt cọc với tỷ lệ 20% cho Eximbank.


    Khác với các NHTMCP khác, Eximbank chọn tới 17 cổ đông lớn.

    Đến đầu tháng 8/2007, mới chỉ có các tổ chức tài chính nộp đủ tiền mua cổ phần theo thoả thuận cho Eximbank, còn nhiều doanh nghiệp khác vẫn chưa nộp tiền. HĐQT của Eximbank đã ra hạn chót để nộp tiền là hết tháng 10/2007, nếu không thì sẽ bị mất 20% tiền đặt cọc.

    Chiến lược nói trên của Eximbank cũng được đánh giá rất cao bởi nó khác hẳn với cách đi của các NHTM cổ phần khác khi mà chỉ chọn có 1-2 cổ đông là tập đoàn lớn trong nước, trong khi Eximbank chọn tới 17 cổ đông lớn. Đây là các tập đoàn kinh doanh có hàng trăm nghìn khách hàng cá nhân và thể nhân khác nhau trong cả nước, cho phép Eximbank cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ đa dạng và tiện ích.

    Eximbank cũng đã ký kết thoả ước với Công ty tài chính quốc tế (IFC), chính thức trở thành thành viên nhóm Ngân hàng trong chương trình tài trợ thương mại toàn cầu (GTFG) của IFC, với mục tiêu mở rộng mạng lưới, đồng thời giúp cho các L/C do Eximbank phát hành được xác nhận dễ dàng hơn. Bên cạnh đó Eximbank có cơ hội tiếp cận với mạng lưới các ngân hàng trên toàn cầu nhằm mở rộng thị trường hoạt động nhất là lĩnh vực dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

    Tăng vốn điều lệ đạt mức an toàn

    Từ đầu năm 2007 đến nay, các NHTM cổ phần triển khai hàng loạt các đợt tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu và chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Lớn nhất là NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Sacombank, với mã chứng khoán STB, đã tăng vốn từ 2.080 tỷ lên 4.400 tỷ đồng. Tiếp theo là NHTM CP Á châu - ACB tăng từ 1.100 tỷ đồng lên 2.530 tỷ đồng. VP Bank tăng từ 750 tỷ đồng 1.500 tỷ đồng. MBank tăng từ 1.045,2 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng cùng với việc phát hành khoảng 400 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi với giá gấp 1,5 lần mệnh giá. VIBank tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng trong đó các cổ đông phải bỏ tiền ra 345 tỷ đồng. Cổ đông hiện hữu của Eximbank cũng phải chi ra thêm 250 tỷ đồng mua 20% cổ phiếu mới trong đợt I kế hoặch tăng vốn năm 2007,? Bên cạnh đó là hàng loạt NHTM cổ phần khác phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi.

    Sau ngày 20/7/2007, thời điểm Quyết định 24 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực thi hành, đã có 12 bộ hồ sơ xin thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần mới được gửi lại NHNN.

    Các NHTM cổ phần thường xuyên phải tăng vốn điều lệ bởi các quy định pháp luật về tỷ lệ an toàn sau đây:


    Các ngân hàng rục rịch tăng vốn điều lệ. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

    Một là, theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, thì Tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. Trong cơ cấu vốn tự có chủ yếu là vốn điều lệ. Bên cạnh đó dư nợ cho vay và đầu tư thường xuyên tăng cao, làm cho tỷ lệ an toàn vốn giữa vốn tự có so với tài sản có rủi ro quy định và theo thông lệ quốc tế tối thiểu là 8% của các NHTM ngày càng giảm xuống. Do đó quy mô hoạt động ngân hàng này càng tăng, dư nợ cho vay tăng cao, thì vốn điều lệ cũng phải tăng cao.

    Theo Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN, ngày 16/6/2006 của Thống đốc NHNN, thì một trong số các điều kiện để mở chi nhánh của Tổ chức tín dụng là số vốn điều lệ hiện có trừ đi số vốn pháp định tối thiểu, thì mỗi chi nhánh bình quân phải là 20 tỷ đồng. Do đó Tổ chức tín dụng muốn phát triển kinh doanh, mở rộng địa bàn và chiếm lĩnh thị phần thì thường xuyên phải thành lập thêm chi nhánh mới, tất nhiên phải tăng thêm vốn điều lệ.

    Cũng theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM, Tổ chức tín dụng không được đầu tư quá 50% số vốn điều lệ vào tài sản cố định. Do đó để hiện đại hoá và mở rộng trụ sở, các chi nhánh, phòng giao dịch; đầu tư hiện đại hóa công nghệ, trang bị máy ATM, máy tính hiện đại, trang thiết bị khác,... NHTM cổ phần phải thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ.

    Hai là, trong quá trình phát triển kinh doanh, đa dạng hoá dịch vụ theo thông lệ quốc tế và theo yêu cầu hội nhập, các NHTM ngày càng mở ra nhiều công ty trực thuộc. Vì vậy, các NHTM phải tăng thêm vốn điều lệ để có vốn cấp cho thành lập các Công ty trực thuộc, như: Công ty chứng khoán, Công ty cho thuê tài chính, Công ty kiều hối, Công ty thương mại dịch vụ, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản,...

    Ba là, quy mô vốn tự có của các NHTM cổ phần ở nước ta hiện nay còn quá nhỏ bé so với mức vốn bình quân của các nước trong khu vực.

    Hiện nay quy mô của các NHTM cổ phần ở nước ta còn quá nhỏ, lớn nhất là Sacombank, hiện mới có số vốn điều lệ là gần 1.900 tỷ đồng, tương đương chưa tới 280 triệu USD. Phổ biến là các NHTM cổ phần đô thị hiện nay có số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, tương đương dưới 100 triệu USD. So với số vốn bình quân của các NHTM trong khu vực lên tới hơn 500 triệu USD thì rõ ràng quy mô đó còn quá nhỏ. Quy mô tài sản có cao nhất là ACB hiện nay mới đạt gần 64.000 tỷ đồng, tương đương gần 4,0 tỷ USD, bình quân các NHTM cổ phần mới đạt 20.000 tỷ đồng, tương đương 1,24 tỷ USD. Trong khi đó bình quân các NHTM trong khu vực lên tới 50 tỷ USD.

    Do đó việc thường xuyên tăng thêm vốn điều lệ là yêu cầu khách quan theo quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng và yêu cầu khách quan về phát triển kinh doanh của ngân hàng.

    Các NHTM cổ phần tiếp tục tăng vốn điều lệ và phát hành cổ phiếu mới bán cho các cổ đông hiện hữu bằng mệnh giá, hoặc bán theo giá thỏa thuận nhưng cũng có khoảng cách khá xa so với giá đang giao dịch trên thị trường OTC. Vốn điều lệ thường năm sau tăng gấp 1,5 lần đến 2,0 lần so với năm trước. Do đó số cổ phiếu mới cổ đông được mua thêm cũng tăng lên tương ứng.
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.905
    Ngày 08/08/2007, 14:45
    Cổ phiếu ngân hàng bao giờ khởi sắc?


    Mặc dù giá của nhiều cổ phiếu ngân hàng (CPNH) đã rơi xuống mức đáy, thế nhưng trên thị trường hiện nay CPNH vẫn được ít nhà đầu tư (NĐT) giao dịch, bất chấp những thông tin tốt về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng (NH) liên tục được công bố.


    Sự sụt giảm của thị trường chính thức, tình trạng "đóng băng" của thị trường OTC đã khiến giá CP NH giảm mạnh. Bao giờ CP NH mới khởi sắc trở lại?



    Thị trường ảm đạm



    Theo thông báo của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank), 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế mà họ thu được là hơn 610 tỉ đồng, đạt 51% kế hoạch cả năm 2007, NH Á Châu (ACB) hơn 880 tỉ đồng, đạt 59% kế hoạch năm, NH Quốc tế VIB Bank lợi nhuận trước thuế đạt 150 tỉ đồng..



    Đặc biệt, hai NH là TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đạt xấp xỉ 103 tỉ đồng và Ngân hàng Quân đội (MB) đạt 318 tỉ đồng, bằng lợi nhuận cả năm 2006... thế nhưng các CPNH cả trên thị trường niêm yết và OTC đều rớt giá thảm hại.



    So với hồi đầu tháng 6, giá CP của một số NH đã giảm gần 50%, Đông Á (EAB) giảm gần một nửa, từ 11,6 triệu đồng xuống còn 6,7 triệu đồng, NH Quân đội MB từ 10,4 triệu xuống còn 5,3 triệu đồng, An Bình (AB Bank) từ 670.000 đồng/CP xuống còn 390.000 đồng, Ngân hàng Phương Đông từ 8,8 triệu xuống còn 4,2 triệu đồng...



    Các NH có quy mô nhỏ hơn như HBBank, VPBank, VIBank... Cũng liên tục giảm và rơi vào tình trạng đóng băng vì không NĐT nào muốn giao dịch trong thời điểm thị trường diễn biến phức tạp như hiện nay.



    Trên thị trường chính thức, giá CP của 2 ngân hàng Á Châu (ACB) và Sacombank cũng không ngoại lệ. Chỉ tính riêng trong tháng qua, cổ phiếu ACB đã giảm hơn 40.000 đ/CP, hiện chỉ còn 116.100 đ/CP. Giá CP Sacombank cũng chỉ còn 56.000đ/CP trong phiên 7/8....


    Nói về "sự cố" hàng loạt CP của các NH hiện nay, theo các chuyên gia tài chính, nhóm CP này đã tăng khá nhanh trong giai đoạn trước đó và nhiều NH đã hết room dành cho các NĐT nước ngoài.



    Thêm vào đó, cầu đầu tư vào khu vực NH tới đây tiếp tục bị chia sẻ cho các NH TMCP dự kiến thành lập mới theo quy chế vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành.



    Các NH chuẩn bị tăng vốn và đặc biệt là các NH quốc doanh như: NH Ngoại thương Việt Nam, NH phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Công thương Việt Nam chuẩn bị cổ phần hóa... cũng làm cho các nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi.



    Dài hạn lo gì?



    Theo một số chuyên gia tài chính, với tình hình thị trường hiện nay, các NĐT ngắn hạn giữ CP NH sẽ còn lo lắng nhưng với các NĐT dài hạn thì có thể vững tin trước tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả hoạt động của các NH hiện nay.



    Theo ông Lê Xuân Nghĩa - Vụ trưởng Vụ Chiến lược Phát triển Ngân hàng, NHNN, CPNH vẫn là lĩnh vực đầu tư tốt, đặc biệt là đầu tư chiến lược.



    Xét về dài hạn, CPNH vẫn là một trong những loại CP ổn định và sinh lời nhiều nhất, chỉ sau CP bất động sản. Theo thống kê của CTCK Biển Việt, chỉ số tài chính CBV-Tài chính hiện tại đang đứng thứ hai chỉ sau CBV- Nhà đất.



    Tính từ đầu năm 2007 đến nay, chỉ số CBV - Tài chính tăng 43,84 điểm, tương ứng với mức tăng 43,84% so với lãi ngân hàng.



    Trên thị trường tài chính hiện nay vẫn chịu sự chi phối của 4 NH quốc doanh (Vietcombank, Incombank, Agribank và BIDV), chiếm trên 70% thị phần huy động vốn và dư nợ.



    Tuy nhiên, vị thế có thể sẽ thay đổi trong tương lai nếu như các NH cổ phần liên kết lại.



    Một động lực để các NH phát triển hơn nữa là việc NH nước ngoài gia tăng sự hiện diện của mình tại VN sẽ tạo áp lực cạnh tranh rất lớn và thúc đẩy các NH Việt Nam tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá dịch vụ...



    Trong tương lai không xa, ngành NH sẽ có bước phát triển lớn mạnh, xứng tầm với các NH trong khu vực.



    Theo dự báo của nhiều chuyên gia, nhiều khả năng giá CPNH sẽ ấm dần lên trong những tháng cuối năm bởi so với mặt bằng chung, giá CPNH hiện nay chưa tương xứng.



    Lý do, là hầu hết các NH hiện nay đều có thời gian hoạt động trên 10 năm, đã có thương hiệu, thị phần... trong khi một số công ty CP chỉ vừa hoạt động được 1 - 2 năm, thị phần chưa rộng, hoạt động kinh doanh chưa định hình rõ... nhưng giá CP cũng ngấp nghé giá CP NH.
  4. chungkhoan_dream

    chungkhoan_dream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Quả nhiên không ngoài dự đoán. Chỉ thị anh Sinh ban ra cho các công ty CK và quỹ, tổ chức, và cả một bộ phận Tây ăn lộc của anh ý từ trước tới giờ là ngày Khai trương HOSE phải được chào đón bằng một bảng điện tử màu xanh và VNI tăng điểm.

    Ngay đầu phiên hôm nay, một loạt các công ty chứng khoán "vô tình" đều bị lỗi hiển thị bảng điện tử, bảng treo đến gần hết đợt khớp lệnh mở cửa khiến nhiều người muốn bán mà không làm sao theo dõi để đặt giá bán phù hợp được. Rốt cục là chỉ có các BB tự mua bán đảo tay để VNI tăng theo đúng ý sếp.

    Dự đoán ngày mai vẫn tiếp tục tăng nhẹ để HOSE đỡ mang tiếng là làm giá, nhưng lượng hàng xả ra sẽ vô cùng nhiều từ nhiều thành phần. Cơ hội cuối cùng để tháo chạy thoát thân cho các ACE đây

    Mấy hôm nay khối lượng và giá trị giao dịch thấp quá. Hôm nay bỏ qua FPT được phù phép thì còn lại khớp rất ít. Tây đã bắt đầu giảm mua từ tuần trước và đầu tuần này lại càng tiếp tục giảm mua nữa. Trên sàn HN, sau khi hăm hở mua vào tuần trước, đến tuần này Tây đã chán hẳn, ko mua bán gì nữa. Hôm nay gần như Tây ko mua vào trên sàn HN, kể cả mã BTS vốn thường đc giao dịch nhiều, Tây mua khoảng 40k SSI thì cũng có Tây khác bán ra chừng ấy SSI. Tóm lại là tình hình ko có gì sáng sủa. Không hiểu thị trường đi lên bằng gì đây? Nhiều người ngây thơ lạc quan sớm quá khi không nhìn lại vừa qua bao lần BULL TRAP ăn quả đắng của Tây và đại gia.
  5. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Xem lại Tây múc bao nhiêu đi rồi phát biểu nhé
  6. minhhai1506

    minhhai1506 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2007
    Đã được thích:
    0
    bác nào có thống kê của tây cho em xin cái
  7. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Tây à ?? tây hôm nay múc cật lực tất cả các mã .mua 3 bán 1..
  8. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Mai lại Up rồi
  9. trecon20t

    trecon20t Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Đã được thích:
    0
    tây mua ào ào..ủng hộ VN hay lại dở trò gì thế nhỉ ???

    check giao dịch của tây thì vào www.vse.org.vn
  10. chasemoney

    chasemoney Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Số liệu xúc của khoai tây ngày hôm nay

    [​IMG]

Chia sẻ trang này