a chị e yên tâm tin này là ổn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MECHUNGKHOAN1978, 03/04/2025.

2185 người đang online, trong đó có 71 thành viên. 01:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3478 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. MECHUNGKHOAN1978

    MECHUNGKHOAN1978 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    341
    QCKfx86 thích bài này.
    QCK đã loan bài này
  2. nguyenhung101085

    nguyenhung101085 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2019
    Đã được thích:
    26.911
    Thôi xog... ko kịp bán nhà tối nay để 8h sáng mai có tiền nạp vào x2 cái nhà rồi
    QCK thích bài này.
  3. MECHUNGKHOAN1978

    MECHUNGKHOAN1978 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    341
    ổn với ae mua hôm nay thôi chứ bán nhà chắc ko ổn bác ơi
    QCK thích bài này.
  4. truong_soir

    truong_soir Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Đã được thích:
    11.714
    sẽ ổn thôi vì đôi bên cùng có lợi , ta quá thiện chí làm ngay là luôn
    QCK thích bài này.
  5. StockZ

    StockZ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2020
    Đã được thích:
    141
    Vay xã hội đen, 3 ngày sau lãi 20% bán trả lại game dễ:D
  6. _14102006_

    _14102006_ Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2011
    Đã được thích:
    3.418
  7. thachngo

    thachngo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Đã được thích:
    8.589
    Còn chừng 25% là hạp lý :))
  8. BUT_CHI_2020

    BUT_CHI_2020 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    976
    MECHUNGKHOAN1978 thích bài này.
  9. thaihung

    thaihung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/02/2016
    Đã được thích:
    412
    https://tuoitre.vn/my-ap-thue-viet-...n-tinh-the-can-lam-ngay-20250403090322257.htm

    Mỹ áp thuế Việt Nam 46%, đề xuất 3 cách cứu vãn tình thế cần làm ngay

    Chuyên gia Vũ Minh Khương cho biết với các nền kinh tế chịu mức thuế cao từ Mỹ như Việt Nam, việc thực thi sẽ bắt đầu từ ngày 9-4. Việt Nam có gần 1 tuần để đàm phán, trong đó cân nhắc tính toán lại thuế xuất khẩu vào Mỹ.
    [​IMG]

    GS.TS Vũ Minh Khương
    Mỹ áp thuế 46% đối với Việt Nam từ ngày 9-4, tạo ra thách thức lớn cho nền kinh tế.

    Khả năng đàm phán, mở ra cơ hội sau khi Mỹ áp thuế Việt Nam 46%

    Trao đổi nhanh sáng nay với Tuổi Trẻ Online, GS.TS Vũ Minh Khương, Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, cho biết mức thuế 46% áp với Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 9-4.

    Tức là Chính phủ Việt Nam sẽ có thời gian giải quyết tình hình trong vòng một tuần để ngăn chặn những tác động của thuế quan.

    "Phía Mỹ đã để ngỏ về khả năng đàm phán. Ngay trong tuần này, càng sớm càng tốt, Việt Nam nên có những quyết sách mang tính cải cách mạnh mẽ và lâu dài để biến nguy thành cơ hội, giúp Việt Nam không chỉ duy trì mà còn tăng sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và thu hút đầu tư toàn cầu", ông Khương nêu quan điểm.

    Theo đó, vị chuyên gia đề xuất ba giải pháp quan trọng, trong đó có hai vấn đề ưu tiên làm ngay.

    Thứ nhất, Việt Nam nên có tiến hành thảo luận ngay với phía Mỹ, đảm bảo sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ được thụ hưởng chính sách ưu đãi cao nhất có thể. Việt Nam có thể đơn phương coi Mỹ như một đối tác của Hiệp định thương mại tự do và sớm tiến tới ký kết hiệp định này.

    Trong nỗ lực này, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm và mô hình từ Singapore. Hiệp định thương mại tự do Singapore và Mỹ (USSFTA) có hiệu lực từ năm 2004 được phía Mỹ đánh giá rất cao vì hiệp định đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Singapore.

    "Lâu nay Việt Nam áp thuế 0% với các đối tác trong các hiệp định thương mại tự do, nhưng với Mỹ chúng ta vẫn áp thuế như một quốc gia thông thường.


    Trong tình thế cấp bách vừa rồi, chúng ta có giảm mức thuế này xuống đáng kể nhưng vẫn còn cao và phía Mỹ coi là chưa thực sự công bằng", ông Khương nói.

    Nếu chúng ta dốc sức đàm phán trên tinh thần hợp tác toàn diện và triệt để ở mức cao nhất có thể, mức thuế quan của Mỹ vào hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể giảm xuống mức 10% như đối với Singapore.

    Thứ hai, ông Khương cho rằng các bộ ngành, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương Việt Nam cần có những cuộc thảo luận kịp thời với các doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy một cuộc cải cách sâu rộng nhằm tăng giá trị giá tăng, thay vì thiên lệch về tăng giá trị xuất khẩu nhưng thu về không được tương xứng.

    Việc cải cách khu vực này cần làm đồng bộ không chỉ ở cải thiện môi trường kinh doanh mà cả ở mảng công nghiệp hỗ trợ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

    "Cần nhận thức cao hơn về sự quan trọng của việc chuyển đổi động lực này thành một cuộc cải cách toàn diện nhằm đẩy nhanh sự phát triển của Việt Nam hướng tới thịnh vượng. Việc áp thuế này có thể trở thành cú hích để Việt Nam có động lực cao hơn trong việc tiến tới cải cách lâu dài", ông Khương đề xuất.

    Thứ ba, giải pháp mang tính lâu dài hơn, Việt Nam cần chú trọng hợp tác toàn diện với các nước, giảm thiểu rủi ro tập trung vào một vài thị trường lớn, theo ông Khương.

    Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào với mức thuế mới của Mỹ?
    Ông Khương cũng phân tích thêm, với mức thuế 46% vào Mỹ, không chỉ các ngành xuất khẩu của Việt Nam chịu tác động, mà còn ảnh hưởng rất lớn tới chiến lược thu hút và duy trì đầu tư FDI.

    Ấn Độ chịu thuế vào Mỹ 26%, thấp hơn đáng kể so với mức 46% của Việt Nam. Cũng tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan bị áp thuế 36% vì áp mức thuế 72% với hàng hóa Mỹ, tiếp theo là Indonesia (32%, 64%), Malaysia (24%, 47%), Philippines (17%, 34%), Singapore (10%).

    Trong khi đó, mức thuế "cơ bản" 10% áp dụng cho Anh, Brazil, Singapore, Úc, Chile, Argentina, Saudi Arabia... Còn Liên minh châu Âu (EU), Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc chịu mức thuế từ 20 - 26%.

    Vì vậy, cú sốc thuế quan Mỹ là một thử thách vô cùng lớn. GS Vũ Minh Khương nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của nỗ lực cải cách đột phá, biến nguy cơ chiến tranh thương mại thành cơ hội thấu hiểu chân thành cho hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

    Việt Nam cần hết sức tránh cách ứng xử "đáp trả qua lại" của một số nước, mà coi đây là một cơ hội thể hiện bản lĩnh, tầm nhìn và tính thông tuệ của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam
  10. nguyenbinh82

    nguyenbinh82 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    22/09/2024
    Đã được thích:
    195
    Phản ứng xong cả rồi, ko sao cả

Chia sẻ trang này