1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Ai còn giữ FLC bơi hết vào đây để xem cổ đông đang nắm giữ giá trị thật bao nhiêu này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thuhuyen999, 10/06/2022.

8799 người đang online, trong đó có 1230 thành viên. 15:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 7667 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. thuhuyen999

    thuhuyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.097
    Chỉ thời này mới có " SIÊU LỪA" TRỊNH VĂN QUYẾT, đọc xong bài này thì biết QUYẾT bán giá nào cũng được, tại sao cổ phiếu hệ sinh thái FLC nó lại lừa đảo như vậy.
    Ông Trịnh Văn Quyết “thổi” vốn FLC để làm gì?
    TS Lê Đạt Chí (Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP HCM) | 10/06/2022 08:59A A



    (NLĐO) - Tăng vốn mà không cần bỏ tiền ra bằng cách tạo ra các bút toán cho vay, đầu tư, góp vốn, ứng tiền trước, ký quỹ, đặt cọc… đã giúp cho ông Trịnh Văn Quyết - FLC có được cơ ngơi vốn trên 7.000 tỉ đồng mà không cần bỏ tiền vào công ty

    Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ C ông an vừa tiếp tục ra thông báo tìm các nhà đầu tư (người bị hại) liên quan đến vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các đơn vị có liên quan.

    Bộ C ông an cáo buộc cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái cùng người thân thành lập 20 công ty, dùng chứng minh thư của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán.

    Hơn chục năm qua, những người đầu tư chứng khoán ít nhiều đều có hiểu biết nhất định về "tình hình tài chính" của những công ty thuộc tập đoàn FLC, nơi ông Trịnh Văn Quyết từng làm lãnh đạo.

    Thị trường nói FLC là của Trịnh Văn Quyết là vì ông ta là người sáng lập từ những ngày đầu, ông Quyết và những người liên quan đã nắm một lượng cổ phần chi phối. Tuy nhiên, nhiều người luôn nghi ngờ về những số tiền lên tới hàng ngàn tỉ đồng mà ông Trịnh Văn Quyết và những người liên quan góp vào FLC và những công ty thành viên.

    [​IMG]
    Ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC. Đồ họa: Tấn Nguyên

    Còn nhớ năm 2010, khi FLC tăng vốn từ 18 tỉ đồng lên 170 tỉ đồng thì số vốn tăng lên này được báo cáo nộp đủ nhưng sau đó số tiền này lại được chi ra cho một công ty khác – một cổ đông lớn sở hữu 31% vốn cổ phần của FLC. Nghĩa là sau khi góp vốn vào FLC thì cổ đông này rút ra nhiều hơn thông qua bút toán (ghi nhận sổ sách) cho vay. Đồng thời, FLC còn thành lập các công ty con bằng cách bút toán đầu tư tài chính. Theo đó, tiền từ các công ty con tiếp tục được rút ra khỏi FLC. Bút toán này cho thấy toàn bộ vốn góp vào công ty con đều đã rút ra ngay sau đó.

    Việc dễ dàng tăng vốn mà không cần bỏ tiền ra qua việc tạo ra các bút toán đối ứng với phần vốn góp thông qua các bút toán cho vay, đầu tư, góp vốn, ứng tiền trước, ký quỹ, đặt cọc… đã giúp cho FLC có được cơ ngơi vốn trên 7.000 tỉ đồng mà không cần bỏ ra đồng nào, hoặc nếu có thì cũng không lớn như vậy.

    Không dừng lại ở đó, FLC tiếp tục gia tăng quy mô tổng tài sản bằng cách "điều chuyển tiền" từ những công ty được lập mới là những công ty con, công ty liên kết, công ty góp vốn đầu tư từ "hệ sinh thái FLC" thông qua bút toán các khoản phải trả, phải trả khác, ứng tiền trước, hay vay ngắn và dài hạn… Đến nay, tổng tài sản của FLC lên trên 30.000 tỉ đồng cũng nhờ vào bút toán này.

    Bằng bài học vỡ lòng từ việc lập mới công ty và tăng vốn mà không cần thiết phải có tiền đã giúp Quyết tiếp tục thổi một công ty ROS (Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros) từ vốn 1,5 tỉ đồng vào năm 2011 để đến nay tăng vốn lên trên 5.600 tỉ đồng và tổng tài sản lên tới 11.000 tỉ đồng.

    Cũng với cách làm này, số vốn Công ty CP Đầu tư Kinh doanh phát triển Bất động sản FLCHomes (FHH) cũng được thổi lên với quy mô 4.100 tỉ đồng và tổng tài sản là 9.100 tỉ đồng. Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (AMD) cũng được tăng vốn từ 9,9 tỉ đồng lên 1.635 tỉ đồng và giá trị tổng tài sản lên tới 2.410 tỉ đồng…. Tất cả đều không cần phải bỏ tiền góp vốn mà bằng những bút toán như trên.

    Đọc báo cáo tài chính 2021 của FLCHomes chúng ta có thể hình dung một bức tranh vốn góp 4.100 tỉ đồng được dùng để lập mới công ty con 698 tỉ đồng, công ty liên kết 1.095 tỉ đồng và góp vốn 190 tỉ đồng, sau đó tiền được rút ra thông qua khoản phải thu cho FLC là 2.467 tỉ đồng. Như thế, tổng của 2 khoản mục này đã vượt quá phần số vốn góp của FLCHomes.



    Tương tự, FLC có vốn điều lệ 7.000 tỉ đồng nhưng dùng để góp vốn cho các công ty con lên đến 12.620 tỉ đồng vào đầu năm 2021, 5.320 tỉ đồng vào cuối năm 2021, các khoản phải thu công ty thuộc họ FLC là 1.600 tỉ đồng. Tiếp tục với công ty ROS, với vốn góp 5.600 tỉ đồng, thì khoản đầu tư thành lập công ty là 3.700 tỉ đồng, tiền được rút ra thông qua các khoản phải thu từ các công ty khác thuộc họ FLC hết 3.200 tỉ đồng.

    Như vậy, với 3 công ty trên đều đi đến một kết cục là số vốn góp luôn được rút ra nhiều hơn thông qua việc lập mới công ty và cho các công ty khác mượn - tạm gọi là vốn góp mất cân đối âm. Các công ty được lập mới hoạt động như thế nào là một ẩn số vì báo cáo tài chính không công bố và không kiểm toán nhưng kết quả kinh doanh hợp nhất không có thay đổi so với công ty mẹ, tài sản cũng không tăng và thậm chí giảm do trích lập dự phòng từ đầu tư tài chính. Trích dẫn trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty ROS cho thấy các công ty con có tổng tài sản không thay đổi với vốn góp. Nghĩa là phần vốn góp của công ty con rồi cũng được thành lập mới công ty cháu hoặc có ai đó mượn vốn…

    Kết cục của quy trình này là gì? Tạo ra các tập đoàn có vốn và tài sản hàng ngàn tỉ đồng để chứng minh năng lực tài chính, giành quyền thực hiện dự án mà các tỉnh, thành phố kêu gọi đầu tư? Hay tạo ra những đơn vị góp vốn gọi là cổ phần để bán? Dù mục tiêu là gì thì nhóm công ty trên cũng cần có tiền để thực hiện vài dự án điểm và nộp thuế. Nguồn tiền nay được lấy từ đâu?

    Bằng việc tạo ra các bút toán tăng vốn, nhóm cổ đông FLC đã bán ra cổ phiếu đang sở hữu thông qua thị trường chứng khoán. Để thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, cần thiết phải có nhà tạo lập thị trường cho cổ phiếu đó. Hơn ai hết, nhà tạo lập thị trường chính là nhóm cổ đông kiểm soát FLC.

    Năm 2015, với phương pháp đầu tư dựa trên vốn hóa thị trường, quỹ đầu tư Market Vectors ETF Trust-Market Vectors-Vietnam ETF đã tự động bổ sung cổ phiếu FLC vào danh mục nắm giữ và đã mua vào trên 24,3 triệu cổ phiếu, chiếm 6,49% vốn của FLC vào thời điểm đó và giúp Trịnh Văn Quyết bán ra cổ phiếu thu về hàng trăm tỉ đồng.

    Vài năm sau, tháng 11-2017, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục thực hiện chuyển nhượng hơn 57 triệu cổ phiếu FLC để thu về gần 400 tỉ đồng bằng việc vi phạm quy định công bố thông tin để chịu phạt hành chính 65 triệu đồng. Đây là những giao dịch của những cổ đông lớn, người có liên quan không khai báo với thị trường được phát hiện, liệu còn bao nhiêu cổ phần khác được bán ra gián tiếp từ nhóm cổ đông này?

    Như trình bày ở trên, nhóm cổ đông FLC chưa thực sự góp vốn vào công ty qua các đợt tăng vốn thần tốc, do vậy, sau khi bán ra một phần cổ phiếu sở hữu trên, các cổ đông này tiếp tục thực hiện việc góp vốn "thực" vào hệ sinh thái công ty FLC. Số tiền trên dần cũng vơi cạn theo thời gian khi phải dùng tiền để duy trì bộ máy, phải duy trì hoạt động của các công ty con đang thua lỗ như Bamboo, nộp thuế, trả lãi vay… Ông chủ Quyết đành bán tiếp 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào tháng 1-2022 mà không thông báo với thị trường và nếu thương vụ thành công sẽ huy động được trên 150 tỉ đồng.

    Cùng cách làm này, nhóm cổ đông của ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục thổi thanh khoản vào các công ty niêm yết khác như ROS, AMD, FHH… nhằm thu hút nhà đầu tư để bán ra. Các cổ phần được bán ra gần như chưa thực sự được góp vốn như phân tích trên, là một món lời lớn bất kể giá thị trường của chúng như thế nào. Tuy nhiên, việc lập mới những công ty có số vốn hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng mà thực hư không tồn tại khi vốn góp mất cân đối âm đã giúp cho nhóm cổ đông Quyết thực hiện việc vay nợ ngân hàng từ thế chấp các phần vốn này.

    Dù có trong tay nhiều công ty vốn hàng ngàn tỉ đồng, tổng tài sản hàng chục ngàn tỉ đồng nhưng nhóm công ty FLC vay tiền ngân hàng không lớn. Điều này cho thấy các ngân hàng cũng rất dè dặt trong cho vay vì tài sản thế chấp thực có không nhiều như báo cáo. Tài sản chủ yếu của các công ty họ FLC tồn tại dưới dạng sở hữu các công ty con và các khoản phải thu nên không thể dùng làm tài sản thế chấp ngân hàng.

    Gần đây, khi phương thức phát hành trái phiếu được nở rộ, FLC thực hiện tài trợ mạnh thông qua trái phiếu doanh nghiệp mà người mua chính là các ngân hàng (SHB, MSB, OCB, NCB) được nhắc nhiều nhất trong bản thuyết minh báo cáo tài chính của hệ sinh thái công ty thuộc họ FLC. Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên 1.600 tỉ đồng của FLC liệu có được bảo đảm bằng chính các cổ phiếu sở hữu ở công ty con hay cổ phiếu được ghi sổ như trên?

    Riêng các khoản vay của FLCHomes tại Sacombank (mã chứng khoán STB) có một khoản cho vay khó hiểu khi mục đích dùng để bù đắp vốn tự có đã chi. Dù rằng mục đích cho vay có một không hai này lại được đảm bảo chính từ cổ phiếu mà ông Quyết góp tại công ty Bamboo, nhưng liệu phần vốn góp này có thực sự góp hay không để cầm cố thì sau khi cơ quan điều tra lần đến thì mọi chuyện sáng tỏ.

    https://nld.com.vn/kinh-te/ong-trinh-van-quyet-thoi-von-flc-de-lam-gi-20220331101356258.htm
    Last edited: 10/06/2022
    gallant10, sonvutruong, ltl981 người khác thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. Soigia271

    Soigia271 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/08/2015
    Đã được thích:
    23.970
    gallant10 thích bài này.
  3. nguyencuongcp

    nguyencuongcp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2018
    Đã được thích:
    301
    Đúng là cá mập cứ mấy hôm lại ra bài báo dìm hàng để gom cho rẻ. Chả cần biết bút toán hay bút mực. Chả cần biết cái gì gì cả. Nhưng flc giờ có tài sản thật ko phải ảo lên cứ mấy hôm lại dìm hàng
    gallant10 thích bài này.
  4. thuhuyen999

    thuhuyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.097
    Tập đoàn in giấy, các cổ đông trên sàn chỉ lo không có tiền đưa cho Quyết thôi còn cổ phiếu muốn bao nhiêu cũng có, cái này Quyết in được, đổi từ giá trị ảo rắc trên sàn để cầm tiền thật về, Quyết khôn quá, bao nhiêu nhà đầu tư đã nộp tiền cho Quyết, khi Quyết đã ôm bao nhiêu ngàn tỷ rồi, Quyết khóc khi bị bắt là khóc thật hay Quyết đang diễn?
    Soigia271gallant10 thích bài này.
  5. thuhuyen999

    thuhuyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.097
    Bộ C ông an thông báo tìm bị hại đã mua 6 mã cổ phiếu bị ông Trịnh Văn Quyết ‘thổi giá’
    07/06/2022 10:17 GMT+7
    TO - Cơ quan điều tra xác định chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo người thân lập 450 tài khoản để mua bán nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá 6 mã chứng khoán.
    [​IMG]

    Cơ quan cảnh sát điều tra khám xét trụ sở Tập đoàn FLC tối 29-3 - Ảnh: CHÍ TUỆ

    Ngày 7-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ C ông an (C01) cho biết vừa ra thông báo tìm các nhà đầu tư (người bị hại) liên quan đến vụ án "thao túng thị trường chứng khoán", xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan.

    Theo thông báo của C01, kết quả điều tra đến nay xác định từ ngày 1-9-2016 đến ngày 10-1-2022, bị can Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết, là nhân viên kế toán thuộc ban kế toán, Công ty CP Tập đoàn FLC) liên hệ với các cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân thành lập công ty.

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo, bị can Huế liên hệ và cùng những người thân trong gia đình thành lập 20 công ty, đồng thời mượn, sử dụng chứng minh nhân dân của 26 người thân mở tổng cộng 450 tài khoản chứng khoán tại 41 công ty để thực hiện các hành vi thao túng giá chứng khoán.

    Cụ thể, nhóm của ông Quyết đã sử dụng các tài khoản để liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán chéo của chính các tài khoản này, mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa, đóng cửa, đặt lệnh mua bán sau đó hủy lệnh… nhằm tạo ra cung cầu giả tạo.

    Theo cơ quan điều tra, nhóm của ông Quyết đã thao túng giá chứng khoán đối với 6 mã chứng khoán, gồm: FLC của Công ty CP Tập đoàn FLC; ROS của Công ty CP Xây dựng FAROS; ART của Công ty CP Chứng khoán BOS; HAI của Công ty CP Nông dược HAI; AMD của Công ty CP Đầu tư và khoáng sản FLC Stone và mã chứng khoán GAB của Công ty CP Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC.

    Bị can Trịnh Văn Quyết bị xác định có mục đích thu lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

    Để phục vụ yêu cầu điều tra, cơ quan điều tra thông báo cho các nhà đầu tư (người bị hại) mua 6 mã chứng khoán trên trong khoảng thời gian ông Quyết thực hiện hành vi thao túng giá, liên hệ với cơ quan ******* để giải quyết theo quy định.

    Cụ thể, thời gian mua từng mã chứng khoán được cơ quan điều tra thông báo như sau:

    - Mua FLC trong giai đoạn từ ngày 23-9-2020 đến ngày 10-1-2022;


    - Mã chứng khoán ROS trong giai đoạn từ ngày 1-9-2016 đến nay;

    - Mã chứng khoán ART trong giai đoạn từ ngày 2-1-2021 đến ngày 11-6-2021;

    - Mã chứng khoán HAI trong giai đoạn từ ngày 26-6-2017 đến ngày 9-2-2018;



    - Mã chứng khoán AMD trong giai đoạn từ ngày 26-5-2017 đến ngày 13-7-2017;

    - Mã chứng khoán GAB trong giai đoạn từ ngày 19-12-2019 đến ngày 27-11-2020.

    Đến nay, C01 đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 5 người trong vụ án này gồm ông Trịnh Văn Quyết; Trịnh Thị Minh Huế, nguyên nhân viên kế toán tổng hợp Công ty CP Tập đoàn FLC; Hương Trần Kiều Dung, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán BOS kiêm phó chủ tịch thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC; Trịnh Thị Thúy Nga, nguyên thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc và Nguyễn Quỳnh Anh, nguyên tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS.

    Cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố và làm rõ hành vi sai phạm của những người liên quan khác.

    Theo thông báo, những nhà đầu tư là bị hại trong vụ án này có thể liên hệ với cơ quan điều tra theo địa chỉ: số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; số điện thoại trực ban: 069.2345860; số điện thoại di động: 0912733444.

    [​IMG]Bộ C ông an đề nghị 8 ngân hàng cung cấp hồ sơ liên quan ông Trịnh Văn Quyết và lãnh đạo FLC

    THÂN HOÀNG
    Last edited: 10/06/2022
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  6. thuhuyen999

    thuhuyen999 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2011
    Đã được thích:
    2.097
    Ngây thơ lắm! Mình cũng từng ngây thơ khi nhìn anh Quyết PR bằng hình chụp với cấp cao hồi năm 2016, mình cũng từng dính FLC nhưng sau đó tỉnh ra. Từ năm 2017 ít ai để ý đến vấn đề này, và giờ thì có cả danh sách dài cổ đông thua lỗ vì ôm hàng của Quyết, đọc lại ý kiến cảnh báo cách đây 5 năm chứ không phải bây giờ Quyết bị bắt mới nói đâu nhé, mở CafeF xem hàng Ross của Quyết lúc đó giá nào và bây giờ thì sao ?
    http://f319.com/threads/ros-muc-cung-tay-nao-tay-dang-gom-ac-liet.952267/
    Last edited: 10/06/2022
    gallant10 thích bài này.
  7. khoaichung8x

    khoaichung8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2022
    Đã được thích:
    268
    Một số vị LĐ tiếp tay cho lên sàn một số rác thời ấy giờ chắc đang run lắm, tăng vốn ảo thì con nít nó nhìn cũng thấy, vậy mà các vị vẫn cho lên sàn gây bao thiệt hại cho nđt, ngân hàng... , rồi còn cho nó múa lửa lên tận 200k thì các vị xứng đáng có một vị trí chính thức trong đội Juve =))). Nhưng cũng nhờ những đồng tiền bán giấy mà chúng ta có hãng Bamboo ngày nay - chất lượng quá ổn, Bravo a Q vì điều này.
    gallant10chuki thích bài này.
  8. VHC2010

    VHC2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    1.729
    Đọc bài báo viết đúng hiện tượng hết. Quan trọng là đã hơn 10 năm. Mà ai cũng biết câch đây 10 năm múc 1 thủa đất lúc đóng băng bds lúc đó rất rẻ. Qc có nhìn xa mà dự trữ quỹ đất lúc đó thì giờ giá có thể tăng ít nhất 10 lần.
    Còn sản phẩm xây dựng thành phẩm cách đây 1 năm trước covic thì lãi nguyên vật liệu cũng ít nhất 30%. Mà xây dựng đã 10 năm thì nhiều thành phẩm lãi vật liệu đã hơn vài lần. Mà loại bds Qc nghĩ dưỡng, 1 phần dành để bán. Nên số bds chưa bán còn rất nhiều. Chỉ bán 1 phần nhỏ theo tiêu chí dùng mỡ nó ráng thịt nó.
    Last edited: 11/06/2022
    gallant10 thích bài này.
  9. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.484
    Vụ góp vốn không cần chứng mình thì nó mặc sức mà ghi thôi,trên sàn còn thiếu gì,lịch su con nào mà giá dưới 10 mà phát hành tăng vốn giá 10 là đều phải kiểm tra,ai ngu trên sàn rể ko mua thì mua pht giá cao?
    gallant10 thích bài này.
  10. Cuocsongmoi812018

    Cuocsongmoi812018 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/01/2018
    Đã được thích:
    1.331
    Quyết đang có sự trả giá cho những việc làm của mình rồi.
    gallant10 thích bài này.

Chia sẻ trang này