Ai đang là người giàu nhất việt nam???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi alibaba.vn, 15/08/2011.

4623 người đang online, trong đó có 375 thành viên. 20:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30350 lượt đọc và 174 bài trả lời
  1. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    THỊ TRƯỜNG CK SẮP CHẾT, BẤT ĐỘNG SẢN ĐÓNG BĂNG , TÀI CHÍNH TÊ LIỆT, SẢN XUẤT KINH DOANH THÌ ĐÌNH ĐỐN VÀ VÔ CÚNG KHÓ KHĂN........... TẤT CẢ DƯỜNG NHƯ ĐANG THÁCH THỨC TẤT CẢ CHÚNG TA, NHẤT LÀ CÁC NGƯỜI GIÀU TIỀN- LẮM ĐẤT - NHIỀU CHỨNG ......PHẢI NÁT ÓC ĐỂ BẢO VỆ TÀI SẢN CỦA MÌNH ĐANG NGÀY BỊ XÓI MÒN BỞI KHỦNG HOẢNG KINH TẾ, LẠM PHÁT , MẤT GIÁ .................AI SẼ LÀ NGÔI SAO NỔI LÊN TRONG LÚC NÀY ???........SẼ XỨNG ĐÁNG SẼ ĐƯỢC TÔN VINH VÀ CHẮC CHẮN HỌ SẼ TRỞ THÀNH CÁC ĐẠI TỶ PHÚ VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI


    Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 4: Vũ Văn Tiền - Nhà giàu có vợ đẹp (phần 1)



    [​IMG]
    Vũ Văn Tiền nói, bây giờ ông giành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi, chiều nào ông cũng đi dạo một tiếng đồng hồ ở khu Lăng Bác, yên tĩnh, trong lành.


    Tình cờ, tôi gặp vợ chồng ông chủ tập đoàn Geleximco trong hai chuyến đi nước ngoài. Một chuyến đi Ấn Độ và một chuyến đi ba nước châu Âu.

    Tuy nhà ông và nhà tôi ở gần nhau, cạnh chùa Nam Đồng, nhưng lần đầu làm quen là ông sang nhà tôi chơi. Tôi bảo: Bần gia ở cạnh phú gia!

    Ấy là nói cho vui , bởi vì mọi sự so sánh đều khập khiểng. Cũng như nhà giàu có vợ đẹp là chuyện bình thường.

    Nhưng, tôi đồ rằng, vợ ông đến với ông khi còn ở “Thủa hàn vi”. Bởi vì, ba cô con gái của họ giờ đã lớn khôn. Cô con gái đầu 20 tuổi đang học đại học ở Anh, cô con gái thứ hai, 18 tuổi cũng du học ở Anh, cô con gái thứ ba đang học phổ thông trung học. Các con ông đã lớn, dù ông mới ngoài tuổi 50 (Ông sinh năm 1959, tuổi Hợi).

    Nghĩa là, họ lấy nhau vì tình yêu.

    Lấy nhau vì tình yêu mới bền chặt, có phải thế không?!

    Những chuyến đi ấy, tôi thấy vợ chồng ông luôn quấn quýt bên nhau. Khi tôi, Lê Kiên Thành, Hoàng Quang Thuận và Liên Hương do mãi đi khám phá phố phường ở đất nước Ấn Độ huyền bí, suýt lỡ máy bay. Chính vợ ông đã nhắn tin báo cho chúng tôi phải về gấp vì đoàn đã rời khách sạn ra sân bay rồi.

    Hôm kia, sang nhà ông chơi, tôi thấy bức chân dung vợ ông treo ngay chỗ ông vẫn thường ngồi tiếp những người quen, hỏi ông, bà nhà đi đâu? ông bảo đang ở Quảng Ninh, quản lý khách sạn dưới đó.

    Tôi nhớ một lần, chúng tôi họp giao ban gì đó ở Quảng Ninh, nhà báo Đức Đông, phó tổng biên tập báo Ngân Hàng rủ tôi đi uống bia. Tôi hỏi đi đâu? Đông nói đến chổ khách sạn ông Tiền. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Mai, vợ ông. Tôi đâu ngờ đại gia Vũ Văn Tiền ở cạnh nhà tôi đã có một khách sạn ở chỗ đắc địa ngay bên bờ vịnh Hạ Long tuyệt đẹp, kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tôi cứ nghĩ ông chỉ làm ăn ở Hà Nội!


    [​IMG]
    Khách sạn Hạ Long Dream - một trong những tài sản của ông​


    Bữa cơm của những người Việt ở Đức mời các doanh nhân Việt Nam tại “Nhà Việt Nam” ở Béc-Lin, tôi thấy vợ ông mang thức ăn, nước giải khát đến tận bàn ông ngồi. Vợ chiều chồng là việc đương nhiên, nhưng, có phải người vợ nào cũng được thế đâu, nhất là những người vợ đẹp.

    Bữa đi du ngoạn trên sông Thames ở thủ đô Luân Đôn của nước Anh, tôi có hỏi Mai: Làm vợ người giàu khó không? Mai cười: Giàu ở đâu chớ em có nhìn thấy TIỀN đâu ! Tôi bảo, TIỀN nằm ở trong sản nghiệp, nằm ở ngân hàng, ở chứng khoán … Người giàu bây giời có ai để tiền trong két sắt.

    Hôm kia, gặp Vũ Văn Tiền, tôi nhắc lại câu nói đó, Vũ Văn Tiền cười : nhà em nói vui thôi!

    Tất nhiên, vợ ông là một người quản lý khách sạn, cũng là một doanh nhân, hẳn biết rõ doanh nhân bây giờ như doanh nhân Vũ Văn Tiền giàu ở sản nghiệp, ở đất đai, ở các dự án đầu tư cả trăm triệu, chục triệu đô …

    Trước đây, tôi chỉ biết ông có ngân hàng An Bình, công ty chứng khoán An Bình; khu đô thị thành phố Giao lưu – Hà Nội . Hóa ra, ông đầu tư làm ăn trong cả nước.

    Đọc tài liệu ông đưa cho tôi, tôi thực sự ngạc nhiên.

    Công ty cổ phần xi măng Thăng Long I đầu tư 400 triệu đô la , xi măng Thăng long II đầu tư 350 triệu đô la đều ở Quảng Ninh; Công ty cổ phần xi măng Thăng Long An Phú (Bình Phước) đầu tư 250 triệu đô la; Công ty cổ phần giấy An Hòa (Tuyên Quang) đầu tư 200 triệu đô la; Công ty cổ phần nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh ) đầu tư 800 triệu đô la ; Công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy Việt Nam VAP (Hưng Yên ) đầu tư 90 triệu đô la, … Những con số làm người ta giật mình!

    Rồi Công ty cổ phần đầu tư cảng Cái Lân; Trung tâm thương mại Cần Thơ; Khách sạn Hạ Long Dream; khách sạn Thái Bình Dream; Công ty đầu tư bất động sản An Bình ( TP HCM ); Khu đô thị Cái Dăm ( Quảng Ninh ); Khu đô thị sinh thái Hà Phong- Vĩnh Phúc; khu đô thị sinh thái và sân gôn Phú Mãn – Hà Tây (Giờ là HN ); Khu đô thị mới Nam Láng Hòa Lạc; công ty cổ phần thương mại SO FIA; Viện quản lý toàn cầu Việt Nam; Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC …

    Tôi không muốn kể nữa vì sợ bạn đọc mệt, đọc nhiều dự án và số tiền đầu tư lớn thế mà không phải của mình, chính tôi cũng mệt. Giả sử tôi có nhiều tiền thế, đầu tư nhiều nơi thế chắc còn mệt hơn!

    Tôi đoán, doanh nhân Vũ Văn Tiền cũng mệt lắm!

    Trò chuyện với ông tại nhà, tôi mới biết ông đang nghỉ dưỡng bệnh . Ông vừa đi Mỹ về cũng vì cái bệnh gan này. Ông đi chữa ở Mỹ, đang gặp thầy, gặp thuốc. Ông nói, đã 7 năm nay rồi, cái gan của ông không được tốt lắm.

    Tôi bảo, người Việt mình bị bệnh gan nhiều lắm, chẳng sao đâu, chỉ cần điều chỉnh ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện đều đặn là ổn.

    Vũ Văn Tiền nói, bây giờ ông giành hầu hết thời gian để nghỉ ngơi, chiều nào ông cũng đi dạo một tiếng đồng hồ ở khu Lăng Bác, yên tĩnh, trong lành. Công việc của tập đoàn, ông tạm giao cho doanh nhân Vũ Văn Hậu em ruột ông.

    Bất giác, tôi lại nhìn bức chân dung vợ ông treo ở trên tường. Một người vợ dịu dàng, xinh đẹp, biết yêu thương chồng, cũng là một phương thuốc kỳ diệu …


    Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 4: Vũ Văn Tiền - Nhà giàu có vợ đẹp (phần 2)



    [​IMG]
    Mấy lần sang số nhà 64 phố Nguyễn Lương Bằng, trụ sở đã nhiều năm của tập đoàn GELEXIMCO, tôi thấy lạ, nơi xe cộ tập nập trước đây sao giờ vắng thế. Có hôm, tôi lên mấy phòng làm việc, thấy chẳng có ai?


    Bài II: Thông điệp của ông chủ Tôi những lo. Đã quen biết nhau nhiều năm, nên cũng băn khoăn không biết thời buổi khó khăn này, ông chủ họ Vũ cùng quê với vợ tôi dưới Tiền Hải, Thái Bình có sao không?
    Khi gặp ông, tôi hỏi cái điều tôi lo đó. Ông cười: Trụ sở của tập đoàn đã chuyển ra 36 Hoàng Cầu rồi anh ạ.
    Ra thế. Tòa nhà 18 tầng choáng lộn bền bờ hồ Đống Đa, nơi ai đi qua cũng ngước nhìn giờ là trụ sở của tập đoàn ông.
    [​IMG]
    Văn phòng mới của ông chuyển về tòa nhà 16 tầng ở Hoàng Cầu
    Ông cho biết, trụ sở tập đoàn làm việc cùng lắm chỉ hết 10 tầng, còn lại là trung tâm thương mại, là …
    Tôi lại hỏi cái lo khác, chỗ ngân hàng An Bình một dạo khó khăn, giờ ra sao? Ông bảo đã có hai đối tác cỡ bự tham gia, vốn pháp định đã nâng lên trên 3 ngàn tỷ đồng, đang phát triển tốt. Ừ phải, báo chí đã đưa việc này. Mừng cho ông.
    Ông tâm sự với tôi rằng, đất trụ sở cũ ông đã bỏ tiền mua hoàn toàn, dự kiến sẽ phá đi, xây lên một …
    Một khu đất vàng, ngay ở trung tâm, lợi thế cạnh tranh rất lớn.
    Tôi nhìn cái số nhà 64 quen thuộc, nơi tôi vẫn đứng chờ xe đưa đón bao năm, sắp tới sẽ là một tòa nhà tráng lệ, nguy nga. Đất đẻ ra tiền, tiền lại đẻ ra nhiều tiền…
    Cái con người gầy, nhỏ, ít nói, có nụ cười hiền lành, hình như chẳng bao giờ to tiếng với ai, giữa những ông chủ to béo, ồn ào… Làm tôi rất ngạc nhiên. Tôi cứ tưởng ông, như một số đại gia có gốc gác nông dân khi phất lên thường hay chứng tỏ mình…
    Hóa ra, ông làm ăn khá bài bản, tính toán khá kỹ càng, khi trò chuyện thân mật, ông cũng là người có chính kiến, ghét bọn tham nhũng, ghét lũ bất tài mà vênh váo…!
    Ông có cả một thông điệp được in ra trong một tài liệu giới thiệu về tập đoàn của ông. Trong thông điệp có nói đến TẦM NHÌN, đến SỨ MỆNH với các giá trị cốt lõi như: ĐOÀN KẾT; TÂM HUYẾT; SÁNG TẠO; HIỆU QUẢ; CHIA SẺ.
    “Mục tiêu chung: Xây dựng GELEXIMCO thành một tập đoàn sản xuất và đầu tư hàng đầu trong nước, mang tầm khu vực và quôc tế”.
    Tôi đọc câu này trong thông điệp của ông và cảm thấy những ý nghĩ của tôi trước đây về ông giờ đã thay đổi.
    Thì ra, đánh giá con người không nên nhìn vẻ bề ngoài.
    Thì ra, được mất ở đời thật khó!
    Tôi nhớ, có lần, đúng hơn là khi tôi viết một cuốn sách “Ai là người giàu nhất Việt Nam”, tôi có hỏi ông: Người ta bảo, Vũ Văn Tiền là người giàu nhất Việt Nam, đúng không?
    Ông nói với tôi, nhỏ nhẹ: Là một trong những người thôi!

    [​IMG]
    Một trong những tài sản của ông chủ họ Vũ
    Tôi ngồi nhẩm tính: Sản nghiệp của ông, của tập đoàn ông lớn thế, trên 30 ngàn tỷ đồng, chỉ riêng số tiền ông đầu tư ở ngân hàng An Bình đã là 25% cũng đã ghê rồi!
    Tôi kể cho ông nghe những người giàu ở Việt Nam mà tôi định viết trong cuốn sách của mình. Ông cười, cài cười như muốn nói rằng họ cũng thường thôi!
    Khi tôi nhắc đến hai nhận vật: Phạm Nhật Vượng chủ tập đoàn TECHNOCOM và Trần Đình Long chủ tập đoàn Hòa Phát, ông có vẻ phục. Ông nói : Họ làm ăn rất bài bản, tiềm lực dồi dào …
    Một ông chủ “ Biết mình, biết người” như các cụ ngày xưa thường nói, hẳn là “Trăm trận, trăm thắng”, không biết có đúng vậy không?! Ít nhất, tôi cũng mong cho ông như vậy.
    Theo Dương Kỳ Anh

    Theo Dương Kỳ Anh
  2. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 6: Huỳnh Phi Dũng - ông chủ Đại Nam Quốc tự (Phần 1)



    [​IMG]
    Cái trường thành hùng vĩ bao quanh khu Đại Nam Quốc Tự đồng thời cũng là khách sạn - một khách sạn dài những 7 km.


    Cách đây khá lâu, có lẽ hơn chục năm, trong kỳ họp quốc hội tại hội trường Ba Đình, một người quen bảo tôi trong giờ giải lao: Mình muốn cậu gặp một đại biểu quốc hội, có lẽ anh ấy cũng cần gặp cậu.

    Bài I: Khách sạn dài …7 ki lô mét.
    Tôi hỏi : Ai vậy?
    Anh Huỳnh Phi Dũng.
    Tôi lắc đầu. Lúc đó anh Huỳnh Phi Dũng đang là đại biểu quốc hội. Báo tôi lại đang có một bài viết không hay về anh.
    Bẵng đi một thời gian, tôi nghe nói anh đang xây dựng một khu vui chơi, giải trí được coi là số 1 Đông Nam Á .
    Có người bảo tôi nên vào đó xem, có thể chọn làm địa điểm thi hoa hậu Việt Nam.
    [​IMG]
    Toàn cảnh khu Đại Nam Quốc Tự
    Tôi đến Đại Nam Quốc Tự lần đầu cùng trưởng ban đại diện của báo tại thành phố Hồ Chí Minh.Thú thực là tôi choáng.
    Tôi không thể hình dung nổi nơi đây, nơi mà sau giải phóng tôi đã đến mảnh đất Bình Dương với những rừng cao su bạt ngàn, gần như là hoang sơ.
    Tôi đi trên chiếc cầu bắc qua hồ Ngọc, nhìn xuống phía dưới, sâu thăm thẳm, nước xanh như ngọc bích, choáng ngợp, run, phải vịn tay vào thành cầu.
    Nghe nói nước trong hồ trong xanh tự nhiên, được phun trào từ dưới lòng đất sâu, rất bí hiểm.
    [​IMG]
    Lung linh về đêm
    Bước vào cổng Đại Nam Quốc Tự, tôi lại càng choáng hơn. Dù tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, qua cổng Khải Hoàn Môn ở Paris, vào cổng quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hay cổng Cầu Vàng của nước Mỹ… thì cổng Đại Nam Quốc Tự, vẫn cao hơn, to hơn, lớn hơn, hơn cả cổng vào quảng trường Thiên An Môn.
    Tôi chỉ biết tặc lưỡi : Ghê quá , không thể tưởng tượng được.
    Và tự nghĩ “ Người Việt Nam mình cũng có thua kém gì người ta đâu”!
    Ông Huỳnh Phi Dũng tiếp tôi trong căn nhà tạm , nơi có lối đi tắt dẫn vào khu Đại Nam Quốc Tự.
    Ngoài một số hạng mục đã khánh thành, còn lại đang là công trường ngổn ngang đất đá.
    Khi tôi hỏi ông, nếu tổ chức thi hoa hậu Việt Nam ở đây thì ăn, ở nơi nào?
    Ông bảo tôi : Có khách sạn chứ!
    Ông nói về cái khách sạn độc đáo, có một không hai , dài những 7 ki lô mét.
    Đó là khách sạn – Trường Thành.
    Lần này tôi lại choáng.
    Sau bữa cơm trưa đạm bạc, ông dẫn tôi đi xem cái khách sạn độc đáo đó.
    Thì ra, cái trường thành hùng vĩ bao quanh khu Đại Nam Quốc Tự đồng thời cũng là khách sạn của ông.
    Khách sạn đang thi công, mới được chục phòng.
    Ông dẫn tôi vào một phòng khách sạn kỳ lạ đó và nói: Tôi áp dụng giải pháp làm mát trong phòng ở mà không cần điều hòa nhiệt độ. Cũng phải, có thứ điều hòa nhiệt độ nào có thể phủ khí lạnh trong một khách san dài những 7 ki lô mét.
    Tôi bước vào căn phòng cùng ông và cảm thấy mát thật. Ông giải thích rằng bao quanh bốn bức tường của các phòng trong khách sạn là một thứ vật liệu đặc biệt.
    [​IMG]
    Tượng Lạc Long Quân - Âu Cơ
    Hai cậu con trai to cao được ông dưới thiệu với chúng tôi, ông cho biết là các con ông đã du học ở nươc ngoài, về đang giúp ông điều hành xây dựng ở đây.
    Tôi thử sờ tay vào thứ “gạch” đặc biệt có thể ngăn khí nóng bên ngoài và làm mát bên trong phòng, cảm thấy có những sợi như là sợi thủy tinh.
    Rồi ông cho người dẫn tôi đi tham quan khu vui chơi giải trí kỳ lạ này.
    Tuy đang xây dựng, mới có một số hạng mục vừa làm xong nhưng số người vào tham quan khá đông, hết dòng người đến dòng người khác.
    Trong đó, có nhiều người nước ngoài.
    Lúc đó khách vào tham quan đều được miễn phí, ông Dũng chưa bán vé.
    Tôi có cảm tưởng như họ cũng rất ngạc nhiên, giống tôi.
    Tôi hỏi ông ở đâu sẽ là sân khẩu, đâu sẽ là quảng trường? để có thể tổ chức Hoa hậu Việt Nam?
    Nếu tổ chức hoa hậu Việt nam, ở đây không có biển thì phải có bể bơi thật lớn.
    Ông nói, sân khấu sẽ làm, quảng trường sẽ làm, sẽ làm biển giả.
    Biển giả ư? Thế nào nhỉ?
    [​IMG]
    Biển giả
    Tôi chỉ được tận mắt chứng kiến bầu trời giả ở Hollywood, thủ đô điện ảnh Hoa Kỳ, chứ chưa thấy biển giả bao giờ nên không thể hình dung.
    Thực ra, bầu trời giả ở Hollywood chỉ để quay phim chứ đâu có để cho người ta ngắm nhìn.
    Có tiền thì biển trời gì mà chẳng làm được! Tuy vậy, tôi vẫn muốn tận mắt chứng kiến để xem có thể tổ chức phần thi áo tắm của các người đẹp ở biển thật như một số nơi đã làm, có như biển giả không!
    [​IMG]
    Một môi trường gần gũi với thiên nhiên
    Người ta dẫn tôi đến thăm núi giả và chỉ cho tôi nơi sẽ xây sân khấu, còn trong dự án sẽ có một khu đất rộng hàng ngàn mẫu để xây biển giả, nghĩa là
    Ở đó có biển đầy nước, có sóng, có bãi cát trắng hệt như biển thật vậy!
    Biển giả, chính là biển nhân tạo thì đúng hơn, bây giờ nhũng du khách đến đây không phải tưởng tượng như tôi lúc đó. Biển giả - biển nhân tạo đã đưa vào sử dụng và theo nhiều khách tham quan là rất tuyệt.
    Thật kỳ thú.
    Theo Dương Kỳ Anh
  3. ArchEnemy

    ArchEnemy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Đã được thích:
    0
  4. KMChungkhoan

    KMChungkhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    0
    Tiền còi vẫn là đẳng cấp só 1. Ngày xưa gọi là Tiền Dream, ông vua xuất nhập khẩu lừng danh một thời. Chốt vuông lại Tiền còi là số 1VN, vì ông ta có tài sản lớn nhiều nhà máy, xí nghiệp, cảng biển khách sạn dự án Bất động sản, Ngân hàng... toàn tiền thật, ko vay nợ:-bd
  5. dungnanlamlai

    dungnanlamlai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Đã được thích:
    11.128
    T.T xuống nđt lỗ sặc gạch.

    Bác đưa cái này lên thêm tuổi thân bác ơi.
  6. Hero68

    Hero68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2011
    Đã được thích:
    29
    Chưa là cái đinh so với các nô lệ ( Nô bộc ) của dân Vịt....
  7. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ai là người giàu nhất Việt Nam? Kỳ 3 : Trần Đình Trường - người có tài sản nhìn thấy 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ



    [​IMG]
    Chuyện ông Trần Đình Trường làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ, là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều thời đó.


    Đầu những năm 90, tôi có một số chuyến công du nước ngoài, trong đó có chuyến đi Mỹ với hoa hậu Thu Thủy do một hãng nước ngọt nổi tiếng, nhiều năm tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu Việt Nam mời và đài thọ chi phí. Hôm đến New York, người ta bố trí một máy bay lên thẳng chở chúng tôi đi thăm thành phố được coi là phồn thịnh bậc nhất thế giới này. Người phi công trẻ khi biết mình đang chở Hoa hậu Việt Nam đã nổi hứng lượn vòng vèo sát nóc những tòa nhà chọc trời , bay qua bay lại mấy lần trên tượng Nữ thần Tự do, Quảng trường Thời đại. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy một khách sạn mà sau đó chúng tôi đã đến ăn cơm trưa.
    [​IMG]
    Đó chính là khách sạn Carter ở ngay trung tâm thành phố New York.
    Nhân viên phục vụ ở đây hầu hết là người Việt. Họ hỏi chúng tôi có phải là người Nhật không? (Tất nhiên là hỏi bằng tiếng Anh).
    Khi nghe chúng tôi nói tiếng Việt và đến từ Việt Nam, họ trố mắt ngạc nhiên. Họ lấy thêm thức ăn cho chúng tôi và mời “ Ăn thật nhiều vào …chứ về Việt Nam làm gì có mà ăn!”. Tôi suýt bật cười. Họ hoàn toàn không biết rằng lúc đó Việt Nam đã trải qua mấy năm đổi mới, kinh tế phát triển, đã bắt đầu có gạo xuất khẩu ra thế giới .
    Tôi biết đó là khách sạn của ông Trần Đình Trường.
    Một khách sạn bề thế, ở ngay trung tâm thành phố bậc nhất thế giới, ở ngay trung tâm thường mại thế giới… là của một người Việt Nam. Ra khỏi khách sạn, tôi còn ngoái lại nhìn. Một sự thật khó tin.
    Chuyện ông Trần Đình Trường giàu có tôi đã được nghe kể trước đó. Người ta kể chuyện ông làm giàu lúc nước nhà chưa thống nhất, dưới chính quyền cũ như thế nào! Ông đã từng là chủ một một đội tàu viễn dương đi khắp thế giới. Chuyện đời ông theo những người quen biết của tôi kể lại như một cuốn tiểu thuyết vậy. Người ta nói ông là người giàu nhất trong số mấy triệu Việt kiều và cũng là người giàu nhất Việt Nam thời đó.
    Có một dạo, ở quê tôi, người ta còn đồn rằng ông Trường sẽ đầu tư tiền để làm con đường quốc lộ đi qua huyện Kỳ Anh (nơi ông đã sinh ra và lớn lên).
    Rồi không thấy con đường mới làm đâu. Người ta lại nói ông đầu tư xây dựng với điều kiện con đường mang tên ông. Tất nhiên là chính quyền không đồng ý. Tôi cũng chỉ nghe vậy và biết vậy thôi, chứ không có điều kiện tìm hiểu thực hư.
    Ông Trần Đình Trường cùng quê với tôi . Ông có một người em trai tên là Trần Đình Triêm. Triêm học cùng lớp với tôi thời phổ thông (học cấp 3 thời đó) . Triêm học giỏi, đẹp trai. Nghỉ hè, tôi, Tiến sĩ nhà thơ Lê Quốc Hán và nhiều người bạn đến căn nhà sơ tán ở ngay giữa cánh đồng nơi gia đình Triêm ở đàm đạo văn chương.
    Rồi cuối năm học phổ thông, trong kỳ nghỉ hè tôi nghe tin Trần Đình Triêm đã bị bom Mỹ sát hại ngay trong căn nhà sơ tán của mình.
    Lúc đó tôi đang trên đường ra Bắc học đại học nên không đến chia buồn được. Nhưng hình ảnh chàng trai có mái tóc xoăn, có đôi mắt sáng thông minh cho đến bây giờ còn in đậm trong tôi.
    Trở lại chuyện ông Trần Đình Trường, tôi nhớ đến cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 do báo Tiền Phong tổ chức tại đảo Tuần Châu, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp. Cuộc thi là một sự kiện văn hóa được hàng chục triệu người quan tâm và có tác động rất lớn đến người Việt ở nước ngoài.
    Sau cuộc thi, tôi có nhận được một bản fax từ Mỹ hoan nghênh cuộc thi và mời tôi và Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền sang thăm Mỹ. Chủ của bản fax đó là ông Trần Đình Trường. Tôi không đi được vì bận việc và cũng vì nhiều lý do tế nhị khác.
    Sau đó, có một người bà con của ông Trường (nghe nói là em trai thì phải) có đến tìm tôi ở tòa soạn. Người bà con của ông Trường đó nói khách sạn Carter có người trả giá 900 triệu đô la Mỹ rồi. Tôi có gửi tặng ông Trần Đình Trường cuốn tiểu thuyết của tôi mới xuất bản là cuốn Xuyên Cẩm (Không biết có đến tay ông không?)
    Khi bài báo “Ai là người giàu nhất Việt Nam” được xuất bản, trong đó tôi có nhắc đến ông Trần đình Trường với chi tiết khách sạn Carter 900 triệu đô la và cho rằng ông là người giàu nhất Việt Nam.
    Tết Bính Tuất năm đó tôi đã nhận được nhiều điện thoại, thư của bạn đọc hoan nghênh và trao đổi nhiều vấn đề - trong đó có thư của ông Trần Đình Trường.
    Ông Trường nói rằng ông đã đọc bài báo. Ông cảm ơn, nhưng muốn đính chính một chi tiết rằng ông không có ý định bán khách sạn Carter vì khách san đó là biểu tượng của sự thành công kinh tế tài chính vượt bậc và biểu lộ sự kiên trì của người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
    Ông Trường viết “…Vì thế tôi nhấn mạnh rằng khách sạn Carter không phải để bán. Khách sạn Carter sẽ được chúng tôi duy trì như một tài sản vô giá”.
    Con trai đầu của ông Trần Đình Trường là Trần Đình Nam cùng vợ là Chu Thị Hạ từ Mỹ về có đến nhà tôi chuyển lời cảm ơn của ông Trần đình Trường và cho biết khách sạn Carter của ông Trường có người trả giá 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ, nhưng ông không bán.
    Như vậy, có thể nói ông Trần Đình Trường là người Việt Nam có tài sản nhìn thấy là 1 tỷ 200 triệu đô la Mỹ.
    Qua câu chuyện vui đầu xuân, tôi hỏi Trần Đình Nam về cuộc sống gia đình, về một người giàu có như ông Trường tiêu pha, làm việc ra sao?
    Trần Đình Nam kể nhiều chuyện vui, chuyện ông tỷ phú đô la Trần Đình Trường đi công tác còn gói cả cơm nắm đi ăn, chuyện ông nghiêm khắc với các con như thế nào… Tôi bảo : “Có tiết kiệm thì mới giàu có được chứ”.
    Những người giàu tự tay mình làm nên nghiệp lớn thường là rất tiết kiệm và rất nghiêm khắc với bản thân và con cái.
    Vì tiền bạc họ làm ra từ mồ hôi, nước mắt chứ đâu phải tiền “ Chùa” !
    Theo Dương Kỳ Anh
    Tầm nhìn
  8. KMChungkhoan

    KMChungkhoan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/02/2011
    Đã được thích:
    0
  9. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Ai là người giàu nhất Việt nam? Kỳ 2: Người nói với tôi có tài sản 2 tỷ đô la



    [​IMG]
    Trong ấn tượng sâu đậm của tôi, Đào Hồng Tuyển là một ông chủ hào hoa. Ông bảo ông hào hoa theo nghĩa là một người rộng lượng, nhân ái, biết sẻ chia, cảm thông với người khác, nhất là những người thuộc phái đẹp


    Ông thường mặc một chiếc áo sơ mi mầu hồng, lúc nào trông cũng trẻ trung, không có vẻ bận rộn, tất bật như nhiều ông chủ thời nay. Ông thường lái xe chở tôi đi, giới thiệu với tôi những nơi đang làm, đất đá còn ngổn ngang và những nơi sẽ làm trên đảo Tuần Châu.
    Này là bến tàu du lịch có sức chứa 700 tàu; Này là sân Golf 36 lỗ (Liên doanh với Mỹ ); Đây là kênh nhân tạo dài 4 km giành cho các nhà tỷ phú và CLB du thuyền; Này là khu chung cư cao cấp; Hệ thống nghĩ dưỡng và Villa…
    Mỗi lần đến đảo Tuần Châu , tôi lại nhớ cái lần bị bỏ lại trên hòn đảo hoang này.
    Đó là vào đầu năm 1978 thì phải. Hồi đó tôi đang là phóng viên theo dõi vụ người Hoa ồ ạt ra đi …Tôi ra đảo Tuần Châu theo mấy quan chức địa phương, rồi vì mải mê hỏi chuyện người dân trên đảo, mấy quan chức địa phương tưởng tôi đã về đất liền theo tàu tuần tiểu của bộ đội biên phòng …
    Một đêm ở lại trên hòn đảo hoang, bốn phía là sóng biển mênh mông. Đêm ấy tôi như không chợp mắt, nằm trong khoang thuyền của một người dân chài, tôi bị những con Dỉn cắn cho sưng tấy tay chân …Hôm sau người dân chài chở tôi vào bờ bằng con thuyền đánh cá của ông, phải đi mất già buổi sáng mới vào được trụ sở tỉnh đoàn Quảng Ninh.
    Thế mà bây giờ, đảo Tuần Châu đã thành một khu du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới. Ra đảo Tuần Châu, được ngủ trong căn phòng của một trong những biệt thự sang trọng bậc nhất Việt Nam. Ngay cả trong giấc mơ lãng mạn nhất thời đó cũng không một ai có thể hình dung nổi.
    Tôi thường nói với Đào Hồng Tuyển rằng, ông là người đầu tiên ở Việt Nam dám đắp một con đường nối đất liền với đảo.
    [​IMG]
    Con đường đầu tiên nối giữa đất liền và đảo Con đường ra đảo Tuần Châu nối liền với quốc lộ 18a dài 2.145 mét, rộng 15 mét với hai làn xe ô tô tuyệt đẹp. Ông “ Chúa đảo” Đào Hồng Tuyển – chúng tôi thường gọi vui như vậy, theo tôi là người Việt Nam đầu tiên nghĩ đến các hòn đảo hoang, nơi sẽ là những “ Thiên dường du lịch” mà sau đó mấy năm nhiều đại gia đã “ Tiến quân ra đảo” biến những hòn đảo dọc bờ biển Việt Nam thành những khu nghỉ dưỡng tuyệt vời!
    Ông cũng là nhà doanh nghiệp đầu tiên xậy dựng khu nhạc nước có vũ điệu và ánh sáng lade với 12.000 chỗ ngồi thuộc loại lớn nhất Việt Nam.
    Rồi câu lạc bộ Cá Heo, cá Voi trắng, Hải cẩu, sư tử Biển 2.500 chỗ ngồi với sân khấu đa năng cũng là một công trình có đầu tiên ở Việt Nam.
    Đào Hồng Tuyển đã là người khai phá ra nhiều cái “ đầu tiên”, sau này dù có ai làm hơn ông, chắc thời gian cũng không thể quên người làm cái “ đầu tiên” trong làng doanh nghiệp. Lịch sử doanh nhân hẳn không quên ông về những ý tưởng đầu tiên này.
    Tôi đã có một bài phỏng vấn về ông đăng trên báo. Ông cho biết, ông không phải họ Đào. Gốc gác của ông là họ Lý, một dòng họ vua chúa, quý tộc vùng Kinh Bắc, sau do những biến thiên lịch sử đã phiêu dạt nhiều nơi
    (Có cả những người họ Lý sang tận Hàn Quốc, lập nghiệp, trở nên giàu có, đã về Việt nam nhận tổ tiên, mà báo chí đã đưa tin)
    Ông từng là một người lính tham gia những chuyến tàu không số vận chuyển lương thực, khí giới vào miền Nam. Ông đã từng mơ trở thành một vị tướng tài, từng thấm cái nghèo, cái khổ sau chiến tranh, tài sản của ông có lúc chỉ là cái ba lô cũ sờn với mấy bộ quần áo lính và một đôi dép nhựa Tiền Phong đã bị kẻ cắp lấy mất khi ông ngủ quên trong vườn hoa Tao Đàn ngày mới xuất ngũ. Ông đã từng đi làm thuê, quét chuồng lợn cho một vị “cán bộ” …Ông bắt đầu kinh doanh từ ý tưởng gom những nhân viên “Thu dung” có học của chế độ cũ để sản xuất những chai nước khoáng đầu tiên ở miền Nam sau giải phóng. Những sản phẩn như nước khoáng Đảnh Thạch, phân bón Bình Điền …một thời cũng nổi danh và đem lại tiền bạc cho ông.
    Khi ông tiến quân “ ra Bắc”, trở thành ông chúa đảo Tuần Châu, ông đã có trong tay gần chục triệu đô la. Khi ông mang số tiền đó đắp con đường vượt biển nối đất liền với đảo Tuần Châu, để biến hòn đảo hoang thành khu du lịch quốc tế nổi tiếng có người đã bảo ông “ điên”!
    Tôi biết ông từ khi ông về TW Đoàn làm phó giám đốc công ty thương mại.
    Nhưng biết ông nhiều là khi ông cùng chúng tôi tổ chức thành công cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2004 trên đảo Tuần Châu. Đó là cuộc thi Hoa Hậu Việt Nam đầu tiên được truyền hình trực tiếp tới hàng chục triệu khán giả trong và ngoài nước.
    Tôi nhớ cái đêm, trước đêm chung kết của cuộc thi, hơn 12 giờ đêm, Đào Hồng Tuyển còn lái xe đến nơi tôi ở. Hình như ông đã biết có một vài đơn tố cáo thí sinh, trong đó có những thí sinh sáng giá. Lúc đó ông cũng lo lắng không kém gì chúng tôi. Tôi bảo ông rằng, các cuộc thi người đẹp thường có một vài trục trặc như vậy, nhưng ban tổ chức đã cẩn trọng xác minh, thường là không có vấn đề gì.
    Trong đêm tổng duyệt, Đào hồng Tuyển ở ngoài sân khấu hàng giờ đồng hồ. Khi mọi người đã về nhà hết, chúng tôi vẫn ngồi lại giữa những hàng ghế trống trong màn đêm thấm lạnh, trao đổi với nhau nhiều vấn đề.
    Tôi hỏi trong những người đẹp dự thi, ông “ Chấm” thi sinh nào làm hoa hậu? Ông bảo: Chấm người nào là quyền của ban giám khảo, nhưng riêng tôi tôi thấy có hai thí sinh sáng giá nhất là Nguyễn Thị Huyền và Trịnh Chân Trân.
    Tôi biết ông là người có trách nghiệm và rất tế nhị. Ông yêu cái đẹp, cũng như tất cả chúng ta, yêu cái đẹp, nhất là vẻ đẹp của người phụ nữ. Ông cũng là người “chịu chơi” theo nghĩa tốt của từ này. Khi ban tổ chức đặt vấn đề muốn có một máy bay lên thẳng để quay từ trên cao đêm chung kết, ông đồng ý ngay và làm mọi cách để có máy bay. Ông còn hứng khởi cho các thi sinh và ban giám khảo lên máy bay, bay mấy vòng trên vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004 tổ chức tại Tuần Châu thành công tốt đẹp trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ông.
    Sau đó ông còn tổ chức một cuộc gặp 100 người đẹp nhất thế giới và 100 người giàu của Việt Nam. Đêm đó tôi có dự, nó đã diễn ra thật hoành tráng, trên bãi biển tuyệt đẹp – bãi tắm được coi là đẹp và dài nhất Việt nam, dài 6 km trên đảo Tuần Châu.
    Tôi nhận thấy ông là người dám nghĩ, dám làm, cả những điều mà người thường cho là viễn vông.
    [​IMG]
    Văn hóa, văn nghệ trên đảo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Ông cũng là người trong kinh doanh luôn chú ý đến yếu tố văn hóa. Trước đây ông còn nuôi cả một đội văn nghệ chuyên phục vụ cho khách đến đảo, và các bài hát chủ yếu là dân ca. Ngay cả kiến trúc của nhiều công trình trên đảo Tuần Châu ông cũng cho thiết kế theo kiểu truyền thống Việt nam.
    Bên cạnh cái hiện đại, ông luôn chú ý đến truyền thống – những nét tinh hoa của nước Việt ngàn đời.
    Tuần văn hóa ASEAN, cuộc thi Tiếng hát Truyền hình toàn quốc, nhiều cuộc thi Hoa hậu Việt Nam …đều được tổ chức ở Tuần Châu. Công ty Âu Lạc và khu Tuần Châu đã nhận được nhiều giải thưởng như: Khu du lịch đa năng số 1 Việt Nam, khu nghỉ dưỡng tốt nhất miền Bắc, giải thưởng kiến trúc Việt nam …
    Ông cũng là đại gia có nhiều lời “ đồn thổi”! Tôi có đem một số điều thiên hạ đồn thổi hỏi ông. Người ta bảo ông nợ hàng ngàn tỷ đồng không trả được, rằng, ông đã bán đảo Tuần Châu cho Hàn Quốc?
    Ông cười và khẳng định với tôi rằng hiện ông không nợ nần ai cả. Ông cũng cho biết, có một dạo ông thuê một công ty của Hàn Quốc quản lý và khai thác khu du lịch Tuần Châu, nhưng sau một thời gian, họ không làm được nên đã rút về nước.
    Khi tôi hỏi Đào Hồng Tuyển rằng, có phải ông là người giàu nhất Việt nam không? Ông bảo, tài sản của ông là 2 tỷ đô la (Mỹ).
    Buổi đầu tôi hơi ngạc nhiên! Hai tỷ đô la Mỹ đâu phải là nhỏ. Sao ông không lên sàn chứng khoán như nhiều đại gia khác?!
    Ông nói rằng, ngoài đảo Tuần châu, với nhiều vila, biệt thự cao cấp, với nhiều công trình nghỉ dưỡng tuyệt vời bên bờ vịnh Hạ Long – Kỳ quan thiên nhiên thế giới, ông còn có nhiều đất đai ở thành phố Hồ Chí Minh và nơi khác. Ông có 14 công ty, 34 nhà máy, xí nghiệp với hàng vạn công nhân.
    Ông có ba người con, cháu cả là Đào Anh Tuấn tu nghiệp ở nước ngoài về, hiện là tổng giám đốc công ty Âu Lạc. Hai cháu gái là Đào Thị Đoan Trang và Đào Thị Phương Thảo cũng đang công tác tại TP Hồ Chí Minh.
    Tôi đã nhiều lần trò chuyện với chị Đỗ Minh Nguyệt, vợ ông, một người phụ nữ thật dễ mến. Người ta thường nói phía sau sự thành đạt của người đàn ông, thường có một người đàn bà. Vợ ông có lẽ là người phía sau ấy!
    Có hai câu hỏi tôi định hỏi ông, nhưng không hiểu sao tôi vẫn chưa hỏi!
    Đó là ông sẽ quản lý thế nào để khai thác có hiệu quả nhất khu du lịch tuyệt đẹp Tuần Châu trong thời gian khủng khoảng kinh tế khó khăn này khi mà ở đây thời tiết không cho phép khách du lịch Việt nghỉ được 4 mùa như ở Nha Trang, Đà Nẵng?
    Và, vì sao Á hậu Trịnh Chân Trân, người được trao danh hiệu NGƯỜI ĐẸP TUẦN CHÂU tại cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2004, đã về làm phó tổng giám đốc cho ông ở Tuần Châu, đã sớm ra đi như vậy?
    Theo Dương Kỳ Anh
    Tamnhin.net
  10. alibaba.vn

    alibaba.vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Huỳnh Bích Ngọc - "Nữ hoàng" ngành mía đường



    [​IMG]
    Bà cùng lúc là Chủ tịch HĐQT hai công ty, một trong những phụ nữ VN giàu có tiếng trên sàn CK và mẹ hai doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh, TGĐ Sacomreal và Đặng Huỳnh Ức My, TGĐ Cty CP SX-TM Thành Thành Công.
    Thân thiện, chân chất, giản dị, mới gặp ít ai nghĩ bà cùng lúc là Chủ tịch HĐQT hai công ty, là một trong những phụ nữ Việt Nam giàu có tiếng trên sàn chứng khoán và là mẹ của hai doanh nhân trẻ Đặng Hồng Anh, Tổng giám đốc Sacomreal và Đặng Huỳnh Ức My, Tổng giám đốc Công ty CP Sản xuất - Thương mại Thành Thành Công.
    Đối diện với bà, càng ngạc nhiên hơn khi trong bà luôn song hành hai tính cách trái ngược: Mạnh mẽ, quyết đoán, đã muốn làm gì là phải làm bằng được mới thôi, nhưng lại có một trái tim đa cảm, nhân hậu. Vừa bắt đầu cuộc trò chuyện, bà nói ngay: “Mình rất ngại xuất hiện trên báo chí, nhưng lần hẹn này vì cũng có đôi điều trăn trở về tình hình kinh tế hiện nay”.
    * Cụ thể những trăn trở ấy là gì, thưa bà?
    - Chủ trương kìm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng cộng với lãi suất tăng cao từ 20 - 25% như hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp (DN) gặp khó, bởi rất nhiều DN cần vốn hoạt động nhưng với mức lãi suất cao như vậy, DN phải làm ra lợi nhuận 40 - 50% mới đủ trả lãi và trang trải nhiều chi phí khác.
    Đặc biệt, ở lĩnh vực bất động sản, thực sự cũng có nhiều dự án người dân đang cần, đó là những căn hộ cho người có thu nhập trung bình, nhưng DN bất động sản bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn, dẫn đến thị trường căn hộ trầm lắng, thì không chỉ các DN kinh doanh bất động sản gặp khó mà hàng loạt DN sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ theo bất động sản cũng bị ảnh hưởng. Và khi DN kinh doanh không hiệu quả thì tất nhiên ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế.
    Theo tôi, chính sách mới nên có tính toán dài hạn, vĩ mô hơn trong tổng thể và phải có thời gian cho DN chuẩn bị, thích nghi với những chính sách này. Chứ đưa ra đột ngột như hiện nay thì DN sẽ không xoay xở kịp.
    * Còn ở lĩnh vực mía đường chắc bà cũng muốn chia sẻ nhiều điều?
    - Ba mươi hai năm theo nghề, điều tôi trăn trở là làm sao ngành đường phát triển bền vững và cạnh tranh được với các nước lân cận về giá thành và chất lượng. Vì khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, mức thuế áp dụng cho xuất và nhập khẩu không chênh lệch bao nhiêu.
    Vậy nên nếu giá đường Thái Lan rẻ hơn thì mình không cạnh tranh lại. Thực tế, ngành đường đang phải đối mặt với nạn nhập lậu đường. Trong cuộc cạnh tranh không cân sức này, ngành đường trong nước gặp khó khăn và Nhà nước thất thu thuế nhiều lắm.
    Với chương trình “Một triệu tấn đường” Chính phủ đưa ra cho ngành đường là một chủ trương đúng đắn, giúp giải quyết bài toán cân đối tiêu dùng đường cho quốc gia, giảm ngoại tệ nhập đường và giải quyết việc làm cho nhiều lao động.
    Tuy nhiên, vẫn thiếu một chiến lược ổn định và bền vững nên thời gian qua ngành đường vẫn còn tình trạng lúc thừa, lúc thiếu, DN không yên tâm sản xuất. Hiện nay, chúng ta vẫn nói khó khăn lớn nhất của ngành sản xuất đường là nguyên liệu, một số nhà máy không có vùng nguyên liệu ổn định.
    Song, theo tôi, nếu các nhà máy có chiến lược phát triển cụ thể, nỗ lực nhiều hơn nữa và mạnh dạn vay vốn đầu tư vùng nguyên liệu để hoạt động lâu dài, cộng thêm được Nhà nước và các tổ chức liên quan hỗ trợ thì bài toán này vẫn giải quyết được. Bởi thực tế các nhà máy tôi đang quản lý như Ninh Hòa, Bourbon Tây Ninh, nguyên liệu vẫn đủ dù công suất nhà máy rất cao.
    [​IMG]
    Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch của Thành Thành Công và Bourbon Tây Ninh


    * Biệt danh “Nữ hoàng đường” là do bà quản lý quá nhiều công ty đường hay do yêu mến mà nhiều người gọi bà như vậy?
    - Chắc là do tôi kinh doanh ngành đường quá lâu, gần 32 năm, nên nhiều người gọi tôi như vậy. Nhưng thực sự tôi không dám nhận biệt danh này. Suốt thời gian theo nghề kinh doanh đường, tôi chỉ tâm niệm làm cho thật tốt, đem lại nhiều sản phẩm cho xã hội. Và càng làm, tôi càng tâm huyết.
    Hễ có vướng mắc là tôi mất ăn mất ngủ, bất kể nắng mưa, sớm tối, dù ở đâu tôi cũng đích thân đến tận nơi để tìm cách tháo gỡ. Rồi có dự án nào khả thi, chương trình nào có lợi cho ngành, cho nghề và cho nhà máy là tôi theo đuổi, tìm đủ mọi cách để đi đến đích.
    Tôi cũng là người luôn đi đầu trong việc áp dụng những cách làm mới, hướng đi mới để nâng cao năng lực không chỉ cho nhà máy của tôi mà cho cả ngành đường. Vì vậy, nhiều người còn nói đùa “trong máu của tôi cũng có đường”.
    Được mọi người gọi như thế, tôi rất vui và tự thấy trách nhiệm cao hơn, đó là làm sao để nông dân trồng mía có lãi, các nhà máy sản xuất đường có lời và không còn tình trạng đường nhập lậu.
    * Từ một nhà phân phối đường trở thành Chủ tịch HĐQT hai công ty đường, đồng thời mua cổ phần của một số nhà máy đường khác, làm thế nào bà thành công nhanh như vậy?
    - Vừa là hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về việc cổ phần hóa, vừa xuất phát từ tâm huyết và lòng yêu nghề nên tôi luôn hướng đến kinh doanh với hai chữ tâm và tín. Có thể nói, cơ duyên đến với nghề đường của vợ chồng tôi đơn giản là vì mưu sinh.
    Lúc đó kinh doanh mật rỉ đường là nghề của dì anh Thành (ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank), thế là chúng tôi thành lập cơ sở Thành Công sản xuất kinh doanh cồn, CO2 và mật rỉ đường dùng trong sản xuất bột ngọt, cồn, men thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc...
    Thời gian đầu, cơ sở Thành Công do một mình chồng tôi quản lý, tôi chỉ làm thủ quỹ và nội trợ. Năm 1991, khi anh ấy quyết định chuyển sang lĩnh vực mới là ngân hàng, tôi mới thay anh quản lý tiếp và sau đó là sự ra đời của Thành Thành Công.
    Nhiều năm làm trong lĩnh vực phân phối, tôi có rất nhiều khách hàng, đặc biệt nhờ chữ tâm và chữ tín, tôi được nhiều bạn hàng, đối tác tin cậy. Vì vậy, khi một số nhà máy đường cổ phần hóa, họ mời tôi làm đối tác chiến lược.
    Trong quá trình quản lý, nhìn thấy nhu cầu của ngành đường còn rất lớn, cơ hội còn nhiều, tiềm năng cũng không ít. Thế nên tôi đã mạnh dạn mua cổ phần của Nhà máy Đường Ninh Hòa và trở thành cổ đông lớn với 51% vốn điều lệ.
    Với thế mạnh là phân phối cùng với tiềm lực tài chính, Thành Thành Công đã giúp Đường Ninh Hòa phát triển vùng mía nguyên liệu và nâng công suất nhà máy lên hơn 2,5 lần. Năm 2010, lợi nhuận trước thuế của Đường Ninh Hòa vượt mức 100 tỷ đồng. Đây là lợi nhuận cao nhất của Đường Ninh Hòa từ trước đến nay.
    * Trước khi ông Jacques de Chateauvieux, Chủ tịch Tập đoàn Bourbon (Pháp), chọn Thành Thành Công để nhượng lại Công ty Mía đường Bourbon Tây Ninh cũng có nhiều công ty đề nghị bà mua cổ phần nhưng bà từ chối, vậy tại sao bà lại nhận lời mua lại Bourbon?
    - Sau Ninh Hòa, Thành Thành Công cũng bỏ vốn vào một số công ty đường khác như La Ngà, Phan Rang, Biên Hòa với tỷ lệ sở hữu từ 4 -22% vốn điều lệ. Không ít DN khác cũng chào mời nhưng nói thực, tôi không dám đầu tư vì nếu mở rộng quy mô, quản trị không theo kịp thì cũng rất rủi ro.
    Sở dĩ tôi đồng ý mua lại Bourbon Tây Ninh vì Bourbon là công ty nước ngoài, việc họ chọn mình là một niềm vui, niềm hãnh diện rất lớn, chứng tỏ Thành Thành Công đã có uy tín trên thương trường và tạo được sự tin cậy với đối tác.
    Hơn nữa, Bourbon là công ty đầu tư 100% vốn nước ngoài, họ có hệ thống dây chuyền thiết bị đồng bộ nhập từ Pháp, hiện đại nhất Việt Nam nên không chỉ ưu thế về công suất nhà máy 8.000 TMN (tấn mía cây/ngày) mà còn cả chất lượng đường thành phẩm.
    * Nhiều đồng nghiệp trong ngành đường rất ngạc nhiên thấy vụ 2010 - 2011 Bourbon Tây Ninh đã lập được nhiều kỷ lục, nhưng khi hỏi “bí quyết” giúp làm được như vậy, bà chỉ cười. Vậy bây giờ bà có thể chia sẻ đôi điều về thành công này được không, thưa bà?
    - Kỷ lục đầu tiên của Công ty Bourbon là vụ 2010 - 2011, sản lượng mía ép đạt 920.000 tấn cộng với 20.000 tấn đường thô nguyên liệu và đã sản xuất ra 101.000 tấn đường tinh luyện, một con số mà chưa nhà máy nào đạt được và cũng hơn 15 năm qua, Bourbon cũng không làm được.
    Những vụ trước đó, Công ty chỉ ép được khoảng 600.000 tấn mía với 60.000 tấn đường sản xuất. Một kỷ lục nữa là trước đây, Công ty chỉ phát được 40.000 MWH nhưng từ khi tôi quản lý đã phát được 50.000 MWH.
    Có được thành công này, theo tôi là nhờ vụ 2010 – 2011 thời tiết thuận lợi nên sản lượng mía tăng và thiết bị nhà máy hiện đại, đội ngũ nhân sự giỏi. Song, yếu tố quan trọng nhất là nhờ cách quản lý mới, nỗ lực rà soát những cái chưa tốt để điều chỉnh phù hợp.
    Chẳng hạn, trước đây xe giao mía đến nhà máy phải chờ đợi, mỗi thời điểm trong ngày có khoảng 200 xe đến 300 xe đậu chờ cân tương đương 4.000 tấn đến 5.000 tấn mía tồn trên sân.
    Nhưng khi trực tiếp quản lý, tôi sắp xếp lại khoa học hơn, yêu cầu mỗi ngày mía chỉ tồn trên sân từ 1.000 tấn đến 1.200 tấn và chặt mía không quá 48 giờ để đưa ngay vào sản xuất. Vì nếu mía đốn lâu như trước đây sẽ giảm lượng đường có trong cây mía. Chỉ cần chỉnh một chút mà công ty đã thu thêm được là 24 tấn đường/ngày.
    Ngoài ra, việc chấn chỉnh này còn giải quyết được nhiều tệ nạn do các tài xế trong lúc chờ đợi giao hàng tạo ra như vừa mất an ninh, vừa uống rượu say dễ gây tai nạn. Khi được sắp xếp hợp lý, tai nạn không còn. Mặt khác, khi không còn thời gian tụ tập, tài xế còn tăng chuyến, tăng thu nhập.
    Với cải tiến nhỏ đó, cùng với cách quản lý khoa học, doanh thu 6 tháng đầu năm, Bourbon Tây Ninh đạt 1.014 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 314 tỷ đồng.

    * Không riêng bà, nhiều phụ nữ làm chủ DN cũng rất thành công, theo bà, phụ nữ làm kinh doanh có điểm gì khác biệt so với nam giới?
    - Không có gì khác biệt, nhưng phụ nữ được Trời phú cho sự nhạy bén, sắc sảo, tuy hơi thận trọng nên đôi lúc cũng bị mất cơ hội và chậm chân hơn đồng nghiệp, nhưng đã quyết làm thì sẽ làm được, và bước đi của họ luôn mang tính ổn định, bền vững.
    Từ bản thân, tôi cũng nghiệm ra, phụ nữ làm kinh doanh còn có đức tính chăm chỉ, kiên nhẫn, nhất là cần kiệm, chắt chiu, có một muốn góp thành hai nên dễ tích tiểu thành đại, ít mạo hiểm “phóng” tay cho những khoản đầu tư quá tầm kiểm soát, vì vậy hạn chế được nhiều rủi ro. Mà trong kinh doanh, quản trị được đồng vốn cũng là yếu tố mang lại hiệu quả cao cho DN.
    Tôi cũng muốn nói thêm, phụ nữ làm kinh doanh cực hơn nam giới rất nhiều vì phải cân bằng giữa gia đình và công việc, giữa thiên chức làm vợ, làm mẹ với vai trò người lãnh đạo công ty. Để có được sự cân bằng này là một áp lực lớn, đôi lúc phải chấp nhận hy sinh.
    * Vậy bà đã phải hy sinh điều gì chưa?
    - Cho đến bây giờ, điều hạnh phúc và may mắn nhất đối với tôi không phải là giàu có, địa vị, mà là một gia đình rất hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo và thành đạt.
    Hồi trước, khi hai cháu Hồng Anh và Ức My chưa trưởng thành, tôi bị khá nhiều áp lực vì anh Thành rất coi trọng việc học hành của các con, anh nói: “Mình thành công bao nhiêu mà con cái không học hành đến nơi đến chốn thì chẳng có ý nghĩa gì”. Và anh giao trách nhiệm này cho tôi, thậm chí bảo tôi nếu không cáng đáng nổi thì không nên làm kinh doanh nữa.
    Mặc dù công việc của anh còn nhiều trăn trở hơn tôi vì là Chủ tịch HĐQT Sacombank, nhưng anh lại là người giữ lửa trong nhà. Trưa nào anh cũng về trước rồi điện thoại nhắc tôi và các con ngưng công việc về nhà ăn cơm.
    Nguyên tắc của anh là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Vào ngày cuối tuần, tôi trổ tài nấu bếp và cả ông bà, con cháu cùng sum họp.
    * Vậy chắc hẳn bà phải có bí quyết gì để vợ chồng tuy đã sống với nhau hàng chục năm, nhưng vẫn giữ được tình cảm như buổi ban đầu?
    - Tôi quan niệm, dù thành đạt đến đâu, ở vị trí nào trong xã hội, nhưng trong gia đình người vợ vẫn phải “thấp” hơn chồng một bậc. Vì vậy, ngoài sự hiểu biết để ứng xử, người phụ nữ luôn phải giữ sự dịu dàng, nhân hậu. Đó là nguyên tắc thành công trong cuộc sống và công việc.
    Tuy nhiên, cũng có lúc công việc căng thẳng, mình không kiểm soát được cảm xúc và dễ nổi nóng, nhưng sau đó phải biết nhìn lại vấn đề, đặt mình vào người khác để cảm thông, chia sẻ.
    Nhiều người còn hỏi tôi, khi hai vợ chồng cùng làm công việc kinh doanh, chắc rất ít thời gian dành cho nhau và cũng có nhiều quan điểm, cách nghĩ trái ngược nhau.
    Đối với chúng tôi thì không phải vậy, anh Thành luôn tư vấn và hỗ trợ tôi trong mọi việc, kể cả chăm sóc tôi khi tôi ham làm việc đến quên cả ăn uống, nghỉ ngơi. Chúng tôi quan niệm, thương trường nhiều sóng gió nên mái ấm bình yên là nơi giúp giảm căng thẳng và cân bằng cuộc sống.
    * Khi được xếp vào danh sách những phụ nữ giàu có trên sàn chứng khoán, cảm giác của bà ra sao? Bà có thấy mình phải giữ gìn hơn và đôi lúc không được sống thoải mái như chính mình?
    - Tôi vui vì đó chính là công sức mình bỏ ra và thu được kết quả, nhưng không tỏ ra xa cách, khác người. Theo tôi, không phải khi có nhiều tiền là mình được quyền sống xa hoa, mà trái lại vẫn phải tiết kiệm. Tôi đang làm ra tiền, đang kinh doanh, nhưng đích cuối cùng là để san sẻ cho mọi người, cho xã hội.
    Khi thành đạt cũng có nhiều áp lực vì phải giữ gìn, nhưng kể ra cũng có lợi vì nhờ vậy mình sẽ cố gắng hoàn thiện hơn trong cách ứng xử, ăn nói, đi đứng và giao tiếp.
    * Xin cảm ơn bà về buổi trò chuyện cởi mở. Chúc mái ấm bình yên của bà luôn đầy ắp tiếng cười để mọi người trong gia đình có điểm tựa tinh thần cho công việc kinh doanh của mình.
    Theo Lữ Ý Nhi
    Doanh nhân Sài Gòn

Chia sẻ trang này