Ai đang quan tâm đến CP của Ngân Hàng mời vào đây.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khobackinh, 13/05/2007.

2608 người đang online, trong đó có 37 thành viên. 03:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 742 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Ai đang quan tâm đến CP của Ngân Hàng mời vào đây.

    Thông tin nay` liệu có ảnh hưởng đến các cổ fiếu của ngân hàng không? Mời các bạn tham ja
    Ngân hàng cổ phần lại đua nhau tăng vốn


    Eximbank vừa tăng vốn lên 2.800 tỷ đồng


    Hanoinet - Trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các NHCP đã tìm mọi cách để được tăng vốn, phát hành cổ phiếu mới và nhiều NH đã ?otoại nguyện?. Còn nhà đầu tư đang lo ngại thị trường sẽ ?othừa mứa? cổ phiếu NH và giá sẽ giảm...

    Đầu tháng 4/2007, trước tình trạng hàng loạt ngân hàng cổ phần (NHCP) đua nhau tăng vốn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phải ra Văn bản 3103 nhằm kiểm soát chặt chẽ việc tăng vốn này. Nhưng trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các NHCP đã tìm mọi cách để được tăng vốn, phát hành cổ phiếu mới và nhiều NH đã ?otoại nguyện?. Còn nhà đầu tư đang lo ngại thị trường sẽ ?othừa mứa? cổ phiếu NH và giá sẽ giảm...

    Mới đây NHNN vừa chấp thuận kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng như Đông Á (EAB), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Sài Gòn Công thương (Saigonbank) và đang xem xét hồ sơ tăng vốn của một số ngân hàng khác.

    EAB tăng vốn từ 880 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng, sẽ phát hành 520 tỷ đồng cổ phiếu tăng vốn cho các cổ đông hiện hữu theo danh sách đã chốt vào đầu năm 2007. Nếu NHNN cho phép, EAB sẽ tiếp tục tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng và phát hành thêm cổ phiếu mới, tổng trị giá 600 tỷ đồng. Saigonbank cũng dự kiến sẽ triển khai kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 689,255 tỷ đồng hiện nay lên 1.020 tỷ đồng ngay trong tháng 5/2007.

    Eximbank cũng sẽ phát hành gần 1,6 triệu cổ phiếu vào cuối tháng này, để tăng vốn từ 1.212 tỷ đồng lên 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra Eximbank còn phát hành 2.800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông hiện hữu trong năm 2007.

    Trước đó Sacombank đã được tăng vốn từ 2.089 tỷ đồng lên 4.450 tỷ đồng ngay trong năm 2007, ACB nâng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.630 tỷ đồng.

    Nhiều ngân hàng nhỏ hơn cũng thi nhau tăng vốn lên trên 1.000 tỷ đồng như : Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) từ 1.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng. Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) tuyên bố tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.600 tỷ đồng trong năm 2007.

    Riêng NH Quân đội (MB) từ nay đến 2010, mỗi năm sẽ tăng vốn điều lệ thêm 64%, để nâng vốn từ 1.045,2 tỷ đồng hiện nay lên 7.300 tỷ đồng...

    Ông Lý Xuân Hải, Tổng Giám đốc ACB lý giải nguyên nhân cuộc đua này rằng ?ovốn ít đồng nghĩa chấp nhận tụt hậu trong cuộc cạnh tranh quá khốc liệt hiện nay. Hơn nữa ít vốn thì không thể nào mở rộng kinh doanh, phát triển công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm...?.

    Còn Tổng giám đốc Sacombank Đặng Văn Thành thì khẳng định: ?oĐã đến lúc NH Việt Nam phải tự tìm nguồn vốn trong nước và không thể đợi vốn từ NH nước ngoài. Mình có vốn lớn thế của mình sẽ khác, khi hợp tác hay tính chuyện thành đối tác tiếng nói sẽ có trọng lượng hơn.

    Từ 1/4/2007, NH nước ngoài được phép mở NH ?ocon? tại Việt Nam nên cạnh tranh sẽ càng gay gắt hơn. Trong khi họ đang còn chuẩn bị và chưa có giấy phép, sản phẩm còn bó hẹp thì NH nội phải tranh thủ để mở rộng hoạt động và thu hút khách hàng?. Tuy nhiên có khá nhiều lý do mà các vị lãnh đạo NHCP chưa tiện nói ra.

    Tăng vốn: chuyện sống còn

    Hiện nay, gần 20 hồ sơ xin phép thành lập các NHCP mới chưa được NHNN duyệt vì nhiều lý do nhưng sự ra đời của những NH này chỉ còn là thời gian. Từ 1997 đến nay NHNN chưa cấp phép thành lập thêm NH nào.

    Nhưng từ cuối năm 2006 đến cuối tháng 3/2007 đã có 20 hồ sơ xin lập NHCP nộp lên NHNN trong đó có 2 của NH nước ngoài, xin phép thành lập ngân hàng con 100% ở Việt Nam.

    Trong số hồ sơ trên có cả doanh nghiệp từ lĩnh vực công nghệ thông tin ( FPT), dầu khí (Tập đoàn Dầu khí VN)... nhảy vào với mức vốn đều 1.000 tỷ đồng.

    Theo quy định của Chính phủ, từ tháng 11/2007, các ngân hàng thành lập mới đều phải có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và từ tháng 1/2009 phải là hơn 3.000 tỷ đồng. Với các ngân hàng đã thành lập và đang hoạt động, phải có phương án tăng theo lộ trình, đảm bảo đến cuối 2008 phải đạt tối thiểu 1.000 tỷ và đạt 3.000 tỷ trước 31/12/2010.

    Những lý do trên buộc các NHCP phải xem tăng vốn là yếu tố quyết định sự ?osống còn?. Họ cần phải nhanh chóng tăng vốn để chiếm lĩnh thị phần còn lại với thời gian tính từng ngày.

    Phó Tổng giám đốc một NHCP nói: ?oĐang nắm lợi thế trong tay và kinh nghiệm của những NH ra đời trước, bằng mọi giá chúng tôi phải ra tay trước để thắng trong cuộc đua này, nếu không nguy cơ thua lỗ, thậm chí bị sáp nhập, phá sản là hoàn toàn có thể xảy ra?.

    Nhưng vị này cũng nói thêm ?otăng vốn, phát hành cổ phiếu cùng thời điểm và ồ ạt như hiện nay quả là rất bất lợi nhưng không còn cách nào khác vì chẳng còn thời gian lựa chọn nữa.

    Việc hàng loạt cổ phiếu NHCP như Techcombank, EAB, MB, Eximbank Habubank, VIB Bank, ABBank, VPBank, Southern Bank... cùng nhau giảm giá trong thời gian qua tuy nằm trong tình trạng chung nhưng đáng để các nhà đầu tư cân nhắc khi tiếp tục đầu tư vào cổ phiếu NH.

    Sắp tới, hàng chục triệu và có thể hàng trăm triệu cổ phiếu NHCP sẽ được tung ra thị trường, ai dám đảm bảo cung sẽ không vượt cầu và cổ phiếu NH vẫn tiếp tục ?ohot??

  2. NguyenHuongThom

    NguyenHuongThom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Mua cổ phiếu ngân hàng giá rẻ


    Nhiều ngân hàng đã có thâm niên, thị phần nhất định, đặc biệt là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu sở hữu... cũng đang có giá cổ phiếu tương đối hợp lý.
    Có cổ phiếu ngân hàng đã giảm giá tới 50% trên thị trường OTC. Đi cùng với sự sụt giảm đó có phải là cơ hội gom mua giá rẻ? Nhà đầu tư cần có câu trả lời nhanh và quyết đoán, khi dấu hiệu phục hồi đang xuất hiện.

    Ngoài Ngân hàng Á châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã niêm yết, có khoảng 20 cổ phiếu ngân hàng thương mại đang được giao dịch trên thị trường OTC. Giá trên thị trường OTC không thống nhất nhưng luôn là một thông số để nhà đầu tư tham khảo khi xác định mức giá mua vào.

    Ở thời đỉnh cao, đặc biệt là sau Tết Nguyên đán, giá cổ phiếu của Ngân hàng ngoài quốc doanh (VPBank) hay Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) từng đạt tới gần 140.000 đồng/cổ phiếu; của Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) vượt trên 70.000 đồng/cổ phiếu; của Ngân hàng An Bình (ABBank) đạt trên 90.000 đồng/cổ phiếu...

    Còn nay, ngay ở trên sàn, giá cổ phiếu ACB, được đánh giá là tốt nhất trong khối ngân hàng cổ phần, chỉ giao động quanh mức 170.000 đồng, quá thấp so với đỉnh gần 300.000 đồng/cổ phiếu trước đó. Giá cổ phiếu của VPBank một tuần qua ở quanh mức 65.000 đồng/cổ phiếu (cá biệt có trường hợp giao dịch thành công ở mức 80.000 đồng); của SHB giao động trong khoảng 50.000-55.000 đồng/cổ phiếu; của ABBank có tâm điểm 60.000 đồng/cổ phiếu...

    Một đợt điều chỉnh sâu và kéo dài đã diễn ra trên sàn chứng khoán, cổ phiếu ngành ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Đáng chú ý là kết thúc quý I, hầu hết các ngân hàng đều công bố những mức lãi vượt trội, về những kế hoạch mở rộng kinh doanh đầy tham vọng và những phương án tăng vốn, chi trả cổ tức hấp dẫn.

    Tuy nhiên, tất cả các cổ phiếu ngân hàng lớn nhỏ đều không thể trụ vững cơn bão điều chỉnh. Mức giá thời đỉnh cao và hiện tại cho thấy một sự chênh lệch lớn; nhiều cổ phiếu đã giảm giá 30-50%.

    Qua đợt điều chỉnh sâu này, sự phân tốp đã trở nên rõ nét hơn trên thị trường, tạo một cơ sở để nhà đầu tư lựa chọn. Dẫn đầu vẫn là nhóm cổ phiếu của ACB, Sacombank, Techcombank, EAB, MB với mức giá cao gấp 10-17 lần mệnh giá. Kế đến là nhóm Habubank, VIB Bank, ABBank, VPBank, Southern Bank với 6-9 lần mệnh giá.

    Trong sự phân tốp này, sự có mặt của ABBank được đặt ngang với Southern Bank (Ngân hàng Phương Nam), VPBank khiến nhiều nhà đầu tư chú ý. Trong khi ABBank của Ngân hàng An Bình vừa chuyển đổi, thị phần, thương hiệu và khả năng sinh lời còn trong quá trình chứng minh thì Southern Bank, VPBank lại là những ngân hàng đã có thâm niên, thị phần nhất định, đặc biệt là sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong cơ cấu sở hữu.

    Với những mức hiện tại, giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đang bị kéo về nhóm của những cổ phiếu ngành khác như điện lực, điện tử... Và cũng chính những mức giá trên đang tạo nên một câu hỏi đáng chú ý: phải chăng đã đến thời điểm săn cổ phiếu ngân hàng giá rẻ?

    Trước sự phục hồi ấn tượng của thị trường chính thức trong những phiên giao dịch vừa qua, một không khí tương tự đang được kỳ vọng sẽ diễn ra ở thị trường OTC, trong đó cổ phiếu ngành ngân hàng là một mạch chủ đạo.

    Trên thực tế, những giao dịch thành công cổ phiếu của VPBank ở mức 80.000 đồng/cổ phiếu hay 82.000 đồng/cổ phiếu của ABBank, 11.000.000 đồng của MB những ngày gần đây là sự dịch chuyển đáng kể so với những mức giá quanh 65.000 đồng/cổ phiếu và dưới 10.000.000 đồng/cổ phiếu trước đó.

    Ngoài ra, sự điều chỉnh ở hầu hết các cổ phiếu ngân hàng đều đã có dấu hiệu chững lại. Mua vào thời điểm này để đón đầu một chu kỳ phục hồi đang là một lựa chọn nằm trong dự tính của nhiều nhà đầu tư.

    Tất nhiên, đắt hay rẻ vẫn phải căn cứ theo các hệ số cơ bản ROE, PBV, PE và REP. Và theo nhận định trong bản phân tích của một chuyên gia khi đánh giá về ACB công bố mới đây, căn cứ theo những hệ số đó, theo cách so sánh truyền thống thì tất cả các ngân hàng Việt Nam không phải là rẻ.

    Ngoài lý do là nhà đầu tư trong nước quan tâm đặc biệt vào ngành này, có thể kể vài lý do khác mà ngành ngân hàng được định giá cao là do các ngân hàng tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động; ngân hàng đang là địa chỉ hấp các nhà đầu tư nước ngoài; đặc biệt là còn có một giá trị tiềm ẩn ở một số ngân hàng về một lượng vốn tiềm năng đáng kể đã không được thể hiện trên báo cáo, đó là chênh lệch giá do định giá lại bất động sản và những tài sản tài chính được hạch toán theo nguyên giá trên bảng cân đối kế toán. Đó cũng chính là những yêu tố hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng trong dài hạn.

    Ngoài ra, cơ hội phát triển của ngành ngân hàng vẫn còn rất lớn. Dư nợ cho vay hiện mới chỉ bằng 60% GDP, trong khi ở Trung Quốc là 150%; con số trên 84 triệu dân nhưng mới chỉ có trên 5 triệu tài khoản và số thẻ tín dụng đang tính ở con số hàng trăm nghìn, số thẻ ATM cũng chỉ khoảng 3 triệu thẻ...

    Trong khi đó, số ngân hàng được thành lập mới vẫn là những kế hoạch khó khăn. Đất để ngân hàng phát triển còn rộng lớn. Đây cũng chính là cơ sở để nhà đầu tư đặt niềm tin vào khả năng phát triển của những tên tuổi mới như ABBank, SHB, GP- Bank, bên cạnh sức mạnh đã được chứng minh của những đàn anh đi trước.

    Còn trong ngắn hạn, khớp với cơ hội mua vào hiện nay, các ngân hàng cổ phần đang bắt đầu công bố kết quả kinh doanh sau 4 tháng hoạt động đầu năm. Những con số ấn tượng tiếp tục là tâm điểm thu hút giới đầu tư, như MB đã hoàn thành tới 50% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 4 tháng (lãi 174,7 tỷ đồng), Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế là 188,7 tỷ đồng, của Sacombank là mức lợi nhuận 413 tỷ đồng.

    (Theo VnEconomy)

    iêm chỉ mong "dân giầu nước mạnh"

Chia sẻ trang này