Ai Quê Đông Anh - Sông Đuống vào đây!

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Fun319, 18/01/2011.

3488 người đang online, trong đó có 167 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 247 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Hôm nay, 18/01/2011. Là ngày bầu Tân Tổng Bí Thư nước CHXHCN Việt Nam.

    Anh em nào quê Đông Anh, ăn nước Sông Đuống vào đây giao lưu, gửi lời chúc mừng đến Tổng Bí Thư mới nào...

    TT sẽ được kéo qua 500 để chúc mừng tân Tổng Bí Thư

    [r2)][r2)][r2)][r2)]
  2. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    [​IMG]

    Báo Việt Nam Net thật là khéo chụp và khéo chọn ảnh :D
  3. Fun319

    Fun319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    109
    Làng Lại Đà

    Lại Đà là một trong hai làng hợp thành xã Hội Phụ thời phong kiến. Năm 1926, cả xã có 1895 nhân khẩu. Làng trải dài trên một sống đất cao hướng Bắc - Nam từ đầu làng Đông Ngàn đến ngang làng Hội Phụ.
    Theo lưu truyền dân gian, làng được hình thành khoảng trên 800 năm nay. Khởi đầu, một số gia đình từ các nơi về dựng lều trại trên khu đất lầy lội ở ven sông, vừa làm nghề chài lưới dưới sông, vừa trồng hoa màu trên các doi đất cao. Về sau dân làng chuyển dần lên khu đất cao, dài cách đó không xa, chính là làng Lại Đà ngày nay, còn chỗ ở ban đầu gọi là “Vườn cũ”. Bốn dòng họ lớn có công khai lập làng là: Vương, Lương, Ngô, Nguyễn.

    Tên làng “Lại Đà” theo nghĩa chữ Hán là con thác nhỏ bên một nhánh sông. Có lẽ xa xưa, khi dân làng lập cư tại đây, sông Đuống rộng và chảy xiết nên mới gọi như vậy. Còn dân gian giải thích là do thuở xa xưa có con rắn độc về quấy nhiễu nên làng gọi là “Lai Xà”, dân làng phải cầu cúng mãi, rắn thần mới bỏ đi rồi ít lâu sau lại trở về, nên tên làng lại đổi là “Lại Xà”, sau biến âm thành “Lại Đà”. Dù giải thích theo cách nào thì tên làng cũng phản ánh quá trình các nhóm cư dân ở đây đấu tranh vật lộn với thiên nhiên để gây dựng cuộc sống cho mình.

    Theo lưu truyền dân gian, giữa hai làng Lại Đà và Cự Trình (nay là thôn Hội Phụ) xưa kia từng có ngôi đình chung. Về sau tách ra dựng đình riêng. Đình làng thờ Nguyễn Hiền - vị Trạng nguyên trẻ tuổi của nước ta vào thời Trần. Điều này góp thêm tư liệu cho giả thuyết làng hình thành cách đây trên dưới 800 năm.

    Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Lại Đà cùng với làng Cự Trình hợp thành xã Hội Phụ thuộc tổng Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 1949, làng nằm trong xã Đông Hội, huyện Từ Sơn (xã này tồn tại từ đó đến nay, năm 1961 được cắt về Hà Nội).

    Dân làng Lại Đà làm nông nghiệp ruộng chiêm là chính, Vì có nhiều ruộng trũng nên dân làng có nghề trồng rau cần. Rau cần của làng nổi tiếng trong vùng bởi dài, trắng, giòn, tương truyền ngày xưa được đem đi tiến vua. Vì làng nằm trong vùng các làng Cói, lại có loại đặc sản này nên làng còn được gọi là “Cói Cần”. Ngoài ra còn có khoai lang nghệ, khoai trứng gà. Về nghề thủ công, làng có nghề làm bỏng gạo trộn mật, được nhiều nơi vùng Kinh Bắc, Thái Nguyên biết đến. Vì thế, làng còn được gọi một tên khác là “Cói Bỏng”.

    Làng Lại Đà có ông Vương Khắc Thuật đỗ Thám hoa khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức (1472), làm quan đến chức Tham chính, được dân làng Lộc Hà (xã Mai Lâm, huyện Đông Anh) thờ làm thành hoàng. Ngoài ra, làng có 1 Hương cống thời Lê, 2 Cử nhân thời Nguyễn, 6 người đỗ Sinh đồ, Tú tài.

    Làng Lại Đà xưa có một sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo là hát Ca trù, cùng với làng Vân Trì tổ chức chung một phường hát, cùng thờ ông bà tổ và hàng năm rước luân phiên ông bà tổ từ làng này sang làng kia. Ông tổ Ca trù của Lại Đà là Nguyễn Phú, từng dạy Ca trù cho các cung nữ trong triều. Trước đây làng còn có tục kết nghĩa với làng Bắc Cầu. Hai bên từng giúp đỡ nhau khi có công việc lớn hoặc khi gặp hoạn nạn.

    Làng Lại Đà sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng. Năm 1942, tổ chức Thanh niên Cứu quốc, Nhi đồng Cứu vong được thành lập tại làng. Từ 1943, Lại Đà là một điểm trong An toàn khu của Trung ương. Trong các cuộc kháng chiến giữ nước, làng có 55 người con hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc (13 Liệt sĩ chống Pháp, 34 Liệt sĩ chống Mỹ, 8 Liệt sĩ bảo vệ Biên giới), 2 Bà mẹ được truy tặng Danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.



    Người đăng: ĐTN
    Nguồn tin: TS. Bùi Xuân Đính

Chia sẻ trang này