AMS: tìm kiếm chân trời mới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 03/06/2021.

6161 người đang online, trong đó có 584 thành viên. 20:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 23715 lượt đọc và 114 bài trả lời
  1. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    1. Tổng quan:

    Doanh nghiệp đang hoạt động với 4 lĩnh vực chính:
     Gia công chế tạo  Xây dựng, lắp đặt  Sửa chữa, bảo dưỡng  Hợp tác và đầu tư AMECC hiện đang có 3 nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép với tổng diện tích 240,000m2 và năng lực gia công chế tạo khoảng 30,000 tấn/ năm.

    Bên cạnh đó, AMECC liên kết với các nhà đầu tư thành lập ra các công ty con và liên kết:
     Công ty cổ phần Mạ kẽm AMECC (góp 26,62% vốn điều lệ) với lĩnh vực kinh doanh chính: - Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. - Gia công cơ khí, chế tạo thiết bị phi phi tiêu chuẩn. - Lắp đặt thiết bị và cơ cấu thép.
     Công ty TNHH AMECC MYANMAR (góp 100% vốn) hoạt động tại Myanmar theo ủy quyền của công ty mẹ
     Công ty CP thương mại AMECC WEI SHENG (góp 50,83% vốn) với lĩnh vực kinh doanh chính: - Bán buôn kim loại và quặng kim loại. - Bán buôn máy móc thiết bị và phụ tùng các loại. - Gia công cơ khí, chế tạo thiết bị và lắp đặt thiết bị kết cấu thép.
     Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật AMECC Miền Nam (góp 51% vốn) với lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính: Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại. Trong quá khứ AMECC đã hoàn thành nhiều dự án khác nhau, tuy nhiên nổi bật nhất phải kể đến dự án “Sửa chữa và bảo dưỡng nhà máy lọc dầu Dung Quất” với sự thành công hạng mục Unit 15 (khu vực cracking dầu mỏ) một trong nhiều hạng mục quan trọng của nhà máy.

    2. Thông tin hỗ trợ:
    - LNST Quý 1/2021 đạt 26,4 tỷ tăng 487% so với cùng kỳ.

    - Với nhiều dự án như mở rộng dây chuyên NPK của đạm Cà Mau, gia công chế tạo bộ lọc khí, xây dựng nhà máy điện mặt trời Phước Thái 1 v.v. dự tính sẽ được hoàn công và bàn giao trong năm 2021.

    AMECC - KHỞI CÔNG DỰ ÁN CẦU RÀO 1
    Nhằm kỷ niệm chiến thắng 66 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2021) Amecc đã chính thức khởi công dự án Cầu Rào với Khối lượng: 1084 tấn

    Tiến độ: Từ 13/5/2021 ->15/7/2021
    Chất lượng: Yêu cầu tiêu chuẩn an toàn cao
    Amecc đã chính thức ký kết hợp tác với Công ty Cơ khí Thăng Long để thi công dự án Cầu Rào với tiến độ:
    Ngày giao hàng đợt 1: 15/6/2021
    Ngày giao hàng đợt 2: 15/7/2021
    Amecc quyết tâm trên dưới một lòng hoàn thành dự án đạt chất lượng-tiến độ-hiệu quả cao.!!!

    [​IMG]

    (Hình ảnh Cầu Rào 1 khi hoàn thiện)
  2. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    AMECC - GIAO HÀNG ĐỢT 1 DỰ ÁN FUJAIRAH - BHI
    Chào mừng Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), ngày 19/5/2021, AMECC đã bàn giao lô hàng đầu tiên của dự án Fujairah tại cảng Hoàng Diệu-Hải Phòng cho Công ty BHI Co., Ltd., của nhà máy điện khí tiên tiến nhất hiện nay.

    Bằng sự nỗ lực, sáng tạo của toàn thể CBCNV Amecc đã đáp ứng đúng như cam kết trong Hợp đồng với Công ty BHI Co., Ltd., tại dự án Fujairah Hệ thống thu hồi nhiệt của nhà máy điện khí.
    Amecc sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ, đáp ứng chất lượng, tiến độ, hiệu quả từng sản phẩm, để khách hàng luôn tin tưởng khi được hợp tác và làm việc với Amecc.

    Đây là những công trình trọng điểm của nước UAE (Tiểu các Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) về việc phát triển ngành điện khí công nghiệp.
    - Giá trị hợp đồng : hơn 170 tỷ VND
    - Nội dung công việc: Gia công chế tạo Casing, Duct, Stack, STR. Hệ thống thu hồi nhiệt.

    [​IMG][​IMG]

    [​IMG]
    matdaulaydolacduong thích bài này.
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    sẽ có luật riêng cho công nghiệp chế biến chế tạo: AMS chân trời mới bắt đầu

    Luật riêng cho ngành công nghiệp: Tạo “cú huých” để ngành chế tạo tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

    Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự án Luật Phát triển công nghiệp với mục tiêu nâng tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp, chế biến chế tạo trong GDP lên 25% vào năm 2025...
    [​IMG]
    Sản xuất công nghiệp là ngành mang lại giá trị gia tăng cao.
    Đây là một dự án luật khá đặc biệt, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập kinh tế toàn diện với thế giới, nhiều loại thuế nhập khẩu về 0% nên việc nhập khẩu thành phẩm về tiêu dùng là nhanh và rẻ hơn sản xuất trong nước. Đó không chỉ là thách thức không chỉ đối với riêng ngành chế biến, chế tạo mà còn là thách thức của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án luật này cũng mang đến hy vọng về một nền công nghiệp “tự chủ, tự cường” giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước vào năm 2030 và 2045.

    CÔNG NGHỆ LẠC HẬU, NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG THẤP

    Sau khi mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước năm 2020 đã chính thức được thừa nhận “không đạt” tại các Đại hội 12 và 13, chúng ta cần thẳng thắn nhìn lại vị trí của đất nước ở đâu trong quá trình phát triển trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

    Trong tờ trình đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp gửi tới Chính phủ, Bộ Công Thương nêu rõ, thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp. Tuy vậy, nhìn chung công nghiệp phát triển chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa; nước ta đã không tận dụng tốt được lợi thế đang trong giai đoạn dân số vàng và lợi thế là nước đi sau trong công nghiệp hóa, hiện đang đối diện với nguy cơ giải quyết công nghiệp hóa quá sớm (thời đại hậu công nghiệp quá sớm) và ở vị trí bất lợi trước những thay đổi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

    Báo cáo về Mức độ sẵn sàng cho tương lai của ngành sản xuất do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 12/1/2018, cho thấy Việt Nam xếp thứ 48/100 về Cấu trúc sản xuất và thứ 53/100 về Yếu tố dẫn dắt sản xuất, thuộc nhóm Sơ khai được cho là bất lợi trước những thay đổi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam, Campuchia, Indonesia cũng được xếp vào nhóm Sơ khai.

    Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam hiện nay đang ở bước chuyển tiếp từ giai đoạn một sang giai đoạn hai trong quá trình phát triển công nghiệp, trong đó, năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn rất thấp; mức độ hấp thụ công nghệ và trình độ quản lý sản xuất vẫn đang ở mức “rất hạn chế”.

    Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ. “Với thực trạng trình độ công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp nước ta chưa đủ năng lực để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh cao”, Tờ trình của Bộ Công Thương nêu rõ.

    Không chỉ lạc hậu về công nghệ mà chất lượng nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam cũng rất đáng lo ngại. Đến nay, năng suất lao động trong các ngành công nghiệp chưa được cải thiện, đặc biệt là trong nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Trong khi tốc độ tăng năng suất lao động trung bình của cả nước giai đoạn 2011-2020 tăng 5,1% (trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng 4,35%; giai đoạn 2016-2020 tăng 5,85%), thì tốc độ tăng năng suất lao động trong công nghiệp giai đoạn này chỉ đạt 2,71%, trong đó, giai đoạn 2016-2020 chỉ tăng 1,5%, tăng thấp nhất so với các ngành kinh tế và so với cả giai đoạn 2011-2015 (tăng 3,92%).

    NẾU KHÔNG THAY ĐỔI SẼ LẠI “LỠ NHỊP”

    Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), một quốc gia được xếp hạng là “nền kinh tế công nghiệp mới nổi” khi quốc gia đó đã có những thành tựu đáng kể về công nghiệp hóa và GDP bình quân đầu người từ khoảng 10.000 USD đến 20.000 USD. UNIDO nhận định: “Với GDP bình quân đầu người khoảng 2.750 USD năm 2020 và tăng trưởng bình quân 5,9% trong giai đoạn 2010 – 2020 vừa qua, Việt Nam phải mất hàng chục năm nữa để vượt qua tình trạng “nền kinh tế đang phát triển” và trở thành “nền kinh tế công nghiệp mới nổi”.

    Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% mỗi năm để đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.500 USD. Mức tăng trưởng này dù rất cao so với mức trung bình 5,9% của giai đoạn 2010-2020, nhưng chưa thể giúp Việt Nam đạt mục tiêu công nghiệp hóa trong thập kỷ tới.

    Bộ Công Thương cũng thừa nhận, nước ta đang ở cuối giai đoạn đầu của công nghiệp hóa và bước đầu chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa. Trong giai đoạn hiện nay, nếu công nghiệp nước ta không có những đổi mới mạnh mẽ về cơ cấu nội bộ ngành theo hướng nâng cao năng suất, tăng tỷ trọng ngành công nghệ cao đi kèm với giá trị gia tăng cao, cùng với yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì nước ta cần ít nhất 20 năm nữa mới có thể đạt mức bình quân đầu người về giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo theo ngưỡng của các nước công nghiệp hóa mới theo phân loại của UNIDO.

    Chính vì vậy, để không ”lỡ nhịp” như những lần trước, cần phải xây dựng một hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ nâng cao năng lực cạnh tranh trong công nghiệp từ phía Nhà nước để khắc phục các điểm yếu trên. Trong đó, yêu cầu đổi mới chính sách phát triển công nghiệp quốc gia với trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo để làm sao cho khu vực này đủ trình độ tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, tạo tiền đề công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước là vấn đề rất cấp thiết hiện nay.

    GIẢM THIỂU SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC

    Theo Bộ Công Thương, cho đến nay, trong khi hầu hết các phân ngành công nghiệp đã có Luật riêng để điều chỉnh như Luật Điện lực, Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí... thì các hoạt động trong ngành chế biến, chế tạo lại chưa có luật riêng. Trong khi đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đang đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp, có tác động lan tỏa và quyết định đối với chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

    Do vậy, Luật về việc phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ra đời sẽ tạo hành lang pháp lý và chế tài đủ mạnh giúp cho ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển theo các chỉ tiêu đã xác định, tạo cơ sở để yêu cầu bắt buộc huy động các nguồn lực cần thiết từ Trung ương đến địa phương và các nguồn lực từ xã hội để triển khai các giải pháp, chính sách cụ thể nhằm đạt được các chỉ tiêu về công nghiệp hóa, và các chủ thể liên quan phải có trách nhiệm trong việc triển khai những nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ liên quan đến phát triển công nghiệp.

    [​IMG]
    Biểu đồ tăng trưởng công nghiệp qua các năm
    Việc xây dựng Luật cũng là để thể chế hóa định hướng lớn của Đảng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 khi xác định “Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá” trong xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021 đã nêu rõ về đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, trong đó xác định đến năm 2025 “tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%”.

    Vì vậy, công việc cần thiết hiện nay không phải là xây dựng một đạo luật về việc quản lý và phát triển chung cho tất cả các ngành công nghiệp (đặc biệt là trong bối cảnh khi các phân ngành công nghiệp còn lại phần lớn đã có luật riêng điều chỉnh hoặc không cần thiết ban hành luật điều chỉnh), mà cần xây dựng một đạo luật riêng với các cơ chế đặc thù cho việc thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.

    Ngoài ra, việc quản lý phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo gián tiếp thông qua các pháp luật chuyên ngành khác (đặc biệt là hệ thống pháp luật về thuế, đầu tư, đất đai...) tạo ra sự không thống nhất, chồng chéo trong quá trình áp dụng, và đặc biệt là không có các cơ chế hỗ trợ đặc thù riêng cho các ngành công nghiệp để khuyến khích phát triển. Do đó, Luật Phát triển công nghiệp cần tạo ra hành lang pháp lý để Chính phủ có thể quy phạm hóa các chiến lược, chương trình phát triển công nghiệp quốc gia trong từng giai đoạn, qua đó bố trí nguồn lực phù hợp và ràng buộc các chủ thể quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương để thực thi đồng bộ các chính sách phát triển công nghiệp.
    matdaulaydominhthtin thích bài này.
  4. quyetksgt123

    quyetksgt123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Đã được thích:
    147
    AMS: Hàng cô đặc, giá chưa tăng
    hoaloakentim thích bài này.
  5. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    Bất chấp Covid, chế biến, chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp
    Mạnh Đức -

    Trong 5 tháng đầu năm 2021, “bức tranh” sản xuất công nghiệp có nhiều “gam” màu sáng với những tín hiệu tích cực từ một số ngành mũi nhọn; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao, tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế...
    [​IMG]
    Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2021 có nhiều gam màu sáng.
    Đáng chú ý, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đạt được những kết quả khả quan.

    Theo báo cáo Tổng cục Thống kê mới công bố, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4/2021 và ảnh hưởng trực tiếp đến một số khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, nhưng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2021 vẫn tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.

    DẪN DẮT TĂNG TRƯỞNG TOÀN NGÀNH

    Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, ước tính IIP tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,6% (cùng kỳ năm trước tăng 3,2%), đóng góp 10,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,3% (cùng kỳ năm trước tăng 2,1%), đóng góp 0,7 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,5% (cùng kỳ năm trước tăng 2,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 7% (cùng kỳ năm trước giảm 7,7%), làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

    Nhìn vào những con số thống kê có thể thấy, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất cho khu vực công nghiệp và tác động lan tỏa tổng thể đến chất lượng tăng trưởng kinh tế.

    Đáng chú ý, cơ cấu các ngành công nghiệp đang có sự chuyển biến tích cực khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng của ngành khai khoáng có xu hưởng giảm. Điều này phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành công nghiệp.

    [​IMG]
    Tăng chế biến chế tạo, giảm khai khoáng là phù hợp với định hướng
    Công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành tạo ra nguồn cung việc làm dài hạn và thu nhập ổn định. Hầu hết các công việc trực tiếp hoặc gián tiếp đều phụ thuộc vào sản xuất.

    Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng đã chứng minh, tại thời điểm 1/5/2021, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo tăng 1,3% so với thời điểm tháng 1/4/2021 và 2,4% so với cùng thời điểm năm 2020; ngành sản xuất và phân phối điện không đổi và tăng 0,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 0,2%. Riêng ngành khai khoáng, tại thời điểm trên, số lao động tăng 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước, nhưng so với cùng thời điểm năm trước giảm 0,9%.

    Trong một báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định, nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp tăng rất nhanh, chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ngày càng tăng. Nhiều mặt hàng công nghiệp như da giày, dệt may, điện tử có vị trí xếp hạng xuất khẩu cao so với khu vực và thế giới.

    Với năng lực sản xuất hàng hóa công nghiệp ngày càng được mở rộng, cùng với việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu quả, trong thời gian vừa qua, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bền vững, nhiều năm liên tục Việt Nam xuất siêu, đảm bảo cân đối vĩ mô nền kinh tế càng khẳng định vai trò quan trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

    Tuy nhiên, báo cáo trên cũng chỉ ra một số hạn chế của công nghiệp chế biến, chế tạo, đó là chủ đạo vẫn tập trung ở ngành công nghệ thấp và ở khâu gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp.

    Các ngành công nghiệp chủ đạo phục vụ xuất khẩu như dệt may, da giày, lắp ráp điện tử tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu nhờ vào sử dụng nhân công giá rẻ và nguyên liệu nhập khẩu đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

    Đáng lưu ý, trong khi đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng, thì đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm. Hiệu quả hoạt động của đa số doanh nghiệp công nghiệp nhà nước thấp. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa với năng lực còn nhiều hạn chế.

    Hơn nữa, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn vừa qua chủ yếu do việc thu hút đầu tư nước ngoài thông qua các cơ hội thị trường tạo ra khi Việt Nam gia nhập WTO và tham gia các FTA, chứ không phải do nội lực của các doanh nghiệp trong nước (các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).

    Đặc biệt, đối với các ngành xuất khẩu chủ lực như điện – điện tử, dệt may, da giày, số lượng doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 20% trên tổng số doanh nghiệp nhưng lại chiếm tới hơn 80% kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung ở khu vực hạ nguồn để tận dụng các ưu đãi về thuế và các chi phí đầu vào như nhân công giá rẻ và các yêu cầu về môi trường, lao động chưa quá cao của Việt Nam.

    Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp không cao. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.

    Điều này khiến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong nước phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất, khiến cho hoạt động sản xuất trong nước thiếu tự chủ, dễ tổn thương bởi các biến động chính trị - kinh tế - xã hội trên thế giới và trong khu vực (mà ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 đến khu vực sản xuất vừa qua là một ví dụ điển hình).

    "QUÁN QUÂN VỀ THU HÚT FDI"

    Dẫu vậy, công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là ngành “hấp dẫn” các nhà đầu tư nước ngoài khi liên tục dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư. Điều này đã được Tổng cục Thống kê chứng minh bằng những con số cụ thể. Trong 5 tháng đầu năm 2021, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký đạt 2,6 tỷ USD, chiếm 29,1% tổng số vốn đăng ký cấp mới.

    Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn FDI vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5,68 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng số vốn. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 461,3 triệu USD, chiếm 35,3% tổng vốn.

    Một số chuyên gia kinh tế nhận định, mặc dù công nghiệp chế biến chế tạo luôn là ngành đứng đầu về thu hút vốn FDI, nhưng thời gian tới Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận, dựa vào các lợi thế cạnh tranh động (tay nghề người lao động, năng lực sáng tạo và môi trường tự nhiên và kinh doanh, đầu tư thuận lợi), thay vì các lợi thế cạnh tranh tĩnh, kém bền vững như trước đây (tài nguyên, lao động phổ thông, cơ chế ưu đãi dễ dàng và hấp dẫn).

    FDI trong công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt, nhưng doanh nghiệp công nghiệp trong nước mới là nền tảng vững chắc để giúp một quốc gia thoát bẫy thu nhập trung bình.

    Theo đó, Việt Nam cần tập trung thu hút FDI vào những nhà đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu và phát triển trong nước; khuyến khích sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn (không chỉ năng lượng, mà cả đất đai, nguồn nước, nguyên liệu thô...); tạo cơ hội để doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài trong các chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi không chèn lấn nhà đầu tư và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

    Thu hút FDI cần có chiến lược và có chọn lọc, tránh tiếp nhận FDI công nghệ thấp vào cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Quan trọng hơn, cần hình thành và phát triển lực lượng doanh nghiệp công nghiệp trong nước vững mạnh, gắn kết chặt chẽ với khu vực FDI và dần gây dựng được lực lượng doanh nghiệp trong nước vững mạnh, có được doanh nghiệp trong nước quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt và hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

    Bên cạnh đó, đầu tư FDI từng bước đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác, trong đó có việc khơi dậy các nguồn đầu tư trong nước, tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Thời gian tới, với việc hàng loạt các FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực cùng với sự phát triển năng động của nền kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để bứt phá.
  6. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    AMECC GIA CÔNG CHẾ TẠO THIẾT BỊ SƯỞI ĐỐT CHO KIRCHNER - ITALIA
    Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC là một trong những Công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực gia công chế tạo các sản phẩm thiết bị sưởi, máy biến áp hơi nước và thiết bị truyền nhiệt cho các nhà máy lọc và hóa dầu.

    AMECC có đội ngũ lao động tay nghề cao, năng động, sáng tạo và tận tâm trong công việc, Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật tác phong làm việc chuyên nghiệp và liên tục cải tiến công nghệ phù hợp với yêu cầu về sản phẩm của khách hàng. Công ty có thể thực hiện thiết kế, kỹ thuật, chế tạo, lắp đặt và khởi động Lò sưởi dùng cho nhiều ứng dụng trong các ngành Dầu khí và Hóa dầu.



    Fire Heater - Thiết bị sưởi đốt nóng, một thiết bị trao đổi nhiệt đốt trực tiếp sử dụng khí đốt nóng (khí lò) để tăng nhiệt độ của chất lỏng quá trình chảy qua các cuộn dây được bố trí bên trong lò sưởi, Qua khảo sát và đánh giá năng lực của AMECC, Công ty Kircher, của Italia đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần cơ khí xây dựng AMECC về việc “Chế tạo Fire heater cho dự án APEX xuất khẩu đi UEA.

    Tổng khối lượng hơn 330 tấm, cung cấp và chế tạo thép, lắp đặt vật liệu chịu lửa & neo, phần đối lưu, cuộn bức xạ & đối lưu đúc sẵn & mô đun đối lưu của lò sưởi nung

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]
  7. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    AMS cổ phiếu tăng trưởng:
    - Năm 2020:
    LNST 43,6 tỏi tăng 47% so với 2019;
    - Năm 2021:
    LNST dự kiến 2021 là 60 tỏi, tăng 38% so với năm 2020; cổ tức 13-15%.

    P/s: LNST quý 1 đạt 26,4 tỏi đạt 44% kế hoạch lợi nhuận 2021
    quyetksgt123 thích bài này.
    stockpro88 đã loan bài này
  8. lacduong

    lacduong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    79
    Chủ tịch là cổ đông lớn TCM; LCG
    stockpro88 thích bài này.
  9. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.365
    bạn tinh ý đấy,
    TCM từ 2x lên 1xx thì hy vọng AMS từ 1x lên 2x
    stockpro88 đã loan bài này
  10. quyetksgt123

    quyetksgt123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Đã được thích:
    147
    AMS có biến rồi
    --- Gộp bài viết, 11/06/2021, Bài cũ: 11/06/2021 ---
    Múc gấp AMS target 1: 15.5
    Target 2: 19.5

Chia sẻ trang này