Anh em mình nộp thuế để cho tụi tham nhũng ăn hết à, thế thì nộp làm gì nữa

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 17/09/2007.

5617 người đang online, trong đó có 662 thành viên. 17:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 282 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Anh em mình nộp thuế để cho tụi tham nhũng ăn hết à, thế thì nộp làm gì nữa

    7.600 tỉ đồng chỉ là ?ogóc của bức tranh?!


    Ông Vương Đình Huệ - Ảnh: Q.Thiện

    TT - 7.622,5 tỉ đồng niên độ ngân sách năm 2005 phải xử lý tài chính, 100% cuộc kiểm toán đều ?ocó vấn đề?.

    Gặp gỡ đầu tuần với Tuổi Trẻ, ông Vương Đình Huệ, tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết để giảm ?ogóc tối? đó, cần phải đột phá mạnh hơn trong cải cách tài chính công.

    * Thưa ông, tất cả các đơn vị được kiểm toán đều ?ocó vấn đề? và con số hơn 7.600 tỉ đồng phải xử lý nói lên điều gì?

    - Ông Vương Đình Huệ: Điều đó khẳng định thực tế quản lý, sử dụng ngân sách còn nhiều tồn tại. Tôi không thể bình luận về mức độ nguy hại nếu đặt riêng hai con số này vì thông số của kiểm toán luôn có hàm lượng chuyên môn cao. Phải nắm đầy đủ, nhìn toàn diện mới đánh giá được bản chất. 104 cuộc kiểm toán đều ?ocó vấn đề? nhưng không phản ánh sự vi phạm rộng khắp. Hơn 7.600 tỉ đồng phải xử lý cũng không phải hoàn toàn là số tiền thất thoát.

    * Còn con số 7.600 tỉ đồng?

    - Đây là mức tiền phải xử lý rất lớn. Nếu kiểm toán tất cả địa phương, bộ ngành và đơn vị khác thì còn lớn hơn.

    "Nếu không có Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị thì phần lớn số ngân sách trên mất đi, bị chiếm dụng hoặc không được quản lý chặt chẽ trong hệ thống ngân sách".

    Tổng kiểm toán
    Vương Đình Huệ

    Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đây là một thực tế tồn tại từ lâu. Nay có hai điều đáng mừng về nó. Một là đã phát hiện và công khai nó. Hai là tuy là số lớn nhưng đã có chuyển biến tích cực so với trước đây. Xin chứng minh: 7.600 tỉ đồng phải xử lý so với năm trước về số tuyệt đối có tăng nhiều nhưng nếu so với giá trị GDP, tổng đầu tư xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, trượt giá... thì tỉ trọng của khoản tiền phải xử lý không hẳn như vậy.

    Mặt khác, qui mô kiểm toán ngân sách năm 2006 đối với niên độ năm 2005 lớn hơn nhiều so với năm trước nên kết quả tăng thu, giảm chi... lớn hơn cũng dễ hiểu. Hơn nữa, năm 2006 chúng ta có thêm nhiều văn bản pháp luật mới chi phối, soi chiếu vào ngân sách như Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Khi soi nhiều, soi kỹ thì tính chi tiết nổi rõ hơn trước. Thêm nữa, trong hơn 7.600 tỉ đồng cũng có một phần là ?otình ngay lý gian?. Tức thu chi trên thực tế là cần thiết, nhưng khi đối chiếu với qui định thì sai vì qui định đã ?ogià?. Tuy nhiên quan trọng nhất là bản chất của 7.600 tỉ đồng phải xử lý, tức là phải phân tích để hiểu rõ chi tiết nội hàm của nó.

    * Chi tiết ra sao, thưa ông?

    - Trong hơn 7.600 tỉ đồng, số kiến nghị tăng thu ngân sách gần 1.900 tỉ đồng gồm các loại thuế, các loại phí, lệ phí và thu khác. Nguyên nhân: doanh nghiệp hạch toán, kê khai báo cáo tài chính không trung thực, có cả sai sót, gian lận (tức sai sót cố ý), hạch toán vào giá thành cả chi phí không hợp lý, hợp lệ hoặc do sai thuế suất. Cũng có tồn tại ở khâu kiểm tra thuế bước một, hoặc do phạm vi kiểm tra thuế không thể bao quát hết. Nếu số tiền gần 1.900 tỉ đồng này không bị phát hiện, rất có thể ngân sách bị thất thu.




    Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trung:

    Nhiều công chức coi tiền dân như ?otiền chùa?

    Qua nhiều vụ việc, có thể thấy đây đó nhiều công chức đã coi tiền ngân sách như ?otiền chùa?. Như qua kết quả kiểm toán lần này, việc dùng quĩ dự phòng để mua ôtô, lấy vốn kiên cố hóa trường học xây trụ sở... là ví dụ.

    Việc lấy tiền nhà nước cho con cháu một số người đi du học tại một tổng công ty nhà nước cũng là một ví dụ tiêu biểu cho sự phổ biến của quan niệm ?oxài chùa?, cho thói quen rất nguy hiểm ?ocoi ngân sách như chiếc bánh không chủ, vấn đề chỉ là tìm cách hợp lý hóa để cắt?.

    Tiếp xúc với một số quan chức mới thấy họ mời nhau về địa phương do tình cảm cá nhân rất dễ. Từ đó sinh ra những bữa tiệc hàng chục triệu đồng. Mà tiền tiếp khách chưa đáng gì; lãng phí, chi sai trong các dự án mới lớn...

    Muốn tránh những kết quả kiểm toán như năm nay hay những PMU 112, điều quan trọng là phải có qui định công khai, minh bạch hóa những khoản chi ngân sách. Càng khép kín càng tạo điều kiện cho sai phạm. Nếu công khai minh bạch, theo tôi, sẽ không ai dám đem tiền ngân sách đi cho vay, không ai dám bòn rút một dự án tin học liên quan đến mục tiêu lớn của Chính phủ như thế.

    C.V.KÌNH ghi


    Phần chi ngân sách có gần 1.340 tỉ đồng phải giảm, tức chiếm 20% so với tổng số trên 7.600 tỉ đồng phải xử lý tài chính. 1.340 tỉ đồng phải giảm chi ngân sách có nhiều nguyên nhân khác nhau. Loại ?ogiảm trừ dự toán, giảm thanh toán? chiếm gần 247 tỉ đồng. Đây là tiền các đơn vị đã tính toán sai số lượng chi, sai số tiền phải thanh toán cho nhà thầu nhưng chưa trả, Kiểm toán Nhà nước phát hiện, kiến nghị phải giảm trừ dự toán và giảm thanh toán; nếu thực hiện đúng kiến nghị thì ngân sách không bị mất đi.

    Loại hai là ?oquyết toán sai niên độ?, tức là chi rồi, có thể chi đúng nhưng lại hạch toán vào niên độ không phù hợp qui định. Khoản này chiếm gần 206 tỉ đồng. Loại thứ ba là ?ođịa phương bố trí hoàn vốn?. Tức sử dụng vốn, kinh phí sai mục đích, dùng tiền của việc A chi cho việc B nên phải bố trí nguồn vốn hợp pháp khác của đơn vị để hoàn trả, đảm bảo sử dụng đúng qui định... Khoản này chiếm gần 140 tỉ đồng.

    Loại thứ tư ?ogiảm chi khác? chiếm 550 tỉ đồng. Ở đây có cả sai phạm và cả do cơ chế, qui định bất cập, như chi vượt tổng mức đầu tư, chi ngoài dự toán... Loại cuối cùng và đáng quan tâm nhất là ?osai chế độ, phải thu hồi nộp ngân sách?. Khoản này là 140 tỉ đồng, trong đó có cả chi thường xuyên và chi xây dựng cơ bản...

    Sau khoản thu, khoản chi là khoản phải ghi thu - ghi chi quản lý qua ngân sách nhà nước, đã thu rồi nhưng ?ocất giữ? không đúng qui định gồm 1.350 tỉ đồng. Đó là học phí, viện phí, phí giao thông..., các lệ phí đã thu nhưng chưa được nộp vào kho bạc. Thêm gần 300 tỉ đồng là các khoản tiền tạm giữ do thu nộp phạt, chống buôn lậu... hiện đang để tại kho bạc nhưng chưa được xử lý theo đúng qui định.

    Phần cuối cùng của hơn 7.600 tỉ đồng là tiền nhà nước đã bị cho vay, cho tạm ứng sai qui định, đến cuối năm vẫn chưa thu hồi được chiếm 1.570 tỉ đồng cùng một số sai phạm khác chiếm hơn 1.100 tỉ đồng.

    * Ông nhận xét gì về những con số này?

    - Tất nhiên là nếu không có Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị thì phần lớn số ngân sách trên mất đi, bị chiếm dụng hoặc không được quản lý chặt chẽ trong hệ thống ngân sách. Nhưng thực tế thì các khoản nguy hại nhất là khoản chi tiêu sai chế độ phải thu hồi nộp ngân sách: 140 tỉ đồng. Tức là tiền nhà nước bỏ ra đã bị xâm hại. Khoản cho vay, tạm ứng sai qui định là sự chiếm dụng vốn nhà nước, trong đó có cả khoản rất khó thu hồi nên cũng có khả năng làm mất ngân sách.

    Trong kiểm toán còn một loại tiền nguy hại nữa nhưng không được đưa vào vì không thể đòi lại được, đó là số tiền lãng phí do quyết định đầu tư sai như công trình xây dựng trụ sở ở Bạc Liêu, đường hầm Viện Hải dương học ở Nha Trang đã nêu trong báo cáo kiểm toán...

    Thực trạng vi phạm qui định ngân sách vừa nêu trên là rất đáng báo động. Tuy nhiên để khắc phục và quản lý ngân sách tốt, chúng ta phải nhìn nhận toàn diện bức tranh ngân sách. 7.600 tỉ đồng chỉ là một góc của bức tranh, mà theo tôi là bức tranh có nhiều điểm sáng.

    * Bức tranh đó sáng thế nào, thưa ông?

    - Đánh giá một bức tranh ngân sách, yếu tố đầu tiên là so sánh kết quả chỉ tiêu thực với dự toán. Năm 2005 chúng ta đã đạt và vượt cả thu và chi. Thu vào tăng, chi cho các mục tiêu đều đạt. Bội chi ngân sách nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Dư nợ Chính phủ 35,7% cũng là mức lý thuyết cho phép. Phân tích về số thu, chúng ta đã tăng 22% so với dự toán. Số này thuyết phục hơn nếu ta so với thực thu của năm 2004, tăng đến 19%.

    Đáng mừng là thu nội địa chiếm 53,7%, tăng 2% so với năm 2003, tức là nguồn thu hướng tới tính bền vững (không lệ thuộc nguồn thu ngoài nước). Cơ cấu phần tăng chi cũng hợp lý thuyết, nghĩa là tăng chi cho đầu tư phát triển (12,4%) lớn hơn tăng chi thường xuyên (8,6%). Điểm sáng nổi bật là có tới 76,5% doanh nghiệp nhà nước được kiểm toán làm ăn có lãi, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt gần 20%, nghĩa là cứ doanh thu 10 đồng thì có lãi gần 2 đồng.

    * Theo ông, có thể làm gì để bức tranh giảm dần màu tối?

    - Tất cả những giải pháp có thể thì chúng ta đều đã làm. Tất nhiên cuộc chuyển đổi cả một hệ thống cơ chế, thể chế, tư duy không thể lập tức hoàn thành. Một số nơi, nỗ lực rút ngắn lộ trình chuyển đổi đó cũng chưa tốt. Về lâu dài, chúng ta phải đột phá mạnh hơn trong cải cách tài chính công theo hướng tăng cường phân cấp hơn nữa cho địa phương, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách kèm theo là cơ chế qui trách nhiệm rõ ràng, chế tài xử lý minh bạch, công khai.

    Những địa phương mở rộng cơ chế thu hút nhân tài, hỗ trợ giáo viên vùng sâu, xa; trợ cấp trách nhiệm... không còn xem là vi phạm qui định ngân sách nữa. Ngược lại chi tiêu bừa bãi, giữ lại tiền, thu không đủ... sẽ bị phát hiện nhanh, xử lý đúng. Về lâu dài cũng phải tính đến việc phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý, sử dụng ngân sách.

    QUANG THIỆN thực hiện
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Ko ai phản đối nộp thuế cho nhà nước song nhà nước để cho tụi sâu mọt đục khoét như thế thì nộp làm éo gì, trốn thuế thui, để tiền trốn thuế đó mang làm từ thiện cho dân nghèo thui
  3. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Đây là chuyện cũ nói mãi thoai...!!
    ACE tranh thủ làm quả tất tay..Lúc nào ra cái luật thuế thì chuồn...

Chia sẻ trang này