Ảnh hưởng đến Việt Nam khi Mr Trump làm Tổng Thống

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 08/11/2024.

4962 người đang online, trong đó có 447 thành viên. 22:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1583 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    Một chiến thắng chóng vánh hơn so với lần thứ Nhất làm Tổng Thống đã đến nguyên nhân sâu xa một phần đến từ đối thủ đã tự làm yếu mình khi đảng Dân Chủ không có đối thủ, sự chuẩn bị cần thiết cho lần tranh cử này.

    Đại đa số dân chúng Việt Nam thích cách điều hành của Trump với sự quyết đoán, hiệu quả mang lại cho nước Mỹ với phương châm "Nước Mỹ là số 1" đúng bản chất kinh doanh trong con người Ông.

    Chính vì lý do đó khi điều hành nhiệm kỳ 2 của mình các nước sẽ có nhiều khó khăn khi kinh doanh trên đất Mỹ.

    Trước tiên Trump hứa là sẽ tăng thuế nhập khẩu hàng từ các nước, từ 10%, tới 60%, thậm chí hơn, đích nhắm là TQ nhiều nhất, nhưng Việt Nam cũng sẽ dính. Điều đó gọi là chủ nghĩa bảo hộ, sẽ khiến cán cân thương mại, xuất nhập khẩu sẽ thay đổi lớn. Các DN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều. Mà Việt Nam xuất siêu qua Mỹ, nên hại nhiều hơn lợi.

    Tiếp theo là vấn đề nhập cư khi hàng năm vẫn có rất nhiều người Việt muốn mang quốc tịch Mỹ. Dân Việt Nam vượt biên qua Mỹ bằng nhiều con đường, cổ điển nhất là trèo rào qua đường Mexico, hoặc sinh viên học xong xin ở lại, cưới giả... Nhưng Trump lên thì việc đó sẽ khó khăn hơn nhiều, có thể còn bị trục xuất. Về mặt cá nhân thì bản thân những người đó và thân nhân họ sẽ gặp khó. Về chính sách xuất khẩu lao động Việt Nam đang dư người lao động giản đơn nên xuất khẩu được lao động giá cao thế thì Việt Nam càng thích, vì thêm kiều hối và giảm bớt miệng ăn và tỉ lệ thất nghiệp cũng như tệ nạn xã hội khi vô công rồi nghề.

    Việc tăng thuế để bảo hộ thương mại như vậy và lại giảm thuế cho doanh nghiệp trong nước sẽ khiến thiếu ngân sách, dẫn tới lạm phát. Mỹ mà lạm phát là cả thế giới gánh chịu, Việt Nam ảnh hưởng nhiều do đồng USD mất giá, kinh tế Việt Nam bị đô la hóa nhiều nên ảnh hưởng lớn đến dự trữ USD.

    Với ưu tiên số một tạo điều kiện giải quyết công việc cho chính quốc sau khi bỏ TQ sẽ làm cho giá thành 1 số sản phẩm của Mỹ sẽ đắt lên do tăng giá nhân công. Ví dụ, nếu Apple kéo về Mỹ thì giá iPhone sẽ tăng, có thể 10-20% sẽ ảnh hưởng đến chi phí của dân Việt những người nghiện iPhone hàng đầu thế giới. Nó không chỉ là tiện ích mà còn là cách thể hiện đẳng cấp của dân chơi Việt.
    GAGASU, 65patienceChung_khoan_Phong_Van thích bài này.
  2. Chung_khoan_Phong_Van

    Chung_khoan_Phong_Van Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2024
    Đã được thích:
    14
    Những câu chuyện hay để tìm ra cổ phiếu tốt, quá chuẩn bài
  3. ntbcantho

    ntbcantho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2024
    Đã được thích:
    187
    Vn đang cần đó là giảm giá. Dxy giảm
  4. carrents77

    carrents77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    1.067
    thằng nào lên cũng thế. Chỉ là vịt tội bốc phét là cao thôi. Ảnh hưởng rất nhiều từ Mom
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    Tks bro.
    Chung_khoan_Phong_Van thích bài này.
  6. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    Truyền thông chính thống Mỹ và phương Tây (bao gồm Big Tech và Big Media) từ lâu đã trở thành công cụ của Đảng Dân chủ Mỹ và các thế lực ủng hộ sự phình to chính phủ (Big Government).
    Suốt 8 năm qua, kể cả trong 4 năm làm Tổng thống, Trump không ngày nào được yên. Ông bị truyền thông (chính thống) đánh tơi tả. Báo chí Mỹ bôi nhọ Trump triền miên bất tận. Ông 2 lần bị Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát mang ra luận tội (một lần đang làm tổng thống và 1 lần là cựu Tổng thống). Sau khi ông hết nhiệm kỳ tổng thống, Đảng Dân chủ đã vũ khí hóa hệ thống tư pháp truy tố ông trong hàng loạt phiên tòa với hàng chục tội danh, toàn là những tội danh bịa đặt, hòng ngăn chặn không để ông tranh cử tổng thống một lần nữa. Hùa theo chiến dịch vũ khí hóa tư pháp này, truyền thông Mỹ mô tả ông là một “tên tội phạm”, là kẻ “độc tài”, là “Hítler”. Những tin tức tốt lành về Trump đều bị các Big Tech và Big Media chặn hoặc ngăn tương tác, bản thân ông bị truyền thông “bịt miệng”. Báo chí châu Âu khi đề cập đến Trump thì có hơn 80% là tin bài nói xấu ông.
    Đối với người bình thường, khi bị báo chí đưa thông tin bịa đặt để phỉ báng có thể đưa báo chí ra tòa, nếu chứng minh sự phỉ báng đó là sai sự thật thì đều thắng kiện. Nhưng Trump, với tư cách là tổng thống và cựu tổng thống, đã không làm gì được họ, Vì sao vậy ?
    Vì có một án lệ vào năm 1964, khi Tối cao pháp viện thụ lý vụ The New York Times kiện Sullivan. Vụ kiện xuất phát từ một trang quảng cáo của một số mục sư đăng trên tờ The New York Times nhằm quyên tiền để bào chữa cho nhà hoạt động nhân quyền lừng danh nước Mỹ - mục sư Martin Luther King, sau khi ông bị bắt giam. L.B Sullivan, người phụ trách Sở cảnh sát thành phố Montgomery, bang Alabama, cho rằng nội dung quảng cáo đã nói không đúng về các hành vi của lực lượng cảnh sát và phỉ báng mình, nên đã kiện The New York Times và các mục sư ra tòa án. Xét thấy nội dung quảng cáo có một số thông tin không đúng, tòa án đã quyết định cho Sullivan thắng kiện, buộc các bị đơn phải bồi thường cho ông này 500 ngàn USD. The New York Times và các mục sư đã kháng cáo lên Tối cao pháp viện.
    Tòa tối cao cho cho rằng, để đảm bảo các nguyên tắc cốt lõi về quyền tự do ngôn luận, thì “cuộc tranh luận về các vấn đề công cộng phải không bị kìm hãm, mạnh mẽ và cởi mở, nó có thể bao gồm các cuộc tấn công dữ dội, gay gắt và đôi khi là gay gắt một cách khó chịu vào chính phủ và các quan chức công cộng”, rằng không thể dùng các quy định điều chỉnh về tội phỉ báng để áp đặt hình phạt đối với việc phê phán hành vi ứng xử của các công chức, rằng dù nội dung phê phán có sai sót nhưng việc yêu cầu những người phê bình các quan chức phải bảo đảm độ chính xác trong phát biểu của họ là hành vi “tự kiểm duyệt”. Tòa cũng cho rằng, những công chức Nhà nước muốn thắng kiện trong trường hợp này không chỉ phải chứng minh những nội dung được đăng tải là sai sự thật mà còn phải chứng minh những người đăng tải nội dung sai sự thật này là “có ác ý”, và tòa nhận thấy rằng không có bằng chứng nào chứng tỏ The New York Times và các mục sư đã “có ác ý” khi đăng nội dung đó. Vì vậy, Tòa tối cao phán quyết The New York Times và các mục sư thắng kiện. Và Tòa tối cao đã mở rộng án lệ này, không chỉ áp dụng cho các quan chức mà cho cả những “nhân vật của công chúng”, bao gồm các ngôi sao giải trí, nhà văn nổi tiếng, các ngôi sao thể thao và “những người thường xuyên thu hút sự quan tâm của giới truyền thông”.
    Như vậy là tại nước Mỹ từ năm 1964, nguyên đơn là quan chức (tất nhiên bao gồm cả tổng thống) và những người nổi tiếng muốn thắng kiện thì phải chứng minh đồng thời 2 việc : thông tin sai sự thật và thông tin sai sự thật đó xuất phát từ “ác ý”. Bịa đặt phỉ báng tổng thống mà không “có ác ý” thì luật pháp Mỹ chấp nhận được. Đó là lý do vì sao ông Trump không làm gì được báo chí Mỹ, vì để chứng minh được những lời bịa đặt phỉ báng là “có ác ý” còn khó hơn lên trời.
    Án lệ của vụ The New York Times vs Sullivan gắn với Tu chính án thứ nhất, có giá trị ngang với một điều khoản của Hiến pháp, được coi là phán quyết “mở rộng tự do ngôn luận”. Nó chỉ có thể không còn giá trị nếu Tối cao pháp viện ra một phán quyết đảo ngược phán quyết của vụ án này (như phán quyết năm 2022 lật ngược phán quyết Roe vs Wade năm 1973 về quyền phá thai), nhưng chuyện này gần như là không thể vì 60 năm qua dù có nhiều vụ kiện liên quan nhưng Tối cao pháp viện đã không đảo ngược được.
    Vì vậy Đảng Dân chủ, vốn chi phối truyền thông chính thống, đã triệt để lợi dụng án lệ này để tấn công đối thủ, bất chấp đạo lý, bất chấp lẽ phải. Đảng Dân chủ thấy rõ sự lợi hại của truyền thông cho nên hàng chục năm nay họ ráo riết “nắm” truyền thông. Còn phía Cộng hòa thì rất ít quan tâm đến vấn đề này, nên họ thua xa phía Dân chủ về lãnh vực tuyên truyền. Đảng Dân chủ sử dụng tự do ngôn luận để đè bẹp tự do ngôn luận của những người trái ý họ và ông Trump là nạn nhân lớn nhất.
    Ông Trump nhiều lần lên án truyền thông chính thống là “fake news”, nhưng nếu tôi không nhầm thì ông Trump chưa bao giờ lên án phán quyết vụ New York Times vs Sullivan. Khi bị “bịt miệng”, ông đã thành lập mạng xã hội riêng của mình (Truth Social). Và sự kiện mang tính bước ngoặt của truyền thông ủng hộ Trump là người giàu nhất thế giới đã bỏ 44 tỷ đô la mua luôn một Big Tech là Twitter (nay là X) nhằm đưa sự thật đến cho người Mỹ và thế giới.
    Trong cuộc bầu cử 2024, truyền thông chính thống Mỹ ráo riết đưa tin dối trá bôi nhọ Trump, họ còn tổ chức các cuộc thăm dò giả mạo liên tục cho công chúng thấy bà Harris đang dẫn trước, cuối cùng thấy “quê” quá họ bèn đưa hai bên uy tín ngang nhau cho "khách quan", chỉ có các dự đoán trên các trang cá cược là khách quan vì những người cá cược dự đoán bằng tiền của chính họ. Truyền thông Mỹ áp đảo đến mức, ngay trước ngày bầu cử Elon Musk nói nhiều người cho ông biết rằng họ sẽ bỏ phiếu cho Trump nhưng không dám công khai điều đó vì họ sợ bị chính quyền của Đảng Dân chủ trả thù hoặc bị cơ quan, tổ chức họ đang làm việc gây khó dễ.
    Giờ thì với chiến thắng vang dội của Trump (cả phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông) và của Đảng Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội (đã thắng ở Thượng viện và có khả năng thắng luôn Hạ viện), sự dối trá của truyền thông chính thống Mỹ và phương Tây bị bóc trần rõ hơn bao giờ hết.
    Nhà kinh tế và tư tưởng lỗi lạc của Mỹ Thomas Sowell, người từ đầu không thích Trump nhưng sau nhiệt thành ủng hộ Trump, đã viết những dòng này từ năm 2016 : "Chiến thắng của Donald Trump là một sự kiện độc đáo của nước Mỹ. Nhưng theo nghĩa rộng hơn, nó đại diện cho phản ứng dữ dội nhất trong số nhiều phản ứng khác, chống lại giới tinh hoa tự mãn ở các quốc gia phương Tây, nơi ngày càng nhiều người dân thường thể hiện sự tức giận của họ về cách mà giới tinh hoa đó dẫn dắt đất nước của họ."
  7. sodo68

    sodo68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2014
    Đã được thích:
    1.370
    Nhai quài, Trum dễ đoán vậy sao
  8. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    :)):)):)):)):)):)):))
  9. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    NƯỚC MỸ LÀ VẬY:
    Một ông đang là tỷ phú nhảy sang làm chính trị: phải bỏ cả việc kinh doanh, giao phó việc quản lý tài sản cho bên được uỷ thác. Các quyết định chính trị của ông làm đảo lộn không chỉ nước Mỹ mà cả TG luôn.
    Một ông nhập cư đáng lý làm nhà khoa học nhưng lại làm kinh doanh với các quyết định táo bạo khác người, cũng làm đảo lộn nước Mỹ và TG, ông trở thành người giàu nhất TG....
    Hai con người đó đã bắt tay nhau trong đợt tranh cử 2024.
    Kết quả đầu tiên là Cộng hoà thắng Dân chủ tuyệt đối trên cả bốn kênh luôn!
    Các hệ quả tiếp theo là gì?
    Ai cũng hồi hộp chờ đợi.
    Điều chắc chắn là sẽ có sự thay đổi.

    [​IMG]
    GAGASU thích bài này.
  10. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.473
    VÁN CƯỢC THẾ KỶ ĐẦY NGOẠN MỤC

    Chiến dịch tranh cử vừa rồi, Trump thắng lớn, Musk cũng thắng lớn. Musk đặt cược vào Trump một cách thông minh, táo bạo, cuối cùng đã thắng lớn, thắng ngoạn mục, thắng vô tiền và chắc cũng khoáng hậu. Chỉ trong 24 giờ sau khi Trump đắc cử, khối tài sản ròng của Elon Musk, đã tăng 26,5 tỷ USD nhờ đà tăng của cổ phiếu Tesla, và một chân trời huy hoàng với vô vàn thiên cơ đã hé mở ra lấp lánh hào quang trước Musk.

    Bởi khi mà trong tay có vốn, lại bắt gặp thời cơ “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và mạnh mẽ ra tay với “Chí nuốt trời xanh” thì mần chi không thắng. Trump đã là một tay chơi bạc sành sỏi, nhưng Musk cũng dám chơi chẳng kém. Cuộc chơi này mang tầm vĩ mô cho anh, chắp cánh cho anh bay lên sao Hỏa một cách thuận “tàu” xuôi gió!

    Có một câu chuyện cười trên Internet rằng vào ngày bầu cử, Musk ngồi trên chiếc máy bay riêng bay giữa Thái Bình Dương, anh căng thẳng đến không quyết định được nên bay theo hướng nào. Musk cũng tếu táo trả lời trong các cuộc phỏng vấn rằng nếu Trump thua, anh có thể phải ngồi tù. Vì sao bầu cử tổng thống Mỹ lại có tác động lớn đến Musk như vậy?

    Trên thực tế, những gì tưởng chừng như là một cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ thực chất là cuộc đối đầu giữa các nhà tài phiệt Mỹ mới nổi do Musk đại diện và các nhà tài phiệt Mỹ kiểu cũ do người Do Thái kiểm soát.

    Sau khi bám sát nhau với tình trạng hiểm nguy đến vỡ tim, toàn bộ ván cược của Musk đã thắng.

    Trong giai đoạn nước rút của chiến dịch, Musk không chỉ hào phóng quyên góp hơn 100 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của Trump mà còn dành nhiều thời gian để hết lòng ủng hộ Trump. Hơn nữa, Musk còn tham gia sâu vào việc lập kế hoạch và thực hiện chiến lược của chiến dịch. Anh cũng thành lập một nhóm tương tự như nhóm được sử dụng khi mua lại Twitter bằng cách tuyển dụng một số lượng lớn người vận động, họ đã đến thăm hàng nghìn hộ gia đình mỗi ngày. Musk không tiếc công sức cho chiến dịch tranh cử và Trump đã giành được sự ủng hộ của cử tri. Musk đã trở thành nhân vật chủ chốt không thể thiếu trong giai đoạn sau của chiến dịch.

    Nếu hành động của Musk được mô tả là cố để "theo đuổi" Trump thì tiền bạc và thời gian đã bị tiêu tốn, ngoại trừ việc ôm hôn Trump công khai trước công chúng…kkk

    Nhìn vào bản chất của vấn đề. Là người giàu nhất thế giới, Musk nằm trong số rất ít người có thể tận hưởng trọn vẹn lợi ích của toàn cầu hóa. Ngay cả với vị trí nổi bật như vậy, "Đế chế công nghệ" của anh ngày càng gặp nhiều trở ngại do nhiều vấn đề khác nhau gây ra bởi sự rỗng tuếch của ngành tài chính Mỹ và sự phân cực của xã hội. Tương tự như Trump, Musk cũng tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi ích trong việc ra quyết định của mình, nguyên tắc này thường được thúc đẩy bởi những lợi ích kinh doanh khổng lồ. Hiện tại, rất khó để Musk có được bất kỳ lợi ích đáng kể nào trong phe Đảng Dân chủ, dù là chế tạo ô tô, chế tạo tàu vũ trụ hay hạ cánh trên sao Hỏa, tất cả đều khó khăn chồng chất.

    Cụ thể những việc làm ngang trái của Đảng Dân chủ nhằm vào Musk như dưới đây:

    - Hội nghị thượng đỉnh về Cơ sở hạ tầng Sạc EV lần thứ 5 - Bắc Mỹ từ chối Tesla

    Biden từng công khai tuyên bố rằng ông sẽ thúc đẩy toàn diện việc phát triển xe điện, và ban đầu Musk nghĩ đây là tin tốt cho Tesla. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ dường như luôn là kẻ thù của Tesla khi tổ chức các hội nghị thượng đỉnh về xe điện, Musk và Tesla luôn bị loại khỏi danh sách mời. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là việc Biden ca ngợi CEO của General Motors tại hội nghị thượng đỉnh và cho rằng General Motors là công ty đi đầu trong lĩnh vực điện khí hóa. Động thái này đã trực tiếp khiến Musk tức giận. Có thể nói nó không có hại mà là cực kỳ xúc phạm.

    - Trợ cấp không đến tay

    Tesla phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách trợ cấp của Hoa Kỳ trong giai đoạn đầu phát triển. Ở giai đoạn này, Tesla sản xuất gần 2/3 số xe điện ở Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ không những không cung cấp trợ cấp cho Tesla mà còn phân phối cho đối thủ của Tesla và các công ty sản xuất ô tô nhiên liệu.

    - Gói bồi thường bị từ chối

    Năm 2018, các cổ đông của Tesla đã thông qua gói bồi thường trị giá 55,8 tỷ USD, nhưng một trong số họ đã đệ đơn kiện cho rằng Musk đã sử dụng ảnh hưởng của mình đối với ban giám đốc để thúc đẩy kế hoạch này. Đầu năm nay, gói bồi thường đã bị tòa án Delaware từ chối, đồng nghĩa với việc phần lớn tài sản của Musk đang rơi vào tình trạng bấp bênh. Delaware là một bang nghiêng về Đảng Dân chủ, điều này khiến Musk rất không hài lòng.

    - Việc xây dựng các cơ sở sạc điện đang tụt hậu nghiêm trọng

    Thành tích của Đảng Dân chủ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng đáng thất vọng. Biden từng công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng trị giá 1,2 nghìn tỷ USD để xây dựng ít nhất 500.000 trạm sạc trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, 3 năm sau, 4 bang đã hoàn thành và chỉ có 7 trạm sạc công cộng và tổng cộng 38 cọc sạc đang hoạt động. Do sự thiếu hụt nghiêm trọng các thiết bị sạc, một nửa số chủ sở hữu xe điện có xu hướng chuyển sang sử dụng xe chạy bằng nhiên liệu khi cân nhắc mua chiếc xe tiếp theo của mình.

    - Mộng Sao Hoả tan vỡ

    Khi Đảng Dân chủ nắm quyền, Musk sẽ khó có thể lên sao Hỏa. Chính phủ đã lợi dụng Hiệp hội bảo tồn động vật và biển để liên tục cản trở kế hoạch bay thử nghiệm Starship. Musk đã phải dồn tâm sức vào việc nghiên cứu tác động có thể xảy ra khi tên lửa rơi xuống biển gây ảnh hưởng đến cá mập. Sau khi nghiên cứu xong phương án tránh ảnh hưởng cá mập thì chính phủ lại đưa cá voi lên. Ngoài ra, cứ 26 tháng một lần sẽ có sự đối chuẩn đặc biệt giữa Sao Hỏa và Trái Đất, giúp việc điều hướng giữa các vì sao trở nên khả thi. Nếu muốn đạt được mục tiêu đáp xuống sao Hỏa trong vòng 20 năm, thì sau 20 năm, Musk đã 73 tuổi và sẽ chỉ còn 9 cơ hội. Nếu Harris thắng cử, anh sẽ không bao giờ đến được sao Hỏa.

    Tệ hơn nữa, Biden còn cáo buộc SpaceX từ chối thuê người tị nạn và người xin tị nạn. Lời cáo buộc này khiến Musk và công ty của anh gặp rất nhiều rắc rối từ nhiều bộ phận khác nhau ở Mỹ. Bộ Tư pháp đã đệ đơn kiện SpaceX với lý do cáo buộc phân biệt đối xử, Ủy ban Truyền thông Liên bang hủy trợ cấp cho dự án Starlink và SpaceX bị Cục Bảo vệ Môi trường phạt 140.000 USD vì dùng nước uống để làm mát bệ phóng, v.v.

    Mặt khác, với tư cách là một doanh nhân, Musk có thể nhận được nhiều ân huệ hơn nếu hợp tác chặt chẽ với Trump. Chúng ta có thể kết hợp các chính sách đã hứa hẹn hiện tại của Trump với các yêu cầu lợi ích của Musk.

    - Bãi bỏ chính sách khuyến khích xe điện của Biden. Điểm này liên quan trực tiếp đến Tesla.

    Trump từng hứa sẽ bãi bỏ chính sách khuyến khích xe điện của chính quyền Biden nếu tái đắc cử. Ông tin rằng chính sách này sẽ gây ra tác động không cần thiết đến ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ, gây tổn hại đến lợi ích của công nhân ô tô Mỹ và mang lại lợi ích cho các công ty ô tô Trung Quốc.

    Về lý thuyết, Musk có thể phản đối kế hoạch hủy bỏ việc triển khai xe điện, nhưng chiến lược có nhiều khả năng xảy ra hơn của anh là sử dụng vị trí của mình có được sau bầu cử để tác động đến các cơ quan quản lý nhằm giảm bớt các hạn chế đối với việc giám sát công nghệ lái xe tự động của Tesla hoặc duy trì chính sách Tín chỉ Carbon đã mang lại doanh thu hàng tỷ USD cho Tesla. Bạn phải biết rằng Tín chỉ Carbon đã trở thành một thành phần quan trọng tạo nên lợi nhuận của Tesla, chiếm 1/3 tổng lợi nhuận của hãng. Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ đã liên tục điều tra sự an toàn của hệ thống lái xe tự động hoàn toàn của Tesla. Đối mặt với môi trường pháp lý như vậy, Musk đã thúc đẩy chính phủ nới lỏng các yêu cầu pháp lý đối với công nghệ lái xe tự động và thậm chí còn thúc đẩy việc thành lập hệ thống luật quốc gia để thay thế những quy định chưa đồng đều hiện nay của các tiểu bang.

    Ngoài ra, Musk có khuynh hướng ủng hộ đề xuất của Đảng Cộng hòa về việc loại bỏ các thuế cho người tiêu dùng mua xe điện. Khoản thuế này, có thể lên tới 7.500 USD, thực sự mang lại lợi ích cho các đối thủ cạnh tranh của Tesla nhiều hơn.

    * Hạ cánh trên sao Hỏa sắp đến gần

    Musk rất không hài lòng với quyết định của NASA về việc thực hiện kế hoạch thám hiểm sao Hoả đặt sau cuộc đổ bộ lên mặt trăng. Anh từng cho rằng khả năng hạ cánh xuống sao Hỏa và thậm chí cả sự sống sót trong tương lai của nhân loại đều phụ thuộc vào chiến thắng của Trump. Trump từng đề xuất cắt giảm quy định của chính phủ và nhiều lần tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng một khi trở lại Nhà Trắng, ông sẽ thúc đẩy toàn diện kế hoạch đưa phi hành gia Mỹ lên sao Hỏa, trùng khớp với kỳ vọng của Musk.

    * Giá trị thương mại của X sẽ được nâng cao đáng kể

    Trong quá trình Musk ủng hộ việc Trump đắc cử, X chắc chắn đóng vai trò cốt lõi trong việc "xây dựng chương trình nghị sự". Một khi chiến dịch này thành công, tầm ảnh hưởng của X với tư cách là nền tảng phổ biến thông tin sẽ trở nên không thể lay chuyển. Sau khi Trump nhậm chức, ông ta có thể một lần nữa điều hành đất nước thông qua Twitter, điều này cũng sẽ nâng cao đáng kể giá trị thương mại và vị thế thị trường của X.

    * Tham gia cải cách cơ cấu nhà nước

    Trump đề xuất bổ nhiệm Musk vào vị trí "Bộ trưởng cắt giảm chi phí" dù Musk phủ nhận mình có tham vọng chính trị nhưng vai trò này có thể mang lại lợi ích đặc biệt về thuế ưu tiên lên tới hàng chục tỷ USD cho Musk. Nếu Trump thực hiện các chính sách giảm thuế thu nhập và các loại thuế khác đối với các tỷ phú, Musk sẽ có thể được hưởng nhiều khoản giảm thuế đáng kể hơn, đây mới là một lợi ích kinh tế thực sự.

    Các vấn đề xã hội không đơn thuần có thể được giải quyết bằng công nghệ. Việc lạm dụng công nghệ có thể gây ra nhiều vấn đề hơn. Khi chủ nghĩa tư bản sử dụng công nghệ, nguyên tắc đầu tiên thường là theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Khi đế chế công nghệ mà Musk tâm huyết xây dựng đối mặt với cơn khủng hoảng sinh tử, Musk đã đặt cược vào Trump.

    Trump là một nhà tư bản Mỹ điển hình, quen chiếm ưu thế trong mọi tình huống. Và Musk là một người khổng lồ trong ngành công nghệ, Musk cũng thống trị thế giới với tư thế mạnh mẽ và khí phách vang dội, đồng thời tài sản cá nhân của anh vượt xa Trump.
    Điểm giao thoa tiềm năng giữa họ không nằm ở sự chồng chéo trong kinh doanh mà ở chỗ liệu Musk có thách thức sự độc quyền của Trump trong việc thu hút sự chú ý của người dân Mỹ hay không. Dù ở chức vụ hay kinh doanh, Trump luôn khao khát được chú ý. Vì vậy, khi Musk làm việc với Trump, anh ta có thể thiết lập được mối quan hệ tinh tế và hài hòa bằng cách duy trì những đặc điểm riêng biệt của mình và không để vô tình vượt qua ranh giới.

    Bằng cách này, Tesla có một nền tảng vững chắc cho sự phát triển và tăng trưởng của mình. Ít nhất trong 4-5 năm tới, công ty này vẫn có thể dẫn đầu thế giới.

    Những người hâm mộ Musk coi tính cách đặc biệt của anh là nền tảng cho sự thành công của anh. Nhiều lời khen ngợi về Musk đã trở thành những ngôn luận “thành công học” trống rỗng. Nếu các doanh nhân hoặc người hâm mộ thực sự muốn học hỏi từ Musk thì bất kỳ nguồn cảm hứng hữu ích nào cũng không phải về tính cách mà là về mô hình kinh doanh. Musk đã áp dụng thành công mô hình kinh doanh của mình vào quá trình bầu cử tổng thống Mỹ.

    Là người giàu nhất thế giới và kiểm soát nền tảng mạng xã hội chính thống, Musk có đủ nguồn lực tài chính, năng lượng và tầm ảnh hưởng để giúp Trump thắng cử. Một lý do không thể bỏ qua là Trump có thể giúp Musk và sự giúp đỡ ở đây là hai bên cùng có lợi.

    Tất nhiên, Musk và Trump có những ý tưởng và giá trị giống nhau ở nhiều khía cạnh. Nhìn vào bản chất của vấn đề, lợi ích của họ cuối cùng đều hội tụ. Trong bài phát biểu mừng chiến thắng, Trump đã nhắc đến tên Musk 11 lần và ca ngợi anh là "siêu thiên tài".
    Tại lễ ăn mừng đắc cử của Trump, sự xuất hiện của Musk chắc chắn đã trở thành tâm điểm của mọi người. Anh ta trông rất nhẹ nhõm, relax và hưởng thụ. Anh bận bộ vest đen thắt cà vạt trông đặc biệt tràn đầy sức sống. Và bên cạnh anh còn có một “hoàng tử” nhỏ, tức là cậu con trai bốn tuổi của anh. Cậu bé mặc một bộ vest nhỏ gọn gàng và đội một chiếc mũ nhỏ trên đầu. Trông cậu bé giống như một “hoàng tử nhỏ” thực sự rất dễ thương.

    Xuyên suốt sự kiện, Musk và con trai đã biểu hiện rất mãn nhãn. Hai bố con thỉnh thoảng nhìn nhau mỉm cười, tựa hồ đang có chút trao đổi thú vị. Khi những vị khách khác đến trò chuyện với Musk, cậu bé thể hiện rất ngoan và không hề lúng túng chủ động chào hỏi, điều này để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người.

    Trước chiến thắng của Trump, Musk đã phấn khích đến mức không thể ngủ được suốt đêm ngày mùng 6. Có bạn trên mạng nhắn tin cho anh ta, “Elon, anh đang ngủ à? Tôi cá là anh đang vô cùng phấn khích”. Musk nhanh chóng trả lời cư dân mạng rằng: “Tôi rất muốn ngủ, nhưng ứng dụng này (sự chiến thắng) luôn đánh thức tôi dậy ”.

    Quả thật dư âm chiến thắng lịch sử của Trump và Musk cũng khiến cho một gã “thắng cược nhỏ” như lão PP cũng mất ngủ mấy đêm nay. Viết xong bài này đã 2h sáng, nhìn sang bên cạnh, nàng Tấm đang chìm đắm trong giấc mộng “Cái cò, cái vạc, cái nông”. Lão bùi ngùi nao nao cõi lòng, sức mình có hạn, không đưa được nàng lên được sao Hoả sao Kim, nhưng đã mang đến cho nàng những giấc ngủ bình yên không mộng mị trong một cuộc sống xô bồ lo toan. Lão nhìn Tấm trìu mến: “Ngủ đi em, mộng bình thường!”…

Chia sẻ trang này