API, chuẩn bị đuợc làm giá.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hanoi88888888, 08/06/2010.

3093 người đang online, trong đó có 82 thành viên. 01:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4782 lượt đọc và 103 bài trả lời
  1. hanoi88888888

    hanoi88888888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Chiêu làm giá của đại gia chứng khoán

    Anh H. từng là một trong tứ đại gia của làng chứng khoán Sài Gòn năm xưa, anh khá nổi tiếng trong những phi vụ đưa một số doanh nghiệp lên sàn chứng khoán rất thành công. Nhưng anh cũng đã có lúc trầm, lúc bổng cùng với thị trường chứng khoán Việt Nam, song dường như anh vẫn không hề thay đổi nhiều kể cả tài sản lẫn tính cách.

    Mối quan hệ rộng lớn và sự ảnh hưởng đến giới đầu tư của anh vẫn là những ưu điểm tuyệt đối để anh tồn tại trên thương trường đầy chông gai này. Do thời gian gần đây anh H. có phương thức phát triển riêng nên rất hiếm khi gặp mặt anh tại những nơi mà giới đại gia chứng khoán thường tụ tập. Trong một ngày Chủ nhật đẹp trời, bên tách café ngon anh đã chia sẻ chiêu thức làm giá khá thịnh hành trong thời điểm hiện nay.
    Điều kiện như thế nào đại gia mới nhận làm giá?
    Chuyện làm giá chứng khoán thì ai cũng biết nhưng biết thật sự thì không phải ai cũng rành, bây giờ thì rất dễ để có thể biết mã cổ phiếu nào đang được làm giá vì tin nhắn điện thoại, mạng internet, diễn đàn… đều đầy rẫy những thông tin như thế. Trao đổi với chúng tôi, anh H. cho hay những tin tức kiểu đó chủ yếu chỉ là các “lính thợ” thực hiện mà thôi. Phần lớn trong công đoạn làm giá chứng khoán có khá nhiều tầng nấc và phương thức hành động cũng rất khác nhau, mỗi một công đoạn lại phục vụ cho một đối tượng nhất định, lấy một ví dụ đại khái như trong 1 công đoạn làm giá đơn giản gồm 3 tầng: trùm – chân gỗ – lính thợ, 3 tầng nấc này sẽ phải phục vụ cho 3 đối tượng chính tương ứng là: tổ chức làm giá – các đại gia chứng khoán – nhà đầu tư nhỏ lẻ trong hệ thống.
    Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm giá được, tuỳ vào thời điểm mà bản thân doanh nghiệp hiểu rõ khi giá cổ phiếu của họ tăng thì sẽ có lợi cho doanh nghiệp hay không và ở mức độ như thế nào. Trên cơ sở đó thì mới nảy sinh ra sự hợp tác giữa chúng tôi (tổ chức làm giá) và các doanh nghiệp. Để làm giá trước hết phải hiểu rõ doanh nghiệp và chúng tôi (tổ chức làm giá) phải kiểm soát được doanh nghiệp đó, kiểm soát được ở đây lđược hiểu là phải nắm rõ thông tin, lịch công bố các dự án, chu kỳ thu nhập của doanh nghiệp, lịch phát hành chia thưởng… Sau đó mới đến phần quan trọng nhất của vấn đề là cơ cấu cổ đông, phần lớn những mã có dấu hiệu làm giá thường là sau khi chốt danh sách thực hiện quyền gì đấy thì tổ chức làm giá sẽ được doanh nghiệp cung cấp bảng thống kê danh sách chi tiết các cổ đông lớn, nhỏ, tổ chức… theo tên, địa chỉ, tỷ lệ sở hữu cổ phần… Căn cứ vào đó thì tổ chức làm giá mới tính toán ra lượng cổ phiếu cần thiết và số tiền phải dùng để có thể đưa cổ phiếu đó đến một mức giá xác định, trên cơ sở thoả thuận giữa doanh nghiệp và tổ chức làm giá.
    Họ làm giá như thế nào?
    Một cách thức thường hay dùng nhất hiện nay là “sàn lọt”, có trong tay hai thứ cơ bản nhất là tiền và cổ phiếu thì tổ chức làm giá sẽ đặt mua một lượng lớn cổ phiếu giá trần nhất định, sau khi thấy lượng dư mua đặt trần này tăng lên ở mức cần thiết thì tổ chứng làm giá sẽ bán ra phần dư mua còn lại trên bảng điện và sau đó lại thực hiện các lệnh mua trần lớn. Qua hành động trên thì tổ chức làm giá bán đi một lượng cổ phiếu giá trần và cũng đã phải mua lại một lượng cổ phiếu giá trần khác, nếu trường hợp không có ai bán thì họ vẫn thực hiện hành động trên qua cách thức “tay trái” bán cho “tay phải”. Hành động này cứ lập đi lập lại và giá sẽ tăng mạnh trong khi khối lượng giao dịch tăng rất đột biến, điều này còn tạo sự chú ý của nhà đầu tư khác trên sàn chứng khoán và sự đặt mua của nhà đầu tư nhằm đuổi theo hành động “sàn lọt” của tổ chức làm giá sẽ luôn “lọt ra” một lượng cổ phiếu nhất định và giá cũng tăng trần liên tục. Khi lượng cổ phiếu “lọt ra” ngoài đủ lớn và trùng với sự tính toán của tổ chức làm giá thì sẽ có một phiên giao dịch “úp sọt” và tổ chức làm giá xả tất cả những cổ phiếu hiện đang có và cũng có thể ứng trước lượng cổ phiếu đang trên đường về trong tài khoản nhờ các dịch vụ hỗ trợ thanh toán của các công ty chứng khoán cung cấp. Đây là một trong những cách đơn giản và rất phổ biến trong thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
    Thời điểm nào thích hợp cho làm giá?
    Để chắc chắn thắng thì tổ chức làm giá cần phải nắm rõ cơ cấu cổ đông hiện tại, sự lựa chọn thời điểm làm giá thường sau những phiên giao dịch chốt quyền tham dự đại hội cổ đông hay chốt quyền chia cổ tức… Tổ chức làm giá phải có bảng danh sách chi tiết về các cổ đông và họ bắt đầu có một kế hoạch thực hiện phù hợp với khả năng. Anh H. cho biết nhiều doanh nghiệp thường xác định ngày chốt quyền chia thưởng cổ phiếu, phát hành thêm sau khi đã tổ chức thành công đại hội cổ đông, vì nghị quyết đã có phương án phát hành hay chia thưởng, hơn hết là doanh nghiệp và tổ chức làm giá đã chọn ra phương án tối ưu, những mã cổ phiếu đang có điều kiện như thế thường tăng rất nhanh và mạnh. Nhưng cũng có những ngoại lệ như hiện tượng các penny-stock hiện nay vẫn tăng khi báo cáo lợi nhuận lỗ, thường thì những cổ phiếu dạng này thường hay xảy ra hiện tượng “sàn lọt”, tức là luôn có một lượng rất lớn đặt mua giá trần và ngay lập tức cũng có một lượng bán giá trần tương ứng, cuối cùng là lượng mua giá trần chiếm tuyệt đối.
    Mạng lưới và cách thức truyền tin cũng là một vấn đề rất lớn để dẫn đến sự thành bại của các phi vụ làm giá, trong bối cảnh truyền thông phát triển như hiện nay thì tốc độ la truyền thông tin là cực nhanh, nó có thể tạo ra một hiệu ứng vô cùng lớn nếu các trạm phát tin là những nơi có sự tin tưởng cao với các nhà đầu tư. Chính vì thế hiện nay có rất nhiều hội nhóm chuyên “phím hàng” và họ chính là “lính thợ” của một vài “chân gỗ” trong hệ thống tổ chức làm giá chuyên nghiệp. Cái rủi ro lớn nhất là khi kế hoạch không có sự hưởng ứng của nhà đầu tư khác trên sàn hoặc các “lính thợ” làm việc không tốt thì chính các “lính thợ” hay tổ chức làm giá đó phải trả giá đắt bằng việc nắm giữ cổ phiếu đó và làm cổ đông bất đắc dĩ cho doanh nghiệp.
    Mạnh vì gạo bạo vì tiền
    Sàn Hà Nội hiện nay đang rất thích hợp cho chuyện làm giá vì đa số các mã cổ phiếu đều có lượng lưu thông ngoài thị trường rất nhỏ, đơn giản là một cổ phiếu có mã là P chỉ có khoảng hơn 3 triệu phiếu nhưng đã có một phiên nhà đầu tư đặt dư mua trần gần 3 triệu cổ phiếu. Chuyện này thoạt nhìn ai cũng thấy, bản thân cổ phiếu này cũng có sự dao động cũng đáng gờm khi tăng thì cũng rất nhanh, giảm thì cũng rất sâu và phục hồi thì cũng rất lẹ. Chuyện làm giá bây giờ không chỉ là một vài thông tin tốt sẽ giúp giá cổ phiếu đó tăng mà nó còn chứa đựng cách thức thực hiện của tổ chức làm giá nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và hơn hết là cho tổ chức làm giá.
  2. lyquan

    lyquan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    0
    LỢI NHUẬN TĂNG, APECi ĐẦY MẠNH TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN LỚN

    CTCP Đầu tư Châu Á- Thái Bình Dương (APECi) đang đẩy nhanh tiến độ, tập trung vào khai thác các dự án mang lại hiệu quả cao và ổn định như: Dự án thành phố công nghệ cao và giao lưu quốc tế có diện tích 2.200 héc- ta tại tỉnh Thái Nguyên; Dự án KCN Điềm Thụy- Thái Nguyên; Dự án KCN Đa Hội- Bắc Ninh; Dự án trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và chăm sóc sức khỏe quốc tế tại Thái Nguyên, Khu TT giao dịch tài chính, tiền tệ APEC Bắc Ninh... Đây là các dự án đã được UBND tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh chấp thuận, hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, dự kiến tạo doanh thu ổn định và lợi nhuận lớn ngay trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
  3. hanoi88888888

    hanoi88888888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay không mua đc giá thấp rồi
  4. hanoi88888888

    hanoi88888888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    0




    Năm 2009, APECi đạt tổng doanh thu 23,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 6,1tỷ đồng. Công ty hiện quản lý hơn 3.000 héc- ta đất công nghiệp, đô thị, trung tâm thương mại và khu du lịch nghỉ dưỡng thuộc địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận đã được cấp phép đầu tư.
  5. vdthu88

    vdthu88 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Đang ôm đầy một bụng, xác định đánh dài hạn nên không hề ngại diễn biến thị trường, giá API là quá hấp dẫn để đầu tư, từ giờ đến lúc nên sàn kiếm vài chục đến vài trăm phần trăm là bình thường!!!
  6. lyquan

    lyquan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    0
    HO, HA cá hồi nên hôm nay khó mua được giá thấp rồi.
  7. hanoi88888888

    hanoi88888888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Hình như lyquan vừa làm 1 cục giá sàn à? Thèm hàng giá rẻ quá à?
  8. lyquan

    lyquan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Đảo tay tí vì còn phải mua nhiều. Tiếc là khó có hàng <13
  9. lightingbolt

    lightingbolt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác stock7979 biết rõ con này hả, chừng nào nộp HS niêm yết vậy Bác?
  10. lyquan

    lyquan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Riêng hàng này không cần ủn đít, tự khắc đến lúc nó sẽ lên. Đến lúc gom và giữ rồi.

Chia sẻ trang này