Ba vấn đề ngành ngân hàng phải đối mặt - Ai mong vni up nên đọc sẽ đỡ mất tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sweetmoney, 17/07/2009.

8366 người đang online, trong đó có 976 thành viên. 09:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 472 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Ba vấn đề ngành ngân hàng phải đối mặt - Ai mong vni up nên đọc sẽ đỡ mất tiền

    Ba vấn đề ngành ngân hàng phải đối mặt

    Trong nửa cuối năm 2009, tín dụng sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Cơ sở cho đà tăng trưởng tín dụng tiếp tục là gói hỗ trợ lãi suất. Tính đến ngày 2/7/2009, vốn hỗ trợ lãi suất đã giải ngân được 372.000 tỷ đồng, tương đương 57% kế hoạch. Như vậy, từ giờ đến cuối năm sẽ có khoảng 280.000 tỷ đồng vốn hỗ trợ lãi suất tiếp tục được giải ngân.


    Để đề phòng khả năng lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng của cả năm 2009 là dưới 30%. Như vậy, room cho mức tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng sẽ ở khoảng 13%.


    Với mức tăng trưởng thấp hơn so với nửa đầu năm, đà tăng trưởng tín dụng của các NHTM sẽ bị ảnh hưởng. Với thị phần lớn, NHTM nhà nước sẽ tiếp tục vai trò trong việc kìm giữ tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành.


    Trong nửa cuối năm, có 3 vấn đề lớn mà các ngân hàng sẽ phải đối mặt như sau:


    Thứ nhất, đó là sự co hẹp của lợi nhuận lãi biên do lãi suất huy động đang có xu hướng tăng. Lãi suất huy động bình quân toàn hệ thống hiện đã lên tới 8,26%/năm so với mức 7,99%/năm của tháng 5/2009. Lãi suất cho vay bình quân là 10, 26%/năm. Mức chênh lệch đầu vào - đầu ra của đồng vốn, như vậy, chỉ là 2 điểm phần trăm/năm.


    Thứ hai, sau khi tín dụng tiêu dùng được nới lỏng nhờ cơ chế lãi suất thỏa thuận vào tháng 1, nhiều NHTM đã đẩy nhanh cho vay tiêu dùng để tăng nguồn thu từ lãi. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đến cuối tháng 5/2009 là 85.000 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cuối năm 2008.


    Kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, có một lượng tiền từ cho vay tiêu dùng được sử dựng vào mục đích khác, trong đó có đầu tư chứng khoán và bất động sản .


    Vào giữa tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu NHTM tự kiểm tra về hoạt động cho vay tiêu dùng và vì vậy tín dụng tiêu dùng sẽ có xu hướng bị thắt chặt hơn trong nửa cuối 2009 kéo theo nó là nguồn thu từ lãi có khả năng suy giảm.


    Thứ ba, nợ xấu tiếp tục là mối quan ngại. Nợ xấu vào cuối tháng 5/2009 của toàn hệ thống là 3,85% trên tổng dư nợ, tương đương với khoảng 56.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2008. Nợ xấu tăng khá nhanh là do những khó khăn kinh tế vĩ mô .


    Tính chung tổng dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản đến cuối tháng 4/2009 là 155.000 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ (tỷ lệ này ở thời điểm cuối năm 2008 là 13,7%). Nhưng thực tế con số này có thể cao hơn nhiều.


    Thực trạng các ngân hàng niêm yết


    Hiện tại, 4 NHTM đang niêm yết là VCB, STB trên HOSE và ACB, SHB trên HNX. SHB là một NHTM nhỏ, mới chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị nên còn có khá nhiều rủi ro đầu tư. Ba ngân hàng còn lại VCB, STB và ACB đều là những ngân hàng hàng đầu và cũng là trụ cột của TTCK Việt Nam.


    Trong 3 ngân hàng trên, VCB có những lợi thế riêng, là cơ sở rất tốt cho sự phát triển bền vững, đó là quy mô, thương hiệu, nguồn khách hàng, hệ thống hạ tầng công nghệ, đội ngũ nhân sự, vốn góp tại nhiều tổ chức kinh tế lớn và đặc biệt là vị trí số 1 về thanh toán quốc tế và thẻ tại Việt Nam.


    Tuy nhiên, với nguồn gốc là một NHTM nhà nước, VCB cũng có một số vấn đề đến quản trị Doanh nghiệp và quản trị rủi ro. Tỷ lệ nợ xấu của VCB năm 2008 khá cao, 4,6%, trên mức trung bình của thị trường là 3,5%.


    Năm 2009, dự báo các nguồn thu chính của VCB như lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối đều giảm và làm giảm tổng thu nhập của VCB. Tuy nhiên, nếu VCB kiểm soát tốt chi phí hoạt động và đặc biệt là giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng thì nhiều khả năng VCB sẽ đạt 4.308 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2009, tăng 29,6% so với năm 2008


    ACB mặc dù nhỏ hơn VCB nhưng lại là một ngân hàng có mức tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Có được điều này là vì ACB đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và có chính sách quản trị rủi ro tốt.


    ACB với chính sách cho vay cẩn trọng nên có tỷ lệ nợ xấu rất thấp (dưới 1%) . Ngoài nguồn thu từ lãi, ACB còn có nguồn thu ổn định từ phí giao dịch vàng, chứng khoán và lợi nhuận từ kinh doanh vàng, chứng khoán. Lợi nhuận trước thuế của ACB trong năm 2009 dự báo là 3.179 tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm 2008.


    Nếu so sánh với VCB và ACB thì STB không bằng về quy mô, mức sinh lời và chất lượng quản trị. Tuy nhiên, nếu so sánh với các NHTM cổ phần khác, STB có những lợi thế nhất định.


    STB có mạng lưới chi nhánh đứng thứ 4 tại Việt Nam, chỉ sau 3 NHTM nhà nước là Agribank, BIDV và Vietinbank. STB có thị phần khá tốt ở mảng khách hàng người Hoa và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.


    STB cũng là thương hiệu được nhiều người biết đến và cũng đa dạng hóa hoạt động sang kinh doanh vàng và chứng khoán, mặc dù hiệu quả chưa cao.


    Sau năm 2008 kém hiệu quả và tăng trưởng âm, dự báo năm 2009, hoạt động kinh doanh của STB sẽ khả quan hơn. Các nguồn thu từ lãi, phí, kinh doanh vàng và chứng khoán đều sẽ có đóng góp tốt. Dự báo, lợi nhuận trước thuế của STB năm 2008 là 1.912 tỷ đồng, tăng 73% so với năm 2008.


    Theo ĐTCK



    Ngành NH trùm báo cáo láo, đảo nợ,giãn nợ, đáo hạn,lấy nợ nuôi nợ ......vậy mà nợ xấu vẫn tăng khủng khiếp;
    theo báo cáo
    tháng 1/2009=30,000 tỷ.
    tháng 3/2009=43,000 tỷ.
    tháng 5/2009= 56,000 tỷ.
    tháng 8/2009 =???
    tháng 12/2009= liệu có nổ tan tành như bom ???
  2. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Dấu hỏi cơ cấu nợ?

    Đến nay, chưa thấy có báo cáo công khai nào về kết quả cơ cấu nợ. Nhưng từ tháng 11.2008, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, nhiều nhóm giải pháp được áp dụng, trong đó về thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ có việc cơ cấu lại nợ.

    Giải pháp này, theo nhiều chuyên gia, vừa cứu doanh nghiệp, vừa cứu ngân hàng. Ông Sanh cho rằng đây là giải pháp cần thiết, nuôi con nợ để bắt con nợ phải trả nợ thay vì để con nợ phá sản.

    Tuy nhiên, việc này chỉ có tác dụng tích cực khi con nợ còn có khả năng tồn tại và phát triển khi được khoanh nợ, đảo nợ, cho vay nợ mới trả nợ cũ? Nếu việc thẩm định dự án, thẩm định năng lực doanh nghiệp không được thực hiện, sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu phình to hơn, và càng khó giải quyết trong tương lai.

    Như vậy, về kỹ thuật, việc cơ cấu nợ, trước mắt có thể làm đẹp sổ sách, giúp ngân hàng hạch toán ?olời to?, nhưng có thực lời hay không, phải chờ những chu kỳ kinh doanh mới, khi việc cơ cấu nợ có kết quả.

    Do có cơ cấu nợ, nên tỷ lệ nợ xấu mà các ngân hàng công bố, cũng được cải thiện. Có lẽ vì lý do này, mà trong đánh giá về tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam và quốc tế có nhiều sai biệt.

    Theo một cựu tổng giám đốc ngân hàng, việc lời lỗ đến mức nào còn do ngân hàng ?ovận dụng? kỹ thuật hạch toán để giấu lỗ hoặc giấu lãi. Mức lãi năm nay, có thể do lãi từ các năm trước chuyển qua để làm đẹp sổ sách, chẳng hạn như định lại giá vàng, giá USD? trong hạch toán.


    Theo Kim Văn
    SGTT
  3. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Cảnh báo mới với doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng
    thứ hai, 06/07/2009, 11:25 (GMT + 7)

    Sau những con số thống kê chính thức vừa được Tổng Cục thống kê công bố ngày 1/7 về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2009, các nhà hoạch định tin tưởng kinh tế vĩ mô đã ?ocó dấu hiệu thoát đáy vượt dốc đi lên?.


    Chia sẻ nhận định trên nhưng chuyên gia Bùi Kiến Thành cũng khuyên các DN tham dự hội thảo ?oTìm kiếm cơ hội và giải pháp trong thời kỳ hậu suy thoái kinh tế? tổ chức hôm 4/7 tại Hà Nội phải thận trọng với diễn biến kinh tế.

    Tiễn hỗ trợ đang quay lại ngân hàng

    Nói về gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn lưu động với kết quả giải ngân hơn 370 nghìn tỷ đồng sau 5 tháng triển khai, ông Thành cho rằng nếu số tiền cho vay kích cầu được chuyển hóa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì dư nợ tín dụng phải tăng lên 30%. Tuy nhiên theo báo cáo, dư nợ tín dụng thực tế chỉ tăng 17% (tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng năm 2008 là 1,2 triệu tỷ đồng). Điều này chứng tỏ phần lớn tiền đã quay ngược lại ngân hàng, dưới hình thức phổ biến là đảo nợ. Vì với thời hạn cho vay là 8 tháng thì khó có DN nào đủ thời gian mua nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thu tiền bán hàng kịp để trả nợ theo hợp đồng.
    Phần còn lại, một lượng lớn đã và đang được đầu tư vào thị trường chứng khoán để lướt sóng và kiếm lời ngắn hạn. Do đó, đã tạo nên tác động ?otốt? trên thị trường chứng khoán trong những tháng vừa qua. Ông Thành dự báo ?obong bóng? chứng khoán sẽ tiếp diễn trong thời gian tới rồi ?oxì? hoặc ?onổ?. Nguyên do là thực chất tình hình kinh tế vĩ mô chưa phát triển đến mức tạo nên nền tảng hỗ trợ cho giá cổ phiếu đồng loạt tăng đột biến 60% đến 100% trong 3 tháng vừa qua.

    Nếu không được giám sát chặt chẽ, hệ quả của việc đảo nợ và đầu tư tài chính lướt sóng sẽ rất nguy hiểm cho DN và hệ thống ngân hàng. Phân tích của ông Thành đã chỉ ra rằng, thực trạng khó khăn của DN vẫn còn nguyên và gánh nặng rủi ro của hệ thống ngân hàng chỉ tạm thời được đẩy lùi. ?oRồi đây số nợ vay được hỗ trợ lãi suất sẽ phải hoàn trả cho ngân hàng bằng những nợ vay mới với lãi suất không được hỗ trợ. Với cuộc chiến tăng lãi suất huy động đang diễn ra giữa các ngân hàng thì chưa thể biết mặt bằng lãi suất mới sẽ là bao nhiêu? ?" ông Thành băn khoăn.

    Đâu là giải pháp?

    Luật Các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay quy định: ?oMục đích sử dụng vốn vay phải phù hợp pháp luật và khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật?. Dựa trên quy định này, ông Thành kiến nghị, các ngân hàng nên xem xét cấu trúc lại danh mục các khoản nợ vay trước đây của các DN có lãi suất cao, chứ không được chấp nhận đảo nợ.

    Về gói kích cầu thứ hai với 20 nghìn tỷ đồng hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 443/QĐ-TT, ông Thành cảnh báo, rồi đây cũng sẽ diễn biến theo gói thứ nhất. Một trong những lý do chính là DN không thể triển khai các dự án kinh doanh trong thời hạn 24 tháng. Do vậy, số tiền vay sẽ được dùng vào mục đích ngắn hạn, chủ yếu là đảo nợ và đổ vào chứng khoán để lướt sóng. Một số không nhỏ sẽ ?olách? vào bất động sản, để ?ogiải cứu? những dự án đang đứng trước nguy cơ phá sản, biến thành nợ xấu của các ngân hàng.

    Thâm hụt ngân sách cũng tăng đột biến, không những vượt mức 5% được Quốc hội phê duyệt mà sẽ vượt mức 8,5% Chính phủ vừa mới trình xin Quốc hội phê duyệt. Nếu cộng thêm hai gói bù lãi suất 37 nghìn tỷ thì bội chi sẽ vượt trên 10.

    Do đó, giải pháp tối ưu là Chính phủ nên điều chỉnh và thay thế ngay chính sách bù lãi suất bằng một chính sách tín dụng với lãi suất thấp cho mọi đối tượng. Đây là hướng mà hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế giới đang triển khai. Tức là Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại đến mức thấp nhất có thể (khoảng 1-2%), tạo điều kiện để ngân hàng thương mại cho DN vay với lãi suất từ 4-5%. Các ngân hàng thương mại bắt buộc phải thực hiện đúng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay, đối xử bình đẳng với mọi DN đi vay, xóa bỏ cơ chế ?oxin cho? tiêu cực.

    Ông Thành và các chuyên gia tin rằng với chính sách hợp lý và đội ngũ quản lý tốt, mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay không phải là quá khó đối với Việt Nam.

    Theo KTDT
  4. aluyen

    aluyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/06/2006
    Đã được thích:
    379
    tăng trưởng tín dụng chậm lại không có nghĩa là lợi nhuận ít đi mà tăng ít hơn thôi vì mức cũ giữ nguyên là đã có lãi gần như trước rồi!
  5. sweetmoney

    sweetmoney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Đã được thích:
    9
    Vấn đề chính là nợ xấu đã cơ cấu , đảo nợ rất nhiều mà nó vẫn tăng khủng khiếp. cuối năm NH sẽ không có lợi nhuận vì hết nguồn thu từ trái phiếu, từ tín dụng cũng không có lãi

Chia sẻ trang này