Bác cho em 1 cái ... em sẽ làm osin cho bác suốt đời luôn

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lefan_1, 22/10/2012.

5809 người đang online, trong đó có 631 thành viên. 21:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 660 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Bác Obama cho em xin 1 cái USS George Washington em sẽ làm osin cho đất nước bác suốt đời luôn.

    Sức mạnh quân sự Mỹ tại Đông Nam Á
    21/10/2012 3:20
    Dù đồn trú theo dạng bán thường trực, nhưng hải quân Mỹ đang hiện diện tại Đông Nam Á như một thế lực hùng mạnh.

    Hôm qua, tờ Manila Standard Today đưa tin siêu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington sẽ đi qua vùng biển gần bãi cạn Scarborough rồi neo đậu gần vịnh Manila vào ngày 24.10 để viếng thăm Philippines trong 4 ngày. Ngoài ra, Bloomberg dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội 7 hải quân Mỹ xác nhận hoạt động trên là một phần trong chương trình tuần tra của hàng không mẫu hạm này tại biển Đông.

    Nhìn lại thời gian qua, dù có cảng nhà đóng tại Nhật Bản thuộc khu vực Đông Bắc Á, nhưng tàu sân bay USS George Washington liên tục di chuyển tại vùng biển Đông Nam Á. Hồi đầu tháng, chỉ vài ngày sau khi hiện diện tại vùng biển gần Nhật Bản, chiếc USS George Washington bất ngờ cập cảng Malaysia để viếng thăm chủ nhà. Với mật độ xuất hiện như thế, hàng không mẫu hạm này dường như đang trở thành một căn cứ quân sự nổi bán thường trực của Mỹ tại vùng biển Đông Nam Á.

    Siêu căn cứ nổi

    Sử dụng năng lượng hạt nhân cho phép hoạt động suốt 20 năm mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, hàng không mẫu hạm USS George Washington có độ choán nước hơn 100.000 tấn, theo tài liệu từ hải quân Mỹ. Mặc dù không được trang bị nhiều vũ khí nhưng tàu sân bay này là một căn cứ không quân di động đích thực khi thường xuyên chở theo hơn 80 máy bay. Trong đó, phần lớn là chiến đấu cơ đa nhiệm F/A-18 Super Hornet nhanh hơn 1,8 lần tốc độ âm thanh, tầm bay 2.300 km và có bán kính chiến đấu xấp xỉ 750 km.

    Chiến đấu cơ F/A-18 Super Hornet được trang bị pháo 6 nòng 20 mm và có thể mang theo 6 loại tên lửa đối không khác nhau hoặc tên lửa chống tàu chiến Harpoon tầm bắn 120 km. Ngoài ra, máy bay này còn có thể khai hỏa với 5 loại tên lửa tấn công mặt đất. Trong đó có: tên lửa hành trình Taurus tầm bắn 500 km, tên lửa dẫn đường bằng vệ tinh AGM-154 tầm bắn tối đa 130 km cùng một số loại tầm bắn trên 100 km. Bên cạnh các loại bom thông thường, chiến đấu cơ F/A-18 Hornet được thiết kế để thả bom hạt nhân chiến thuật B61.

    Trong những hoạt động tuần tra thông thường, lực lượng máy bay trên tàu sân bay USS George Washington thực hiện khoảng 100 lần cất và hạ cánh mỗi ngày, tương đương 50 cuộc xuất kích. Nếu thực sự tham chiến, số lượng xuất kích sẽ tăng lên rất nhiều. Tất nhiên, hàng không mẫu hạm USS George Washington còn mang theo các loại máy bay khác như máy bay do thám, máy bay cảnh báo, trực thăng chiến đấu, trực thăng săn tàu ngầm… Kết hợp các khí tài trên, tàu sân bay này thực sự là một căn cứ nổi cho phép tiến hành tấn công những mục tiêu khác nhau từ khoảng cách hơn 1.200 km. Theo đó, hàng không mẫu hạm USS George Washington có thể bao phủ một khu vực tác chiến rộng hơn 3 triệu km2, gần tương đương diện tích cả biển Đông.

    Đó là chưa kể đến các tàu khu trục hiện đại và một số chiến hạm thường xuyên song hành hộ tống tàu sân bay này.

    Quay lại Subic

    Trong một diễn biến khác gần đây, Mỹ đã quay lại thiết lập căn cứ hải quân bán thường trực tại cảng Subic của Philippines. Đó là điều mà báo The Diplomat hồi đầu tuần dẫn lời giới chức hai nước xác nhận. Vào tháng 6, tờ The Philippine STAR từng dẫn tin từ giới chức quốc phòng Phlippines cho hay Manila có thể sẽ cho phép Washington tái sử dụng căn cứ hải quân Subic và cơ sở không quân Clark tại nước này. Thực tế, diễn biến trên đã được truyền thông quốc tế dẫn lời giới chuyên gia nhận định kể từ khi tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS North Carolina bất ngờ cập cảng Subic vào ngày 15.5. Sau đó, Washington liên tục xuất hiện tại đây. Tối 25.6, tàu ngầm hạt nhân Mỹ USS Louisville lại ghé cảng này. Mới nhất, 7 tàu chiến Mỹ, trong đó có tàu đổ bộ chở máy bay cùng khu trục hạm và tàu ngầm, cập bến Subic để tham gia tập trận chung với nước chủ nhà.

    Trong quá khứ, cảng Subic từng thuộc nhóm các căn cứ quân sự hải ngoại lớn nhất của Washington. Tại thời điểm cao trào hồi thập niên 1960, Mỹ đã đồn trú hơn 40 chiến hạm ở căn cứ này. Cơ sở hạ tầng của cảng Subic cho phép nó trở thành căn cứ cho hầu hết các loại chiến hạm hiện đại nhất. Vì thế, bằng cách hoạt động bán thường trực, Washington có thể nhanh chóng điều động tàu chiến từ nhiều nơi để quy tụ về Subic bất cứ khi nào cần thiết.
    [​IMG]

    Lực lượng khẩn cấp từ Singapore

    Ngoại trừ các lực lượng trên, Washington còn hiện diện tại vùng biển Đông Nam Á bằng cách triển khai 4 chiến hạm cận bờ (LCS) đồn trú luân phiên ở Singapore. Vào đầu năm 2013, chiếc đầu tiên trong số này sẽ có mặt tại đảo quốc sư tử. LCS của Mỹ gồm 2 lớp tàu chính là Independence và Freedom. Cả hai loại này đều được chế tạo để phục vụ tác chiến gần bờ, đặc biệt là chiến thuật chống tiếp cận, nhấn mạnh khả năng chiến phi đối xứng trước máy bay tiêm kích, tàu ngầm... Vì thế, LCS được phát triển với các cụm trang thiết bị dễ dàng “tháo lắp”, linh động theo từng nhu cầu cụ thể như chống ngư lôi, chống tàu ngầm hoặc chống tàu chiến nổi. Cả hai lớp tàu Freedom và Independence đều được trang bị pháo 57 mm, tên lửa đối không, chở theo 2 trực thăng chiến đấu đa nhiệm MH-60 Seahawk, trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout.

    Trong đó, 2 chiếc MH-60 Seahawk có khả năng tác chiến đối không lẫn chống chiến hạm và tàu ngầm. Ngoài ra, dòng máy bay không người lái MQ-8 Fire Scout cũng đang được phát triển thêm phiên bản tấn công mặt đất và tàu chiến.

    Hơn thế nữa, 2 loại LCS này đạt tốc độ đến 44 hải lý/giờ (80 km/giờ) và tầm hoạt động trên 3.500 hải lý (6.400 km). Với ưu điểm này, các tàu Freedom và Independence đồn trú luân phiên tại Singapore thừa sức nhanh chóng hiện diện tham chiến tại nhiều vùng biển ở Đông Nam Á. Điển hình, chúng có thể chỉ mất khoảng 12 giờ để tiến vào khu vực biển Đông khi cần thiết.

    Vì vậy, nhờ vào khả năng triển khai linh hoạt và sức tác chiến cao, các chiến hạm Mỹ bán thường trực ở Đông Nam Á giúp Washington hình thành lực lượng hùng mạnh tại đây.
  2. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Nga, Mỹ chê tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
    Trái với những phát biểu đầy tự hào của giới quan chức Trung Quốc, các chuyên gia quân sự nước ngoài lại đang hoài nghi về sức mạnh thực sự của tàu sân bay Liêu Ninh.


    Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã chính thức được đưa vào hoạt động trong một buổi lễ diễn ra hôm 25/9. Việc đưa tàu sân bay vào triển khai được xem là một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang có một loạt cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng với các nước láng giềng.

    Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích tỏ ra hoài nghi về sức mạnh thực sự của chiếc tàu chiến “khủng” này. Thậm chí, có nhà phân tích còn thẳng thừng tuyên bố, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chỉ là một thứ vũ khí “vô dụng”, dễ dàng trở thành mồi ngon của các máy bay chiến đấu của những nước láng giềng.

    “Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc vĩnh viễn không thể chiến đấu”

    Ngày 18/10, trên tờ tuần san “Luận cứ mỗi tuần” Nga đã cho thấy nhiều mặt chiếc tàu sân bay này có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu tác chiến.

    Theo bài báo này phân tích thì tàu sân bay do Trung Quốc cải tạo đã lần đầu tiên rời khỏi nhà máy đóng tàu ra khơi chạy thử, khi đó còn chưa có số hiệu “16” và cái tên chính thức “tàu Liêu Ninh”.


    Tàu sân bay Liêu Ninh được đánh giá chỉ thích hợp để huấn luyện

    Lần chạy thử đầu tiên diễn ra trong 3 ngày, từ đó trở đi tàu sân bay này tổng cộng đã hoàn thành chạy thử 10 lần, tổng cộng kéo dài 103 ngày, trong đó có vài lần thời gian chạy thử ngắn ngủi một cách bất ngờ, rõ ràng là đã xảy ra vấn đề gì đó.

    Hiện nay, sau khi con tàu này được bàn giao chính thức cho Hải quân Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc bắt đầu sôi nổi tuyên truyền, toàn thân con tàu được sơn màu trắng rất bắt mắt, gây sự chú ý cho mọi người, điều này cũng có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc đang sử dụng màu trắng để khẳng định sự khác biệt so với màu sơn xanh xám thông dụng của Nga.

    Mặc dù màu trắng sẽ đẹp đẽ, rực rỡ và tráng lệ hơn, nhưng lại hoàn toàn bộc lộ bản thân trong bối cảnh màu xanh của đại dương.

    Các phương tiện truyền hình Trung Quốc còn miêu tả chi tiết hầu như toàn bộ thủy thủ gồm các sĩ quan trên tàu sân bay Liêu Ninh, điều này cho thấy Trung Quốc rất yêu quý chiếc tàu sân bay đắt giá đầu tiên này, đã dày công chọn ra những thủy thủ ưu tú nhất. Hơn nữa cũng đã đưa tin về các nữ thủy thủ trên tàu sân bay Liêu Ninh, khoe đồ đạc bên trong, kể cả phòng ăn.

    Tiếp đến, theo bài báo này phân tích thì trước khi mua lại tàu sân bay Varyag, Ukraina đã dỡ bỏ hầu như tất cả mọi thứ có thể dỡ bỏ kể cả những linh kiện bí mật trên tàu trước khi bán tàu sân bay này cho Trung quốc. Vậy nên, trên thực tế, tàu sân bay Varyag khi đó chỉ còn thừa một cái vỏ rỗng và một số thiết bị cũ nát không biết có dùng được nữa hay không.

    Sau đó, Trung Quốc cải tạo lại tất cả các thiết bị, động lực trên tàu nhưng theo phân tích thì mặc dù tính năng của hệ thống phòng không tàu sân bay Trung Quốc không đạt được trình độ như hệ thống tương tự từng trang bị cho tàu sân bay Varyag trước đây và tàu sân bay hiện có Kuznetsov của Hải quân Nga, không thể hình thành mạng lưới hỏa lực phòng thủ tầm gần dày đặc nhất, nhưng những thứ này hoàn toàn không quan trọng, bởi vì tàu sân bay Liêu Ninh rất có thể vĩnh viễn sẽ không trở thành tàu sân bay dùng cho tác chiến.


    Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 556 tiến hành hạ cánh thử xuống tàu sân bay Liêu Ninh vừa được báo chí Trung Quốc công bố nhưng chỉ chạm vào rồi bay lên


    Thêm vào nữa hiện nay, thách thức lớn nhất của tàu sân bay Trung Quốc là vấn đề trang bị máy bay chiến đấu. Những hình ảnh hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh của các loại máy bay trực thăng đã được quảng bá rộng rãi, nhưng về máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay còn rất nhiều vấn đề và phỏng đoán.


    Chẳng hạn, cách đây không lâu, hình ảnh máy bay đậu trên đường băng tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc được truyền thông công khai, nhưng các chuyên gia sau đó nhận ra, đó chỉ là mô hình đặc biệt của máy bay chiến đấu, vì vậy tình hình có liên quan đến máy bay chiến đấu hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh tạm thời còn chưa có bất cứ sự xác nhận chính xác nào.

    Đương nhiên, Trung Quốc cuối cùng sẽ có thể nắm chắc việc cất/hạ cánh máy bay chiến đấu trên đường băng tàu sân bay, hơn nữa sẽ nhanh chóng nắm được, dự kiến trong năm nay hoặc năm tới có thể tiến hành hạ cánh thử lần đầu tiên cho máy bay chiến đấu.

    Báo Nga cho rằng, nếu nói rốt cuộc những máy bay trực thăng nào có thể đỗ trên tàu sân bay Liêu Ninh là một vấn đề rõ ràng ngay từ đầu, thì vấn đề máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay lại càng phức tạp.

    Vào thời điểm đó TQ có ý định sở hữu vài chiếc máy bay Su-33 của Nga, nhưng đã bị Nga từ chối vì lý do đảm bảo lợi ích kinh tế và vấn đề bảo mật kỹ thuật. Sau đó Trung Quốc quyết định tự nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu phiên bản hải quân của mình, ý nghĩ nghiên cứu chế tạo ra máy bay chiến đấu J-10 phiên bản hải quân tuy không bị bác bỏ, nhưng lại đem gác xó, bởi vì máy bay chiến đấu một động cơ không thể cải tạo thành một máy bay chiến đấu phiên bản hải quân mạnh mẽ thực sự.

    Theo báo Nga, không thể cho rằng cải tạo thành công tàu sân bay Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh hoàn toàn là do Trung Quốc tự thực hiện, cho dù rất nhiều công việc cơ bản đều do Trung Quốc tự hoàn thành, nhưng nếu không có sự viện trợ từ bên ngoài, phía Trung Quốc không thể hoàn toàn đảm đương được những công việc này.


    Tàu sân bay Trung Quốc “vô dụng”

    Trong buổi lễ đưa chiếc tàu sân bay trên vào hoạt động, giới quân sự Trung Quốc đã dùng những từ “có cánh” để nói về con tàu này. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay, tàu sân bay mới sẽ giúp “tăng sức mạnh toàn diện của Hải quân Trung Quốc” và sẽ giúp Bắc Kinh “bảo vệ hiệu quả chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển".

    "Sự kiện tàu sân bay đầu tiên gia nhập vào biên chế trong quân đội cũng sẽ giúp tăng cường mức độ hiện đại hoá của các lực lượng đang hoạt động trong hải quân Trung Quốc”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thêm.



    Chiếc tàu sân bay này có thể vĩnh viễn không trở thành tàu chiến đấu

    Tàu sân bay vốn được xem là thứ vũ khí bá chủ trên đại dương, là biểu tượng sức mạnh trên biển của bất kỳ quốc gia nào sở hữu nó. Chính vì vậy, Trung Quốc coi tàu sân bay Liêu Ninh là niềm tự hào của Lực lượng Hải quân bởi đây là lần đầu tiên nước này được sở hữu một chiếc siêu tàu chiến như vậy.

    Trái với những phát biểu đầy tự hào của giới quan chức Trung Quốc, các chuyên gia quân sự nước ngoài lại đang hoài nghi về sức mạnh thực sự của tàu sân bay Liêu Ninh.

    Các nhà lập kế hoạch quân sự Mỹ tỏ ra xem thường ý nghĩa của việc Trung Quốc đưa tàu sân bay đầu tiên vào hoạt động. Một số quan chức Hải quân Mỹ thậm chí còn nói, họ sẽ khuyến khích Trung Quốc thúc đẩy việc tự chế tạo tàu sân bay riêng và những con tàu hộ tống nó bởi hoạt động này sẽ lãng phí rất nhiều tiền của.

    Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".

    Bằng chứng là cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
  3. SINH-TU

    SINH-TU Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/06/2010
    Đã được thích:
    73
    Putin yêu cầu nâng hợp tác quân sự với Việt Nam
    Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị nâng quan hệ hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khối BRICS và Việt Nam lên một mức độ mới về chất.
    Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP

    Chỉ thị này được đưa ra khi ông Putin tới phát biểu tại phiên họp Ủy ban hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga ở dinh thự Novo-Ogarevo, thuộc ngoại ô Moscow chiều qua, theo Vietnam+.

    Tổng thống Putin giải thích nâng cấp có nghĩa sẽ chuyển từ quan hệ buôn bán thông thường sang hợp tác nghiên cứu, sản xuất và chế tạo vũ khí cũng như trang thiết bị quân sự, thành lập các trung tâm dịch vụ, bảo hành và nâng cấp vũ khí, hợp tác xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang thị trường các nước thứ ba.

    Ông đánh giá Việt Nam là đối tác đã được thử thách của Nga và hai nước đang hợp tác hữu hiệu trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật. Trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng *************** tới Liên bang Nga cuối năm 2009, thông tin Việt Nam mua 6 tàu ngầm lớp Kilo đã được công bố. Giá trị của hợp đồng này là 2 tỷ USD. Đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Cuối tháng 8/2012, Nga đã hạ thủy chiếc đầu tiên trong số các tàu ngầm đóng cho Việt Nam.
    Ảnh tàu ngầm Kilo
    Video: Các loại tàu ngầm chiến lược của Nga

    Trong chuyến thăm Nga mới đây, ************* Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập cơ sở bảo dưỡng tàu biển tại cảng Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cảng sẽ không phải là căn cứ quân sự của Nga và sẽ được sử dụng để giúp tăng cường hợp tác mọi mặt giữa hai nước.

    Trong bài phát biểu hôm qua, Tổng thống Putin cũng lưu ý đến công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền khi Nga tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài. Ông cho biết tính đến ngày 1/10 vừa qua, Nga đã xuất khẩu 10,7 tỷ USD vũ khí và kỹ thuật quân sự ra nước ngoài, đạt 80% kế hoạch cả năm.
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/10/putin-yeu-cau-nang-hop-tac-quan-su-voi-viet-nam/
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Lâu lắm mới gặp lại bạn, còn nhớ saxophon không ? [​IMG]
  5. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Hic, làm sao mà quên được Saxophon, bác lâu nay khỏe chứ, Chứng khoán và nông trại của bác sao rồi?
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tôi đang ở trang trại gần Bà Nà đây .
    Đã rút phần lớn vốn từ CK để đầu tư cho trang trại.
    Đã làm nhà xong và đang làm tiế́p trại chăn nuôi, ao cá, hồ ếch...
    TTCK nhiều lọc lừa , mệt mỏi quá, về vui thú điền viên có lý hơn .


    Bạn hay ngồi ở công ty CK Đà Nẵng đường Nguyễn Thị Minh Khai phải không ?
  7. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    uh, mình hay ngồi ở đó. đất trên đó bác mua hay thuê dài hạn, đã triển khai đến đâu rồi? năm 2005 có 1 người bên Ban QLDA rừng phòng hộ Nam Hải Vân cho mình 30hecta rừng để trồng cây lá tràm và cho mình vay tiền theo nghị định 327 (phủ xanh đồi trọc) để trồng cây - tại thời điểm đó mình nghỉ mình còn nhỏ và cũng nghỉ "ham của rừng rưng rưng nước mắt" nên thôi, giờ nghĩ lại thấy tiếc quá~X~X~X
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tôi mua của dân địa phương.
    30 hecta bây giờ có giá từ 5 đến 10 tỉ, tùy theo địa thế và có suối chảy qua hay không .
    Tiếc cho bạn quá . ~X~X~X
  9. lefan_1

    lefan_1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2011
    Đã được thích:
    221
    Có suối bác ạ, cứ cách 5-7hecta lại có 1 con suối để cách biệt các thửa với nhau -- để, nếu có hỏa hoạn thì ko lan rộng ra các thửa khác.

    Ngày đó tôi cũng có ước mơ:
    - Đào 1 cái hồ lớn giữa thửa đất để nuôi cá, xung quanh hồ cá trồng xoài.
    - Lấy nước suối chảy về (hồ cá) làm máy phát điện cở nhỏ để phục vụ trong sinh hoạt.
    - Dựng 1 cái nhà nhỏ ven hồ để sinh hoạt và chứa các dụng cụ trồng rừng.
    - Ôi! ... giờ chỉ là ước mơ thôi.

Chia sẻ trang này