Bác Hoà này có phải ở TVS ko các bác ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 10/04/2007.

7970 người đang online, trong đó có 1000 thành viên. 09:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 329 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Bác Hoà này có phải ở TVS ko các bác ?

    Dự án điện thoại giá rẻ có nguy cơ bị rút giấy phép

    UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản đồng ý về mặt nguyên tắc cho Ban Quản lý Khu Công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) thu hồi giấy phép của 4 dự án đầu tư tại đây, do tiến độ triển khai quá chậm.
    > Sắp có nhà máy sản xuất điện thoại di động ở VN

    Trong 4 dự án đề nghị rút giấy phép lần này có dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ của liên doanh Công ty cổ phần VinaMobi Việt Nam và Công ty Zentek Technology Singapore Pte Ltd, với tổng vốn 25 triệu USD, trong đó VN chiếm 65% cổ phần.

    3 dự án khác có tổng vốn đầu tư gần 20 triệu USD bị đề nghị rút giấy phép đợt này còn có Công ty liên doanh thép Nam Kim, Công ty liên doanh nhựa cầu vồng Tân Phát và công ty TNHH thép công nghiệp Đà Nẵng.
    Theo Ban Quản ký Dự án Khu công nghiệp Hòa Khánh, kể từ khi được cấp giấy phép (29/4/2004) đến nay, liên doanh này hầu như chưa có động tĩnh triển khai đề án sản xuất máy điện thoại di động theo đúng như cam kết. Mảnh đất được cấp rộng 14.000 m2 mới chỉ xây dựng nền móng và trụ sở liên doanh. Điều này khiến lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng và Ban Quản lý dự án cảm thấy lãng phí, do vậy họ tìm đến giải pháp thu hồi giấy phép và toàn bộ khu đất này.

    Theo đề án ban đầu, ngay khi được cấp giấy phép, VinaMobi sẽ xây dựng hệ thống nhà xưởng, vận hành máy móc để cho ra mắt sản phẩm điện thoại di động giá rẻ đầu tiên made in Việt Nam vào tháng 12/2005. Nhà máy có công suất 300.000 điện thoại mỗi năm, và con số này sẽ tăng lên hơn 1 triệu chiếc sau 3 năm sản xuất. Trong đó, 70% sản phẩm sẽ được bán tại thị trường nội địa, số còn lại sẽ xuất khẩu sang các nước Đông Dương.

    Trao đổi với VnExpress, Tổng giám đốc VinaMobi Việt Nam Lê Quang Hòa cho biết vừa có công văn đề nghị UBND TP Đà Nẵng đưa công ty ra khỏi danh sách bị thu hồi đất và giấy phép. "Chúng tôi đang tiếp tục thực hiện dự án và mở rộng quy mô", ông Hòa nói.

    Theo ông Hòa, kể từ khi nhận được giấy phép đầu tư đến nay VinaMobi đã hoàn tất toàn bộ cơ sở hạ tầng (điện, nước, điện chiếu sáng, giao thông nội bộ, trồng cây xanh?) và nhà điều hành cho giai đoạn 1 của dự án với tổng giá trị xây lắp gần 5 tỷ đồng, chưa bao gồm trang thiết bị phục vụ nghiên cứu dự án. "Điều này đủ chứng minh rằng VinaMobi không bỏ đất trống và đang đầu tư phát triển dự án", ông Hòa nói.

    Giai đoạn 2 của dự án, công ty sẽ đầu tư nhà xưởng, nhập dây chuyền sản xuất, thiết lập mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, điểm khó khăn là đối tác nước ngoài yêu cầu VinaMobi chứng minh được quyền sử dụng đất trong 50 năm để đảm bảo tính pháp lý an toàn cho giá trị tài sản trên đất. "Từ năm 2005 đến nay chúng tôi liên tục gửi công văn và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được phản hồi chính xác nào về việc này", ông Hòa nói.

    Ông Nguyễn Đình Phúc, Phó trưởng Ban quản lý cho hay, việc cấp sổ đỏ đối với đất dự án này không khó, song phía VinaMobi phải đảm bảo điều kiện nộp đủ số tiền thuê đất. "Việc cấp sổ đỏ sớm muộn gì chúng tôi cũng sẽ làm, còn lý do Ban quản lý đề nghị rút giấy phép vì nhận thấy tiến độ thực hiện dự án quá chậm. Hiện UBND TP Đà Nẵng cũng chỉ có công văn đồng ý về mặt nguyên tắc, còn thực hiện như thế nào thì hai bên sẽ tiếp tục họp bàn để đi đến thống nhất", ông nói.

    Hồng Anh

Chia sẻ trang này