Bác nào buồn vào đọc mà ngẫm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ladykiller_instinct, 14/04/2011.

2118 người đang online, trong đó có 58 thành viên. 02:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 257 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. ladykiller_instinct

    ladykiller_instinct Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Những cung bậc tâm lý nhà đầu tư chứng khoán

    Vào những ngày đầu tháng 4, tôi chợt bắt gặp dòng chữ lạ trên diễn đàn chứng khoán: “Biểu tình chứng khoán”. Topic này hô hào mọi người hãy cùng đồng tâm không bán ra (hoặc không bán giá thấp) để thị trường lập lại công bằng, minh bạch và nhà đầu tư còn có cơ hội “lấy lại những gì đã mất”.

    Nhà đầu tư than thở về tình trạng “lỗ thâm xương”. Họ bày tỏ tâm trạng bức xúc đã trở nên quá tải sau một chuỗi nhiều tháng trời liên tục đa số nhà đầu tư lớn nhỏ bị hao hụt từ 40 đến 60%, thậm chí có những người mất đi đến 70-80% vốn vào chuyện kinh doanh cổ phiếu.
    Quả thực, những ai đã từng đi suốt quãng đường với thị trường từ đầu tháng 5/2010 cho đến nay mới cảm nhận hết nỗi bĩ cực mà các nhà đầu tư đã quen gọi là “tâm lý hành xác”. Trong giai đoạn đi ngang rồi giảm mạnh từ tháng 5 đến 8/2010, thị trường vẫn còn làm cho người ta có đôi chút hy vọng về một mô hình giảm mạnh - phục hồi chữ V. Thế nhưng sau một đoạn phục hồi ngắn vào cuối tháng 8/2010 (HOSE chỉ tăng 10% và HASTC chỉ tăng 15%), thị trường lại rơi vào trạng thái ru ngủ với một hiện tượng lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam: đồ thị HOSE đi ngang, còn HASTC chúc xuống.
    Mặc dù HOSE đi ngang nhưng một số bluechip và đa số mid-cap (cổ phiếu vốn hóa trung bình), small-cap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ) và hầu hết các micro-cap (cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ) đều thực hiện một quá trình lao dốc hệt như giai đoạn tháng 12/2008 - tháng 3/2009. Chỉ có điều, khác với quá trình vận động giảm trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, trong 3 tháng (tháng 8-11/2010), nhà đầu tư nhỏ lẻ còn bị “tra tấn” bởi màn biểu diễn của các large-cap (cổ phiếu vốn hóa lớn).
    Trong suốt thời gian từ tháng 12/2010 đến nay, mặc dù thị trường có được một sóng tăng vừa (HOSE tăng 16% và HASTC tăng 25%), nhưng chung quy mọi chuyện vẫn như cũ khi các large-cap như BVH, MSN, VIC và sau này kể cả PVF, DPM, VCB cũng vào cuộc chơi với những màn đánh lên lộn xuống, làm cho chỉ số VN-Index tăng mạnh, nhưng đa số cổ phiếu lại chỉ tăng nhẹ hoặc giẫm chân tại chỗ. Còn khi các large-cap bị đánh xuống, thị trường đương nhiên không kháng cự nổi và nhà đầu tư cũng vì thế mà tháo chạy.
    Còn nhớ sau Tết 2011, một số nhà đầu tư vẫn còn tự an ủi nhau trên diễn đàn theo cách “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất”; cùng vận động nhau bảo vệ giá trị cổ phiếu bằng cách không bán tháo, kiên nhẫn chờ đợi và đầu tư giá trị… Thế nhưng chẳng bao lâu sau, trước tình trạng mặt bằng cổ phiếu cứ giảm dần đều và tính thanh khoản, đặc biệt đối với các penny-chip, giảm đi thấy rõ và tạo nên nguy cơ đóng băng đối với loại cổ phiếu này, nhiều nhà đầu tư đã phải ngậm ngùi bán đi một phần tài sản đã lỗ của mình. Một số nhà đầu tư khác thúc thủ đứng ngoài mà không dám nhảy vào.
    Còn gần đây, số nhà đầu tư rời bỏ thị trường đã tăng lên khá nhiều. Đó đây lại hiện lên việc nhà đầu tư chứng khoán bỏ đi buôn gạo như điều họ đã từng làm vào tháng 8, tháng 10 năm 2010. Tâm trạng chung của giới đầu tư nhỏ lẻ hiện nay giống như con thuyền không bến, không thể đoán định được thị trường đang đi theo hướng nào. Ngược lại với tâm lý lạc quan tràn đầy trong thời thị trường tăng trưởng, giờ đây không khí bi quan bao trùm. Hầu như mảng phân tích kỹ thuật và nhận định thị trường của các công ty chứng khoán nêu ra đều bị đa số nhà đầu tư gạt bỏ, thậm chí một số ý kiến còn cho rằng cách tốt nhất để đầu tư là làm ngược lại lời khuyên của công ty chứng khoán.
    Cũng trong bối cảnh này, khi những tin tốt đã vơi dần, hàng loạt tin xấu như lạm phát, CPI tăng cao, hết giá xăng rồi tới giá điện kéo theo giá hàng tiêu dùng phi mã, càng làm cho nhà đầu tư hoang mang. Chỉ có một số nhà đầu tư còn cố gắng trông chờ vào đà tăng trưởng không ngừng nghỉ của các thị trường chứng khoán thế giới. Thế nhưng sau vài ba chu kỳ tăng - giảm của SP 500, những nhà đầu tư này đã phải than thở: “Không đâu lại giống như Việt Nam. Thế giới thì lên ào ào, còn ta thì cứ mở ra là đỏ”. Ngay cả nhiều đội lái (những nhà đầu tư lướt sóng và làm giá chuyên nghiệp) cũng bị kẹp hàng vô số và đành phải chịu trận, không dám tiếp tục ôm hàng thêm trong khi hoàn toàn không biết thị trường còn suy giảm bao lâu nữa.
    “Hãy biết tham lam khi người khác sợ hãi” - lời giáo huấn kinh điển của nhà tỷ phú Warrant Buffet dường như không còn mấy phù hợp với bối cảnh thị trường hiện nay. Và cũng chẳng có mấy nhà đầu tư đủ can đảm làm theo “di huấn” này. Đã từ nhiều tháng nay, thị tường thường mở cửa với một trạng thái phòng thủ cao độ: cả bên mua lẫn bên bán đều nêu cao cảnh giác, đều chờ đợi một phép màu. Phép màu đó được hiểu là một đợt đánh lên của các tổ chức lớn - những nhà tạo lập thị trường và cũng là người thường sử dụng chiến thuật tung hứng các large-cap để làm biến dạng thị trường.
    Hệ quả của sự biến dạng đó tới nay thật đáng nể: hiện chỉ số VN-Index vẫn còn loanh quanh ở vùng 450 điểm. Nhưng theo nhiều chuyên gia và bản thân các nhà đầu tư cũng cảm nhận được, thì thực chất mặt bằng giá cổ phiếu đã quay lại ở vùng 340-350 điểm. Và do cái hệ quả đáng thất vọng đó mà không còn mấy người mua nhiệt tình khi “dự cảm” về một tương lai có vẻ còn xám xịt khá lâu nữa.
    Vậy với cái đà này, thị trường và các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ đi về đâu? Đó đây người ta bắt đầu nói đến khả năng thị trường có thể giảm trung hạn. Riêng tôi cũng đang bắt đầu tham khảo những chu kỳ suy giảm từ 24 đến 30 tháng trong lịch sử Dow Jones. Mà với quá trình sụt giảm kéo dài đến như vậy thì lời khuyến cáo duy nhất có ý nghĩa chỉ còn là từ “thận trọng”.
    Hiện thời, tâm trạng mòn mỏi, thậm chí là “kiệt sức” như một số nhà đầu tư thừa nhận, đang dần dẫn đến một kịch bản không mới đã từng nhiều lần xảy ra trong lịch sử: đến một lúc, một điểm nào đó, số đông nhà đầu tư sẽ không còn chịu nổi trạng thái đè nặng tinh thần và do đó sẽ bắt đầu buông xuôi, bán mạnh. Với xu hướng tâm lý đám đông là đặc thù nổi trội trong thị trường chứng khoán nước ta, bán mạnh sẽ dẫn đến bán tháo.
    Sau vài ba lần bán tháo như vậy, thị trường sẽ hình thành một mặt bằng giá mới thấp hơn hẳn và cũng khiến cho một bộ phận nhà đầu tư bắt buộc phải rời bỏ thị trường do đã “hết đạn”. Họ cũng chẳng còn chút tự tin nào để bám trụ; đồng thời sẽ hình thành một làn sóng nhà đầu tư mới nhảy vào.
    Đó là quy luật muôn thuở của thị trường chứng khoán…
    Viết Lê Quân (vnexpress)
  2. WarrenttBocPhet

    WarrenttBocPhet Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Mình đang vui có đọc được ko
  3. BigBoyHanoi

    BigBoyHanoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Đã được thích:
    2.495
    em đang sợ kịch bản này của TTCK sẽ lặp lại với thị trường bất động sản trong thời gian tới

Chia sẻ trang này