Bác nào quan tâm đến ĐIỆN thì vào đây này...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sweepervn, 03/04/2007.

5124 người đang online, trong đó có 416 thành viên. 09:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 332 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. sweepervn

    sweepervn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác nào quan tâm đến ĐIỆN thì vào đây này...

    Quy hoạch điện năng chưa phù hợp?

    [​IMG]
    Các nhà nghiên cứu khẳng định, kế hoạch tổng vốn đầu tư trong 20 năm ước tính 80 tỉ USD của EVN (bình quân 4 tỉ USD/năm) là quá lớn, nền kinh tế không thể kham nổi.

    Vừa qua, kế hoạch phát triển năng lượng của Việt Nam, dựa trên Quy hoạch điện VI, các Tổng sơ đồ V và VI của EVN và Bộ Công nghiệp đã được nghiên cứu, đánh giá bởi một nhóm chuyên gia.

    Đây là nhóm chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ phát triển (CDA) sau khi đã trao đổi với TS. Chris Greacen của Đại học Berkeley (Hoa Kỳ), đã phối hợp với Viện Nghiên cứu năng lượng (thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Viện Khoa học thuỷ lợi và một số chuyên gia năng lượng.

    Các nhà nghiên cứu nhận định, các phương hướng dự báo nhu cầu điện được trình bày sơ lược, không rõ ràng, thiếu thuyết phục.

    Đề án tính toán tốc độ tăng trưởng điện giai đoạn 2006-2010 là 16,3%/năm với phương án phụ tải cơ sở, và 17,2%/năm với phương án phụ tải cao (ứng với tốc độ tăng trưởng GDP 8,5%/năm).

    Theo đó, nhu cầu năm 2010 là 112 tỷ kwh (gấp đôi năm 2005), năm 2015 là 190 tỷ kwh, 2020 là 294 tỷ kwh, năm 2025 là 431 tỷ kwh.

    Như vậy, tốc độ tăng nhu cầu điện năng sẽ gấp 2 lần tốc độ tăng GDP, điều này là khó thuyết phục.

    Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nói trên cho rằng, dự báo nhu cầu năng lượng điện của Tập đoàn Điện lực (EVN) chỉ mới nêu kết quả theo kiểu cộng dồn, phác tính theo hệ số tăng trưởng dự kiến, phương án phụ tải cao và phương án phụ tải cơ sở gần như giống nhau, tốc độ bình quân là 11,6% và 11,8%.

    Chưa quan tâm đến nguồn năng lượng tái tạo

    EVN dự báo khả năng cung cấp than tăng lên, nhưng đưa ra con số còn thấp hơn nhiều so với tài liệu của ngành than, và ngành than khẳng định còn có thể cung cấp 100 triệu tấn/năm nếu có nhu cầu.

    EVN cũng đưa ra số liệu sơ bộ, chưa chính xác, thiếu cơ sở khoa học tin cậy về nguồn năng lượng tái tạo, do EVN chưa quan tâm đến nguồn năng lượng này.

    TS Bùi Huy Phùng (Viện Khoa học năng lượng) cho rằng: "Từ dự báo thiên cao về nhu cầu và thiên thấp về khả năng cung cấp, nên EVN đã đưa ra kết quả tính toán cân bằng năng lượng chưa đủ tính khách quan.

    Mặt khác, đây mới chỉ là cân bằng thô. Lẽ ra, EVN phải tính toán quy hoạch phát triển tối ưu có tính đến xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, nhấn mạnh đến ứng dụng rộng rãi công nghệ, thiết bị, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng".

    Về chương trình phát triển nguồn, các chuyên gia cho rằng EVN đã đưa ra quá lớn, rất khó thực hiện hoặc thực hiện chậm. EVN cũng không nên khẳng định năm 2020 có hạt nhân và tích năng 17 triệu kw.

    Việc EVN kiến nghị đưa thuỷ điện tích năng vào hệ thống năng lượng là chưa đủ cơ sở tin cậy. Bởi vì chưa có sự lựa chọn công suất lắp máy tối ưu cho các thuỷ điện lớn.

    Các nhà khoa học sau khi tính toán, cho rằng nếu tăng công suất lắp máy của Thuỷ điện Sơn La (hiện đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật) thêm 800 MW (2 tổ máy), tăng công suất lắp máy của Thuỷ điện Lai Châu lên 1.400-1.500 Mw, và các thuỷ điện có hồ điều tiết năm, thì đến năm 2025- 2030 sẽ giải quyết cơ bản vấn đề phủ đỉnh trong hệ thống điện.

    Theo số liệu của tổng sơ đồ VI, từ nay đến năm 2025 sẽ có 58 công trình thuỷ điện (hiện đã có 10 công trình) với tổng công suất theo quy hoạch là 21.300 MW.

    Nhưng trữ năng kinh tế của thuỷ điện chỉ có giới hạn, vì vậy, tỷ lệ công suất và điện năng của thuỷ điện so với công suất và điện năng của nguồn điện khác, theo thời gian sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Công suất sẽ giảm từ 44% (năm 2005) xuống 24,1% (năm 2025), điện năng giảm từ 30,8% (2005) xuống 14,1% (2025).

    Các chuyên gia nhận định vai trò của thuỷ điện trong hệ thống điện ngày càng giảm, trong khi nhiệt điện đã, đang và vẫn chiếm vai trò chủ đạo.

    Tổng sơ đồ VI của EVN, chi chít hàng trăm công trình thuỷ điện có công suất từ 1MW đến hàng trăm MW, ước tính khoảng 2.300 MW có thể tạo ra điện năng khoảng 8 tỷ kwh.

    Tuy nhiên EVN mới chỉ đơn thuần nhìn vào công suất và điện năng của thuỷ điện, mà chưa nghiên cứu những bất lợi và ảnh hưởng tiêu cực của nó.

    Kế hoạch phát triển nguồn 2003-2010 sẽ xây dựng 29 công trình thuỷ điện có công suất trên 50 MW, và vài chục công trình dưới 50MW. EVN chưa tính đến nguồn thiết bị thuỷ điện hầu hết đều phải nhập khẩu, nên hầu như tiến độ đều chậm từ nửa năm đến vài năm!

    Cân đối tài chính chưa khả thi

    Các nhà nghiên cứu khẳng định, kế hoạch tổng vốn đầu tư trong 20 năm ước tính 80 tỉ USD của EVN (bình quân 4 tỉ USD/năm) là quá lớn, nền kinh tế không thể kham nổi.

    Nguyên nhân là do EVN đã thiên cao về nhu cầu điện, làm tăng nguồn đáp ứng, dẫn đến phải đầu tư khổng lồ!

    Các nhà nghiên cứu vạch ra rằng, EVN đã không đưa ra lý giải rõ ràng và tin cậy về khả năng huy động vốn. Đây cũng là một trong những điểm yếu về quy hoạch phát triển điện.

    Chính vì thế, tiến độ các quy hoạch đã được phê duyệt đều không thực hiện được! Với kết quả dự báo nhu cầu điện năng quá cao, và không tính tới khả năng huy động vốn thực tế cho chương trình phát triển nguồn, tất yếu dẫn đến hậu quả giống như các tổng sơ đồ khác, là không thể thực hiện đúng quy hoạch.

    TS. Bùi Huy Phùng phân tích: "Vì EVN chưa xác định rõ nguồn vốn, các chỉ tiêu đầu vào không được xác định, nên kết quả phân tích tài chính của EVN thiếu thuyết phục. Ta đã biết, trong quy hoạch thì vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn được phương án quy hoạch tối ưu.

    Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thì quy hoạch tối ưu phải được tính toán, xác định trên cơ sở phân tích hiệu quả kinh tế, với các giả thiết khác nhau về khả năng huy động vốn về tỉ lệ phát triển giữa các phân ngành năng lượng như than (nhiệt điện than), dầu khí (nhiệt điện dầu khí), thuỷ điện, điện hạt nhân, năng lượng tái tạo... có tính đến yêu cầu phát triển bền vững.

    Đáng tiếc là nội dung quan trọng nhất này lại chưa được EVN đề cập trong quy hoạch phát triển điện lực. EVN chưa tính đến các giải pháp ứng dụng công nghệ mới tiêu tốn ít năng lượng, chưa xem xét khả năng hiện thực huy động vốn... Vì vậy, phương án quy hoạch của EVN chưa thể coi là hợp lý".

    Từ thực tế nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học đề nghị EVN hoàn thiện, bổ sung cơ sở dữ liệu cải cách và đổi mới công nghệ xây dựng quy hoạch, nghiên cứu toàn diện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống năng lượng quốc gia...

    (Theo vneconomy)
  2. toannh

    toannh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này