1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bad News

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi LeaderFPT, 01/04/2008.

3405 người đang online, trong đó có 119 thành viên. 01:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 404 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    http://www.phapluattp.vn/tools/printnews.aspx?news_id=212864&thumuc=kinh-te

    Rút khỏi lưu thông hơn 52.000 tỷ đồng: Chứng khoán sẽ đi về đâu?
    01-04-2008 13:52:45 GMT +7
    CẨM VÂN -VŨ HƯNG

    Việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn làm cho lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết giảm, kéo theo thị giá cổ phiếu cũng giảm.

    Thị trường chứng khoán đang ?othoi thóp? với những chính sách thắt chặt tiền tệ lần trước của Ngân hàng nhà nước (NHNN) để chống lạm phát. Như đã thông tin trên số báo hôm qua (30-3), NHNN dự định tiếp tục rút hơn 52.000 tỷ đồng của kho bạc đang gửi ở các ngân hàng thương mại quốc doanh về ?onhập kho?. Biện pháp này là cần thiết nhưng chắc chắn nó cũng sẽ tác động lên thị trường chứng khoán.

    Buộc phải bán ra cổ phiếu

    Chỉ trong vòng hai tháng qua, NHNN đã đưa ra liều thuốc mạnh nhằm chống lạm phát là điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Đồng thời, NHNN cũng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại lên 1%, đã rút từ lưu thông về 18.900 tỷ đồng.

    Thêm vào đó, NHNN còn phát hành tín phiếu bằng VND bắt buộc đối với 41 ngân hàng thương mại với tổng mệnh giá là 20.300 tỷ đồng. Tổng số tiền đã hút về lên tới hơn 39.000 tỷ đồng. Mặc dù trong khoảng thời gian này, NHNN vẫn ?obơm? ra một lượng tiền lớn để duy trì tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, tuy nhiên đây chỉ là những khoản cho vay ngắn hạn và sẽ được thu hồi sớm. Những sự kiện trên đã làm cho thị trường chứng khoán chao đảo.

    Việc NHNN rút tiền về ngay trong thời điểm tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng có cho vay, cầm cố chứng khoán (CK) chiếm tỷ trọng cao/tổng dư nợ đang yếu, chắc chắn những NHTM này phải bán gấp những CK đang cầm cố đã đến hạn trả nợ. Do vậy, chỉ số VN-Index cũng sẽ còn giảm mạnh, kéo theo vòng luẩn quẩn là các ngân hàng đã cho vay càng nôn nóng muốn bán CK cầm cố ra thị trường để thu hồi vốn.

    Lại nữa, NHNN đã thay thế Chỉ thị 03 về cho vay CK bằng Quyết định 03 chặt chẽ hơn, giới NHTM không thể dễ dàng cấp tín dụng cho vay kinh doanh CK như trước nữa. Các NHTM lại tiếp tục xả hàng làm cho nguồn cung CK tăng lên với những lệnh bán lớn trong khi cầu không tăng mà còn giảm, nên thị giá CK giảm là điều dễ hiểu.

    Giá cổ phiếu sẽ giảm

    Bằng hành động quyết liệt hút tiền về như trước đó, NHNN đã góp phần làm dịu ?ocơn đau? lạm phát của nền kinh tế. Nhưng trong khoảng thời gian ngắn, hệ thống NHTM bị uống gấp hai liều thuốc mạnh, đang còn ?osay? thuốc vật vã, thể hiện ở sự thiếu thanh khoản tạm thời. Điều này đã đẩy lãi suất huy động và lãi suất vay liên ngân hàng lên cao nhất trong lịch sử kinh tế VN 30%/năm.

    Nghe đâu có nhà quản lý cho rằng chỉ có những NHTM lớn mà Kho bạc nhà nước gửi tiền mới bị ảnh hưởng trực tiếp, trong khi đa phần các NHTM quốc doanh có tỷ lệ cho vay cầm cố CK rất ít/tổng dư nợ nên áp lực phải bán CK là không lớn. Do đó, ảnh hưởng gián tiếp chỉ số index không đáng kể.

    Thật ra theo lý thuyết trò chơi, quyết định của NHNN sẽ khiến các NHTM quốc doanh quyết định rút tiền từ những khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân về. Khoản tiền 52 ngàn tỷ đồng nói trên chắc chắn đã được không ít các doanh nghiệp cổ phần niêm yết hay chưa niêm yết vay để sử dụng vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

    Vì vậy, kế hoạch rút tiền kể trên nhất định sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn. Do vậy, thị giá của CK chắc chắn bị tác động, chưa kể điều này gián tiếp làm cho cầu chứng khoán bị giảm vì phải dành tiền trả nợ vay ngân hàng.
  2. LeaderFPT

    LeaderFPT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    954
    Hôm nay lại tranh mua rồi. Không như những tuần trước,dẫm đạp lên nhau bỏ chạy mà chẳng thoát. Đúng là bi hài kịch: cười ?"khóc,khóc-cười,sợ hãi đến mức mất an,mất ngủ,liệt D nhưng khi cơ hội đến lại vẫn tiếp tục tham lam liều mạng.

    Người mới tham gia thì háo hức xông vào như đi hôi của,kẻ thua nhiều thì cay cú lao vào gỡ gạc,các Cty CK nào đã lỡ lấy CP của NĐT bán khống thì cũng phải tranh mua cover lại và trong dòng người chen lấn mua hôm nay không thể thiếu ?ongười anh hùng? SCIC + các tổ chức (đang thoi thóp vì giá trị các khoản đầu tư CP của mình bị suy giảm) cũng nhân cơ hội này hò hét xung phong đẩy thị trường lên bằng những lệnh mua cực khủng dù thừa biết chả khớp được.

    Tấn bi hài kịch của chúng ta đang ở khúc hài. Vậy các bạn cứ cười vui lên để bù lại những ngày đau khổ,ngập tràn nước mắt khi mỗi phiên qua đi tài sản của chúng ta mất đều 5%.Tôi đã phải hai lần Cut loss ở cao điểm 810 và 640,và vừa rồi giải ngân lại một phần ở dưới 500. Nói chung do tôi chỉ là một NĐT nhỏ,non gan,tham ít và luôn thực tế mà trong đợt khủng hoảng kéo dài này,tôi bớt tổn thất ?"chia đi bù lại mất 25% trên tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Trong khi các bạn của tôi họ bị mất đến 60% và đang mắc kẹt ở những cao độ mà tình hình này không biết ngày nào họ mới hết bị kẹp.

    Tôi đang tự hỏi rằng đợt tăng này có bền vững không? Ngày vui được bao lâu? Bởi vì chúng ta mới chỉ thấy hai biện pháp của cơ quan quản lý là giảm biên độ giao dịch và yêu cầu NH tạm ngưng giải chấp CP.

    Trong đó biện pháp thứ 2 là lý do chính giúp thị trường tăng lại.Nhưng biện pháp này có khả thi?

    Bởi vì để ngăn các NHTM bán tháo CP cầm cố thì nhà nước phải nhượng bộ họ bằng cách bơm tiền giúp họ thanh khoản.Thế thì việc bắt họ mua tín phiếu,tăng dự trữ bắt buộc?mới vừa thực thi nhằm giảm rủi ro hệ thống và chống lạm phát coi như mất tác dụng.

    Nhiều người nói thị trường rớt mạnh như vừa qua là do các NHTM và các Cty CK gây ra với mục đích tăng sức ép để mặc cả với chính phủ về chính sách. Điều này có đúng hay không? Tôi chưa dám khẳng dịnh nhưng tôi nghi vấn về hành động của họ.Là những NĐT tài chính chuyên nghiệp,họ thừa hiểu càng bán liên tiếp với số lượng CP khủng bố tinh thần như thế thì giá càng xuống và chẳng ai dám mua,rồi sẽ thiệt hại cho chính họ vì số lượng CP họ nắm (thế chấp +tự doanh) luôn rất lớn.

    Phải chăng họ lùi một bước để tiến ba bước?Họ bán tháo CP của NĐT một cách không thương tiếc để đến một lúc họ đạt được hai mục tiêu là chính sách có lợi cho họ+cơ hội mua thanh lý CP giá rẻ từ những NĐT thua lỗ ,phá sản. Xem ra họ đang đạt được mục đích.

    Chỉ có điều cách thức vừa qua của họ thật tàn nhẫn vì đã khiến chính phủ lúng túng,khiến bao NĐT cá nhân lao đao theo và lại còn bị đổ tội cho là những kẻ của đám đông hoảng loạn kém bản lĩnh-thiếu kiến thức,mua bán bầy đàn phá hoại thị trường.

    Ai cũng biết nhà nước muốn TTCK sớm ổn định nhưng trong hoàn cảnh này cũng sẽ phải rất cân nhắc lựa chọn giải pháp để không phá hỏng mục tiêu số 1 là kiềm chế lạm phát. Để ý thông điệp của Thủ tướng,ta thấy chính phủ đặt mục tiêu chống lạm phát lên cao nhất,chấp nhận hạ những mục tiêu khác và biện pháp siết chặt tín dụng vẫn công cụ chính. Đặc biệt không có một dòng nào liên quan hay nhắc đến TTCK. Hơn nữa tình hình kinh tế vĩ mô của chúng ta chưa cải thiện gì nếu không muốn nói là đang xấu. Một vị lãnh đạo đã thẳng thắn thừa nhận:? Chúng ta đang ở trong một giai đoạn rất khó khăn và phải mất ít nhất 1 năm mới vượt qua được? Thực tế lạm phát tháng sau cao hơn tháng trước và dự báo sẽ tăng mạnh trong tháng 4 này. Lãi suất huy động có giảm chút (từ 12% xuống 11%/năm) nhưng có thể chỉ là biện pháp tạo tâm lý tốt cho NĐT và người dân tin rằng hệ thống tài chính đã vượt qua khó khăn thanh khoản. Bởi vì những người quản lý hiểu rằng ở thời điểm nhạy cảm này -khi niềm tin bị suy giảm thì mọi người rất dễ đa nghi,suy diễn,và phản ứng thái quá.Chỉ cần một vài người đến ngân hang rút tiền khó khăn là sẽ kích động nhiều người khác đổ xô đi rút tiền khỏi NH và sẽ gây ra khủng hoảng tài chính ngay lập tức. Chỉ những ai làm ở NH và có giao dịch với NH mới hiểu là NH vẫn đang rất thiếu tiền,nhất là những NHTM đã quá tay cho vay-đầu tư vào CK,BĐS( lấy cả vốn huy động ngắn hạn cho vay dài hạn). Thế mới có chuyện lạ là trong khi giảm lãi xuất huy động thì mới đây NHNN xin Quốc hội xem xét tăng mức trần lãi suất cho vay lên bằng 300% lãi của trái phiếu thông thường,có nghĩa tương đương khoảng 25%?năm (hiện nay lãi cho vay phổ biến mức 20%/năm). Lãi cao như thế cùng với cái họa mới đây bị ép bán tháo cầm cố thì thử hỏi còn NĐT nào dám vay để đầu tư CK. Lãi suất cao cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh,giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp dẫn đến CP của họ cũng kém hấp dẫn.Năm nay chắc chắn doanh thu,lợi nhuận của nhiều DN sẽ giảm đáng kể và có nhiều DN sẽ lỗ,nhất là những DN kiếm lợi nhuận từ nghề tay trái ?"đầu tư tài chính .

    Tóm lại giá CP hiện đã thấp và hấp dẫn nhưng nhiều NĐT nhất là những NĐT lớn có ảnh hưởng đến thị trường lại không có tiền để mua( NĐT lớn và chuyên nghiệp thường phải vay).Cho nên theo tôi thì VNI cũng khó tăng mạnh được,giữ ở mức 600-650 đã là mừng cho đến khi lạm phát được cải thiện và tín dụng được nới lỏng. Thế mới thấy thằng HSBC nhạy bén.Ngay từ cuối năm 2007,khi VNi còn gần 1000 mà nó đã phán:? các NĐT chưa nên mua vội,cứ giải ngân từ từ,nên quan sát động thái và tiến bộ giải quyết lạm phát của Chính phủ VN?.

    Tôi đang giữ CP (ACB-TAC) và hy vọng thị trường tăng để lấy lại những gì đã mất.Và tôi nghĩ ngay cả những NĐT nắm tiền cũng muốn vậy vì họ chỉ có thể kiếm lời khi thị trường đi lên.Tuy thế với tư duy còn hạn hẹp và linh cảm của mình,tôi vẫn rất thận trọng trong giai đoan này. ?oKhông nên để tất cả trứng trong cùng một giỏ?. Có thể tôi ăn ít nhưng tôi không muốn bị đè bẹp trong đám đông tháo chạy khi thị trường bất thần quay đầu,không muốn đồng vốn của mình bị chôn trong một thị trường lình sình khi lạm phát và lãi xuất tăng cao.

    Và quan trọng nhất là tôi không muốn mình bị hao tổn sức khỏe thêm nữa bởi vì tôi luôn xác định đây là cuộc chơi lâu dài. Điều quan trong là NĐT cần bảo toàn vốn cho tốt. Còn sức khỏe và chút vốn thì chúng ta mới hy vọng thắng ở những trận chiến phía trước. Good luck!

    P/s: Ngoài tin tốt là ngưng giải chấp CP,chúng ta còn có thêm tin nhiều DN mua lại CP với số lượng lớn như STB,SSI?Vui đấy, nhưng cũng đừng có tất tay,tranh mua bằng mọi giá mà phải lường tình huống họ chỉ hô mà không làm hoặc nói nhiều làm ít ( kiểu như SCIC trước đây).

    Qua đợt suy thoái vừa rồi,họ cũng bị tổn thất khá nhiều,ngân lực phân tán,sức mạnh suy giảm liệu có còn nhiều tiền để tiếp tục cứu giá? Nếu ai theo dõi đều sẽ thấy SSI đã được đỡ giá rất mạnh suốt sau thời gian chia tách từ 168 đến ngưỡng 133 thì dường như bị buông và rơi lien tục xuống giá hôm nay, STB cũng được đỡ giá mạnh ở ngưỡng 58-62 trước và sau Tết nhưng gần đây lực đỡ đã bị bẻ gẫy trước đợt xả lũ và em nó liên tục nằm sàn. Lần này tuy tiền chi cho đỡ giá không còn mạnh như trước nhưng gặp thiên thời, giá STB và SSI sẽ hồi phục mức độ nhất định.

Chia sẻ trang này