Bài hay về cổ phiếu FPT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lancelots, 21/04/2007.

2326 người đang online, trong đó có 72 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2208 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. lancelots

    lancelots Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Bài hay về cổ phiếu FPT

    PHÂN TÍCH NHANH FPT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
    1. CÁC TIN TỐT (HỖ TRỢ TĂNG GIÁ)
    1.1. Chia thưởng hấp dẫn
    12% (đã chia) + 2:1 (T5) và 2:1(T10) => 4:5 trong năm 2007.
    Nhìn đi nhìn lại, việc chia thưởng xuất phát chủ yếu từ hoạt động kinh doanh (50%) và phần thặng dư do bán cho đối tác chiến lược (50%).
    Liệu có bao nhiều công ty lớn chia thưởng như thế này đây? Chắc chắn là chỉ đếm đầu ngón tay rồi. Còn loại ruồi muỗi (vốn dưới 100 tỷ) chia nhiều thì có gì đáng nói đâu.
    Phải nói với một số lượng vốn khủng (gần 100 triệu USD) mà có EPS = 8K VND ở Việt Nam thì thuộc loại hàng xưa nay hiếm.
    Nhưng EPS này duy trì ổn định đã khó, tăng trưởng hơn 50% (như từ 5K lên 8K năm 2006 so với 2005) thì càng khó hơn nữa (EPS = 12K) trong khi vốn tăng lên hơn gấp đôi (tất nhiên sau này là tính vốn bình quân) nhưng nôm na là thế.

    1.2. Mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều ngành mới
    - HOT: Bất động sản, Chứng khoán, Quản lý Quỹ và Ngân hàng.
    Đây là những ngành đang lên như diều gặp gió, bất kỳ một doanh nghệp nào mới thành lập trong lĩnh vực này đều thành công (cho đến nay) mà không gặp một chút khó khăn nào. Trong trường hợp chưa hoạt động, cổ phiếu của các doanh nghiệp này (kể cả do cá nhân thành lập) cũng được các nhà đầu tư nhỏ lẻ săn lùng ráo riết. Huống hồ FPT cũng có chút danh tiếng trên thị trường, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp loại này vốn đã cao lại càng cao hơn.
    - Ăn theo: Đào tạo, Bán lẻ, Truyền thông Giải trí, Quảng cáo...
    Các mảng này mở ra nhằm hớt nốt những gì còn sót liên quan đến hoạt động hiện tại của FPT và bao phủ thị trường. FPT tận dụng gần như triệt để các thế mạnh của mình để thực hiện chiến dịch tổng tấn công này.
    Có thể tóm gọn một câu là FPT có tham vọng quá lớn, định trở thành tập đoàn khủng long mà GE hùng mạnh cũng phải ngả mũ kính chào. Tất nhiên có những ngành cực kỳ hấp ẫn FPT chưa thể mơ đến vào lúc này, đó là viễn thông (di động) và dầu khí.
    Nếu thành công, FPT sẽ là một pháo đài bất khả xâm phạm và trở thành một hình tượng mới của châu Á chứ không còn chỉ quanh quẩn ở VN nữa.
    Nhưng vấn đề này như con dao 2 lưỡi, bành trướng kèm với việc quản lý. Mô hình này nếu ai đó đã đọc Tư duy lại tương lai (Rethinking the future) chắc chắn sẽ hiểu vì sao một số các tập đoàn lớn lại phá sản. Việc mở rộng là điều cần thiết nhưng ồ ạt quá thì có nên không?

    1.3. Nhiều đối tác nước ngoài muốn hợp tác
    Chắc các bác cũng biết là không một tập đoàn lớn nào khi đến VN là không "bắt tay" với FPT. Từ Intel, Texas cho đến IBM, Citibank và thậm chí cả Microsoft - nơi hội tụ những con người giàu nhất thế giới...
    Nếu không có biến động xấu, nhiều khả năng, FPT sẽ vớ được 1 suất cổ đông chiến lược hàng khủng trong năm nay.
    Trường hợp xấu nhất (không có ai), FPT sẽ IPO cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Việt Nam để có thặng dư chia tiếp cho cổ đông.
    Như vậy, vấn đề thặng dư có đã có lời giải.
    Nhưng thặng dư bao nhiêu, và so với vốn điều lệ có được gần 100% (như 2006) hay không thì lại là 1 ẩn số lớn.

    1.4. Đã chuẩn bị cho công cuộc chinh tây
    Ai cũng biết KPMG kiểm toán cho FPT từ năm nay. Ai cũng biết FPT, Vinamilk, SSI? đều âm thầm chuẩn bị cho công cuộc niêm yết ở sàn ngoại. Nhưng thời điểm nào phải chọn cho khéo nếu không thì áo chẳng lành, canh chẳng ngọt.
    Thiết nghĩ hiện thực hoá như thế nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mà đầu tiên phải kể đến là room của nhà đầu tư nước ngoài tại VN. Đến nay trong các bluechip, ngoài REE, SAM, GMD, ACB, STB thì có kẻ nào dám huênh hoang đây? FPT ư? Room còn nhiều? VNM chăng? Ồ không, tây còn bán sữa mua phân đầy kia kìa. Hay là SSI? Ặc ặc, trong nước còn có nhu cầu bán nhiều lắm lắm... Đấy, thời điểm này chưa phải lúc.


    2. CÁC TIN XẤU (LÀM FPT GIẢM GIÁ)
    2.1. Bị đe dọa nghiêm trọng bởi các mảng kinh doanh hiện tại và việc tham gia các mảng kinh doanh mới không sớm
    Đầu tiên phải kể đến mảng phân phối ĐTDĐ thì gặp toàn phải đối thủ sừng sỏ: Bán buôn thì có Petrosetco (công ty đại diện ngành dầu khí tham gia mảng viễn thông) và sắp tới là các hãng di động lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone... (xu hướng trong khu vực và thế giới)...; Bán lẻ thì gặp đinh như Đức Hiếu, Thế giới di động, Viễn thông A, Nguyễn Kim, Phước Lập, Nettra (mặc dù định hướng chính là đầu tư tài chính)... Ấy là trong mảng ĐTDĐ thôi chứ đi xa hơn thì bạt ngàn... còn mảng điện thoại cố định thì chưa biết thế nào (đến EVN còn í ẹ nữa là)...
    Kế đến phải nói tới các mảng kinh doanh mới, mặc dù đều là các ngành dễ kiếm tiền nhưng BĐS thì cần vốn lớn, quản lý bài bản trong khi nhân sự CK, NH, QLQ thì đang thiếu trầm trọng (toàn đem cổ cánh ra dụ thì sớm muộn gì đội ham danh lợi này cũng ra đi mà thôi). Như vậy, các mảng kinh doanh hiện nay của FPT đều không có thế mạnh riêng biệt và bị cạnh tranh gay gắt.

    2.2. Đối mặt với nguy cơ mất khả năng quản lý
    Ai cũng biết FPT khéo chèo lái, lãnh đạo FPT giỏi nhưng việc mở tằng tằng sẽ khiến FPT căng mình trên khắp các mặt trận trong khi một số dân FPT thì muốn ra làm riêng lắm rồi (2.6 dưới đây).
    Nếu mọi việc suôn sẻ thì không sao, còn không thì teo 1 cũng sẽ làm FPT bị tổn thương. Các bác cứ hình dung cả một body của ta đẹp đẽ, hoàn mỹ là thế mà bị nhọt, hạch... cũng thấy không yên rồi.
    Điểm nữa là các mảng đều sử dụng ảnh hưởng nhãn hiệu FPT. Nếu thành công thì có đòn bẩy không đáng kể (do FPT đã là tên tuổi lớn) trong khi nếu đổ vỡ, FPT sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tái gây dựng hình ảnh. Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể đã giúp FPT cũng như nhiều Tập đoàn trên thế thành công nhưng nhìn lại một mô hình bành trướng như GE, Unilever... cũng không dám sử dụng tràn lan trong giai đoạn nhạy cảm như thế này.
    Có chăng, nó chỉ béo cho ai sở hữu cổ phiếu của những doanh nghiệp FPT đó?

    2.3. Tỷ trọng góp vốn của FPT vào các doanh nghiệp sắp tới quá nhỏ bé
    Hãy xem nào: CK (50 tỷ VND), QLQĐT (36,3?), NH (150)... so với tỷ trọng của cá nhân HĐQT, BTGĐ, BKS... hiện tại của FPT -> mượn danh FPT để mưu lợi riêng quá lộ liễu, không đảm bảo sự công bằng, minh bạch và khách quan. Hãy xem Đông Á Bank khi cổ phần CTCK xem, họ dành cho cổ đông hiệu hữu theo tỷ lệ tương ứng nhé.
    Vậy là dù các mảng kinh doanh mới có tăng trưởng bao nhiêu, lợi nhuận có lớn như thế nào... thì FPT cũng chỉ được hưởng tí xíu thôi. Còn lại phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp FPT đó rơi vào túi ai nhỉ?

    2.4. Nhân sự trong mảng kinh doanh mới chưa có kinh nghiệm thực sự
    - BĐS: Tiến béo - trùm buôn ĐTDĐ đã biến FPT thành công ty VN có doanh số vào loại khủng khiếp nhưng trong lĩnh vực BĐS so với bác Tâm - Chủ tịch Saigon Invest Group, nguyên Tổng Giám đốc ITACO thì đúng là thua xa... Không biết với mảng mới này, bác Tiến béo có thành công không? Nếu có, xuất Chủ tịch FPT lúc nào cũng sẵn sàng chờ đón bác.
    - CK: Sau khi một nhân vật nổi tiếng bên ********* từ chối về phụ trách, TùngNĐ giờ phải chèo lái với một đội ngũ chắp vá, chỉ có ưu thế về thương hiệu và một chút công nghệ kéo lại. Cựu Kế toán trưởng FPT có làm nên chuyện lớn?
    Lịch sử FPT cũng chứng kiến FPT đã từng bán MSB với giá 1.0 cho đa số các cổ đông bên ngoài chứ không phải là bán cho nội bộ cho thấy hồi xưa các bác FPT có tầm nhìn khá hạn chế. Nhưng may thay, cổ phiếu FPT lại trở thành cổ phiếu thượng hạng trên thị trường chứng khoán và bỗng chốc FPTers trở nên giàu có và FPT cũng trở nên hoàng tráng.
    - QLQ: đại gia Trung mặc dù kinh doanh cá nhân rất giỏi và cũng nằm trong hàng ngũ kiệt xuất nhưng nhảy từ Tech rồi sang Gbank mà chưa để lại bất kỳ một dấu ấn nào nơi anh đi qua...
    ...
    Thách thức đè nặng nên các nhân vật này trong khi trong đầu vẫn còn đó thất bại của một chàng khổng lồ có sẵn thế và lực trong tay mà vẫn thua lỗ gameonline (không ho he gì được so với các bé hạt tiêu như VinaGame, VASC, Asia Soft...) và ảnh hưởng đó con đeo đẳng đến nay trong vụ Wimax lãng quên suốt mấy năm qua (lo sốt vó đến quên cả mình đã sắp bước sang tuổi làm Thủ tướng).
    Nhân sự dù giỏi nhưng phân tán (chia để quản), tạp nham (cũ mới lẫn lộn) có thể sẽ làm FPT mất dần bản sắc vốn có (?)

    2.5. Vụ ly hôn nghìn tỷ đẫm tiền nhất trong lịch sử Việt Nam
    Đằng sau vụ ly hôn này hiện đang được khá nhiều người đặt dấu hỏi, xin nhắc lại đây chỉ là dấu hỏi:
    - Nghi vấn thứ nhất là vụ ly dị có thật không? (Kế "Vô trung sinh hữu: Không có mà làm thành có"?)
    - Nghi vấn thứ hai là tại sao FPT không đả động gì đến vụ ly dị nghìn tỷ đó? (Kế "Minh tri cố muội: Biết rõ mà làm như không biết"?)
    - Nghi vấn thứ ba là có ai lợi dụng việc ly dị nghìn tỷ để gửi cổ phần (trên thực tế, số cổ phần của chị Hải chưa đến 2 triệu) không? (Kế "Man thiên quá hải: Lợi dụng sương mù để lẩn trốn"?)
    - Nghi vấn thứ tư là có việc chuyển giấy thành tiền và dùng số tiền đó để góp vốn thành lập các công ty khác hay không? (Kế "Nhất tiễn hạ song điêu: Một mũi tên hạ hai con chim"?)
    -...
    Có thể nói hình ảnh của các nhân vật tối cao của FPT sẽ như thế nào trong con mắt của toàn thể các anh em FPT. Liệu sẽ có những việc như thế tiếp diễn trong tương lai?

    2.6. Người giàu cũng khóc
    Nếu các bác ở trong FPT đều biết rằng, trong suốt thời gian vừa qua, những cán bộ chủ chốt của FPT (Người giàu) đến nay đều trở thành triệu phú USD, và họ thấy rằng, việc ở lại để nhận lương, thưởng... là hết sức phi lý và vớ vỉn. Vấn đề này anh Bình đang rất đau đầu và liên tục than thở suốt mấy tháng nay. Nếu ai là cổ đông cũ của FPT đều biết rằng nhân vật liên quan mật thiết tới cổ phiếu của FPT - ĐứcKP - cũng quyết dứt áo ra đi không một lời từ biệt. Nguyên nhân sâu xa thì có người cho biết sau khi anh này có vài triệu USD từ việc bán cổ phiếu FPT cảm thấy rằng việc ở lại là không còn cần thiết và nhàm chán. Đối với các người giàu, việc thiết thực nhất bây giờ là nghĩ xem từ giờ đến cuối đời, không chè chén, không cờ bạc, không sa đọa... thì làm sao để tiêu hết tiền và sinh lời có hiệu quả hơn là ngồi nhìn mỗi ngày tài sản của mình lại xẹp xuống...

    2.7. Người nghèo cũng khóc
    Chính vì nhiều "người giàu" đòi ra đi nên các bác có thể thấy ĐHĐCĐ năm nay chỉ xoay quanh đến vấn đề then chốt là chia chác lợi nhuận, nhưng chia cho nội bộ FPT chiếm đa số trong các đầu mục chia chác cần được thông qua:
    - Thông qua phương án và chương trình phát hành cổ phân ưu đãi nhân viên;
    - Thông qua phương án và chương trình phát hành cổ phần phổ thông cho người lao động có thành tích đóng góp trong năm 2006;
    - Thông qua phương án và chương trình phát hành cổ phân theo chương trình l ựa chọn cho người lao động nhận một phần bằng quyền mua cổ phiếu.
    ...
    Với việc nắm đa số phiếu, cùng chiêu bài "muốn bò hay sữa, phải cho bò nghe nhạc", chắc chắc sự việc trên sẽ được thông qua.
    Oái ăm thay, hầu hết số cổ phần trên lại rơi vào TK của những "người giàu". Trong khi người nghèo (new FPTer vẫn là người nghèo, vẫn hùng hục như trâu...

    2.8. Cổ đông từ trẻ tới già, từ nhỏ đến lớn, từ cá nhân đến tổ chức, từ trong tới ngoài nước đều muốn bán cổ phiếu FPT
    - Cổ đông mới (mua 6X) đợt vừa rồi đã phải tự thiêu rồi, STOP LOSS là bài học đầu tiên mà, tiền chưa đông sao đú theo nước ngoài với chiến lược dài hạn?
    - Cổ đông cũ (những ai chưa bán) mặc dù cũng lãi khoảng 300%/6tháng nhưng chỉ trong thời gian vừa qua cũng đã nhìn TK của mình với đi 30% rồi đối với FPT rồi. Việc bán FPT bây giờ vừa giải thoát tâm lý hoang mang (đương nhiên ít hơn cổ đông mới) lại vừa có tiền để đổi danh mục đẹp hơn.
    - Cổ đông nội bộ FPT thì đã không có sự tin tưởng vào công ty từ hồi 1X (nên mới bán quá nhiều) nói gì 5X 6X như vừa qua nên những ai chưa bán cũng cảm thấy cắn rứt lương tâm và tinh thần thì khủng hoảng. Những ai muốn ra đi thì càng phải bán để mở công ty, đi du lịch...
    - Số cổ phần sau vụ ly dị kỷ lục (dù là của ai) chắc chắn cũng sẽ được bán rả rích ngày qua ngày, tháng qua tháng. Bây giờ lại được thưởng thêm, thì khối lượng nếu giữ đến tháng 10/2007 sẽ thành gần 5 triệu cổ phần. Giả sử mỗi ngày bán 1 vạn cổ phần thì nhanh cũng phải hơn 1 năm mà tầm tầm cũng mất 2 năm ròng rã mới hết. Còn nếu bán tháo ồ ồ, đương nhiên cổ phiếu FPT sẽ xuống không phanh (việc dừng ở đâu là do có nguồn lực cứu giá mà thôi).
    - Chưa nói gì đến việc các nhà đầu tư nước ngoài có thay đổi chiến lược nắm giữ cổ phiếu FPT hay không. Nhưng qua việc bán tháo (?) gần 130K cổ phần ngày hôm nay mà vẫn không bán hết (mặc dù không dám đặt lệnh bán quá ồ ạt) chỉ ngay sau khi họ dịch xong kế hoạch 2007 của FPT và trước ngày ĐHĐCĐ đã cho thấy có bài toán chưa có lời giải đáp lớn đằng sau. Họ - những nhà đầu tư nước ngoài đều muốn chạy hay chỉ là bài ghìm giá? Vì sao bán vào thời điểm này? Chúng ta cần phải đi tìm câu trả lời thật sự.
    - Lại nói chuyện cổ đông chiến lược, nếu ai thực sự am hiểu FPT thì đều biết rằng Texas, Intel đều nhăm nhe tới FTP Telecom và FSoft chứ chẳng mặn nồng gì tới FPT cả.
    - SCIC đang nhăm nhe muốn bán FPT (8,5%) vì đây là khoản siêu lợi nhuận hiếm lặp lại trong lịch sử. Đến RAL mới tăng lên hơn 10 chấm đã bán đi hơn nửa triệu cổ phần rồi huống hồ FPT. Hơn nữa, với việc cơ cấu danh mục này sẽ giúp SCIC có nhiều vốn trong việc đầu tư trực tiếp trong và ngoài nước cũng như góp vốn với các tập đoàn tài chính nước ngoài (như với Morgan Stanley chẳng hạn).


    Lời kết:
    1. Trên đây, tôi chỉ nêu một số nhận định sơ sơ theo đánh giá khách quan, chứ không có ý đồ làm thay đổi giá cổ phiếu FPT hiện nay. Bên cạnh đó còn nhiều điều rất không tiện nói, mong các bác lượng thứ, nếu có thời gian sẽ cùng trao đổi với các bác sau. Bây giờ hành động như thế nào, mua hay bán là tùy các bác. Nhưng xin nói trước, việc các bác hành động như thế nào không ảnh hưởng lắm đến hành động của các nhà đầu tư nước ngoài đâu. Vì hôm nay nhà đầu tư nội và ngoại có hành động trái ngược nhau khủng khiếp (?) trong khi đều có thông tin như nhau là vấn đề các bác phải suy nghĩ.
    2. Sở dĩ tôi nêu vấn đề lên là do thấy rằng thời điểm này khác xa so với thời điểm cách đây nửa năm hay thậm chỉ cuối năm 2006 (thời điểm tôi đề cập đến FPT). Đồng thời lại thấy hôm nay các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo (?) FPT, thậm chí chấp nhận thương đau (?) bằng mọi giá khiến cho topic này được moi lên, nên tôi mới có dịp reply. Mong cùng các bác mạn đàm về FPT trước khi FPT sắp bước sang 1 trang mới (sau ĐHĐCĐ) và hy vọng tất cả chúng ta (trong đó có tôi) có quyết định sáng suốt.

    Hí hí hí
  2. mucluc

    mucluc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Đến phải pó chiếu với cái bác lập ra topic này! Lấy 1 bài của người khác ra để lập topic mới. Đến chịu! *** vừa thôi!
    Sang FPT đi.
  3. lancelots

    lancelots Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Em đi sưa tầm thôi mà. Thấy hay thì post chia sẻ với người khác.

    Đây cũng một bài phân tích hay nữa về FPT:

    http://tintuc.sanotc.com/news/BLPT/Mat_can_bang_o_thi_truong_chung_khoan_Viet_Nam_qua_lang_kinh_co_phieu_FPT/sanotc.aspx
  4. natuan01

    natuan01 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhìn e đã thấy hay rồi chẳng muốn đọc nữa
  5. mucluc

    mucluc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Đã được thích:
    0
    Đã góp ý thì góp ý cho chót! bạn chắc là con gái nên tôi góp ý rất nhẹ nhàng đây:
    - Nếu là sưu tầm thì ghi rõ là sưu tầm. Đề tên tuổi người viết đàng hoàng. Chứ không phải là Hí hí hí
    - Có thể bạn đang là cổ đông của FPT nên định bơm vá thêm chăng? Nhưng nếu là bơm vá thì cũng phải có nghệ thuật đấy bạn ạ - nếu không nó sẽ có tác dụng ngược!
    Bạn đã hiểu chưa vậy?
    Bye bye!
  6. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Là một trong những người kô đầu tư FPT (chỉ mua hộ bạn và đã rút quân tại mức 645) em có ý kiến như sau:

    - Bài này "hình như" của bác Đào Duy Anh??? (chỉ hơi thắc mắc tại sao cuối bài lại có "hí hí hí" -> ĐDA thì chưa cười thế này bao giờ)

    - Các nguyên nhân nêu tại mục 2.5 em cho rằng đều sai (riêng ý chuyển giấy thành tiền thì đúng). Khi nào chúng ta biết thì 2.6 và 2.7 sẽ đúng???;

    - Quả Fsoft thì em cũng mê chứ nói gì đến Intel
  7. BeerGirl

    BeerGirl Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2004
    Đã được thích:
    11
    Híc híc, dù sao thì cũng cảm ơn bác vì đã sưu tầm bài này và đưa lên đây nên em mới có cơ hội được đọc.
    Quả thật, những phân tích của tác giả tuy chưa thật sắc sảo những cũng đã sơ bộ dựng lại được bức tranh hiện thời của FPT. Trước đây em có quen mấy tay làm FPT nay mới đã bỏ ra ngoài làm ăn riêng. Những người này đều bất bình về cách dùng người và đãi ngộ ở đấy. Bây giờ đâu còn thời mà anh chị em trong FPT đoàn kết một lòng làm nên thương hiệu cho nó nữa. Chỉ còn thằng làm và thằng ăn thôi. Đáng tiếc là thằng ăn thì lại được quyền chia cho thằng làm (phần ít) và cho nó (phần to). Vì vậy, những kế sách mà đại hội cổ đông vừa đưa ra hầu như chỉ  mang tính khẩu hiệu - như nghị quyết của đại hội công đoàn thôi.
    Này nhé:
    - Ngân hàng: liệu có đua được VCB; BIDV; STB, ACB, ....chưa kể vài năm nữa còn phải cạnh tranh khốc liệt với khoai Tây nữa?
    - Chứng khoán: nên tạm sếp sau mấy anh bên BVSC; SSI; ABS;....;
    - Bất động sản: SJS; IT; VINACONEX và cả ngàn anh nữa đang chia nhau hết rồi còn đâu?
    - Viễn thông: mấy chú bên VNPT; Viettel; EVN mà đá cho một phát thì đứt cả xích;
    - Phần mềm: từ trước đến nay toàn làm "thợ may" cho tây với nhật là chính;
    - Công nghệ sản xuất máy tính với 7 con vít: em chả dám, em cứ ra Dang Khoa IT hoặc Trần Anh cho nó lành. Chả nhẽ cứ cháy nguồn thì lại chờ 7 ngày anh Bình mới tới sửa cho thì cũng đứt.
    Thế nhỉ.
     
     
     
  8. vnstockmp

    vnstockmp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Một bài hay. Thank bạn chủ topic. Nhờ bạn sưu tầm tôi mới được đọc. Từ trước đến giờ chả vào topic FPT nên ko để ý có những gì nữa.
  9. lancelots

    lancelots Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Đã râm ran 1 cuộc chạy tháo chạy tại FPT với quy mô lớn bắt đầu từ những thành viên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc FPT theo phương châm : HÈN CHO NÓ LÀNH.

    Hiện nay HĐQT FPT có 11 người bao gồm:
    - Trương Gia Bình nắm 5.1triệu cổ phiếu (8.5%), chưa kể thêm 1.2tr cổ phiếu do chị là Trương Thanh Thanh nắm, cộng thêm 4.4tr (7.3%) cổ phiếu do nhà nước nắm mà bác Bình làm đại diện.
    - Lê Quang Tiến nắm 1.8tr cổ phiếu (3%)
    - Bùi Quang Ngọc nắm 2.6tr (4.3%)
    - Hoàng Minh Châu nắm 2tr (3.3%)
    - Phan Ngô Tống Hưng nắm 1.3tr (2.2%)
    - Trương Thanh Thanh nắm 1.2tr (2%)
    - Đỗ Cao Bảo nắm 1.9tr (3.2%)
    - Nguyễn Thành Nam nắm 1.3tr(2.2%)
    - Nguyễn Điệp Tùng nắm 1.1tr (1.8%)
    - Hoàng Nam Tiêna nắm 1.1tr (1.8%)
    - Trương Đình Anh nắm 1.2tr (2%)
    Ban Kiểm sóat gồm có:
    - Lê Thế Hùng nắm 0.61tr + vợ 0.32tr = 0.93tr (1.6%)
    - Nguyễn Khắc Thành nắm 0.5tr (0.8%)
    - Nguyễn Minh Sơn nắm 1tr (1.7%)
    - Nguyễn Thị Phương nắm 0.4tr (0.7%)
    - Trần Quốc Hoài nắm 0.7tr (1.2%)





    Được lancelots sửa chữa / chuyển vào 07:31 ngày 25/04/2007
  10. a607photo

    a607photo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0


    Đúng là diễn đàn, người tốt cng4 nhiều ,người xấu không ít. Nhưng hôm nay mới gặp đạo văn.

Chia sẻ trang này