Bài học vẫn còn tính thời sự cho các công ty niêm yết muốn mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kekhatgai, 28/08/2007.

8384 người đang online, trong đó có 933 thành viên. 16:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 795 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    Bài học vẫn còn tính thời sự cho các công ty niêm yết muốn mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực

    Alexander Đại đế, Google và tiềm lực của giá trị cốt lõi
    28/08/2007 12:54 (GMT + 7)
    Đế chế do Alexander Đại Đế gây dựng được quả thật là phi thường trong lịch sử thế giới cổ đại. Những bài học về quân sự và quản lý từ vị quân vương hùng mạnh này vẫn luôn sống động, đặc biệt là khi người ta xác định rằng sự sụp đổ của đế chế đó là do Alexander đã không còn chú tâm đến sức mạnh cốt lõi của mình là Macedonia.

    Sau đây là bài viết thứ hai của Chris Zook (lãnh đạo việc Thực hiện chiến lược toàn cầu của công ty Bain & Company) trong số mười bài viết được đăng hàng tuần mà ông viết cho mục Khởi xướng Thảo luận (Conversation Starter) của trang Harvard Business Online.
    Bạn có thể đọc bài viết đầu tiên tại đây và chúng tôi sẽ đăng lần lượt các đề tài thảo luận khác trong những kì sau.




    Alexander Đại đế
    Nhà quân sự trẻ, tài ba và đầy tham vọng
    Ảnh: www.images.epilogue.net

    Trong thuật ngữ nghiên cứu, người ta gọi đó là nguyên tắc Peter. Trong thuật ngữ kinh doanh, tôi gọi nó là Vấn đề Alexander.

    Dù gọi bằng cách nào đi nữa, điều đó có nghĩa là công ty của bạn đang đi quá xa khỏi thế mạnh và cốt lõi của mình. Alexander Đại đế[1] đã trở thành nạn nhân của điểm yếu này trong quản lý, mặc dù, hay nói chính xác hơn là ông đã nhanh chóng chinh phục một vùng rộng lớn nhất trên trái đất mà chưa có một người nào từng được cai quản, một vùng đất trải dài từ đỉnh Olympus sang đỉnh Everest.


    Mặc dù không phải là nhân vật lý tưởng cho hình tượng một nhà quản lý kiểu mẫu, Alexander đã đạt được những mục tiêu của mình trong vòng không đầy 4 năm. Dấu chân của ông trải khắp hơn 4000 dặm và luôn giành thắng lợi tuyệt đối trong mọi trận chiến. Đây quả là một kỉ lục đáng kể.

    Nhưng ...ông có tạo ra một giá trị lâu dài không?

    Chỉ vài năm sau khi ông ta chết, đế chế của ông ta tan rã.


    Vấn đề của Alexander không phải do việc điều hành kém cỏi mà là do thiếu chiến lược dài hạn và sự bất lực. Nguyên nhân là do ông quá tập trung vào việc liên tục mở rộng lãnh thổ cai trị chính ra khỏi Macedonia để củng cố những thành quả ngắn hạn đã giành được được suốt từ phương đông sang Ấn Độ.


    Mâu thuẫn giữa việc mở rộng phạm vi của một công ty, đi kèm với viễn cảnh của thành công và một tương lai hùng mạnh, với việc duy trì phần giá trị cốt lõi luôn là trọng tâm của chiến lược kinh doanh ngày nay. Điều này là do ngày càng có nhiều công ty đang phải đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống của họ.


    Google và Vấn đề Alexander.

    Google là một ví dụ. Dù đang phải đối phó với tình trạng sụt giảm đối với sản phẩm truyền thống là bán quảng cáo dựa trên những thuật ngữ tìm kiếm, công ty này vẫn đang phải tìm những thị trường mới để chinh phục. Google mua YouTube với giá 1.65 tỉ USD năm 2006 (và ngay sau đó, Google phải đối mặt với vụ kiện vi phạm bản quyền 1 tỉ USD của Viacom).



    GoogleWifi-
    một trong những nỗ lực mở rộng trong giá trị cốt lõi
    Ảnh: www.gizmodo.com

    Trong năm nay, Google đã mua thêm 11 công ty ?" từ nhà cung cấp dịch vụ hội nghị video đến các công ty công nghệ cao khác. Đứng đầu cuộc tìm mua ồ ạt này là vụ mua lại Doubleclick với giá 3.1 tỉ USD. Với khoản kinh phí khổng lổ đã bỏ ra, chu kỳ phát triển trong lợi nhuận tiếp theo của Google sẽ ngày càng khó đạt được đỉnh tăng trưởng.


    Bị thôi thúc bởi nhu cầu phải có những thành công đáng chú ý, ngày càng nhiều công ty dường như đang gặp phải vấn đề Alexander.

    Các công ty sẽ nhận thấy sai lầm lớn nhất trong kinh doanh chính là việc họ sớm từ bỏ lĩnh vực chính của mình để tìm kiếm những thị trường, công nghệ hoặc cơ hội mới.
    Những cuộc khảo sát của chúng tôi liên tục cho thấy rằng hơn 60% giám đốc cho rằng lĩnh vực cốt lõi của họ chiếm hơn một nửa toàn bộ tiềm lực tăng trưởng lợi nhuận. Tuy nhiên, hầu hết lại không chắc chắn tiềm lực này nằm ở đâu.


    Tiềm lực của của lĩnh vực chính trong công ty bạn là gì? Làm thế nào để biết được?

    Hai câu hỏi này cần phải được đặt lên hàng đầu trong chương trình hoạt động của bất kỳ hệ thống nào nhằm đánh giá cơ hội tăng trưởng của công ty. Mặc dù điều này có vẻ hiển nhiên nhưng con đường để phát triển tối đa tiềm năng của một công ty thường bắt đầu từ sự tự nhận thức về những năng lực cốt lõi của họ.

    Các nhóm quản lý nên hỏi nhau những câu hỏi sau cả trong các cuộc họp chiến lược lẫn ngoài lề các cuộc họp đó: Lĩnh vực cốt lõi của chúng ta là gì? Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh hiện nay? Chúng sẽ thay đổi thế nào trong tương lai?


    Truyền thuyết kể rằng Alexander đã khóc khi biết rằng mình không còn thế giới để thống trị nữa. Nếu là bây giờ, chắc hẳn ông ấy sẽ khóc nhiều hơn. Bởi vì thật đáng buồn khi những gì chúng ta đã bỏ nhiều công sức để giành lấy lại bị mất, hay thế mạnh cốt lõi trở thành thứ yếu chỉ vì ta đã cố bành trướng quá mức.
  2. kekhatgai

    kekhatgai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/02/2007
    Đã được thích:
    3
    FPT, REE là 2 công ty đầu tiên nên xem bài viết này
  3. detphongphu

    detphongphu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này