Bài học Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TigerStock, 23/02/2009.

4357 người đang online, trong đó có 493 thành viên. 10:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 284 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Bài học Việt Nam

    Trung Quốc có thể học gì từ Việt Nam?



    Báo Hong Kong nói cải cách chính trị của VN ''đáng được học hỏi''
    Ba mươi năm trước, ông Đặng Tiểu Bình quyết định ''dạy Việt Nam một bài học''. Nay, đang có ý kiến cho rằng chính Trung Quốc có thể học hỏi đôi điều từ quá trình cải cách của người láng giềng phương Nam.
    Báo South China Morning Post trụ sở đặt tại Hong Kong vừa có loạt bài nhân kỷ niệm 30 năm cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung. Trong số đó, bài của tác giả Ivan Zhai phân tích:

    "Trong gia đình nhỏ bé của các quốc gia XHCN Á châu, VN luôn đóng vai trò đàn em về cả kinh tế và chính trị đối với TQ. Thế nhưng một số học giả và nhà phân tích TQ nói nay đã tới lúc Bắc Kinh nên theo gương Hà Nội trong việc thúc đẩy thay đổi về chính trị.

    Hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, thiết lập giao hảo và hợp tác giải quyết tranh chấp biên giới. Tuy nhiên trong khi Bắc Kinh cải cách kinh tế trước, thì Hà Nội lại nỗ lực cải cách chính trị sớm hơn.

    Ông Zhou Ruijin, cựu phó Tổng biên tập tờ People''s Daily, người viết về ''kinh nghiệm của Hà Nội'' từ ba năm trước đây, nhận định rằng các thay đổi về chính trị tại VN cho thấy ''trò đã vượt thầy''.

    Ông Zhou nói Bắc Kinh cần thay đổi chính trị ngay trong giai đoạn bất ổn về kinh tế đang đe dọa chính trị, và cần hướng tới VN để học kinh nghiệm.


    Bắc Kinh cần thay đổi chính trị ngay trong giai đoạn bất ổn về kinh tế đang đe dọa chính trị, và cần hướng tới VN để học kinh nghiệm.


    Zhou Ruijin, cựu phó Tổng biên tập tờ People''s Daily
    Các thay đổi mà VN đã thực hiện là tăng cường vai trò giám sát bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, và cho phép các đại biểu Quốc hội quyền lực lớn hơn trước giới quan chức chính phủ.

    Ông cũng cho rằng VN đã cởi mở hơn trong việc lựa chọn ứng cử viên cho các chức vụ cao cấo nhất trong Đảng, kiến tạo đồng thuận và cân nhắc kỹ lưỡng kiến đóng góp của các đảng viên trong quá trình đưa ra quyết nghị.

    Trong khi còn xa với dân chủ kiểu phương Tây, hệ thống của VN tỏ ra tiến bộ hơn trước, khi mà các vị trí lãnh đạo cao cấp nhất đều được một nhóm chính trị gia quyết định tại hậu trường.

    Ông Zhou nhận xét rằng đáng tiếc nay chính quyền TQ dồn hết sức lực vào việc cứu vãn nền kinh tế và do vậy việc hướng tới cải cách chính trị sẽ gặp chậm trễ.

    Một phân tích gia khác, ông Huang Yunjing, từ Học viện Chính trị và Quản lý Hành chính Tôn Dật Tiên nói việc chậm trễ này cũng đang xảy ra tại VN.

    Trong Hội nghị Trung ương hồi tháng Bảy năm ngoái, lãnh đạo Đảng CSVN không bàn gì khác ngoài chủ đề kinh tế.

    Tiến sỹ Huang cũng nói các cải cách của VN luôn bám chặt điều kiện rằng đảng cầm quyền phải giữ quyền lãnh đạo.

    Tuy nhiên, ông Zhou nói cho dù như vậy, kinh nghiệm của VN cũng vẫn rất quan trọng trong việc quyết định tương lai chính trị của Hoa lục."

    Tự do tôn giáo

    Cùng với bài của Ivan Zhai, tờ South China Morning Post còn có bài khác nói về kinh nghiệm của VN trong nới lỏng tự do tôn giáo mà TQ có thể học tập.

    Bài báo viết: "Có thể không dễ nhận thấy như cải cách chính trị, nhưng việc nới lỏng tự do tôn giáo của Hà Nội đã được ngợi khen và Bắc Kinh nên học hỏi mô hình VN.

    Tuần này VN và Vatican đã có hội đàm để bình thường hóa quan hệ ngoại giao, mà hai bên đều ca ngợi là cuộc họp có ý nghĩa lịch sử.



    VN và Vatican đã có 12 cuộc hội đàm trong thời gian gần đây
    Việc bình thường hóa chắc phải mất thêm thời gian, nhưng đối thoại có thể mang lại các thay đổi quan trọng.

    Để so sánh thì quan hệ TQ-Vatican không có tiến triển gì, cho dù Giáo hoàng Benedict XVI dường như mong muốn hàn gắn quan hệ với Bắc Kinh.

    Không giống như TQ, nơi nhà nước quản lý chặt thông qua các tổ chức tôn giáo "yêu nước", VN không can thiệp trực tiếp vào hoạt động tôn giáo tuy luôn để mắt đến các hoạt động của giáo hội.

    Giữa Vatican và VN, quá trình bình thường hóa đang tiến triển cho dù có chậm chạp. Hai bên đã tiến hành hơn 12 vòng đàm phán trong thời gian qua và thủ tướng VN *************** đã hội kiến Giáo hoàng năm 2007.

    Một số nhà quan sát TQ kêu gọi Bắc Kinh theo mô hình của Hà Nội, cho phép Vatican cùng quyết định bổ nhiệm linh mục. Tới nay Bắc Kinh vẫn tiên quyết làm công việc đó một mình.

    Năm ngoái, Hồng y Zen Ze-kiun tại Hong Kong phát biểu rằng mô hình VN "khá tốt".

    Tuy nhiên chuyên gia về tôn giáo tại Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo ở Hong Kong Anthony Lam Sui-ki nói khả năng Bắc Kinh theo chân Hà Nội là rất ít.

    Ông nói: "Bắc Kinh đã im lặng trước các diễn biến trong quan hệ VN-Vatican tuy có lẽ cho rằng các thay đổi trong quan hệ này đều sẽ có ảnh hưởng tới TQ".

    Thế nhưng ông cũng cho rằng VN và TQ rất khác biệt vì tỷ lệ người theo Thiên chúa giáo ở VN lớn hơn ở TQ rất nhiều."


    Và hình như các bác mẽo đang phải học lại cách chống khủng hoảng và lạm phát theo kiểu các bác Việt Nam học theo các bác mẽo ở đại học harvard,hi hi chẳng biết thế nào mà lần mà mần.

Chia sẻ trang này