Bài này hay quá các bác ơi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi futureprecedor, 17/05/2007.

4336 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 13:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1427 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. futureprecedor

    futureprecedor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Đã được thích:
    467
    Bài này hay quá các bác ơi

    ?oPhản ứng thái quá? trên thị trường chứng khoán?

    Chỉ cách nay vài tuần, nhiều người đã lo lắng thị trường chứng khoán sẽ trượt rất dài, chỉ số VN-Index có thể xuống đến những mốc 800, 700 điểm.
    Tuy nhiên, tình hình hiện nay cho thấy có vẻ như lo ngại đó đã không còn. Nguyên nhân sâu xa của việc VN-Index không xuống đến mức 800 hay 700 điểm có thể là do thị trường đang nằm trong giai đoạn đầu của một chu trình gọi là ?ophản ứng thái quá?, với trình tự là ban đầu thị trường tiếp tục xu hướng tăng giá và sau một thời gian, mới bắt đầu giai đoạn suy thoái mạnh mẽ.

    Nhiều nghiên cứu trên thị trường tài chính trong những năm cuối thế kỷ 20 gọi đây là hiệu ứng thuận xu thế ngắn hạn và đảo ngược xu thế dài hạn (short term momentum and long term reversal).

    Chu trình ?ophản ứng thái quá? của thị trường chứng khoán Việt Nam - bắt nguồn từ nền kinh tế

    Tại các thị trường đi trước (cả phát triển và mới nổi), thị trường chứng khoán phản ánh những thay đổi căn bản của nền kinh tế.

    Chính vì thế, diện mạo hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam là phản ánh căn bản diện mạo của nền kinh tế nước ta, một đất nước được xem là ?ongôi sao? trong năm vừa qua. Đi cùng với sự hội nhập nhanh của nền kinh tế là một hiệu ứng phụ, những dấu hiệu của một quá trình ?ophản ứng thái quá? của nền kinh tế.

    Quá trình này được ?okích hoạt? từ những tin tức tốt đẹp liên tục của việc Việt Nam gia nhập WTO, rồi từ ?ohiệu ứng PNTR? khiến cho rất nhiều người tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế cũng như của thị trường. Vậy phản ứng thái quá thể hiện ở đâu?

    Thứ nhất là phản ứng thái quá của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp quá tự tin, vội vã chớp thời cơ Việt Nam mới gia nhập WTO vì sợ nó mau chóng qua đi; hoặc vì đã xem thường, chuẩn bị không đầy đủ ở những giai đoạn trước đây, đều đồng loạt ?ophản ứng thái quá? trong hiện tại, thể hiện bằng việc huy động vốn ồ ạt để đầu tư khiến nảy sinh nguy cơ đầu cơ quá mức (over-investment).

    Thậm chí, có những hành vi phản ứng thái quá tiêu cực là lợi dụng thời cơ này để kiếm tiền ?onóng?, bằng việc dành rất nhiều thời gian để ?othổi giá? cổ phiếu, thay vì tập trung vào những tính toán mang tính chiến lược.

    Phản ứng thái quá thứ hai thể hiện ở chỗ nhiều người đang ?otự tin? khởi nghiệp, sợ ?ocơ hội qua đi thì uổng lắm?. Tinh thần doanh nghiệp lan rộng trong xã hội là một điều đáng mừng, nhưng nếu quá nhiều người khởi nghiệp trong một tâm trạng vội vã và sợ cơ hội qua đi như thế thì về mặt nào đó có thể xem là phản ứng thái quá.

    Phản ứng thái quá thứ ba, nằm ở người tiêu dùng. Nhìn vào báo cáo về xuất nhập khẩu ba tháng đầu năm, chúng ta thấy chẳng những nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng phản ánh xu thế đầu tư cho phát triển, mà còn phản ánh nhu cầu nhập khẩu những nhóm hàng ?okhông thiết yếu? cũng tăng rất mạnh.

    Điều này hàm ý người tiêu dùng đang lạc quan hơn, và tiêu thụ nhiều hàng hóa ?okhông thiết yếu? của nước ngoài hơn. Khi kinh tế tăng trưởng, điều này là hợp logic, nhưng nếu xu thế này phát triển quá mức, nó tiềm ẩn một dạng phản ứng thái quá rất đáng ngại cho nền kinh tế.
    Cuối cùng là phản ứng của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư cứ thấy doanh nghiệp huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu mới, chia cổ tức bằng cổ phiếu, có nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu thì lấy đó làm mừng, tham gia đẩy giá cổ phiếu lên nữa. Điều này dễ tạo thành giai đoạn đầu tiên trong quá trình ?ophản ứng thái quá? trên thị trường chứng khoán, đó là giai đoạn thuận xu thế trong ngắn hạn.

    Mức kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ cứ tích lũy dần trong giai đoạn thuận xu thế cho đến khi nhiều dự án đầu tư quan trọng của các công ty thất bại do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay lý do khách quan nào đó. Và khi các nhà đầu tư thất vọng với các doanh nghiệp, đó là lúc giai đoạn ?ođảo ngược xu thế dài hạn? diễn ra.

    Đảo ngược xu thế trong dài hạn - rủi ro rất đáng quan tâm

    Giai đoạn này bắt đầu sau khi thị trường chứng khoán liên tục tăng một vài năm, chu kỳ kinh tế bắt đầu điều chỉnh giảm thì thị trường chứng khoán sẽ ?orơi? nhanh và quan trọng hơn là duy trì bất ổn định ở mức thấp khá lâu.

    Có thể chúng ta nghĩ còn lâu lắm mới đến giai đoạn này, nhưng nếu nhìn lại tình trạng của một số nước châu Mỹ Latinh hay Thái Lan, Indonesia trong quá khứ, sẽ thấy những chu kỳ lên ngoạn mục và rớt thê thảm không phải là quá dài (có trường hợp chu kỳ tăng giá chỉ vài năm nhưng thị trường mất ổn định gần năm năm sau đó).

    Hậu quả kéo dài và nghiêm trọng của nó lên các nước từng ?onổi đình, nổi đám? một thời khiến các nước đó rất khó khăn trong việc quay lại ?othời hoàng kim?. Argentina và Thái Lan là những ví dụ đáng tham khảo.

    Do đó, để đảm bảo thị trường chứng khoán phát triển ổn định, chúng ta phải có cách làm dịu ?ophản ứng thái quá? của thị trường, mà căn cơ là làm dịu ?ophản ứng thái quá? có thể đang tồn tại trong nền kinh tế, bắt nguồn từ tâm lý lạc quan quá cao trước những thuận lợi sau khi gia nhập WTO (trong khi những thách thức có thể vẫn chưa được đánh giá đầy đủ).

    Lạc quan là cần thiết, nhưng cái gì tốt mà đi quá mức thì cũng có thể thành xấu. Kinh tế bùng nổ rồi sẽ đến chu kỳ suy thoái, nước nào cũng thế, vấn đề là người cầm lái nền kinh tế và thị trường chứng khoán có giảm bớt những tác động chu kỳ ấy hay không.

    Việc Mỹ và châu Âu hiện đang chật vật trong việc điều hành các chính sách kinh tế nhằm duy trì thị trường chứng khoán và tốc độ tăng trưởng kinh tế cho thấy, không có nước nào là ngoại lệ trong mẫu hình lên rồi xuống này.

    Chỉ khác ở chỗ, những nước này đã có nhiều kinh nghiệm ?othăng, trầm? nên họ tìm cách làm dịu ?ophản ứng thái quá? của nhà đầu tư và nền kinh tế bằng chính sách kinh tế. Nhờ đó họ có thể ?omượt hóa? quá trình phát triển của mình, hạn chế những đợt ?osốc? đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

    Phải chăng chúng ta nên học tập điều này?

    Nguon: TBKTSG
  2. KHOAITA

    KHOAITA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo chí thế giới:

    TTCK Việt Nam là thiên đường đầu tư mới của châu ÁĐánh giá về thị trường chứng khoán Việt Nam, một số báo của Hồng Công như "Thương báo", "Đông phương" cho rằng, những dự đoán tốt đẹp về kinh tế Việt Nam, từ cuối năm 2006, đã thúc đẩy TTCK Việt Nam luôn trong trạng thái sôi động.


    Các tờ báo nhận định, TTCK Việt Nam trở thành "thiên đường đầu tư mới của chủ đầu tư châu Á và toàn cầu.

    Sau khi trải qua quá trình phát triển chậm chạp trong suốt 5 năm tính từ năm 2001, đến năm 2006, TTCK Việt Nam bắt đầu bùng nổ toàn diện về các mặt như chỉ số chứng khoán, giá trị cổ phiếu trên thị trường cũng như số lượng công ty đăng ký tham gia.

    Năm 2006, không khí TTCK Việt Nam luôn "nóng", VN-index có ngày tăng đến 144%, đứng đầu các TTCK tại khu vực châu Á.

    Bước vào năm 2007, "nhiệt độ" TTCK Việt Nam không hạ, chỉ trong 10 ngày đầu năm 2007, VN-index đã tăng 28%. Nhìn lại năm 2005, giá trị cổ phiếu lưu thông trên TTCK Việt Nam còn chưa đầy 700 triệu USD, năm 2006 bất ngờ tăng 20 lần, đạt 14,6 tỷ USD.

    Theo dự tính của Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam (SSC), năm 2007, giá trị cổ phiếu lưu thông trên TTCK Việt Nam sẽ tăng lên 30 tỷ USD, và tới năm 2010 sẽ lên đến 40 tỷ USD.

    Năm 2006, TTCK Việt Nam đã xuất hiện làn sóng các công ty đăng ký tham gia với quy mô lớn nhất trong 6 năm qua. Tại hai trung tâm giao dịch chứng khoán là TP Hồ Chí Minh và Hà Nội đã tăng từ 41 công ty năm 2005 lên đến 193 công ty. Tính đến cuối tháng 1-2007, tỷ lệ lãi của 20 công ty lớn nhất tham gia niêm yết đã tăng 73 lần, gấp khoảng sáu lần mức bình quân của thị trường mới nổi trên toàn cầu.

    Chuyên viên chuyên trách nghiệp vụ cổ phiếu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của ngân hàng Merrill Lynch, Paul Mai, nói: "Việt Nam là một trong số rất ít thị trường trên toàn cầu còn thực sự chưa được khai thác, đối với chủ đầu tư, Việt Nam có tiềm lực khổng lồ về tăng trưởng lâu dài".

    Chuyên gia phân tích sách lược khu vực hàng đầu của Ngân hàng Merrill Lynch, Spence White, thậm chí còn bày tỏ chứng khoán Việt Nam là đối tượng mua vào của tương lai 10 năm tới.

    Sự tăng trưởng kinh tế cao và ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao đã và sẽ khích lệ vốn nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam.

    Hiện nhiều ngân hàng đầu tư quốc tế lớn như Merrill Lynch, City Banh, JP Morgen đã lần lượt có được quyền giao dịch cổ phiếu tại TTCK Việt Nam và Việt Nam cũng đã có Luật chứng khoán. Điều này khiến cho hoạt động của TTCK Việt Nam thực sự có được căn cứ luật pháp, tạo ra hành lang luật pháp cho sự phát triển lành mạnh từ nay về sau.

    Theo TTXVN
    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=84404&ChannelID=3
  3. NguyenHuongThom

    NguyenHuongThom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2006
    Đã được thích:
    0
  4. tranggiadung

    tranggiadung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Ở TT Việt Nam này không theo chuẩn Quốc tế đâu ạ, lúc nào các bác nghe tin Khớp lệnh liêntục ở Sàn HO thì các bác bán vội đi nhé, còn nếu hoãn vô thời hạn thì sẽ lên đến 1400 đấy ạ, phân tích ở VN chỉ để xem cho vui thôi mự
    Khi HO chuyển sang khớp lệnh liên tục thì VNI sẽ về 800.
  5. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Bài này cũng học hỏi được nhiều đấy chứ:
    1. Tăng 144%/ngày -> thiên đường
    2. Giá trị cổ phiếu lưu thông thế kia thì đúng là tiềm năng còn quá nhiều. Chỉ tính sơ sơ là thị trường OTC đang bằng 0 rồi -> quá tiềm năng
    3. 10 năm nữa mua vào là hợp lý -> quá hợp lý
    4. Các chuyên gia CityBanh, JP Morgen thì oai rồi -> Phát biểu chuẩn, sao mà sai được.
    5. Tỷ lệ lãi 20 công ty gấp 73 lần -> kinh dị quá
    6. Tranh thủ đăng ký tham gia thôi -> đừng bỏ lỡ
    ...


    Được Dao_Duy_Anh sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 18/05/2007
  6. sincere4ever

    sincere4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác Đào Duy Anh dạo này bỏ luôn cổ cánh rồi nhỉ ?
  7. ae1268

    ae1268 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Đọc nhiều,phân tích nhiều làm gì cho mệt,chỉ biết rằng thời điểm này đa số NDT mua tuần này thì tuần sau tính lại nếu bán đi lại thấy tiền của mình ít nhiều đều bị thâm hụt,người thắng ít lắm,đếm trên đầu ngón tay.Chờ thời thôi các bác,tình hình chung với cả thế giới đó.

Chia sẻ trang này