Bài Phân tích Khá hay về Thị trường Bất Động Sản!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timnhadat1, 16/03/2008.

985 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 03:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1212 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. timnhadat1

    timnhadat1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Bài Phân tích Khá hay về Thị trường Bất Động Sản!!!

    Tình hình thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay có xu hướng chủ đạo nào? Cần phải làm gì ở tầm chính sách và quản lý điều hành để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chống lạm phát.


    Kỳ I: Bắt mạch thị trường bất động sản

    Diện mạo thị trường BĐS

    Có thể rút ra một số nhận định chính về diễn biến thị trường BĐS năm 2007 và đầu năm 2008 như sau: Thứ nhất, đã có một đợt sốt giá BĐS tại một số đô thị lớn, tập trung vào phân mảng thị trường văn phòng, nhà ở cho thuê và đất dự án. Ở nhiều khu đô thị mới, giá đất đã tăng gấp đôi, gấp ba.

    Tại một số lô đất ở các khu đô thị mới tại Hà Nội và TP.HCM giá đã tăng 50-60 triệu đồng/m2 (từ đầu năm 2007) lên 80 triệu đồng/m2 (cuối năm 2007). Mức giá đất tại các phố cổ, phố cũ của Hà Nội đã có giá trên 100 triệu/m2, thậm chí có nơi đã lên tới 1 tỷ đồng/m2. Hiện nay, giá đã ngừng tăng chờ điều chỉnh.

    Tuy nhiên, đợt tăng giá BĐS vừa qua chỉ có tính cục bộ, chưa lan toả ra các phân khúc khác của thị trường BĐS (mức tăng chưa hết chu kỳ lan toả). Chẳng hạn, các lô đất tại các vùng lân cận các khu đô thị mới hay trong các ngõ nhỏ chưa tăng giá. Tình hình tăng giá thị trường nhà chung cư và đất khu đô thị mới cũng mới chỉ ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng chưa lan toả ra các đô thị khác.

    Hiện tượng tăng giá ở phân khúc cao cấp như vậy là không bền vững, do nhiều lý do. Một là, khối lượng giao dịch tại các mức giá cao là không lớn. Do vậy, các mức giá cao phần nhiều là giá ảo (hoặc chỉ có một số giao dịch mang tính đơn lẻ, chưa phổ quát).

    Hai là, cơn sốt giá bất động sản chỉ xảy ra tại một số phân mảng nhỏ của thị trường BĐS đô thị lớn. Thị trường BĐS ở hầu hết các địa phương không có biến động đáng kể. Ngay tại khu vực thành thị, giá BĐS ở nhiều vùng cũng không có biến động lớn.

    Ba là, cơn sốt giá BĐS gắn liền với sự mở rộng tín dụng quá nhanh và quá mạo hiểm của các ngân hàng thương mại. Việc mở rộng tín dụng như vậy sẽ không thể kéo dài.

    Thứ hai, thị trường BĐS (đặc biệt là phân khúc thị trường nhà đất cao cấp) có những thay đổi quan trọng. Đó là, sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư BĐS từ các tổng công ty, tập đoàn, các doanh nghiệp lớn thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

    Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển hướng đầu tư từ thị trường chứng khoán sang BĐS, luồng vốn đổ vào thị trường này quá nhiều, trong khi quan hệ cung - cầu không thay đổi, cung thật chưa tăng mà cầu ảo vẫn là chủ yếu. Bước vào năm 2008, BĐS đã trở thành kênh đầu tư quan trọng của nhiều tập đoàn lớn trong nước như REE, FPT, EVNLand, LILAMALand...

    Thứ ba, trái ngược với sự tham gia sôi động của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vào lĩnh vực địa ốc đối với thị trường xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các công trình công cộng, có thể thấy: nguồn đầu tư chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước và từ nguồn vốn ODA, Nhà nước đã có chủ trương xã hội hoá nhưng còn nhiều khó khăn trong thực hiện, các dự án ở dạng BOT, BT, BTO... còn quá ít, chưa động viên sức đầu tư, vận hành từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

    Thứ tư, việc chuyển quyền trong nội bộ loại đất nông nghiệp vẫn tiếp tục tạo hiệu quả trong sản xuất hàng hoá; thị trường chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đang còn nhiều bất cập, mà chủ yếu là quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được được bảo vệ đúng như pháp luật quy định, khiếu kiện của dân còn nhiều.

    Nguyên nhân của đợt tăng giá BĐS (nhà đất cao cấp)

    Nguyên nhân trước tiên đó là các vấn đề về thể chế BĐS ngày càng lộ rõ tính bật cập. Trong những năm 2003-2007, một loạt các văn bản và khung pháp lý mới được ban hành như Luật Đất đai năm 2003, Luật Nhà ở 2006, Luật Kinh doanh BĐS ban hành tháng 1/2007 hay Nghị định 84/2007/NĐ-CP? đã khắc phục được nhiều vướng mắc trong đầu tư, nhất là vấn đề sở hữu và giải tỏa đất.

    Tuy nhiên, theo đánh giá của Jones Lang Lasalle - một trong những công ty tư vấn đầu tư BĐS lớn nhất thế giới, Việt Nam vẫn bị đánh giá rất thấp về mức độ an toàn đầu tư do rủi ro từ phía chính sách và luật pháp, cũng như mức độ ?ominh bạch? của thị trường.

    Thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn manh nha, thiếu thông tin và số liệu để có thể kiểm chứng được những bước phát triển thực sự của thị trường. Hiện chưa có cơ quan Nhà nước nào có thể cung cấp các thống kê đáng tin cậy về giá và khối lượng giao dịch BĐS.

    Tình hình thiếu minh bạch thông tin còn nghiêm trọng hơn nhiều tại thị trường sơ cấp (khi Nhà nước tiến hành giao đất, cho thuê đất đối với các chủ dự án và doanh nghiệp). Các số liệu về tín dụng BĐS của hệ thống ngân hàng hiện vẫn là số liệu không tiếp cận được đối với những người ngoài hệ thống ngân hàng.

    Nguồn thông tin không đầy đủ và thiếu cập nhật hiện nay, chủ yếu là thông tin về giá BĐS, nhưng không kèm theo khối lượng giao dịch thực tế ở mức giá đó, khiến cho việc đánh giá về diễn biến thị trường BĐS mang nhiều tính cảm nhận. Có thể nói, minh bạch thông tin là một trong các vướng mắc và yếu kém lớn nhất của thị trường BĐS hiện nay.

    Nguyên nhân thứ hai là một số ngân hàng đã mở ra dịch vụ cho vay mua nhà với thời gian tương đối dài (10 năm, 20 năm) như SacomReal, An Bình, ANZ... Hệ thống ngân hàng thương mại, cho dù về cơ bản vẫn là kinh doanh vốn ngắn hạn, dường như đã tài trợ quá mức cho các khoản vay BĐS (về cơ bản là các khoản vay dài hạn). Một số ngân hàng thương mại đã có những động thái cho vay BĐS tương đối dễ dãi và rủi ro.

    Đến tháng 3/2008, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM cho thị trường BĐS là 34.500 tỷ đồng, chiếm 10% số dư của toàn bộ hệ thống. Cần phải có số liệu chi tiết, đầy đủ mới có thể kết luận liệu có hiện tượng chi vay dưới chuẩn hay không?

    Ba là, việc hệ thống ngân hàng tham gia trực tiếp vào thị trường BĐS thông qua việc thành lập các quỹ tín thác hay quỹ đầu tư (thậm chí là trong hệ thống ngân hàng đã hình thành những chức năng kinh doanh BĐS trực tiếp) rất dễ dẫn đến những hoạt động kinh doanh nội bộ.

    Nhiều ngân hàng đã mở ra lĩnh vực hoạt động trong thị trường BĐS như một hoạt động kinh doanh: ACB Real; Sacomreal; VPREIT; BIDVLand? Tuy nhiên, nếu có hiện tượng khó khăn về nguồn vốn thì các doanh nghiệp đầu tư BĐS (không thuộc hệ thống ngân hàng) sẽ gặp bất lợi trước các doanh nghiệp kinh doanh BĐS thuộc hệ thống ngân hàng. Cũng cần phải có những số liệu đầy đủ và chi tiết để có thể kết luận có đầu tư tay trong hay không?

    Bốn là, tác động liên thông với thị trường chứng khoán. Vào tháng 3/2007, khi đã đạt được lãi nhất định, một lượng lớn tiền từ thị trường chứng khoán đã được rút ra chuyển sang thị trường BĐS và đã tạo ra một đợt tăng giá bất thường vào thời điểm này.

    Năm là, Việt Nam đang dần trở thành một mục tiêu đầu tư mới cho các quỹ đầu tư BĐS của Mỹ và châu Âu. Do thị trường BĐS ở các nước này đang trong giai đoạn thoái trào, vốn đầu tư đang tìm đến những thị trường mới và nhiều triển vọng phát triển hơn ở châu Á và Trung Đông. Việt Nam là thị trường được đánh giá sẽ có mức tăng trưởng cao trong khu vực. Trong 20,3 tỷ USD vốn FDI mà Việt Nam thu hút trong năm 2007, có đến 5 tỷ USD nhắm vào thị trường BĐS.

    Sáu là, do nhu cầu thực tế về BĐS, nhất là nhu cầu về nhà ở của dân cư tăng cao. Một năm, dân số Việt Nam tăng khoảng 1,1 triệu người, tạm tính mỗi người bình quân khoảng 9 - 10 m2, thì nhu cầu diện tích đất ở cũng lên đến hàng chục triệu mét vuông, trong khi mỗi năm mới tạo ra được trên một nửa. Nhu cầu còn tăng ?okép?, bởi thu nhập của một bộ phận dân cư cao lên nhanh chóng.

    Bảy là, do chính sách về mua nhà cho Việt kiều, cho người nước ngoài đang có triển vọng thông thoáng hơn, các nhà đầu tư, đầu cơ cũng đã có những động thái đi trước để đón cơ hội này.

    http://www.timnhadat.com/vi-VN/News/default.aspx

    Theo Đầu Tư
  2. hitmanx47

    hitmanx47 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Bài báo trên đây viết khá hay và phần nào đã bắt mạch đúng bệnh "sốt virus" của BĐS trong thời gian vừa qua.
    Một trong những nguyên nhân chính là do sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng nhà đất. Chiếm 10% tổng dư nợ =>một tỷ lệ quá lớn và quá rủi ro nếu thị trường BĐS có biến động không tốt, mà tín dụng nhà đất ở Mỹ là một bài học nhãn tiền.
    Thứ hai, xét về cung-cầu: cầu về nhà đất hiện rất lớn, nhưng là CẦU KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THANH TOÁN theo giá như bây giờ. Với giá trên 1.000 USD/m2 thì một công chức làm công ăn lương bao giờ mới mua được nhà, những người thu nhập thấp mãi mãi không bao giờ mua được.
    => Vậy cầu vừa qua là ở đâu ra => CẦU GIẢ TẠO, Đây là cầu của các nhà đầu cơ trục lợi, những người này lợi dụng tính không minh bạch của TT BĐS để làm giá, đẩy giá lên trên trời.
    Một nhân tố nữa tạo nên cầu giả tạo nữa là do các công ty, các tập đoàn ào ạt thành lập các công ty kinh doanh BĐS, có thể kể tên ra như: Petrol Land, BIDV Land, Sacomreal, ACB...Rất nhiều, rất nhiều khác. Nhưng có một mối nguy hiểm khác nữa là sự chống chéo trong hoạt động của các công ty này. Lấy một ví dụ: một tập đoàn, một tống công ty không những thành lập Cty KD BĐS của mình, mà còn thành lập các công ty trong các lĩnh vực khác, đến lượt các công ty trong lĩnh vực khác này, cũng có mảng đầu tư, cũng vác tiền huy động của các cổ đông ra đi đầu tư và BĐS, góp vốn vào dự án BĐS này nọ. Mà có khi là cùng góp vốn với chính cty BĐS trong cùng tập đoàn với nhau. => Chính điều này đã tạo ra lượng cầu ảo rất lớn, chồng chéo nhàu. Đáng nhẽ, cầu chỉ do một thằng A,B,C Land tạo ra là đủ,đằng này còn do các thằng anh em với các thằng A, B, C đấy tạo ra nữa.
    Tình trạng này không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn gây ra nguy hiểm có tính hệ thống do sở hữu chồng chéo nhau, đan xen nhau.
    Với tình trạng như trên, một khi thắt chặt nguồn tiền từ tín dụng nhà đất, thị trường sẽ dần hạ nhiệt. Công thêm vào đó là chính sách đánh thuế luỹ tiến của chính phủ đang chuẩn bị ban hành => sẽ làm cho giới đầu cơ vừa không có vốn + vừa sợ bị đánh thuế làm giảm lợi nhuận => sẽ phải bán tháo các mặt hàng BĐS của mình.
    Chẳng hạn, một nhà đầu cơ A, trước đây có 1tỷ đồng, nhờ có mối quan hệ, quen biết có thể đăng ký được 03-04 căn hộ chung cư, và ban đầu dùng 1tỷ đó để nộp một phần tiền, sau đó tính đến phương án vay nợ ngân hàng, bán suất đăng ký. Nay nguồn tiền từ ngân hàng không thể bơm thêm được, đến hạn nộp tiền => ắt phải bán tháo.
    THỊ TRƯỜNG BĐS VN SẼ PHẢI ĐI ĐÚNG THEO QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG, GIÁ NHÀ ĐẤT SẼ XUỐNG MẶT BẰNG CHUNG MÀ ĐA SỐ CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC. CHÍNH PHỦ SẼ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH LÀM SAO NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG CÓ THỂ MUA ĐƯỢC NHÀ => NHƯ THẾ MỚI CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG HEHE
  3. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    THỊ TRƯỜNG BĐS VN SẼ PHẢI ĐI ĐÚNG THEO QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG, GIÁ NHÀ ĐẤT SẼ XUỐNG MẶT BẰNG CHUNG MÀ ĐA SỐ CÓ THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC. CHÍNH PHỦ SẼ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH LÀM SAO NGƯỜI LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG CÓ THỂ MUA ĐƯỢC NHÀ => NHƯ THẾ MỚI CHỐNG ĐƯỢC THAM NHŨNG HEHE


    [/quote] Bác trả lời tôi 2 câu hỏi:
    - Ai là người mong mỏi chống tham nhũng nhất?
    - Ai là người không muốn chống tham nhũng nhất?
    -----------> bác tự rút ra kết luận.
  4. sieucp2008

    sieucp2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    2
    Bác trả lời tôi 2 câu hỏi:
    - Ai là người mong mỏi chống tham nhũng nhất?
    - Ai là người không muốn chống tham nhũng nhất?
    -----------> bác tự rút ra kết luận.


    [/quote]

    Bố này bị mơ giữa ban ngày. Làm éo có chuyện người làm công ăn lương ở cái xã hội này mua được nhà. Ngày xưa hô hào bà con chiến đấu để người nghèo có ruộng, bây giờ người nghèo mất ruộng . Ruộng vào tay quan tham biến thành chia lô giá 20tr /m2 đền bù 200k /m2 khiếu kiện khắp nơi.
  5. sieucp2008

    sieucp2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    2
    Các quan phải bơm BDS cho thành bóng để kiếm chứ. đói nghèo, lạm phát, khủng hoảng.. à ? Kệ bố chúng mày !
  6. diendaiviem

    diendaiviem Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Bố này bị mơ giữa ban ngày. Làm éo có chuyện người làm công ăn lương ở cái xã hội này mua được nhà. Ngày xưa hô hào bà con chiến đấu để người nghèo có ruộng, bây giờ người nghèo mất ruộng . Ruộng vào tay quan tham biến thành chia lô giá 20tr /m2 đền bù 200k /m2 khiếu kiện khắp nơi.



    [/quote] đọc không hiểu ý tôi à ?
    phần chữ in hoa là của ông ở trên.

    Được diendaiviem sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 16/03/2008
  7. sieucp2008

    sieucp2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    2
    đọc không hiểu ý tôi à ?
    phần chữ in hoa là của ông ở trên.

    Được diendaiviem sửa chữa / chuyển vào 20:04 ngày 16/03/2008
    [/quote]

    Tớ đang nói ông ở trên chớ có nói chú đâu . He he !

Chia sẻ trang này