Bài thuốc chữa trẻ bị ho, sổ mũi thường xuyên

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi HOANG-MINH, 19/10/2012.

3374 người đang online, trong đó có 86 thành viên. 05:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2108 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Con em cũng bị, từ lúc còn bé tí, giờ đã được 28 tháng. Cứ trái gió trở trời là bị ho, sổ mũi. Mỗi lần như thế, bà xã em cho bé dùng thuốc tây nhưng được vài hôm, khi thời tiết thay đổi lại bị lại. Dùng thuốc của nhiều bác sĩ, bệnh viện nhưng không khỏi.

    Gần đây, có thầy thuốc Nam bốc cho em thang thuốc, thấy cu cậu đỡ nhiều, chưa khỏi hẳn vì dùng chưa hết thang, nhưng tác dụng rõ rệt.
    <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
  2. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    BỆNH GÚT​



    Bệnh gút (tiếng Anh: gout, tiếng Pháp: goutte, nghĩa là giọt nước) hay còn gọi theo cách Hán Việt là thống phong, là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên.

    Nguyên nhân
    Nguyên nhân sâu xa của bệnh gút nằm ở những trục trặc về gen. Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Trong bệnh gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là Acid Uric lắng đọng trong khớp, đó là tinh thế muối Urat. Có nhiều nguy cơ lắng đọng muối Urat nếu nồng độ Acid uric cao trong cơ thể. Tuy nhiên, hội chứng tăng Acid uric và bệnh gút là hai vấn đề cần phần biệt, cho dù có liên hệ chặt chẽ với nhau. Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể). Thói quen ăn nhậu, thói quen dinh dưỡng không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, chu chuyển lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi.
    Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

    Nguy cơ mắc bệnh
    Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).

    Triệu chứng
    Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

    Chẩn đoán
    Gút thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Cách thông thường để nhận biết đối với bệnh nhân xuất hiện cơn gút cấp đầu tiên là cho uống Colchicine. Sau một vài giờ, thuốc có tác dụng giảm đau, thì có thể đó là gút. Trong cơn gút cấp, nồng độ Acid uric máu có thể bình thường chứ không nhất thiết phải tăng cao. Do đó, không thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát nồng độ Acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở nồng độ Urat trong máu giảm.

    Điều trị
    Sau khi chẩn đoán gút được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần/ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời. Một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến hiện nay là kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước. Việc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn. Để hỗ trợ điều trị bệnh gút, giúp làm giảm acid uric có thể dùng thêm các thảo dược an toàn, hiệu quả khi sử dụng dài ngày như cây Tơm trơng và các dược liệu giúp làm giảm đau nhức xương khớp.

    Phòng tránh
    Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể... có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.
  3. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    BỆNH GÚT - KẺ GIẾT NGƯỜI THẦM LẶNG​


    Tại hội nghị thấp khớp học của Mỹ năm 2011 (diễn ra từ ngày 4 đến 9-11 tại Chicago, Mỹ, với khoảng 16.000 bác sĩ đến từ các nước trên thế giới), các chuyên gia đầu ngành dẫn nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ axit uric cao trong máu sẽ là tác nhân gây các bệnh lý tim mạch, bệnh lý mạch vành, bệnh lý trên thận và axit uric còn gây ra tình trạng tăng mỡ trong máu.

    Những nghiên cứu tại Đài Loan cho thấy nếu kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ suy thận. Mặc dù không phải ai có axit uric cao trong máu là bị gút, tuy nhiên nếu nồng độ axit uric trong máu cao và càng kéo dài thì càng có nguy cơ bị gút, người bệnh càng có nguy cơ tử vong vì các bệnh lý tim mạch, thận do axit uric gây ra.

    Bệnh gút thường không khó chẩn đoán và thường có thể được đẩy lui bằng các thuốc. Nếu bệnh nhân chấp nhận điều trị và ăn kiêng thì có thể ngăn chặn được bệnh. Nhưng đây là bệnh không thể chữa dứt, nghĩa là bệnh nhân phải chấp nhận chế độ ăn kiêng và theo dõi bệnh suốt đời.

    Việc điều trị gút gồm đẩy lui các cơn gút cấp, ngăn ngừa các cơn gút xảy ra bằng các loại thuốc như colchicine, kháng viêm giảm đau, thuốc ức chế sự hình thành axit uric, chế độ ăn kiêng các loại thực phẩm có quá nhiều đạm như đồ biển, gan, thận, rượu bia..., uống nhiều nước và kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat (sodium bicarbonate). Tuy nhiên không nên quá hạn chế ăn uống vì thuốc có thể kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Ngoài ra, cần theo dõi nồng độ axit này định kỳ.
    Đáng suy ngẫm là ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân mắc bệnh gút ngày càng trẻ hơn, đồng thời nhiều người bệnh này nghĩ rằng gút chỉ gây đau ở khớp và như vậy không có gì quan trọng. Họ không biết hai cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể là tim và thận cũng đang bị tấn công.

    Và điều khác cần suy ngẫm là bệnh này có thể ngăn ngừa bằng cách bớt... nhậu. Nhưng nếu chúng ta vẫn tiêu thụ hàng tỉ lít rượu bia như hiện nay thì trong tương lai sẽ có nhiều thế hệ người trẻ tàn phế vì gút, tỉ lệ tử vong do tim mạch và bệnh thận sẽ cao hơn.
  4. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    BIA - TÁC NHÂN SỐ MỘT GÂY BỆNH GÚT​



    Sau hàng loạt nghi vấn về ảnh hưởng của chất cồn đối với bệnh gút, cuối cùng các nhà khoa học Mỹ đã chứng minh được mối quan hệ này là có thực. Trong đó, bia là mối đe doạ nguy hiểm nhất, do nó chứa một thành phần đặc biệt nhiều hơn bất kỳ loại nước uống chứa cồn nào.

    Lâu nay, người ta tin rằng chất cồn có khả năng kích thích cơ thể sản sinh một chất gọi là axit uric. Sự tích tụ chất này trong các ổ khớp sẽ dẫn đến bệnh gút, hay còn gọi là bệnh thống phong, phá huỷ mạn tính khớp, gây nên các cơn viêm khớp thống phong cấp với các biểu hiện sưng đỏ và đau nhức.

    Trong quá trình theo dõi khoảng 47.000 nam nhân viên y tế trong vòng 12 năm, một nhóm chuyên gia đến từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ) đã ghi nhận 730 người phát triển bệnh gút. Trong đó, những người uống trên 2 vại bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống. Những trường hợp uống rượu ở mức độ tương tự cũng có nguy cơ cao gấp 1,6 lần. Tuy nhiên, dường như không có mối nguy hiểm nào đe doạ những người uống rượu ở mức độ vừa phải hoặc ít hơn.

    Theo tiến sĩ Hyon Choi, trưởng nhóm nghiên cứu, sự chênh lệch về khả năng gây bệnh gút giữa các loại nước uống chứa cồn có thể do sự góp mặt của một chất phi cồn nào đó. Mọi nghi ngờ đang đổ dồn vào hợp chất có tên là purines, được tìm thấy một lượng lớn trong bia, nhưng lại rất ít trong rượu và những nước uống khác. Chất này có thể tác động lên axit uric trong máu và làm gia tăng tác hại của chất cồn đối với cơ thể.

    Trong y học, bệnh gút còn gọi là bệnh nhà giàu. Số người mắc bệnh đang ngày một gia tăng ở các nước phát triển trong vòng 30 năm qua. Việc điều trị hiện không có trở ngại, song nếu để xảy ra biến chứng thì người bệnh khó tránh bị tổn thương thận, có thể gây sỏi thận.
  5. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    Bác nào quan tâm thì liên hệ trực tiếp, em gửi cho một tập tài liệu mà em đã sưu tầm gồm tất cả những kiến thức, kinh nghiệm dân gian cần thiết về gút. Có tài liệu này thì khỏi cần tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác.
  6. phim115

    phim115 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    1
  7. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    Như cánh vạc bay - Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung​


  8. bephuyhoang

    bephuyhoang Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/07/2012
    Đã được thích:
    1
  9. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    Em đã gửi mail cho Bác. Đặc biệt lưu ý : Búp ổi - Lá Sakê - Đậu bắp
  10. HOANG-MINH

    HOANG-MINH Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    286
    Uống rượu hay hơn bia đấy Bác. Ngâm vài hũ trong nhà, thỉnh thoảng nhâm nhi ly vừa ngon vừa an toàn hơn rượu ngoài quán. Tuổi U40 trở đi thích chất lượng hơn số lượng.

Chia sẻ trang này