Bài viết đáng chú ý trên Vietnamnet

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nganguyen6, 08/05/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3822 người đang online, trong đó có 247 thành viên. 06:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 529 lượt đọc và 6 bài trả lời
  1. nganguyen6

    nganguyen6 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bài viết đáng chú ý trên Vietnamnet

    Họp Quốc hội: Truy trách nhiệm hay tìm giải pháp? 08/05/2008 07:37 (GMT + 7)
    Trong lúc nước sôi lửa bỏng, ĐBQH bình tâm, lắng nghe nhau, đồng tâm hiệp lực để phân tích, để tìm ra giải pháp đúng và trúng, theo tinh thần ?othảo luận?, hiến kế quan trọng hơn việc ?okiểm điểm?, ?oquy trách nhiệm?, TS. Nguyễn Quang A nói.
    >> Gỡ nút thắt dài hạn hơn giành tăng trưởng ngắn hạn
    >> Đại biểu đòi Chính phủ làm rõ trách nhiệm về lạm phát
    >> Khẩn thiết giảm chi và kiểm soát chặt đầu tư công
    >> Mong Quốc hội quyết liệt hơn

    Truy trách nhiệm hay tìm giải pháp?

    Ts. Nguyễn Quang A

    Kỳ họp Quốc hội lần này rất nóng ngay từ khi chuẩn bị. Có hai luồng suy nghĩ. Một cách suy nghĩ rằng ?oQuốc hội sẽ mổ xẻ chuyện lạm phát, sẽ làm trõ trách nhiệm điều hành, sẽ quy trách nhiệm?. ?oRõ ràng để xảy ra lạm phát thì Chính phủ phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội và phải nhận những khuyết điểm, thiếu sót để xảy ra tình trạng đó?.

    Cũng có ý kiến cho rằng ?oQuốc hội sẽ thảo luận, hiến kế chống lạm phát?, sẽ ?othảo luận các giải pháp chống lạm phát mà chính phủ đưa ra?.

    Và ngày đầu tiên của phiên họp Chính phủ đã giải trình, đã thừa nhận khuyết điểm, yếu kém trong quản lý, điều hành, đã phải xin Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng.

    Chính phủ đã nhận ra những bất ổn mà ?onổi cộm lên và đáng lo ngại là tình hình lạm phát, giá cả tiêu dùng và nhập siêu tăng cao, cùng với những biến động bất thường của thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của kinh tế vĩ mô, tác động tiêu cực đến sản xuất, đến tăng trưởng của nền kinh tế và môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến công ăn việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân, nhất là người nghèo, người lao động có thu nhập thấp và đồng bào ở những vùng bị thiên tai, dịch bệnh?.

    Các gói giải pháp nêu ra đều đúng hướng, song vẫn còn quá chung chung và dàn trải... Rất nhiều biện pháp vẫn chỉ ở mức ý định.

    Chính phủ cũng nêu ra 5 khuyết điểm yếu kém trong điều hành. Thậm chí nhận rõ ?othắt chặt tiền tệ để ưu tiên kiềm chế lạm phát là việc làm rất cần thiết, nhưng một số biện pháp xử lý cụ thể chưa thật thích hợp và đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan nên đã làm nảy sinh những khó khăn mới?. ?oĐiều hành tỷ giá, nhất là tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ chưa thật linh hoạt, phù hợp?.

    Truy tìm trách nhiệm cụ thể?

    ?oNhững bất cập, yếu kém nêu trên trong quản lý, điều hành của Chính phủ, cùng với những yếu kém nội sinh của nền kinh tế đã làm cho nền kinh tế nước ta dễ bị tổn thương trước những biến động bất lợi từ bên ngoài. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận rõ những kết quả đạt được, mặt mạnh, mặt tích cực, đồng thời nhìn nhận sâu sắc về những mặt bất cập, yếu kém, khuyết điểm của mình trong quản lý, điều hành?.

    Trong phiên họp tổ chiều 6/5/2008 nhiều ĐBQH đòi phải làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ và cơ quan ngang Bộ, của các cá nhân. Rằng lẽ ra với sự ?okiểm điểm nghiêm túc của chính phủ? những người mắc sai lầm, có lòng tự trọng nên từ chức.

    Nhưng tôi nghĩ trong lúc nước sôi lửa bỏng này việc các ĐBQH bình tâm, lắng nghe nhau, đồng tâm hiệp lực để phân tích, để tìm ra giải pháp đúng và trúng, theo tinh thần ?othảo luận?, hiến kế, góp ý cho các giải pháp mà Chính phủ đề ra là quan trọng hơn việc ?okiểm điểm?, ?oquy trách nhiệm? rất nhiều, tuy việc kiểm điểm và quy trách nhiệm cũng rất quan trọng.

    Việc ?oquy trách nhiệm? trong kỳ họp này chắc nằm trong 80% việc tạo ra 20% giá trị và nên để lại sau, tuy nhiên việc cách chức một bộ trưởng phạm sai lầm lại có thể là việc thuộc 20% việc chính.

    Phần chính của báo cáo của Thủ tướng Chính là về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là: ?ophấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu?.

    Thủ tướng cũng nhấn mạnh ?ođây là yêu cầu nhiệm vụ rất khó khăn, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và sự đồng tâm hiệp lực của toàn dân?.

    Báo cáo nêu ra 4 gói giải pháp để thực hiện nhiệm vụ cấp bách trên: thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy mạnh phát triển sản xuất, dịch vụ và thu hút đầu tư; đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu; bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá; tăng cường quản lý thị trường, giá cả; chống đầu cơ, buôn lậu; hực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

    Đấy là những vấn đề không phải nhất thời mà đã được tích tụ từ lâu và muốn giải quyết phải thay đổi tư duy một cách triệt để.

    Hay ngồi lại cùng thảo luận tìm sự đồng thuận?

    Báo cáo nêu ra chín định hướng để tạo lập cơ sở và tiền đề cho sự phát triển nhanh và bền vững. Tình hình rất khó khăn, song không được hoảng loạn, hấp tấp mà cần bình tĩnh để suy nghĩ về các giải pháp cho những bất ổn kinh tế vĩ mô, cấp bách nhất là lạm phát.

    Có lẽ việc thảo luận, hiến kế, góp ý trên tinh thần xây dựng cho những giải pháp mà Chính phủ nêu ra để giải quyết vấn đề là quan trọng hơn việc ?oquy trách nhiệm? rất nhiều. Các ĐBQH cũng nên lắng nghe ý kiến của người dân, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để ra các quyết định chính trị của mình.

    Quy tắc 20 - 80 và các gói giải pháp

    Có thể nói các gói giải pháp nêu ra đều đúng hướng, song vẫn còn quá chung chung và dàn trải.

    Thí dụ gói giải pháp 1 về ?othực hiện chính sách tiền tệ, tài chính chặt chẽ, hiệu quả? gồm hàng mấy chục biện pháp nhưng chỉ có vài con số cụ thể: phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2008 vượt dự toán tối thiểu 5%; tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong 8 tháng còn lại của năm 2008, trừ các khoản chi liên quan đến người lao động theo chế độ quy định; giảm tối thiểu 10% mức sử dụng xăng dầu, điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, vé máy bay...; cắt giảm khoảng 25% nguồn vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch năm 2008.

    Rất nhiều biện pháp vẫn chỉ ở mức ý định.

    Như thế nếu tính cả 4 gói giải pháp thì có đến năm sáu chục biện pháp, rất toàn diện, đầy đủ. Vấn đề là ở chỗ trong năm sáu chục thứ như vậy phải xem xét, cân nhắc lựa ra một số ít (thí dụ 10) biện pháp để tập trung vào.

    Có lẽ nên nhắc lại quy luật Pareto thịnh hành hầu như trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nôm na là, trong 100 (việc, người, chính sách,?) thì chỉ có 20 thứ mang lại đến 80% kết quả, còn 80 thứ kia chỉ mang lại 20% kết quả.

    Vấn đề là ở chỗ trong năm sáu chục thứ như vậy phải xem xét, cân nhắc lựa ra một số ít (thí dụ 10) biện pháp để tập trung vào... Tập trung sức lực, trí tuệ để tìm ra 5-10 giải pháp cốt lõi đó mới là quan trọng, còn nêu ?otoàn diện? thì đâu phải khó.

    Cần tìm ra một vài phương thuốc ?ođặc trị? chứ không phải uống một vốc ?othuốc kháng sinh, giảm đau? thập cẩm có thể lợi bất cập hại...

    Cứ ngẫm xem ở cơ quan bạn cũng thế, 20% người làm tạo ra 80% tổng giá trị còn 80% người làm chỉ tạo ra 20% giá trị.

    Con số 20 và 80 chỉ là ước định, có thể là 10-90 đối lại 75-25. Cũng tương tự với 50 biện pháp sẽ có 5-10 biện pháp giải quyết được 80-90% vấn đề. Tập trung sức lực, trí tuệ để tìm ra 5-10 giải pháp cốt lõi đó mới là quan trọng, còn nêu ?otoàn diện? thì đâu phải khó.

    Dốc sức, thời gian vào những chính sách, biện pháp chỉ giải quyết được 10-15% vấn đề thì thật lãng phí nguồn lực và nên tránh. Trong 100 thứ đó tìm ra cái nào nằm trong 20% thứ mà giải quyết được 80% vấn đề là việc không dễ, nó thay đổi với thời gian và tình hình. Một thứ hiện tại là thứ yếu, song tháng sau lại có thể nằm trong số 20% chủ yếu đó.

    Việc ?oquy trách nhiệm? trong kỳ họp này chắc nằm trong 80% việc tạo ra 20% giá trị và nên để lại sau, tuy nhiên việc cách chức một bộ trưởng phạm sai lầm lại có thể là việc thuộc 20% việc chính.

    Tìm thuốc đặc trị thay vì uống vốc kháng sinh, giảm đau

    Thí dụ về lạm phát, trong bài Lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất: Vòng luẩn quẩn, chúng tôi xuất phát từ thực tế cách tính lạm phát của ta để rút ra kết luận: phần đóng góp của tăng giá lương thực thực phẩm và năng lượng chiếm tới 80-90% của chỉ số giá tiêu dùng CPI trong hơn nửa năm qua. Cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng thế giới trong thời gian tới còn gay gắt hơn.

    Việc Liên Hiệp Quốc phải cảnh báo mạnh mẽ về thiếu hụt lương thực và việc giá dầu thô lên mức 122 USD/thùng là những những dấu hiệu hết sức đáng lo ngại về 2 cuộc khủng hoảng này. Nạn sâu cắn lá lan rộng ở miền Bắc cũng thế. Chính vì vậy chúng ta nên tích cực chuẩn bị để đối phó với 2 cuộc khủng hoảng toàn cầu này.

    Cả nước hiệp lực giải quyết khó khăn?

    Tất nhiên lạm phát không chỉ do tăng giá thức ăn và năng lượng gây ra. Tăng trưởng tín dụng quá nóng, tăng lượng cung tiền cũng làm tăng lạm phát và báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu kỹ. Tuy nhiên, nếu phân tích của bài báo trước là đúng (và số liệu cho thấy vậy) thì có lẽ phải suy ngẫm lại cách chống lạm phát.

    Trong lúc nước sôi lửa bỏng này việc các ĐBQH bình tâm, lắng nghe nhau, đồng tâm hiệp lực để phân tích, để tìm ra giải pháp đúng và trúng, theo tinh thần ?othảo luận?, hiến kế, góp ý cho các giải pháp mà Chính phủ đề ra là quan trọng hơn việc ?okiểm điểm?, ?oquy trách nhiệm? rất nhiều, tuy việc kiểm điểm và quy trách nhiệm cũng rất quan trọng.

    Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa là đổ lỗi cho tình hình thế giới khách quan mà là để tìm ra cái lỗi chủ yếu của chính chúng ta.

    Các biện pháp thắt chặt tiền tệ, thắt chặt chính sách tài chính, v.v. đều đúng cả nhưng trước mắt có thể chỉ đụng chạm đến 10-15% của vấn đề. Đã có ai hay cơ quan nào tính, ước lượng hay đánh giá khả năng hay xác suất kết quả của các biện pháp đó chưa?

    Bất chấp việc thắt chặt trong mấy tháng qua, đôi khi lại được tiến hành bằng các công cụ hành chính, vội vã, với liều lượng chưa thích hợp đã gây ra những khó khăn thêm như báo cáo của chính phủ đã thừa nhận (thí dụ, quy định trần lãi suất tiết kiệm đã vô hiệu hoá công cụ lãi suất, không khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng mà lại kích thích dân cư mua vàng và đô la tích trữ), nhưng lạm phát vẫn tăng nhanh (chứ không phải ?ochững lại?) và còn tăng nữa nếu không ?ouống? đúng thuốc.

    Cần tìm ra một vài phương thuốc ?ođặc trị? này chứ không phải uống một vốc ?othuốc kháng sinh, giảm đau? thập cẩm có thể lợi bất cập hại. Theo nhiều chuyên gia, nên linh hoạt hơn trong chính sách tỷ giá và cần bình tĩnh chuẩn bị cho tình huống xấu hơn về lạm phát.

    Bình tĩnh lắng nghe, suy ngẫm, tính toán, góp ý để tìm ra các phương thuốc ?ođặc trị?; xem xét, cân nhắc trong số năm sáu chục biện pháp nêu trong báo cáo của chính phủ để lựa ra 10 biện pháp giải quyết được 80% vấn đề, đấy mới là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của các ĐBQH, chứ không phải việc ?oquy trách nhiệm?.
  2. hoctrothirot

    hoctrothirot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/04/2007
    Đã được thích:
    2
    Em không đồng ý với TS A; tu thân, tề gia rồi mới trị quốc, bình thiên hạ.. trước hết cần cấp tốc thay thế một số " đại ca " quá rõ ràng là không hòan thành nhiệm vụ ( dù có thể là do nguyên nhân khách quan ), việc này làm xoa dịu bớt dư luận đang bức xúc và cũng là cảnh báo cho những người kế nhiệm sau phải cố gắng, có trách nhiệm hơn.

    Sau đó phải có giải pháp tập trung vào các nguy cơ tiềm ẩn ngay trong nội thể:
    - Chi ngân sách, ngừng ngay các công trình chưa cần thiết, nặng về hình thức. Cấm xây các trụ sở mới nếu trụ sở cũ còn sử dụng được. Bán ngay hoặc cho thuê để thu ngân sách các trụ sở NN không quan trọng tại các vị trí có giá trị cao.
    - Yêu cầu các tập đòan kinh tế lớn thuộc nhà nước thực hiện đúng chức năng nhà nước giao, không kinh doanh tràn lan. Đồng thời siết lại chế độ lưong thưởng tại các công ty này bằng cách kiểm sóat lại nguồn tài chính của các tập đòan này, không để họ tự quyết được, vì đó là tiền của tòan nhân dân.
    - Nghiêm trị đối với tôi phạm tham ô, không tiếp tục bao biện bằng hình thức thiếu trách nhiệm hay lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

    Chỉ vậy thôi, còn các lĩnh vực khác chỉ mong đúng luật mà làm là mừng rồi.
  3. hidenames

    hidenames Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tất cả cùng đồng lòng là vượt qua khó khăn ngay. Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
  4. puppytrang

    puppytrang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2007
    Đã được thích:
    0
    tiến sĩ A tầm nhìn hạn hẹp lắm , bác ấy có thiên thời địa lợi , có vốn khủng từ năm 90 mà cuối cùng từ 1 đại gia hàng top giờ này chỉ còn là tiểu gia quèn ở đất Hà Thành .

    hồi năm ngoái lúc sốt chứng khoán , anh A đăng đàn viết 1 loạt bài cho Tuổi Trẻ để khuyên chính phủ nên nhân cơ hội được giá IPO doanh nghiệp nhà nước với giá càng cao càng tốt , giờ thì thấy cái trò lừa dân ấy nó tai hại thế nào rồi .
  5. khoainuoc

    khoainuoc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Đã được thích:
    0
    ....................................................................................

    Mời bác mai lên TT hội nghị quốc gia họp . Bác để lại địa chỉ và SĐT tôi gửi giấy mời về cho bác
  6. duongcondai

    duongcondai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Đã được thích:
    14
    Phải cách chức ngay những kẻ gây sốc nền KT. Bàn bạc làm gì khi họ còn ngồi đó. Mất thời gian.

  7. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.674
    Khoá topic với lý do: tên tiêu 'ề ko truyền tải nTi dung rõ ràng cụ thf
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này