Bài viết này khác nào chửi vào mặt KLS

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sake2006, 10/12/2008.

3264 người đang online, trong đó có 377 thành viên. 16:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 534 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. sake2006

    sake2006 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Đã được thích:
    531
    Bài viết này khác nào chửi vào mặt KLS

    Bài viết dưới đây khác nào mở cửa cho tụi nó chửi bới thằng chứng khoán Kim Long. Mịa quả này KLS về dưới mệnh giá rồi.

    http://cafef.vn/20081209040538522CA31/chao-san-rot-gia-vi-dau-nen-noi.chn

    Trong vòng hơn tháng trở lại đây, hầu hết cổ phiếu mới chào sàn đều rơi vào tình trạng giảm sàn liên tục vài phiên, thậm chí tới cả chục phiên.

    Thị trường sa sút khiến cổ phiếu giảm giá là một lý do, nhưng phổ biến hơn là tình trạng cổ phiếu mới được định giá quá cao. Nhiều doanh nghiệp (DN) còn có tâm lý cứ đẩy giá thật cao, rồi đến lúc giảm là vừa.
    Hệ lụy của bệnh nói thách là nhà đầu tư không còn tin vào cách định giá cổ phiếu và có thể đến một lúc nào đó, DN có nói thật cũng chẳng ai tin.
    Có thể điểm qua một loạt cổ phiếu giảm hết biên độ trong ngày chào sàn như Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVF), Traphaco (TRA), Dược phẩm OPC, Basa (BAS), Khoáng sản Hà Nam (KSH).
    Một số cổ phiếu phiên giao dịch đầu tiên giữ giá, nhưng đến những phiên sau rớt hoài như SZL (giá chào sàn 80.000 đồng/CP), thậm chí có những mã như KSH giảm tới 11 phiên liên tục.
    Tính đến phiên giao dịch 5/12, cổ phiếu OPC chỉ còn 20.700 đồng (giá chào sàn 78.000 đồng/CP); PVF còn 16.100 đồng (30.000 đồng/CP); KSH còn 12.000 đồng (25.000 đồng/CP); TRA còn 44.600 đồng (79.000 đồng/CP). So với tốc độ giảm của VN-Index, giá những cổ phiếu mới chào sàn này có tốc độ giảm chóng mặt.
    Đơn cử như cổ phiếu TRA chào sàn hôm 26/11, tính đến ngày 5/12, giá giảm tới 56%, gấp 14 lần so với tốc độ giảm của VN-Index; hay cổ phiếu PVF chào sàn hôm 3/11, so với hiện nay, giá giảm 53%, gấp 3,7 lần so với độ giảm của VN-Index.
    Tại sao cổ phiếu mới lại thất sủng như vậy? Theo phân tích của nhiều CTCK, nguyên nhân không phải hoàn toàn do thị trường giảm điểm sâu, mà phần quan trọng hơn là do các DN ấn định giá chào sàn quá cao.
    Đơn cử như Traphaco, trong báo cáo phân tích của CTCK An Bình có so sánh TRA với một cổ phiếu cùng ngành là OPC (tính kết quả 6 tháng đầu năm), EPS của TRA đạt 2.755 đồng (so với OPC là 2.027 đồng); chỉ số P/E của TRA tới 28,68 lần, trong khi OPC là 18,8 lần; chỉ số P/B (giá/giá sổ sách) tới 2,6 lần, trong khi ROE chỉ có 9%.
    So với cổ phiếu cùng ngành, giá cổ phiếu TRA đã là quá cao, nếu như so với nhiều cổ phiếu khác trên sàn thì rõ ràng mức giá 79.000 đồng/CP ít nhà đầu tư nào dũng cảm bỏ tiền ra mua.
    Trong bản tin của mình, CTCK An Bình cũng nhận xét: ?oTRA với năng lực sản xuất - kinh doanh ở vị trí đứng đầu ngành đông dược hiện nay, cùng với khả năng quản lý chi phí tốt, tiềm năng phát triển của TRA xứng đáng để nhà đầu tư lựa chọn cho danh mục của mình. Song trong thời điểm TTCK đang có xu hướng giảm, nhiều cổ phiếu đang đi về giá trị sổ sách, giá chào sàn 79.000 đồng/CP của TRA chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư?.

    Câu chuyện giá chào sàn luôn là đề tài quan tâm của nhà đầu tư, nhất là những người từng mua cổ phiếu trước khi nó được niêm yết với giá khá cao. Song thời điểm thị trường không thuận lợi như hiện nay, định giá chào sàn một cách bất hợp lý, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh.
    Chuyên gia phân tích một CTCK lớn cho biết, ông đã tham gia tư vấn định giá cho nhiều DN và thấy phần lớn đều muốn giá trị DN của mình thật cao. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc định giá là thời điểm, vì thế yếu tố thị trường có vai trò quan trọng tới việc định giá.
    ?oThị trường luôn đúng?, vì vậy người làm tư vấn luôn phải đấu tranh để hài hòa đạo đức nghề nghiệp với lợi ích DN. Xác định giá trị DN cao như con dao 2 lưỡi, lợi ích cho cổ đông và DN có thể có, song ở tình huống ngược lại, nếu sau khi chào sàn giá cổ phiếu liên tục giảm, hình ảnh DN bị ảnh hưởng và khả năng huy động vốn của DN trên thị trường sơ cấp giảm.
    Có DN, sau khi tư vấn phân tích, đã đồng ý để giá trị DN thấp ở mức hợp lý so với thị trường, song cũng có DN không chấp thuận. ?oCó thể lãnh đạo DN chịu sức ép từ cổ đông, vốn đã mua cổ phiếu với giá rất cao trước đó, nhưng khi làm việc chúng tôi luôn đề nghị DN cân nhắc?, chuyên gia này cho hay.
    Ở góc độ cơ quan quản lý thị trường, Sở GDCK TP. HCM cũng đã hơn một lần cân nhắc vấn đề này. Theo bà Trần Thị Anh Đào, Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết, nếu thấy DN nào đó đưa ra giá chào sàn quá bất hợp lý, Sở đều yêu cầu xem xét và tính toán lại, nếu không phải có giải trình chi tiết về cách định giá.
    Cũng đã có DN điều chỉnh giá chào sàn vài lần trước khi chọn được ngày chính thức, song quyết định cuối cùng chính là DN, Sở chỉ có thể yêu cầu họ nêu chi tiết cách xác định giá trong bản cáo bạch để nhà đầu tư nắm thêm thông tin.
    Niêm yết cổ phiếu là việc quan trọng đối với một DN, chẳng DN nào muốn sau khi chào sàn, giá cổ phiếu cứ tụt hậu. Tuy nhiên, nếu cứ giữ mãi quan điểm định giá cao chót vót như vậy, mà không nhìn người, nhìn ta thì điệp khúc ?ochào sàn - rớt giá? đối với cổ phiếu mới là điều khó tránh.
    Và khi căn bệnh này ngày một nặng, có thể đến lúc nào đó, DN phát hành cổ phiếu, có định giá một cách hợp lý thì nhà đầu tư quen mua ?omặc cả? rồi chẳng còn tin đó là giá hời nữa.

Chia sẻ trang này