Bài viết trên Vietnamnet có liên quan đến TTCK?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThacBa, 27/02/2008.

5708 người đang online, trong đó có 721 thành viên. 17:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 356 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. ThacBa

    ThacBa Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Bài viết trên Vietnamnet có liên quan đến TTCK?

    "Kết quả kiểm toán luôn có nguy cơ bị dàn xếp"
    19:59'' 26/02/2008 (GMT+7)

    - TS. Vương Đình Huệ, Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN), nói rằng, nguy cơ và rủi ro dàn xếp kết quả kiểm toán luôn luôn hiện hữu. Khi phát hiện ra sai phạm nào đó, ngay lập tức, đơn vị bị kiểm toán luôn tìm mọi cách để lấp liếm đi. Do vậy, cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh.

    Người đứng đầu cơ quan KTNN trả lời báo giới xung quanh các vấn đề liên quan đến tính độc lập của cơ quan KTNN, có hay không việc dàn xếp kết quả kiểm toán... tại cuộc họp báo công bố kế hoạch kiểm toán năm 2008, diễn ra sáng nay (26/2).

    Không có chuyện chạy chọt kết quả

    Tổng KTNN Vương Đình Huệ (ảnh H.Yên)

    - Ông nhận xét như thế nào về tính độc lập của cơ quan KTNN?

    - Theo luật, KTNN có tính độc lập rất cao. Song, vấn đề đặt ra là làm sao để tính độc lập, quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, được thể hiện trên thực tế hoạt động KTNN mới là điều quan trọng. Điều này cần nỗ lực không mệt mỏi, từ kiểm toán viên, kiểm toán trưởng đến Tổng KTNN. Chức vụ càng cao thì trách nhiệm càng cao.

    Chúng tôi đến nay vẫn giữ được tính độc lập trong hoạt động của mình, không chỉ là quá trình công bố kết quả mà ngay cả việc đưa đơn vị, vấn đề gì ra kiểm toán và không kiểm toán.

    Tôi phụ trách rất nhiều đầu việc. Có trường hợp khi đã ký quyết định công bố kết quả kiểm toán rồi vẫn có đơn trình bày lý do a, b, c thế nọ thế kia của công ty, đơn vị được kiểm toán. Tôi xin cam đoan rằng, tôi luôn tâm niệm quyền hạn mà mình phụ trách rất lớn, nếu bản thân không độc lập thì tôi không thể ngồi ở vị trí này được. Không phải KTNN muốn làm gì thì làm. Bản thân KTNN cũng có hệ thống kiểm soát rất chặt chẽ, và chưa bao giờ để xảy ra sai sót.

    - Thưa ông, liệu có xảy ra cơ chế xin - cho giữa cơ quan kiểm toán và đơn vị bị kiểm toán hay không? Ai sẽ giám sát để đảm bảo rằng tình trạng này sẽ không diễn ra tại KTNN?

    - Nguy cơ và rủi ro dàn xếp kết quả kiểm toán luôn luôn hiện hữu. Khi người ta phát hiện ra một sai phạm nào đó, lập tức người ta tìm mọi cách để lấp liếm đi. Do vậy, trong cơ quan kiểm toán luôn luôn thường trực rủi ro là có dàn xếp kết quả kiểm toán. Phải có hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để không để xảy ra tình trạng này, và nếu có xảy ra sẽ bị phát hiện và xử lý theo đúng pháp luật. Chúng tôi có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, đến nay, tôi vẫn khá hài lòng với hệ thống này.

    Trong cơ quan KTNN có hai mối quan hệ: thủ trưởng với nhân viên, trong trường hợp này trên nói dưới phải nghe. Tuy nhiên, còn một mối quan hệ khác là quan hệ nghề nghiệp. Bất cứ ý kiến nào của kiểm toán viên cũng được bảo lưu bằng văn bản, đó là nhật ký kiểm toán, để đảm bảo kết quả kiểm toán không phải ban đầu to như con voi, sau chỉ bé bằng con kiến.

    Nếu Tổng KTNN có thay đổi kết quả kiểm toán, Tổng KTNN phải chịu trách nhiệm. Kiểm toán viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình. Không thể nào có chuyện chạy chọt trong kết quả kiểm toán.

    Tiền của dân phải sử dụng đúng mục đích

    Toàn bộ tiền, tài sản của Nhà nước là của dân. Yêu cầu đặt ra là phải sử dụng tiền của dân đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Mọi biểu hiện, hiện tượng sử dụng không đúng mục đích, lãng phí, có dấu hiệu tham nhũng phải được kịp thời phát hiện và xử lý đúng theo quy định của pháp luật nói chung và Luật NSNN nói riêng.

    KTNN, ngoài việc xác nhận tính đúng đắn của các kết luận tài chính, báo cáo ngân sách hàng năm, phải phát hiện được những biểu hiện, trường hợp sử dụng vốn tài sản Nhà nước không đúng mục đích, trái pháp luật và có biểu hiện tham nhũng để giúp các cơ quan Nhà nước xử lý.

    (Ông Đinh Trịnh Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH)

    - Vậy khi đi xuống các đơn vị kiểm toán, việc bố trí ăn, ở, đi lại cho các kiểm toán viên sẽ được KTNN chi trả hay đơn vị bị kiểm toán đứng ra thanh toán?

    - KTNN có những quy định chặt chẽ. Tháng 4/2007, tôi có ban hành chỉ thị nghiêm cấm tất cả việc sử dụng phương tiện, bố trí nơi ăn, chốn ở của các đoàn kiểm toán mà KTNN không trả tiền. Năm 2006, chúng tôi phát hiện một số trường hợp thanh toán tiền ăn, ở, ngủ không có hoá đơn tài chính nên cương quyết yêu cầu phải có hoá đơn tài chính để KTNN chi trả. Tất nhiên, có trường hợp cơ quan, đơn vị được kiểm toán muốn trả tiền này, chúng tôi buộc kiểm toán viên phải thực hiện đúng theo yêu cầu của KTNN.

    Thậm chí, mới đây nhất, tôi nhận được thư góp ý của một kiểm toán viên, đề nghị trước khi xuống kiểm toán phải gửi công văn yêu cầu các đơn vị rằng KTNN đảm bảo chi trả tất cả tiền ăn nghỉ. Ngay lập tức chúng tôi đã họp và bàn bạc về ý kiến này, bởi năm nay KTNN quyết tâm xây dựng đội ngũ kiểm toán viên trong sạch, vững mạnh.

    - Tiêu chí nào để KTNN ra quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra?

    - Tuỳ thuộc vào mức độ sai phạm, vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng thì KTNN chuyển sang cơ quan điều tra, sai sót về quản lý thì chuyển cho các cơ quan chức năng. Ví như Dự án Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì, tiền đền bù và hỗ trợ đất tập thể cho dân ở các xã có dấu hiệu rất không rõ ràng, lên tới trên 54,6 tỷ đồng và việc nghiệm thu, thanh toán khống khối lượng sàn tường ngăn của một tiểu phần gần 585 triệu đồng, trên 1,89 tiệu yên... nên buộc phải chuyển cơ quan điều tra.

    Tất nhiên, không phải vụ việc nào chúng tôi cũng chuyển cơ quan điều tra, hình sự hoá quan hệ kinh tế, nhưng nếu chúng tôi phát hiện có vi phạm về thuế chẳng hạn, khi hồ sơ sang đến cơ quan thuế vẫn thấy có sai phạm thì buộc phải chuyển sang cơ quan điều tra.

    "Ăn chặn" tiền ngân sách, cần chế tài mạnh để xử lý

    Tính đến ngày 15/2, tổng hợp kết quả từ 105 cuộc kiểm toán, KTNN đã kiến nghị xử lý 11.613 tỷ đồng. Trong đó, tăng thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) tới 2.789 tỷ đồng (tăng thu thuế nội địa 789 tỷ đồng, thuế XNK 157 tỷ đồng, phí và lệ phí 58 tỷ đồng, tiền sử dụng đất 848 tỷ đồng và tăng thu khác); giảm chi cho NSNN 1.240 tỷ đồng. Đồng thời, phát hiện các khoản nợ đọng lên tới 265,6 tỷ đồng, các khoản phải nộp hơn 6 tỷ đồng và các khoản phải nộp ngoài ngân sách 1.233 tỷ đồng.


    Một cuộc họp báo thường kỳ của Kiểm toán Nhà nước (ảnh Ng.Quyết).

    Phó Tổng KTNN, ông Lê Minh Khái, nhận xét, con số này lớn hơn rất nhiều so với thống kê cuối năm 2007 (khoảng 9.100 tỷ đồng). Điều này cho thấy, việc thực hiện chi tiêu tiền ngân sách Nhà nước chưa nghiêm, ý thức chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán có vấn đề. Ông Khái cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn để xử lý những trường hợp mà ý thức trách nhiệm sử dụng tiền NSNN lãng phí, chi tiêu vô tội vạ.

    TIN LIÊN QUAN
    Năm 2007: Xử lý sai phạm tài chính lớn kỷ lục
    Rò rỉ ngân sách, lạm chi tràn lan
    Kiểm toán 112: Chưa thể định rõ thất thoát?
    "Xài tiền" ở Đề án 112: Sai phạm nghiêm trọng

    Song, qua đó, một thực tế cũng được ghi nhận là: những kiến nghị và kết quả xử lý các sai phạm về tài chính trước đó chưa đem lại hiệu quả tích cực.

    Năm qua, KTNN cũng không thống kê được có bao nhiêu trường hợp cá nhân, đơn vị bị xử lý, kỷ luật, mức kỷ luật liệu có đủ sức răn đe? Phát hiện sai phạm hàng chục nghìn tỷ đồng, nhưng chỉ duy nhất 2 hồ sơ được chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra, đó là Đề án 112 và Dự án Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì.

    Năm 2008, KTNN cho biết đã lên kế hoạch kiểm toán 135 đầu mối (tăng 10% so với năm 2007). Đối với kiểm toán NSNN: sẽ kiểm tra quyết toán ngân sách của 35 tỉnh, thành; 20 bộ, ngành (một số bộ lần đầu tiên bị kiểm toán như Bộ Tài chính, MTTQ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Hội Nông dân Việt Nam... ).

    Ngoài ra, đối với lĩnh vực đầu tư cơ bản và chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài việc tiếp tục kiểm toán các cuộc chuyển tiếp từ năm 2007 (dự án cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài... ), năm nay sẽ kiểm tra 17 đầu mối quan trọng, như dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ, cầu Thanh Trì, Nhà máy Ximăng Thái Nguyên, Thuỷ điện Xê Xan 3... và 2 chương trình mục tiêu quốc gia (135, Nước sạch và Vệ sinh môi trường).

    Có 23 đơn vị (gồm 18 tổng công ty, 5 tổ chức tài chính ngân hàng) cũng nằm trong danh sách bị kiểm toán năm nay. Riêng Tổng Công ty Vốn Nhà nước, Tổng KTNN Vương Đình Huệ cho biết, việc kiểm toán vào thời điểm này chưa phù hợp. Tổng Công ty Vốn Nhà nước thực chất mới được thành lập và đi vào hoạt động được hơn 1 năm nay. Do vậy, thời điểm thích hợp để kiểm toán tổng công ty này là năm 2009.

    Bên cạnh đó, KTNN cũng triển khai kiểm tra 10 đơn vị dự toán, 5 tổng công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng; 12 ******* tỉnh, thành và 1 tổng cục thuộc Bộ *******; 6 đơn vị tỉnh ủy thuộc khối Đảng. Riêng kiểm toán chuyên đề sẽ thực hiện về quản lý và sử dụng ngân sách chi cho KHCN; sử dụng phí, lệ phí giao thông đường bộ năm 2005-2006; việc mua sắm, quản lý tài sản của Ban quản lý dự án tại các bộ, ngành; nguồn thu từ sổ xố...

Chia sẻ trang này