bán đất rừng tại Thanh Hóa.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi hauve_ck, 14/02/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3555 người đang online, trong đó có 208 thành viên. 00:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2320 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Địa điểm : xã Cát Vân huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa.
    Lô 1 có diện tích 6,5ha ( 65.000m2)
    Giá bán 120 triệu.
    Lô 2 có diện tích 4ha ( 10.000m2)
    Gía bán 80 triệu.
    Rừng thuộc nhóm đất ba zan không hề có sỏi đá,nằm trên đồi khá bằng phẳng cách trung tâm thị trấn Yên Cát 11,5km,cách đường HCMinh 10,5km,rừng nằm sau một quả đồi nên chỉ cách đường lớn liên huyện khoảng 500m,có đường xe tải vào tận nơi nên rất thuận tiện cho việc khai thác cao su,các loại cây và nông sản vv... dưới chân đồi có con suối ( đã cho xe vào ủi đất ngăn suối giữ nước nên rất thuận tiện cho việc tưới tiêu và chăn nuôi )
    Sổ đỏ chính chủ,thủ tục nhanh gọn.
    Trích 1% cho người môi giới giao dịch thành công.
    Ở xa không quản lý được nên cần bán.
    Ai có nhu cầu liên hệ anh Thắng :0984131665.

    Nhà máy này mà đi vào hoạt động thì nguồn nguyên liệu ở Thanh Hóa sẽ khét lẹt

    http://www.minhquanggroup.com/view_news.aspx?nid=3ffice:eek:ffice" />

    Đầu tư nâng cấp xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học công suất 500.000 tân/năm tại Thanh Hoá
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">



    Đầu năm 2008, MinhQuangGroup quyết định đầu tư 3 triệu đô la mỹ để nâng cấp, xây dựng mới nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học công suất 500.000 tấn/năm tại Như Xuân Thanh Hoá .
    Đây là dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học lớn nhất tại khu vực phía bắc Việt Nam, ngoài nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy, một nguồn vốn lớn để phát triển vùng nguyên liệu cũng đã được tính đến nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài và ổn định cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Với quy mô đầu tư ban đầu, nhà đầu tư hy vọng Nhà máy sẽ đạt công xuất sản xuất 500 ngàn tấn/năm vào năm 2012.
  2. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    SỰ KIỆN MỚI
    Kỳ 1: Gom khoai mì xuất sang Trung Quốc
    Thứ ba, 23/11/2010 12:00:00 AM

    Xuất khẩu nông sản thô - ai hưởng lợi?

    TT - Nhiều mặt hàng nông sản như khoai mì (sắn), cao su, thủy sản... đang được các thương lái thu gom để xuất thô sang Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nhà máy chế biến ở trong nước lại đang lâm cảnh “đói” nguyên liệu, thậm chí nhiều nơi phải nhập khẩu trở lại nguyên liệu thay thế.


    click="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=464812" _cke_saved_src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=464812" />Khoai mì được tập kết tại xã Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh) trước khi đưa đi xuất khẩu - Ảnh: LÊ SƠN
    Tại nhiều địa phương như Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai..., thương nhân Trung Quốc còn đưa người đến tận các vùng trồng khoai mì để thu mua khi những cánh đồng chưa đến vụ thu hoạch.
    Hiện giá khoai mì tại nhiều nơi đang bị đẩy lên cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
    Bán cả khoai mì non
    Hơn một tháng nay, tại khu vực miền Đông Nam bộ nhiều thương lái đổ xô đi thu gom khoai mì tươi, tạo ra hiện tượng “sốt giá” ngay tại nhiều cánh đồng trồng mì. Tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), giá mua “mão” (mua nguyên đám khoai mì chưa thu hoạch) liên tục leo thang. Anh Hiền, một nông dân trồng mì tại xã Láng Dài, cho biết vừa bán 2 mẫu (ha) mì với giá lên tới 35 triệu đồng/mẫu. “Vào thời điểm này năm ngoái, các lái chỉ mua mão ruộng mì với giá 15-16 triệu đồng/mẫu, nay tăng lên gấp đôi” - anh Hiền nói.
    Theo nhiều nông dân trồng mì, thu hoạch năm nay vào tháng 12 âm lịch mới đảm bảo chất lượng tinh bột, nhưng các thương lái đã bắt đầu tranh mua từ cách nay hơn một tháng. Đặc biệt, các thương lái sẵn sàng mua cả ruộng mì nằm ở vùng rút nước chậm, cây chết nhiều và tỉ lệ tinh bột thấp hơn với giá rẻ hơn 1-2 giá, khoảng 32-33 triệu đồng/mẫu.
    Tương tự, tại vùng trồng mì trọng điểm dọc tuyến đường từ thị xã Tây Ninh đến huyện Tân Biên (Tây Ninh), khoai mì cùng được thương lái săn lùng ráo riết. Giá khoai mì tươi hiện ở mức 2.400 đồng/kg, giá tinh bột khoai mì ở mức 12.000 đồng/kg, với mức tăng lần lượt 700 đồng/kg và 4.000 đồng/kg so với năm ngoái.
    Tình trạng gom mua khoai mì chưa thu hoạch cũng xảy ra khá phổ biến ở Tây Ninh. Ông Nguyễn Văn Huyền (huyện Tân Biên) có gần 20ha trồng mì cho biết còn 2-3 tháng mới đến lúc thu hoạch, nhưng thương lái đã vào đặt mua với giá 40-50 triệu đồng/ha, cao gấp 1,5 lần so với năm trước.
    Theo các thương lái, giá khoai mì tăng mạnh do nhu cầu của Trung Quốc liên tục tăng cao. Ngoài việc đặt mua tại cửa khẩu, các thương gia Trung Quốc còn sang tận nơi ký hợp đồng trực tiếp với các cơ sở chế biến nhỏ. Anh Vương, một thương lái khoai mì ở Tây Ninh, cho biết chỉ trong tháng 10 vừa qua đã có 6-7 đoàn thương gia Trung Quốc sang khảo sát thị trường.
    “Họ đến trực tiếp các cơ sở chế biến mì tinh bột khảo sát giá và mua chứ không đặt mua của các công ty thương mại như trước. Việc mua bán diễn ra rất nhanh và số lượng họ đặt mua hàng ngàn tấn. Phần lớn họ đưa tiền trực tiếp, sau đó nhờ các công ty quen biết chuyển hàng qua theo đường tàu biển” - anh Vương cho hay.
    Theo số liệu của cơ quan hải quan, chỉ trong 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu khoai mì sang Trung Quốc đã đạt khoảng 1,32 triệu tấn với giá trị gần 385 triệu USD. Đặc biệt, nhu cầu khoai mì từ Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại, mới đây các nhà nhập khẩu khoai mì lát khô tại cửa khẩu Lào Cai thông báo tiếp tục có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn/năm.


    click="return showImage(this.src)" src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=464813" _cke_saved_src="http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=464813" />
    Trong nước khan hiếm
    Việc xuất khẩu ồ ạt khoai mì thô trước mắt đã tác động nặng nề đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và cồn sinh học (ethanol). Theo ông Phạm Đức Bình - chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu mì được sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi khá nhiều, chiếm 30-40%, nhưng do xuất khẩu quá nhiều nên thực tế chưa bao giờ các nhà máy trong nước mua đủ khoai mì để sản xuất.
    Nguồn cung thiếu, giá trong nước tăng cao nên nhiều doanh nghiệp buộc phải chuyển sang sử dụng nguyên liệu khác thay thế, trong đó phần lớn phải nhập khẩu như: bắp, cám gạo, lúa mì... có giá cao hơn.
    Nếu như ngành thức ăn chăn nuôi còn xoay xở thay thế khoai mì bằng các nguyên liệu khác thì các doanh nghiệp sản xuất cồn sinh học (ethanol), chỉ dùng khoai mì, đang đứng ngồi không yên. Hiện mới chỉ có hai nhà máy cồn sinh học đi vào sản xuất với nhu cầu 420.000 tấn khoai mì lát mỗi năm nhưng không có đủ nguyên liệu để chạy 100% công suất.
    Ông Vũ Kiên Chỉnh, giám đốc Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm (Đồng Nai), cho biết do ồ ạt xuất khẩu khoai mì sang Trung Quốc nên các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và ethanol phải tranh nhau số nguyên liệu còn lại nhưng vẫn không đủ.
    Theo Bộ NN&PTNT, với diện tích 510.000ha, sản lượng khoai mì VN đạt trên 8 triệu tấn tươi mỗi năm (tương đương 4 triệu tấn khô). Trong đó, nhu cầu tiêu thụ trong nước (gồm thức ăn chăn nuôi, chế biến và ăn tươi) khoảng 4 triệu tấn. Lượng còn lại dành cho xuất khẩu vào khoảng 4 triệu tấn tươi, tương đương 1,4 triệu tấn tinh bột khoai mì và khoai mì lát khô.
    Tuy nhiên, chỉ trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu khoai mì đã đạt gần 1,4 triệu tấn và chưa có dấu hiệu ngưng lại. Do đó, lượng xuất khẩu trong hai tháng cuối năm sẽ phải lấy từ nguồn dành cho tiêu thụ trong nước.
    Đặc biệt năm 2011 VN sẽ có thêm ba nhà máy ethanol mới đi vào hoạt động, nâng tổng nhu cầu khoai mì lát cho ngành này trên 1,3 triệu tấn/năm. Rõ ràng, các ngành sản xuất trong nước sẽ bước vào cuộc “nội chiến” tranh giành khoai mì nguyên liệu. Nhà máy ethanol sẽ tranh mua với nhà máy thức ăn chăn nuôi, ngành chế biến thủ công, bột ngọt sẽ tranh mua với lượng khoai mì ăn tươi...
    “Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển nhiên liệu sinh học, các công ty đã bỏ hàng trăm tỉ đồng để đầu tư nhà máy. Nếu không có cơ chế cụ thể để phát triển vùng nguyên liệu và ổn định sản xuất trong nước, ngành ethanol vừa ra đời của VN sẽ sớm phải đóng cửa” - ông Chỉnh nhận định.



  3. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0

    Thứ Hai, 14/2/2011, 05:51 Chiều


    Cần tới 1,2 triệu tấn sắn khô để sản xuất Ethanol

    Theo www.hanoimoi.com.vn – 1 ngày trước
    Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp (IPSI), nhu cầu sắn khô cho sản xuất Ethanol lên tới 1,2 triệu tấn/năm. Đây là dự báo mới nhất về nhu cầu sắn lát khô cho sản xuất nhiên liệu cồn sinh học Ethanol từ nay đến năm 2015, dựa trên công suất thực tế của các nhà máy đang hoạt động và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011.

    [​IMG]
    Kiểm tra chất lượng sắn khô.


    Theo IPSI, tính đến hết năm 2010, cả nước có ba nhà máy (ở Quảng Nam, Đồng Nai, Đắk Nông) đang sản xuất cồn Ethanol từ nguyên liệu sắn khô với tổng công suất 250 triệu lít Ethanol/năm. Tuy nhiên, đến tháng 7-2011, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên sẽ đưa vào hoạt động thêm ba nhà máy sản xuất Ethanol từ sắn (tại Phú Thọ, Quảng Ngãi, Bình Phước), nâng tổng công suất sản xuất cồn Ethanol từ sắn lên 550 triệu lít/năm. Vì vậy, ngay từ năm 2011 này, nhu cầu sắn khô sẽ là 1,2 triệu tấn, tăng gấp đôi so với năm 2010. IPSI cũng cho rằng mặc dù giá thành sản xuất Ethanol từ sắn rẻ hơn nhiều so với các loại nguyên liệu khác như mật mía, ngô và cây sắn là loại cây khá thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Việt Nam, nhưng việc phát triển diện tích sắn để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất Ethanol cần phải nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng để cây sắn phát triển bền vững.

    Nghiên cứu của IPSI cho thấy, việc phát triển cây sắn để phục vụ sản xuất Ethanol đang đối mặt với nhiều thách thức. Bên cạnh hạn chế là cây sắn chưa được đầu tư canh tác thâm canh và bền vững dẫn tới năng suất thấp, đất nhanh chóng bị bạc màu, việc chế biến sắn khô và tinh bột sắn hiện đang gây ô nhiễm nguồn nước bởi cả nước chỉ có 10% nhà máy chế biến tinh bột sắn và sắn khô có quy mô công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường; còn lại hầu hết là các cơ sở sản xuất nhỏ tại các vùng nguyên liệu không có thiết bị bảo vệ môi trường.

    Đặc biệt, việc phát triển sắn nguyên liệu phục vụ sản xuất Ethanol cũng sẽ gây những tác động khó lường tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi bởi sắn hiện chiếm tỷ trọng khoảng 15% lượng nguyên liệu thô trong thức ăn chăn nuôi.



  4. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy này mà đi vào hoạt động thì nguồn nguyên liệu ở Thanh Hóa sẽ khét lẹt
    http://www.minhquanggroup.com/view_news.aspx?nid=3


    Đầu tư nâng cấp xây dựng nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học công suất 500.000 tân/năm tại Thanh Hoá
    0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">

    Đầu năm 2008, MinhQuangGroup quyết định đầu tư 3 triệu đô la mỹ để nâng cấp, xây dựng mới nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học công suất 500.000 tấn/năm tại Như Xuân Thanh Hoá .
    Đây là dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học lớn nhất tại khu vực phía bắc Việt Nam, ngoài nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà máy, một nguồn vốn lớn để phát triển vùng nguyên liệu cũng đã được tính đến nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu lâu dài và ổn định cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Với quy mô đầu tư ban đầu, nhà đầu tư hy vọng Nhà máy sẽ đạt công xuất sản xuất 500 ngàn tấn/năm vào năm 2012.


  5. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Với giá sắn (khoai mì ) hiện tại ở mức 2400d/kg tương đương 50 -60triệu đồng/1 ha thì chỉ cần trồng 1/2 diện tích thì sau 1 vụ đã lấy vốn đầu tư.
    Vì giá đất chỉ gần 20 triệu đồng/1ha.
  6. traitimvietnamchieu

    traitimvietnamchieu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Đã được thích:
    3
    Lô 1 có diện tích 6,5ha ( 65.000m2)
    Giá bán 120 triệu.
    Lô 2 có diện tích 4ha ( 10.000m2) <= sao co' 10.000 m2 vậy?
    Gía bán 80 triệu.
  7. dragonland_dn09

    dragonland_dn09 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Nhầm nhọt sang trồng trọt.
  8. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hàng hóa - Nguyên liệu
    Chế độ đọc sách Thứ 6, 08/04/2011, 07:52
    Cây sắn đang “đòi” chiến lược dài hơi


    [​IMG]
    Với mặt bằng giá vượt trội, Trung Quốc thu mua với giá cao khiến sắn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước không đủ, thậm chí là khan hiếm.

    Mặc dù giá sắn liên tục tăng 40- 50% trong thời gian qua nhưng doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu sắn trong nước vẫn phải “vất vả” cạnh tranh với thương nhân thu mua sắn xuất khẩu sang Trung Quốc...


    Theo Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn, năm 2010 với tổng giá trị xuất khẩu sắn đạt gần 560 triệu USD, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu sắn thuộc tốp đầu trong khu vực. Sắn lát khô và tinh bột sắn là hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực, trong đó sắn lát khô tỷ trọng xấp xỉ 60%. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2011, nước ta đã xuất khẩu 593.000 tấn sắn, trị giá 202,3 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và 72,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái


    Nếu như năm 2008- 2009, sắn mọc mầm trên nương nông dân không thèm nhổ vì giá sắn củ tươi có lúc chỉ 200 đồng/kg. Ngay cả sắn lát khô, chất lượng tốt đưa lên biên giới cũng không được mặn mà thì nay sắn đã trở thành cây nông sản có giá, chiếm ưu thế trong nước và xuất khẩu. Từ mức giá 200- 500 đồng/kg năm 2009, đến năm 2010 lên khoảng 4.000 đồng/kg và hiện nay đã tới 5.700 -5.800 đồng/kg. Nếu sắn đủ tiêu chuẩn, chở tận nơi cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi tại miền Bắc có mức giá hơn 6.000đ/kg.


    Không chỉ dùng làm thức ăn chăn nuôi, sắn được dùng như một nguyên liệu để sản xuất ethanol, cùng với ngô, lúa mì và khoai lang ngọt. Ước tính, trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 16% tổng sản lượng sắn trong nước. Hiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang xây dựng 3 nhà máy ethanol và dự kiến từ năm 2012 sẽ sản xuất 300 triệu lít/năm.


    Hiện nhu cầu sử dụng sắn trong nước liên tục gia tăng, năm 2011, tổng cầu sắn củ tươi dành cho các ngành sản xuất trong nước khoảng 8,12 triệu tấn gồm (sản xuất ethanol: 1,89 triệu tấn; tiêu dùng cho người và sản xuất thức ăn chăn nuôi: 2,67 triệu tấn; sản ********* bột sắn: 3,56 triệu tấn, tương đương 1,08 triệu tấn tinh bột sắn)…


    Mặc dù giá sắn trong nước liên tục tăng, nhưng sắn Việt Nam vẫn ào ạt tuồn qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, bởi giá sắn xuất khẩu sang Trung Quốc đang cao hơn so với trong nước. Theo thống kê, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam, có đến gần 95% sản lượng sắn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tính riêng tại cửa khẩu Lào Cai, bình quân mỗi ngày có gần 400 tấn sắn củ xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo dự tính của ngành chuyên trách, xuất khẩu sắn củ 2011 có khả năng lên đến hơn 4- 5 triệu tấn.


    Với mặt bằng giá vượt trội, Trung Quốc thu mua với giá cao khiến sắn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước không đủ, thậm chí là khan hiếm, dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước tranh mua không lành mạnh. Ông Đỗ Quang Bắc, giám đốc Công ty kinh doanh nông sản Trung Hòa (Chương Mỹ, Hà Nội), cho biết: Những năm trước, thường thì vào 3 tháng đầu năm, thị trường sắn xuất đi Trung Quốc khá trầm lắng. Hầu hết các doanh nghiệp thu mua sắn đều trữ sắn trong kho xuất dần trong cả năm. Tuy nhiên chỉ 3 tháng đầu năm nay, sắn xuất đi Trung Quốc liên tục cháy hàng. Ngoại trừ các doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp sắn cho các nhà máy trong nước, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu đi Trung Quốc gần hết hàng dự trữ.


    Trong kế hoạch 5 năm 2011- 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra chủ trương giảm diện tích trồng sắn và nâng cao năng suất trồng sắn. Theo đó, diện tích trồng sắn của Việt Nam năm 2011 giảm xuống còn 490.000 héc ta và năng suất đạt 190 tạ/héc ta. Tuy nhiên, thực tế năng suất năm 2010 chỉ đạt 172 tạ/héc ta.


    Với mức sản lượng 8,9 triệu tấn trong khi nhu cầu trong nước trên 8 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn… tất yếu sẽ xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy sản xuất ethanol với các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản ********* bột sắn và lượng sắn dùng cho xuất khẩu.


    Để đảm bảo nguồn cung trong nước và xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển của ngành sắn hiện nay cho thấy nhu cầu cấp bách trong công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn, trong đó có tính đến các khía cạnh cân đối cung- cầu về xuất khẩu, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản xuất ethanol, quỹ đất...


    Theo Thanh Hải
    Báo Công thương



    Với giá hiện tại 5500d/kg thì 1 ha đạt năng suất trung bình 25 tấn thì sau một vụ thu hoạch sẽ cho về 137,5 triệu vnd/ha trong khi chi phí nhân công lao động như phát cây,làm cỏ và giống chỉ vào khoảng 6 triệu đồng /1 ha ( không cần đến phân bón vì khi phát cây và đốt rẫy xong là đất rất tốt )
  9. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0

    $(document).ready(function() {var size = 16;$("#testcb").colorbox({ width: "830", inline: true, scrolling: false, href: "#cbcontainer", onOpen: function() { $('#cbnewscontent').html($('.postdetail').html().replace('575px', '100%').replace(/font-size:/g, 'fontsize:')); $('#mobileadv').hide(); $('#mobileadv2').hide(); }, onClosed: function() { $('#mobileadv').show(); $('#mobileadv2').show(); } });$('#cbzoomin').click(function(e) { e.preventDefault(); size++; $('#cbcontainer .KenhF_Content_News3').css('font-size', size + 'pt'); $('#cbcontainer .intro, #cbcontainer h2').css('font-size', (size + 5) + 'pt'); $.colorbox.resize(); });$('#cbzoomout').click(function(e) { e.preventDefault(); size--; $('#cbcontainer .KenhF_Content_News3').css('font-size', size + 'pt'); $('#cbcontainer .intro, #cbcontainer h2').css('font-size', (size + 5) + 'pt'); });$('#cbclose').click(function(e) { e.preventDefault(); $.colorbox.close(); });});
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    Hàng hóa - Nguyên liệu
    Chế độ đọc sách Thứ 2, 04/04/2011, 09:57

    Đến thời của cây bắp!


    [​IMG]
    Theo dự báo của FAO, thay vì bằng 38,5% giá gạo như trong 11 năm gần đây, bình quân giá bắp thế giới từ nay tới cuối thập kỷ sẽ bằng 44,3% so với giá gạo.

    Mặc dù Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) đã cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng giá lương thực thế giới, nhưng trên thực tế nguy cơ đó không đến từ lúa gạo, mà một trong hai “thủ phạm” chính chính là bắp. Do vậy, rất có thể đây sẽ là cơ hội vàng cho cây bắp, vốn đang bị “lép vế” so với một số loại nông sản khác của nước ta.


    Số liệu thống kê của FAO cho thấy, giá ba loại lúa mì chủ yếu buôn bán trên thị trường thế giới của Mỹ và Argentina tháng 2 vừa qua đã đạt kỷ lục 349 đô la Mỹ/tấn kể từ tháng 4-2008 đến nay. Giá hai loại bắp chủ yếu cũng của hai nước này trong những ngày đầu tháng 3 cũng đã đạt kỷ lục mọi thời đại 304 đô la Mỹ/tấn. Trong khi đó, ngược lại, giá gạo trắng 100% B của Thái Lan hiện ở mức 531 đô la/tấn, tuy cao hơn chút ít so với mức bình quân 518 đô la/tấn trong năm 2010, nhưng đã giảm liên tiếp trong ba tháng qua và giảm mạnh so với mức bình quân 695 đô la/tấn của năm 2008.


    “Độ nóng” của giá bắp và giá lúa mì mới là điều đặc biệt đáng ngại của thế giới. Nếu tính bình quân từ năm 2000 trở lại đây, giá bắp giao dịch hàng tháng trên thị trường thế giới chỉ bằng 38,5% giá gạo, nhưng hiện tại đã được đẩy lên 57,3% (tăng 18,8%), còn so với giá lúa mì thì các con số tương ứng là 73,2%; 89,7% và 16,5%.


    Việc giá bắp và giá lúa mì đua nhau tăng trong khi giá gạo hạ nhiệt bắt nguồn từ việc ba “bồ lương thực” này ở trong hai thái cực đối lập nhau. Dự báo hồi trung tuần tháng 3 vừa qua của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, tuy tiêu dùng gạo thế giới trong niên vụ hiện tại tăng mạnh, nhưng sản lượng gạo còn tăng mạnh hơn, cho nên dự trữ gạo thế giới sẽ tăng từ 79 ngày sử dụng lên 81 ngày. Đây là niên vụ thứ tư liên tiếp “bồ gạo” thế giới đầy thêm (niên vụ 2007-2008 chỉ 65 ngày sử dụng).


    Trong khi đó, sản lượng lúa mì thế giới niên vụ này giảm gần 35 triệu tấn mà tiêu dùng lại tăng 10,5 triệu tấn, cho nên dự trữ sẽ giảm mạnh từ 110 ngày sử dụng xuống còn 100 ngày. Tình trạng của thị trường bắp còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Do sản lượng bắp thế giới bước vào vụ thứ hai liên tiếp giảm, trong đó niên vụ hiện tại sẽ giảm khoảng 27,7 triệu tấn, còn tiêu dùng lại liên tiếp tăng rất mạnh trong tám niên vụ, cho nên “bồ bắp” dự trữ sẽ bước sang niên vụ thứ ba liên tiếp giảm và chỉ còn đủ sử dụng trong 51 ngày.


    Trong bối cảnh thị trường lương thực thế giới như vậy, việc ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi của nước ta phải vật lộn với những khó khăn do phụ thuộc ngày càng nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, trong đó nhập khẩu bắp và cả lúa mì đều tăng phi mã, là điều dễ hiểu. Số liệu thống kê của FAO và Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho thấy, nếu khối lượng bắp nhập khẩu của nước ta năm 2001 chỉ có 50.000 tấn và năm 2008 cũng chỉ mới đạt gần 670.000 tấn, thì năm 2009 đã tăng lên gần 1,5 triệu tấn. Đối với lúa mì cũng vậy. Nếu như năm 2001 mới chỉ nhập khẩu 742.000 tấn thì đến năm 2010 đã tăng lên 2,2 triệu tấn.


    Nếu lúa mì là loại lương thực mà chúng ta chỉ có thể đáp ứng nhu cầu bằng cách nhập khẩu, thì nhập khẩu bắp lại chủ yếu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Đây quả là một bất cập của nền nông nghiệp trong nước. Theo GS.TS. Trần Hồng Uy, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu bắp, các tổ chức quốc tế đã đánh giá chương trình nghiên cứu và phát triển bắp lai của nước ta phát triển nhanh nhất thế giới trong vòng 12 năm (1995-2007): sản lượng tăng 4 lần; năng suất bình quân tăng 2 lần; diện tích tăng gần 2 lần. Thế nhưng, theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, năm 2008 chúng ta cần 4,5 triệu tấn bắp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhưng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 3,8 triệu tấn, phải nhập khẩu 670.000 tấn; năm 2010 nhập khẩu 740.000 tấn, năm 2015 là 912.000 tấn và đến năm 2020 sẽ vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn.


    Trên thực tế, sản xuất bắp trong những năm gần đây đã chững lại. Bình quân năm năm (2005-2009), diện tích bắp chỉ tăng 1,86%/năm và sản lượng tăng 5,25%/năm, đều thấp rất xa so với không ít loại cây trồng khác. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhập khẩu bắp tăng cao. Đáng ngại hơn, trong những năm tới, khi sản lượng bắp chỉ tăng khoảng 5,25%/năm thì mục tiêu tăng trưởng của ngành chăn nuôi đã được xác định trong chiến lược phát triển đến năm 2020 lên đến 8-10%/năm.


    Do vậy, nếu không có sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng bắp trong những năm tới, nước ta sẽ đứng trước nguy cơ trở thành nhà nhập khẩu bắp “hạng trung” của thế giới như Colombia, Hà Lan, Ai Cập, Trung Quốc, Tây Ban Nha.


    Triển vọng giá bắp thế giới sẽ tiếp tục đứng ở mức rất cao trong dài hạn là điều rất cần được lưu ý. Bởi theo dự báo của FAO, trong thập kỷ hiện tại, sản lượng và tiêu dùng bắp toàn thế giới sẽ tăng từ trên 1,1 tỉ tấn lên trên 1,3 tỉ tấn, trong đó hơn ba phần tư được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, còn giá bắp thế giới thì sẽ dao động xung quanh mức cao ngất ngưởng như năm 2010.


    Cũng theo dự báo của FAO, thay vì bằng 38,5% giá gạo như trong 11 năm gần đây, bình quân giá bắp thế giới từ nay tới cuối thập kỷ sẽ bằng 44,3% so với giá gạo. Nói cách khác, từ nay tới cuối thập kỷ, bắp sẽ là loại lương thực đắt giá nhiều nhất. Trong điều kiện như vậy, có lẽ Việt Nam không nên tiếp tục phát triển cây bắp theo kiểu “được chăng hay chớ” như những năm gần đây. Ngược lại, cần quyết liệt tăng tốc sản xuất bắp chí ít là đủ đáp ứng nhu cầu trong nước để tránh phải gia tăng nhập khẩu.​
    Theo Nguyễn Đình Bích
    TBKTSG
  10. hauve_ck

    hauve_ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Giá cao su cao nhất 1 tháng


    [​IMG]
    Giá cao su tăng do Yên Nhật yếu cùng nhu cầu cải thiện từ ngành sản xuất lốp xe và găng tay toàn cầu trong bối cảnh lũ lụt ở Thái Lan.
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Giá cao su trên thị trường châu Á chạm mức cao nhất trong 1 tháng do Yên Nhật yếu và nhu cầu cải thiện từ ngành sản xuất lốp xe và găng tay toàn cầu, trong bối cảnh lũ lụt ở Thái Lan - nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới – có thể làm giảm nguồn cung.

    Giá cao su giao tháng 9 tại Sở giao dịch hàng hoá Tokyo (Tocom) hôm qua tăng 1,5% lên 464,8 yên/kg, tức 5.444 USD/tấn. Giá cao su tại đây từng lên tới 466,8 Yên/kg hôm 5/4 – cao nhất kể từ ngày 7/3.

    Theo các thương nhân, yếu tố chính thúc đẩy thị trường cao su phiên 7/4 là đồng Yên suy yếu, nhu cầu từ các nhà máy của Nhật và Mỹ tăng trong khi các tỉnh miền nam Thái Lan vẫn chưa thoát khỏi lũ lụt.

    Đồng yên mất giá so với các đồng tiền chủ chốt khác sau thông tin khả năng Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ mở rộng gói kích thích kinh tế nhằm giúp đất nước nhanh chóng hồi phục từ siêu động đất. Yên cũng mất lợi thế trước hoạt động đầu cơ của nhà đầu tư khi tin tưởng ECB sẽ nâng lãi suất cơ bản.

    Nguồn cung tại Thái Lan đang trở nên trầm trọng hơn do lũ lụt đúng thời điểm cây cho mủ ít nhất. Mùa đông tại Thái Lan làm cho cây cao su rụng lá và sản lượng mũ thấp, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5.

    Theo cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn Thái Lan, mưa sẽ kéo dài ở các tỉnh miền Nam cho đến hết tuần này. 14 tỉnh khu vực này chiếm 80% tổng sản lượng cao su cả nước.

    Trên thị trường Thượng Hải Trung Quốc, giá cao su giao tháng 9 đã tăng phiên thứ 2 liên tiếp với 0,9% trong ngày 7/4, đạt 36.245 NDT/tấn, tức 5.539 USD/tấn.
    Phương Thảo
    Theo Bloomberg



    [​IMG]
    [ Quay về ]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này