Bàn luận công văn mới của VAFI gửi BTC, UBCK

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoanglan8610, 05/04/2008.

4850 người đang online, trong đó có 589 thành viên. 22:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 948 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. hoanglan8610

    hoanglan8610 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Bàn luận công văn mới của VAFI gửi BTC, UBCK

    Thứ nhất, việc VAFI nhân danh Hiệp hội nhà đầu tư tài chính Việt Nam gửi công văn, đưa ra các ý kiến quan điểm mà không lấy ý kiến của mình là việc không hợp lý. Nhiều khi chỉ là ý kiến của các nhân hay một vài cá nhân.
    Thứ hai xin trao đổi về quan điểm trong công văn văn phòng VAFI gui Bo Tai chinh va Chu tich Uy ban chung khoan v/v De nghi cam cho mua khong chung khoan duoi hinh thuc T+3 va Cam 2 nghiep vu cho vay dau tu chung khoan.
    Có lẽ người lập công văn chỉ xét đến mắt tiêu cực của việc cho vay trong đầu tư chứng khoán===> Không thấy chỉ ra mặt tích cực của việc này.
    1. Cho vay trong đầu tư chứng khoán xuất phát từ chính nhu cầu của nhà đầu tư. Nhu cầu làm giàu của họ là chính đáng.
    Việc lo ngại rủi ro cho vay đầu tư chứng khoán cơ quan quản lý cũng đã nhận ra , đã khống chế tổng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán,trước đây là 3% tổng dư nợ, hiện nay là 20% vốn điều lệ của các ngân hàng.Hơn nữa các công ty chứng khoán không có chức năng cho vay tín dụng mà đây là việc của ngân hàng làm thông qua công ty chứng khoán.Việc các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau bằng việc sáng tạo ra các sản phẩm, các dịch vụ là chuyện hết sức tự nhiên. Việc này mang lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và ctck. nếu chỉ mang lại lợi ích cho một bên thì sản phẩm đó không thể tồn tại

    2. Việc quản lý rủi ro người cho vay luôn nghĩ đến trước tiên vì vậy hiện các hình thức đều có các mức chặn dưới hay chặn trên về hạn mức. Ví dụ khi cho vay đối với một cổ phiếu A; Các giới hạn đặt ra luôn có: Tỷ lệ cho vay( 30%,40%), thị giá nhỏ nhất cho vay, thị giá lớn nhất cho vay. Tổng hạn mức cho vay đối với cổ phiếu đó.v v.v Vì vậy sự tăng giá chứng khoán thì số tiền cho vay cũng tăng lên nhưng không phải tăng mãi.

    3. Thị trường xuống trong thời gian qua gồm rất nhiều nguyên nhân. Việc bán cổ phiếu cầm cố trong giai đoạn vừa qua ngoài việc chạm hạn mức cho vay bán ra để đảm bảo nguồn vốn cho vay còn có nhiều nguyên nhân khác như lãi suất tăng cao các ngân hàng muốn giải tỏa các hợp đồng cho vay với lãi suất thấp trước đó, các ngân hàn cần tiền nộp về ngân hàng nhà nước trước hàng loạt quyết sách của cơ quan quản lý... Có thể nói việc bán các tài sản đảm bảo cho vay (cầm cố,repo) là hệ quả của một loạt các nguyên nhân khác.

    4. Một thị trường tài chính phát triển các sản phẩm luôn đa dạng, nên việc cấm các sản phẩm gần như kéo lùi sự phát triển của thị trường

    6. Khi cấm cho vay chắc chắn thị trường sẽ mất tính thanh khỏan vì vậy sẽ khó thu hút nhà đầu tư tham gia, liệu có ai mong muốn thị trường đã có gần chục năm mà chỉ có 300 tài khoản, ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa của chính phủ. Sơ dĩ chưa nhiều nhà đầu tư nước ngoài lớn nhảy vào thị trường chứng khoán Việt nam do tính thanh khỏan của thị trường còn quá nhỏ.

    7. Việc thị trường như thời gian quan là hết sức tự nhiên, và quan mỗi biến động thì các chủ thể tham gia thị trường sẽ trưởng thành hơn ==> Là nhân tố chính làm thị trường phát triển bền vứng

    Nói tóm lại các kiến nghị của VAFI làm mất tính sáng tạo ra sản phẩm của thị trường, làm mất cơ hội làm giàu của nhà đầu tư, làm mất tính thanh khoản, làm chậm tiến trình cổ phần hóa==> Kéo lùi sự phát triển của thị trường
    Thiết nghĩ, Các sản phẩm của thị trường tài chính là cần thiết, chỗ bất hợp lý cần có những quy định hay chế tài điều chỉnh, quản lý. Không nên mang nặng tư tưởng " Không quản lý được là cấm"
    Vài ý kiến đóng góp của một hội viên VAFI

Chia sẻ trang này