1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Bản tin mía đường ngày 9.Feb.2011

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi poloni3000, 10/02/2011.

3220 người đang online, trong đó có 137 thành viên. 06:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 567 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. poloni3000

    poloni3000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2010
    Đã được thích:
    0
    [FONT="Times New Roman"]THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

    Giá đường thô giao tháng 3 trên sàn ICE Futures U.S tại New York đã giảm 1.52 cents, tương đương 4.7%, xuống mức 31.16 cents/pound trong ngày 8/2/2011.
    Trên sàn giao dịch hàng hóa London NYSE Liffe, giá đường tinh luyện giao tháng 5 đã sụt giảm 24.9 USD, tương đương 3.2% xuống mức 753.9 USD/tấn.
    [​IMG]

    Giá đường thế giới dường như phản ứng quá mức với tác động của cơn bão Yasi tại Australia
    Cơn bão Yasi đổ bộ vào khu vực trồng mía chiếm 1/3 sản lượng Australia đã gây ra lo ngại về sụt giảm mạnh về sản lượng đường nước này, giới đầu cơ ngay sau đó đã đẩy giá đường lên mức kỷ lục 36.02 cents/pound.
    Tuy nhiên giá đường dường như phản ứng thái quá với tác động của bão Yasi đối với sản lượng đường Australia bởi giới đầu cơ hàng hóa, vì vậy ngay sau đó giá đường đã có phiên điều chỉnh mạnh giảm tới 9.3% xuống mức 32 cents/pound trong phiên dao dịch 03/02/2011.
    Theo ước tính mới nhất, cơn bão Tropical Cyclone Yasi đã giảm sản lượng đường của Australia khoảng 800,000 tấn đường. Do đó sản lượng đường của quốc gia này có thể chỉ còn 3.5 triệu tấn cho vụ mùa thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12, thấp hơn so với mức 3.6 triệu tấn trong vụ mùa năm ngoái và dự báo 4.3 triệu tấn hồi đầu mùa vụ năm nay.

    Giá đường sụt giảm bởi các thông tin từ Brazil và Trung Quốc
    Giá đường phiên ngày 8/2/2011 đã sụt giảm khi nguồn cung sản lượng tại Brazil có thể tăng cao hơn so với mức được dự báo trước đó, đồng thời nhu cầu tiêu thụ từ thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm lại bởi việc nâng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp kể từ trung tuần tháng 10 trong nỗ lực cắt giảm lạm phát của chính quyền nước này.
    Chuyên gia phân tích của Hiệp hội đường thế giới (ISO) nhận định rằng giá đường sẽ sụt giảm trong năm nay (2011) so với mức cao kỷ lục trong vòng 30 năm qua được thiết lập trong tuần trước. Nguyên nhân bởi Brazil đang có sự gia tăng kỷ lục về diện tích gieo trồng mía, dấu hiệu đầu tiên cho sự hạ nhiệt của thị trường đường trong các năm tiếp theo. Theo báo cáo của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng đường từ Brazil đạt 39.4 triệu tấn trong năm nay cho vụ mùa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hằng năm.

    Pakistan tiếp tục nhập khẩu đường trong năm 2011
    Nhu cầu tiêu thụ đường tại Pakistan, thị trường lớn thứ 3 tại châu Á được dự báo sẽ đạt 3.6 triệu tấn, sản lượng đường nhập khẩu dự kiến khoảng 700,000 tấn trong năm nay bởi ảnh hưởng bởi trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử nước này năm vừa qua.
    (nguồn Bloomberg, Agrimoney, Commodity Online).

    THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
    Giá đường trong nước tiếp tục biến động theo diễn biến đường thế giới
    Bão Yasi đổ bộ vào bang Queensland, bang chiếm 70% sản lượng đường của Úc, nước đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu đường, đã gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đường cho thế giới. Giá đường trên thị trường thế giới dự báo tăng cao, đẩy giá đường trong nước tăng lên, theo Hiệp hội mía đường Việt Nam.
    Ông Hà Hữu Phái,Tổng thư ký Hiệp hội đường Việt Nam cho biết, do sản lượng đường trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nên mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu từ 250.000 đến 300.000 tấn đường, vì vậy giá đường trên thị trường thế giới tăng thì giá đường trong nước cũng tăng theo.
    Hiện Bộ Công Thương đã có công văn cho 24 doanh nghiệp nhập khẩu gần 140.000 tấn đường, trong tổng số 250.000 tấn đường của năm 2011. Thời hạn doanh nghiệp được nhập khẩu đường đến hết ngày 7-7-2011.

    SEC: Lợi nhuận năm 2010 vượt kế hoạch cả năm
    Trong năm 2010 CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) đạt 60,02 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt 9% so với mức lợi nhuận mà đại hội cổ đông đã thông qua. Cả năm 2010 SEC đạt 296,15 tỷ đồng doanh thu, và 60,02 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2009, tăng 60% về doanh thu và 43% về lợi nhuận. Năm 2010 Công ty đặt mục tiêu 296,11 tỷ đồng doanh thu và 55 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, với kết quả đạt được Công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu mà Đại hội đã thông qua.

    Công ty mẹ mía đường Lam Sơn năm 2010 lãi 293 tỷ đồng
    Năm 2010, công ty đạt 292,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 89,3% so với 154,7 tỷ đồng năm 2009. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 9.468 đồng, tăng 80,7% do công ty tiến hành tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng. So với kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 250 tỷ đồng, lợi nhuận riêng công ty mẹ bằng 118% kế hoạch. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời năm 2010 đều cao hơn năm 2009. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) tăng từ 17% năm 2009 lên 20% năm 2010. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng từ 23% lên 25%.

    NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG
    Thị trường đường thế giới có thể tiếp tục dao động ở mức cao trong tuần này, tác động từ thị trường Trung Quốc và tăng sản lượng cao hơn so với dự báo từ Brazil có thể sẽ giúp giá đường hạ nhiệt so với mức giá đỉnh điểm trong 30 năm qua.
    Tại thị trường trong nước, nhu cầu tiêu thụ đường đã qua mùa vụ cao điểm trong khi nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng mạnh. Vì vậy, chúng tôi cho rằng giá đường trong nước có thể sẽ có xu hướng giảm nhẹ dần trong tuần tới và ít phụ thuộc hơn với biến động từ thị trường đường thế giới trong thời điểm cuối quý I và quý II/2011.


    [/FONT]

Chia sẻ trang này