Báo cáo chiến lược tháng 6: Lạc quan trong thận trọng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 18/06/2024.

5566 người đang online, trong đó có 715 thành viên. 22:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 570 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.797
    Trong tháng 5, kết quả kinh doanh quý 1 tích cực đã làm nền tảng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán lấy lại đà tăng sau những biến động mang tính chất tâm lý của tháng 4. Dù biên độ tăng điểm có phần co hẹp khi về cuối tháng do biến động tỷ giá, VNIndex vẫn giữ được sắc xanh và dừng chân tháng 5 ở mức 1,261.72 điểm, tăng 4,32% so với tháng trước.

    Bước sang tháng 6, khi mùa KQKD quý 2 vẫn chưa sôi động, những yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước vẫn là những nhân tố xúc tác chính trên thị trường chứng khoán.

    I. Tổng quan thị trường tháng 05/2024.

    Tháng 5, TTCK Việt Nam với tín hiệu hạ nhiệt của tỷ giá đã tăng lại trọn vẹn trong tháng.Chỉ số kết phiên 31/05 tại 1.261,72 điểm, tăng hơn 52 điểm, tương ứng 4,32% so với tháng trước. Tính từ đầu năm, TTCK Việt Nam ghi nhận mức tăng 11,6% trên VNIndex.

    Các yếu tố tác động lên chỉ số VNIndex:

    (1) Mỹ hiện đang xem xét công nhận Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”, dự kiến quá trình xem xét hoàn tất vào tháng 7: một số ngành được hưởng lợi vì có thể tránh được thuế chống phá giá đối với một số sản phẩm nhất định.

    (2) NHNN đã thực hiện bán ra dự trữ USD và tổ chức nhiều cuộc đấu thầu vàng nhằm bổ sung nguồn cung, nỗ lực bình ổn thị trường ngoại hối và thị trường vàng: Tâm lý nhà đầu tư theo đó dần được giải tỏa.

    (3) CPI của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 5 và tiến gần đến cột mốc quan trọng 4,5%: áp lực tăng lãi suất điều hành

    Sự hồi phục của thị trường trong tháng 5 đi kèm với thanh khoản yếu, cho thấy cả bên mua và bên bán đều tương đối thận trọng do những yếu tố kinh tế bất định như áp lực tỷ giá leo thang hay nền lãi suất trong nước tăng gần đây. Giá trị giao dịch bình quân trên cả ba sàn giảm 10,6% sv tháng trước (+71,2% svck) xuống 23,1 nghìn tỷ đồng/phiên (899,9 triệu USD) (HOSE: 20,2 nghìn tỷ đồng/phiên (785,9 triệu USD), -9,6% sv tháng trước.

    Dòng vốn ngoại rút ròng kỷ lục 15,6 nghìn tỷ đồng trên sàn HOSE. Riêng kênh khớp lệnh, GT ghi nhận gần 13,1 nghìn tỷ đồng, chỉ sau mức đỉnh 13,5 nghìn tỷ đồng vào tháng 3/2021.

    Với môi trường lãi suất thấp, nhóm Nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn tích cực tham gia TTCK và đối ứng tốt lực bán ròng của khối ngoại. Gía trị mua ròng ghi nhận lên đến 20 nghìn tỷ đồng trong tháng 5 và hơn 40 nghìn tỷ đồng từ đầu năm. Giao dịch của NĐT cá nhân trong nước cũng đang thể hiện sự ảnh hưởng tích cực lên diễn biến VNIndex.

    II. Chiến lược đầu tư tháng 06/2024.

    Các yếu tố tác động lên chỉ số VNINDEX:

    (1) Chỉ số DXY đã có sự suy yếu và chênh lệch giữa giá vàng quốc tế và giá vàng trong nước thu hẹp sẽ giúp tỷ giá bớt căng thẳng.

    (2) Sau khi chạm mốc quan trọng 3%, lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm đã quay đầu giảm.

    (3) Kinh tế Việt Nam ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ hơn trong linh vực sản xuất, qua đó củng cố cho bức tranh tăng trưởng lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp niêm yết trong các quý tới.

    (4) Tâm điểm thị trường sẽ hướng về các cuộc họp “quyết định lãi suất” của các NHTW lớn bao gồm BoC, ECB, BoJ, FED, và BoE.

    Lạc quan trong thận trọng

    (1) Ưu tiên bảo vệ thành quả:Tháng 6, theo lịch sử thống kê từ năm 2010 đến nay không phải là một tháng thật sự tích cực cho TTCK, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại chỉ số VNIndex đã phục hồi gần 10% chỉ trong khoảng 5 tuần giao dịch. Theo đó, cung chốt lời bảo toàn lợi nhuận và hạ tỷ lệ vay nợ khi thị trường tiến về cuối Q2 có thể khiến thị trường khó bứt phá trong ngắn hạn.

    (2) Khuyến khích giải ngân khi VNindex xuất hiện nhịp điều chỉnh trung hạn: Sau khi bảo vệ thành quả khi VNindex đã có nhịp hồi phục gần 10% từ đáy ngày 19/04. VNindex có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trung hạn trong vòng 1 tuần tới. Và nhịp điều chỉnh là lành mạnh và cơ hội để NĐT giải ngân trước khi vào con sóng lớn.

    III. Cổ phiếu quan tâm

    Danh mục cổ phiếu quan tâm trong tháng này, Qúy Nhà đầu tư có thể lựa chọn cổ phiếu theo khẩu vị đầu tư của mình:

    Ngân hàng

    STB: đã bán thành công khoản nợ liên quan đến khu công nghiệp Phong Phú - Lãi suất huy động của STB vẫn duy trì ở mức thấp - NIM kì vọng tiếp tục hồi phục, NPL đi ngang so với cùng kì, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt.

    VPB: kỳ vọng chi phí vốn sẽ giảm mạnh trong 1H2024 khi các khoản tiền gửi lãi suất cao được tái định với mức lãi suất thấp hơn, hỗ trợ NIM của ngân hàng.

    STB, VPB

    Bất động sản

    Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đối với một số luật quan trọng: Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Đất đai 2024 và Luật Các Tổ chức Tín dụng 2024, với đề xuất các luật này có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 thay vì ngày 1/1/2025.

    PDR, KDH, NLG

    Thép

    Nguồn cung BĐS tăng từ nửa cuối năm 2024 nhờ nới lỏng chính sách tiền tệ và môi trường pháp lý cải thiện, thúc đẩy nhu cầu thép;

    Thép là một trong những ngành được đánh giá sản lượng tiêu thụ sẽ duy trì ở mức cao trong các quý còn lại của năm 2024. Xu hướng biên lợi nhuận sẽ khả quan dần trong nửa cuối năm khi giá bán phục hồi.

    HSG, NKG, HPG

    Nhóm ngành Khác

    Các Cổ phiếu riêng lẻ, được lọc theo câu chuyện riêng + sức mạnh giá theo PTKT.

    PVS, HAH, SSI, VDS.
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    7.797
    Chiến lược giao dịch Chứng khoán Cơ Sở:

    1. Phân tích Kỹ thuật:

    VN-Index thu hẹp mức tăng đầu ngày sau khi chạm kháng cự MA10 tại 1.286 điểm và duy trì đóng cửa dưới đường MA20 tại 1.280 điểm. Chỉ số có thể sẽ giảm hôm nay, hướng về hỗ trợ trung hạn MA50 tại vùng 1.255-1.260 điểm.

    2. Phân tích Cơ bản:

    BMP [Khuyến nghị: KHẢ QUAN]
    • Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho BMP mặc dù điều chỉnh giảm 8% giá mục tiêu xuống còn 109.700 đồng/cổ phiếu.
    • Điều chỉnh giảm 9% mỗi năm cho dự báo LNST sau lợi ích CĐTS các năm 2024/25/26 do giả định sản lượng bán hàng thấp hơn và chi phí bán hàng & quản lý (SG&A)/doanh thu tăng.
    • Điều chỉnh giảm giả định cổ tức bằng tiền mặt năm 2024 xuống 10.800 đồng/cổ phiếu (so với 11.500 đồng/cổ phiếu trong dự báo trước đây),
    • Định giá hấp dẫn với P/E trung bình dự phóng giai đoạn 2024-25 là 9,9 lần. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E trung bình giai đoạn 2024-25 của BMP là 10,1 lần, thấp hơn P/E trung bình 5 năm/10 năm lần lượt là 10,9 lần/11,1 lần.
    FPT [Khuyến nghị: KHẢ QUAN] – KQKD 5T 2024
    • Công bố KQKD 5T 2024 với doanh thu đạt 23,9 nghìn tỷ đồng (+20% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (+21% YoY), nhìn chung phù hợp với quan điểm của chúng tôi về tăng trưởng lợi nhuận mạnh của FPT trong năm 2024.
    • Dịch vụ CNTT toàn cầu: Doanh thu +30% YoY & LNTT +25% YoY. Nhật Bản và APAC dẫn đầu với tăng trưởng doanh thu lần lượt đạt 34% YoY và 31% YoY.
    • Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu là 147.900 đồng/cổ phiếu cho FPT.
    NLG [Khuyến nghị: KHẢ QUAN]
    • Công bố công ty đã hoàn tất chuyển nhượng 25% cổ phần tại dự án Paragon (Đồng Nai; 45 ha) cho đối tác Nhật Bản vào tháng 6/2024.
    • Giao dịch này dự kiến mang lại 662 tỷ đồng doanh thu và khoảng 200 tỷ đồng LNST sau lợi ích CĐTS, và sẽ được ghi nhận vào quý 2/2024.
    • Dự án Paragon (tổng cộng khoảng 520 căn thấp tầng; NLG sở hữu 50% cổ phần) đã hoàn thành đầy đủ công tác đền bù giải phóng mặt bằng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho toàn bộ dự án.
    • Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu là 48.700 đồng/cổ phiếu cho NLG.
    ACG [Khuyến nghị: KÉM KHẢ QUAN]
    • Công bố trả cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2023 ở mức 800 đồng/cổ phiếu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/06/2024 và ngày thanh toán dự kiến là 10/07/2024.
    • Đối với năm 2024, ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức tối thiểu 15% trên mệnh giá, bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu. Công ty sẽ phấn đấu nâng tỷ lệ này lên 20%-25% nếu KQKD năm 2024 thuận lợi.
    • Chúng tôi hiện đưa ra giá mục tiêu là 43.100 đồng/cổ phiếu cho ACG.
    [​IMG]Chiến lược giao dịch Chứng khoán Phái Sinh:
    1. Nhận định:


    • Hợp đồng F2406 có nhịp hồi phục trong nửa đầu phiên để kiểm định vùng kháng cự tại 1.318-1.322 điểm, tuy nhiên đã giảm lại nhanh vào cuối ngày.
    • Dự báo F2406 sẽ tiếp tục đà giảm nếu tiếp tục phá vỡ hỗ trợ 1.307-1.308 điểm.
    2. Chiến lược:

    • Bán khi mất hỗ trợ (S.S) tại: 1.307 điểm
    • Mục tiêu (TP): 1.290 điểm
    • Dừng lỗ (SL) tại 1.310 điểm.

Chia sẻ trang này