Báo cáo tài chính cách thức dành cho người mới chơi chứng khoán

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi VIETRADE, 12/02/2008.

2071 người đang online, trong đó có 89 thành viên. 05:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 585 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo tài chính cách thức dành cho người mới chơi chứng khoán

    Chào các bác khi đọc một báo cáo tài chính chúng ta cần biết những gì ? bạn stockpro có trình bày một bài viết về điều này rất chất lượng, tôi coppy lên để mọi người cùng theo dõi:
    Có nhiều cách để đánh giá hoạt động của một công ty. Một trong những cách đó là phân tích các báo cáo tài chính. Bạn có thể thực hiện công việc này theo ba cách:

    1. Nghiên cứu nội dung của bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập.

    2. So sánh các nguồn vốn và việc sử dụng vốn của giai đoạn này với giai đoạn khác.

    3. Đánh giá mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập bằng việc phân tích các hệ số.

    Mục tiêu cuối cùng của việc phân tích các báo cáo tài chính qua ba bước này sẽ giúp các nhà quản lý có được một kế hoạch đúng đắn. Bằng việc nghiên cứu bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, các nhà quản lý có thể đánh dấu những chỗ yếu kém trong hoạt động tài chính và thực hiện biện pháp khắc phục thích hợp. Qua việc phân tích các bản báo cáo này, những nhà quản lý có thể thiết lập cách thức phân bổ các khoản tiền và nguồn vốn có hiệu quả hơn. Họ cũng có thể quản lý định hướng hoạt động tương lai của công ty và giúp công ty tối đa hoá lợi nhuận.
    Theo dõi tiếp tại:
    http://chungkhoanvietonline.com.vn/forum/viewtopic.php?t=104
  2. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Nghiệp vụ Repo
    Một số vấn đề cơ bản về hợp đồng Repo
    14/03/2007
    Rủi ro trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng là không thể tránh khỏi ?" rủi ro mang tính cố hữu của thị trường. Chính vì vậy, đi đôi với sự phát triển của thị trường là sự hình thành nhiều nghiệp vụ thị trường phái sinh nhằm hạn chế những rủi ro trong các giao dịch tài chính.

    Repo là nghiệp vụ phái sinh từ các nghiệp vụ cho vay có đảm bảo (hay nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán) và được sử dụng khá phổ biến hiện nay trên thị trường tài chính các nước. ở Việt Nam nghiệp vụ này cũng đã bắt đầu xuất hiện. Để góp phần thúc đẩy sư phát triển nghiệp vụ này trên thị trường tiền tệ bài viết này đưa ra một số nội dung cơ bản để bạn đọc hiểu rõ hơn bản chất của nghiệp vụ Repo chuẩn và các nghiệp vụ phái sinh từ nghiệp vụ Repo.

    Hợp đồng mua lại (Repo) và mua lại đảo ngược (Reverse repo) bản chất là giao dịch đi vay và cho vay có kỳ hạn và được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ. Các thành viên sở hữu chứng khoán ở thời điểm nhất định có thể thiếu tiền để đáp ứng nhu cầu thanh khoản có thể được hỗ trợ vốn ngay lập tức nếu thoả thuận bán một lượng chứng khoán cho thành viên khác đang có sẵn tiền và cam kết sẽ mua lại lượng chứng khoán đó sau khoảng thời gian nhất định với giá cao hơn giá bán ban đầu. Trong hợp đồng Repo chuẩn người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lãi từ chứng khoán trong suốt kỳ hạn của hợp đồng. Người bán chứng khoán và cam kết sẽ mua lại số chứng khoán đó gọi đây là hợp đồng mua lại nhưng người mua chứng khoán rồi sau đó bán lại gọi đây là hợp đồng mua lại đảo ngược. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương gọi chung các giao dịch mua hay bán chứng khoán của mình với các thành viên khác trên thị trường tiền tệ là giao dịch Repo.

    Trên thế giới các hợp đồng Repo gần như thay thế các khoản cho vay của ngân hàng trung ương. Và ở Việt Nam, các thành viên trên thị trường tiền tệ đã sử dụng các hợp đồng mua lại trong quan hệ vay mượn nhau. Nhưng chỉ từ tháng 7 năm 2000, các hợp đồng mua lại và mua lại đảo ngược bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng là một trong các công cụ điều hành CSTT (nghiệp vụ thị trường mở). Đến nay, công cụ này đã ngày càng phát huy vai trò là một công cụ chủ yếu nhằm điều tiết tiền tệ của các TCTD.

    Sở dĩ hợp đồng mua lại được các thành viên trên thị trường tiền tệ ưa thích là do có những đặc điểm giống nhưng thuận lợi hơn so với các thoả thuận vay mượn thông thường.

    Hợp đồng Repo thể hiện một khoản vay có bảo đảm. Khoản lãi trả cho người cho vay chính là phần chênh lệch giữa giá bán ban đầu thấp hơn giá mua lại chứng khoán đó. Ngoài ra, giá trị thực tế của khoản vay thường thấp hơn giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản cầm cố. Phần chênh lệch này cao hay thấp phụ thuộc mức độ an toàn của tài sản cầm cố. Ví dụ, nếu người cho vay chỉ cho vay 90% giá trị theo thị trường của chứng khoán thì khoản chênh lệch là 10%.

    Bên cạnh đó, hợp đồng Repo cũng thể hiện giao dịch mua và bán hẳn do trong hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố. Người mua trong giao dịch Repo có quyền kinh doanh chứng khoán đã mua trong suốt thời hạn của hợp đồng Repo thể hiện sự chuyển giao quyền sở hữu. Đặc điểm này không xuất hiện trong các hợp đồng cho vay có tài sản cầm cố.

    Nhưng hợp đồng Repo cũng có đặc điểm riêng và linh hoạt hơn các công cụ thị trường tiền tệ khác. Thứ nhất là, người bán chứng khoán (người đi vay) có quyền thay thế tài sản cầm cố nhưng phải đảm bảo thực hiện các điều khoản gắn liền với thị trường. Thứ hai là, kỳ hạn hợp đồng ngắn và được điều chỉnh để đáp ứng một cách chính xác các nhu cầu đầu tư đa dạng. Các kỳ hạn chuẩn, phổ biến của hợp đồng Repo là qua đêm, vài ngày hoặc 1, 2 hay 3 tuần hoặc 1, 2, 3 hoặc 6 tháng. Nhưng còn có các hợp đồng Repo mà kỳ hạn có thể được thương lượng hoặc để mở và được duy trì liên tục cho đến khi một trong 2 bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng. Các hợp đồng duy trì liên tục giống với một loạt các hợp đồng Repo qua đêm theo đó lãi suất và giá trị khoản vốn đầu tư được xem xét lại hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của thị trường. Ví dụ, nếu giá thị trường của các chứng khoán làm tài sản cầm cố giảm dưới giá trị do 2 bên đã thoả thuận thì người đi vay có thể sẽ bị yêu cầu hoàn trả vốn hoặc trao thêm chứng khoán.

    Khoản lợi nhuận từ giao dịch Repo là do 2 bên thương lượng và hình thành không phụ thuộc vào lãi coupon hay lãi của chứng khoán cầm cố. Ngoài các nhân tố liên quan đến kỳ hạn và điều kiện của từng hợp đồng Repo, lãi suất Repo bị chi phối bởi thực trạng của toàn cảnh thị trường tiền tệ, giá cạnh tranh của các khoản vốn tương đương trên các thị trường liên quan và mức độ sẵn sàng của giấy tờ có giá đủ điều kiện làm tài sản cầm cố.

    * Nghiệp vụ Repo phái sinh:

    Tuy nhiên trên thực tế, nghiệp vụ Repo chuẩn đã bộc lộ sự chưa linh hoạt và hơi cứng nhắc về kỳ hạn hợp đồng, giá trị khoản vay, chủng loại chứng khoán và lãi suất Repo nên không thoả mãn được đầy đủ yêu cầu của các đối tác tham gia. Vì vậy, ở các thị trường tiền tệ phát triển, các thành viên trong hợp đồng đã cải tiến, thay đổi một số điều khoản của hợp đồng Repo chuẩn ban đầu nhằm sắp xếp một cách tối ưu các nhu cầu về kỳ hạn đầu tư và đi vay, làm linh hoạt cơ cấu của tài sản cầm cố, hoặc cho phép thay thế các chứng khoán phù hợp với cam kết mua lại. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của một số nghiệp vụ sau đây phái sinh từ nghiệp vụ Repo chuẩn ban đầu.

    Hợp đồng mua lại Đô la (hợp đồng quay vòng chứng khoán): người bán ban đầu có trách nhiệm mua lại các chứng khoán gần như tương tự số chứng khoán được bán ban đầu. Các chứng khoán được mua lại này có ngày đến hạn trong phạm vi thoả thuận và sát với ngày đến hạn của chứng khoán ban đầu. Có 2 loại hợp đồng Repo quay vòng chứng khoán. Loại thứ nhất là ?oHợp đồng quay vòng đô la với chứng khoán hưởng lãi coupon cố định?, người bán nhất trí mua lại chứng khoán có cùng mức lãi coupon với các chứng khoán được bán ở nửa đầu của giao dịch. Loại thứ hai là hợp đồng quay vòng chứng khoán giữ nguyên lợi nhận. Người bán nhất trí mua lại chứng khoán có lợi nhuận cuối cùng theo thị trường gần như bằng với lợi nhuận của chứng khoán được bán ban đầu.

    Chứng khoán được bảo đảm trong các hợp đồng quay vòng đô la có lãi coupon hàng tháng và các khoản thanh toán gốc có thể được thanh toán trước hạn. Các dòng tiền hàng tháng này được thông báo vào cuối tháng khi ngày đến hạn của một hợp đồng quay vòng đô la kéo dài sang tháng sau. Khác với các hợp đồng Repo chuẩn là người bán sẽ nhận các khoản lãi chứng khoán, trong hợp đồng quay vòng đô la người mua chứng khoán sẽ nhận các khoản lãi hoặc thoả thuận với người bán chứng khoán. Kỳ hạn của hợp đồng quay vòng đô la thường được thoả thuận sao cho người cho vay được giữ lại các khoản gốc và lãi của các chứng khoán trong suốt thời gian của hợp đồng. Phần lớn hợp đồng thực hiện trong khoảng 1 tháng hoặc 3 tháng.

    Hợp đồng Repo có ngày đến hạn thanh toán linh hoạt:

    Loại thứ nhất ?ođảo ngày đến hạn thanh toán?, cam kết mua lại chứng khoán của người bán ban đầu thực tế bị loại bỏ hoàn toàn vì thời hạn thanh toán của hợp đồng dài hơn thời hạn còn lại của chứng khoán được bảo lãnh. Việc đảo ngày đến hạn giúp người bán tránh được thua lỗ do không phải bán đứt số chứng khoán này với giá thấp hơn giá trị thị trường. Trái lại, người bán có một khoản vốn đầu tư vào các tài sản sinh lời cao hơn. Tổng giá trị cam kết mua lại của người bán tính bằng đô la trong giao dịch phụ thuộc vào cách thanh toán phần gốc cuối cùng của chứng khoán. Thường thì người mua giữ lại khoản thanh toán gốc và lãi cuối cùng nhận trực tiếp từ nhà phát hành chứng khoán. Số tiền giữ lại này trừ đi giá trị mua lại của người bán sẽ là phần lợi nhuận của người mua chứng khoán.

    Loại thứ hai cho phép trước ngày đến hạn thanh toán cuối cùng của hợp đồng khách hàng vẫn có thể bán lại một phần trong số chứng khoán đã mua. Thoả thuận này (thường giữa đại lý và nhà đầu tư là khách hàng lớn, điển hình là một tập đoàn hoặc chính quyền đô thị hoặc cơ quan có thẩm quyền tương tự) thường được sử dụng để tài trợ các công trình xây dựng hoặc các dự án tương tự hoàn thành theo từng giai đoạn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho giai đoạn nào đó của dự án, khách hàng có thể bán lượng chứng khoán tương ứng với số vốn đó cho đại lý. Khách hàng phải thông báo một kế hoạch sử dụng vốn của mình khi thoả thuận hợp đồng với đại lý nhưng không nhất thiết phải thực hiện kế hoạch đó một cách cứng nhắc. Thực tế là thường không có sự chắc chắn hoàn toàn về thời điểm rút vốn của nhà đầu tư. Giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn luôn thấp hơn giá bán ban đầu trong các hợp đồng Repo có kỳ hạn tương đương. Tài sản cầm cố trong các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán thường là chứng khoán do Chính phủ phát hành hoặc Chính phủ bảo đảm.

    Các hợp đồng Repo có lãi suất tính theo chỉ số là các hợp đồng kỳ hạn với lãi suất Repo được bảo đảm biến động theo lãi suất thị trường. Lãi suất của hợp đồng này được xác lập lại một cách định kỳ theo một hàm toán học với các chỉ số số cố định (hằng số), các biến số là lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR hoặc một vài lãi suất ngắn hạn khác. Phần lớn các hợp đồng Repo theo chỉ số giống với các hợp đồng Repo linh hoạt về kỳ hạn thanh toán ở góc độ chúng là đều là các hợp đồng kỳ hạn cho phép nhà đầu tư bán lại chứng khoán cho đại lý hoặc mua thêm chứng khoán khi nhà đầu tư có nhu cầu. Các hợp đồng Repo theo chỉ số được sử dụng thường xuyên để phòng tránh rủi ro hoặc tài trợ cho trạng thái về chứng khoán như là các trái phiếu có lãi suất thả nổi và các nghĩa vụ cho vay có bảo đảm mà với lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất của Fed, lãi suất LIBOR, hoặc các lãi suất ngắn hạn khác. Ví dụ, một công ty đi vay chịu lãi suất thả nổi để tài trợ cho một dự án đổi mới sắp triển khai có thể đầu tư số tiền vay vào một hợp đồng Repo có lãi suất được tính gắn với các lãi suất quan trọng tương tự các lãi suất kể trên. Kết quả là, những biến động lãi suất trong suốt thời gian của dự án sẽ tạo ra các thay đổi có tính bù đắp giữa chi phí trả lãi cho khoản vay của công ty và khoản thu lãi đầu tư vào hợp đồng Repo theo chỉ số.

    Một điều rất đáng quan tâm là quá trình thực hiện nghiệp vụ Repo đã xuất hiện vấn đề chưa rõ ràng về địa vị pháp lý của các hợp đồng Repo.

    Trước khi có vụ phá sản của Lombard-Wall, Inc năm 1982 (do hãng này mất khả năng hoàn trả các khoản vốn từ các hợp đồng Repo dài hạn được định giá cao hơn giá trị thực của nó), các thành viên trong hợp đồng hoạt động theo giả định rằng người mua chứng khoán Repo cho rằng mình được quyền thanh lý các chứng khoán đó nếu đến hạn thanh toán người bán không có khả năng mua lại chứng khoán. Nhưng sau đó, một số vấn đề mang tính pháp lý đã nảy sinh như giao dịch Repo là giao dịch cho vay có bảo đảm hay giao dịch mua, bán hẳn; các đối tác trong hợp đồng Repo có lợi ích ưu tiên nào về pháp lý đối với các chứng khoán đang chịu sự kiểm soát của tòa án hay họ là người cho vay không được bảo đảm rõ ràng bằng tài sản của vụ phá sản. Các vấn đề này cần có sự điều chỉnh của luật.

    Các bên đối tác Repo với Lombard-Wall đã lo ngại về quyền thực hiện các giao kèo để bảo vệ mình trước luật phá sán của Liên bang. Thẩm phán xét xử các vụ phá sản của Liên bang Edward J. Ryan ban đầu đã phong toả các chứng khoán mà Lombard ?"Wall trước đó đã bán theo các hợp đồng mua lại và cho phép các nhà đầu tư bán tống tháo số chứng khoán trước đó họ đã mua. Sau đó ông phán quyết lại rằng các hợp đồng Repo mà trước đó Lombard thoả thuận với một ngân hàng cá biệt nào đó là các khoản vay có bảo đảm nên việc giải quyết phải tuân theo các điều khoản ?ocấm tịch thu tài sản? của Luật phá sản. Điều khoản này ngăn chặn bất cứ nỗ lực nào của chủ nợ nhằm thu hồi hoặc thực hiện quyền giữ tài sản thế chấp cho đến khi con nợ trả được nợ. Do vậy, thậm chí nếu người cho vay có được danh nghĩa thật sự đối với chứng khoán đó thì người đi vay vẫn hiểu rằng họ có quyền lợi đương nhiên và hợp pháp đối với chứng khoán này. Phán xét cuối cùng này từ đây được xem như một tiền lệ.

    Do sự hối thúc của các đại lý kinh doanh chứng khoán Chính phủ cấp 1 và một vài sự thúc đẩy của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, Quốc hội Mỹ đã sửa đổi Khoản 11 của Bộ luật của Mỹ. Và tháng 6 của chính năm này Quốc Hội Mỹ đã ban hành Luật sửa đổi Luật phá sản năm 1984 nhằm miễn việc thực hiện các điều khoản cấm tịch thu tài sản đối với một số các hợp đồng mua lại nhất định. Việc thực hiện điều khoản cấm tịch thu tài sản chỉ áp dụng đối với các hợp đồng Repo qua đêm và hợp đồng Repo có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống đối với các chứng khoán Kho bạc, chứng khoán của một số cơ quan và một số các công cụ có chọn lọc khác trên thị trường tiền tệ. Quy định này đã cho phép người mua chứng khoán thanh lý bất kỳ chứng khoán nào họ đang sở hữu nhưng chưa trả lời được được câu hỏi vậy một hợp đồng Repo là khoản cho vay có bảo đảm hay hợp đồng mua, bán hẳn.

    Vấn đề còn đang gây tranh cãi trong vụ kiện phá sản là liệu. Trên phạm vi rộng, điều này phụ thuộc vào việc liệu giao dịch Repo là khoản vay có bảo đảm hay là các giao dịch mua và bán. Nhìn lại các trường hợp phá sản của các đại lý Bevill, Bresler, and Schulman, vào tháng 10 năm 1986, tòa án giải quyết các vụ phá sản đã kết luận rằng do các thông lệ cơ bản trên thị trường là xem các giao dịch Repo như là giao dịch bán đã hoàn thành và là các hợp đồng để mua lại. Thông lệ tương tự nên áp dụng đối với các trường hợp phá sản đương nhiên sau này của một bên. Do đó, các đối tác Repo của Bevill, Bresler, và Schulman được phân loại là khách hàng theo Đạo luật bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán. Vì các nhà đầu tư chứng khoán có quyền được hưởng quy chế ưu đãi khi phân chia tài sản của các đại lý này và được nhận khoản bảo hiểm SIPC lên tới 500.000 đô la Mỹ. Toà án đã đưa ra các phán quyết quan trọng khác theo Điều 8 của Bộ luật, bao gồm phán quyết rằng một người môi giới kinh doanh chứng khoán sẽ sở hữu hợp pháp đối với các chứng khoán được lưu ký tại ngân hàng thanh toán mà ngân hàng đó cho phép người môi giới này giao chứng khoán cho khách hàng của anh ta. Nhưng quyền sở hữu như vậy được giới hạn ở các chứng khoán nắm giữ bởi các nhà môi giới chứng khoán có tài khoản lưu ký tách rời. Ngân hàng thanh toán giữ quyền sở hữu chứng khoán này đến khi người phá sản trả hết nợ đối với những chứng khoán nằm tại tài khoản lưu ký chung của nhà môi giới.

    Như vậy, có thể thấy với nhiều ưu điểm hơn so với các khoản cho vay có bảo đảm bằng chứng khoán, nghiệp vụ Repo đã ngày càng phát triển. Và trong quá trình phát triển đó, môi trường pháp lý cho hoạt động này cũng được hình thành và ngày càng hoàn thiện để đảm bảo sự an toàn và linh hoạt cho nghiệp vụ.
  3. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Chỉ số P/E: Có đáng quan tâm?
    Chỉ số P/E của thị trường? Một khái niệm quá quen thuộc. Thế nhưng nhiều câu hỏi đã được các nhà đầu tư đặt ra: Nó có thật sự đáng tin cậy? Nó có phải là điều các nhà đầu tư nên quan tâm xem xét trước khi đưa ra các quyết định quan trọng với số vốn của mình?
    Nhiều chuyên gia đầu tư hay các ?olãnh tụ? xuất chúng của phố Wall tỏ ra không ưa thích chỉ số P/E. Họ chỉ ra rằng ít nhất là ở thị trường Hoa Kì, P/E trung bình dài hạn ở mức 14,8. Ngày nay, con số này là hơn 22 và họ nói, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư nên hướng thẳng đến thị trường. Thế nhưng liệu phân tích này có thật sự có ý nghĩa hay không?
    Chắc chắn rằng việc phân chia giá cổ phiếu bằng lợi nhuận nó thu được trong vòng 12 tháng qua đã đưa ra một con đường tắt trong việc đánh giá cổ phiếu một công ty. Nó định giá công ty theo tổng số lợi nhuận dự tính tương lai. Một cách thống kê đơn giản và dễ hiểu! Nhưng ?ođiều đúng với các cá nhân thì không đúng với đám đông?. Một vài công ty thua lỗ, ?omột số sử dụng những phương thức kế toán khác nhau, các ngành liên tục trở thành thời thượng hoặc ngược lại?tất cả những lí do trên và thêm vô số các lí do khác nữa khiến bạn không thể đưa ra kết luận về cả thị trường khi chỉ dựa trên một phương pháp đơn giản?.
    Việc theo dõi chỉ số P/E trung bình chung của toàn thị trường để quyết định khi nào nên đầu tư cũng không có hiệu quả. Nhà quản lý tiền tệ Hoa Kì Ken Fisher đã lật lại hồ sơ về chỉ số P/E của 125 năm qua và đi đến kết luận P/E của thị trường chẳng dự đoán được các gì của tương lai. Fisher nói: ?oKhông có mối liên hệ nào của P/E thị trường với lợi nhuận sau đó?. Ông cũng đưa ra ví dụ của Anh: bất kì ai sử dụng chỉ số này làm hướng dẫn viên cho mình và đi đến quyết định rời bỏ thị trường hồi tháng 3/2003 sẽ đều phải hối tiếc bởi sau đó, lợi nhuận trên thị trường lên đến 50%.
    Vậy một nhà đầu tư nên làm gì? Câu trả lời là: ?oGạt sang bên chỉ số P/E của thị trường và tập trung vào từng công ty. Lựa chọn một công ty có giá cổ phiếu đang đi lên (với nguyên nhân dẫn đến điều đó là tốt). Sau đó sử dụng P/E của công ty này như một công cụ định giá ?" nhưng hãy chỉ so sánh nó với các công ty khác trong cùng ngành, chứ không phải so sánh với toàn bộ thị trường. Nhà đầu tư khá nổi tiếng Bruce McWilliams cho biết: ?oCác công ty mà tôi chọn hoặc là những cổ phiếu đang tăng trưởng có mức giá thấp hoặc các cổ phiếu có giá cực cao nhưng đi cùng với nó là giá trị khổng lồ?.
    Cuối cùng, đánh giá xem liệu các cổ phiếu đó có thích hợp trong hoàn cảnh thực tế hay! Chúng có đủ tính lỏng để có thể ra vào thị trường dễ dàng hay không? Liệu bạn có thể ?ođặt cược? nhiều hơn nữa vào chúng để đẩy lợi nhuận lên các đỉnh cao mới? Thế nhưng dù bạn làm gì đi nữa, ?ođừng bao giờ bận tâm về chỉ số P/E của thị trường. Nó chẳng có ý nghĩa gì cả?.
  4. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    http://www.muabankhong.com/forum/viewtopic.php?t=77
    TECHNICAL ANALYSIS - PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    Phân tích kỹ thuật một trong những đề tài nóng bỏng hiện nay. TA không những là một công cụ hổ trợ đắc lực nho những nhà phân tích. Nó chứng đựng nền tàng Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. Một nhà phân tích kỹ thuật giỏi không chỉ đơn thuần là người đọc nhiều lý thuyết TA ở thị trường nước ngoài mà là người có khả năng tạo ra những lý thuyết đó. Chúng ta không thễ nó những người phân tích kỹ thuật thì không cần biết nhiều về kiến thức vĩ mô và phân tích cơ bản. Tại việt nam điều này không đúng bởi lẻ chúng ta thấy những lý thuyết phân tích kỹ thuật điều có những giả định. Nó có thể bỏ qua những giả định đó tại thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan ... mà đôi khi thuần túy sử dụng phân tích kỹ thuật vẫn có ý nghĩa. Tại việt Nam hiện nay chúng ta không thễ có được những điều kiện hoàn hảo như vậy chính vì vậy chúng ta phải hiểu thị trường việt nam và tự ứng dụng những nền tảng cơ bản của PTKT và kết hợp với PTCB từ đó đưa ra quyết định tốt hơn (tốt hơn chứ không hẳn là chính xác)
    Chúng ta hãy cùng nhau góp sức nên những ý tưởng và xem xét tại việt nam sẽ ứng dụng thế nào nhé.
    Phuc Tran
  5. VIETRADE

    VIETRADE Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Những thay đổi lớn trên sàn HN trong năm 2008
    Nâng cao năng lực điều hành, đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng tính hấp dẫn, tổ chức thị trường giao dịch cổ phiếu OTC và trái phiếu chính phủ... là những cam kết của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội trong năm 2008. Tuy nhiên, để trở thành hiện thực, còn cần những thay đổi mang tính đột phá.

    Do quy mô thị trường tăng quá nhanh khiến hệ thống quản lý, điều hành ở TTGDCK HN bị quá tải. Hiện nay, TTGDCK HN đang đối mặt với những khó khăn không nhỏ như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ giao dịch chưa theo kịp tốc độ phát triển, việc công bố thông tin chậm, chưa đầy đủ và hay xảy ra sai sót, hoạt động đấu giá, đấu thầu chưa thật sự minh bạch.
    Thực tế cho thấy, trong năm qua, mặc dù TTGDCK HN đã liên tục triển khai các đợt nâng cấp hệ thống nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu, luôn ở trong thế "giật gấu vá vai". Những sự cố "nhạy cảm" kiểu công bố sai chỉ số tài chính của VTS, công bố thông tin chậm, khiến nhà đầu tư không khỏi e ngại về tính minh bạch của thị trường.

    Một số doanh nghiệp cũng tỏ ý phàn nàn về thời gian làm thủ tục để niêm yết trên sàn Hà Nội chậm, do quá trình thẩm định kéo dài. Nhà đầu tư cũng lo ngại về hiện tượng làm giá trên sàn Hà Nội, thường diễn ra vào cuối phiên, tính thanh khoản của nhiều CP trên sàn kém, việc phát hành CP tăng vốn, CP thưởng thường diễn ra ào ạt trong một thời điểm làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, hay CP chậm về đến tài khoản...

Chia sẻ trang này