Bao giờ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi oneheartonelove, 13/05/2008.

7609 người đang online, trong đó có 982 thành viên. 13:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 474 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ?

    (TCK)Trong khi nhiều cơ quan nhà nước không ngừng nỗ lực để cải cách thủ tục hành chính (mà nhiều khi vẫn được gọi đùa: hành là chính), thì tại một nơi được coi là cao cấp như TTCK, thủ tục hành chính vẫn còn nhiều điều phải bàn. Xin dẫn ra một vài minh chứng.

    Để có được chứng chỉ hành nghề, mỗi cá nhân phải mất 2 lần làm hồ sơ hoàn chỉnh. Trước hết là nộp hồ sơ xin thi, sau đó là hồ sơ và đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề. Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, thậm chí có tới 10 loại giấy tờ cho thấy, để có được chứng chỉ hành nghề chứng khoán là điều không đơn giản. So sánh 2 bộ hồ sơ (xin thi và xin cấp chứng chỉ hành nghề), sự khác biệt có chăng chỉ ở việc làm mới phiếu lý lịch tư pháp, sơ yếu lý lịch cá nhân (có xác nhận của CTCK) và có thêm kết quả kỳ thi sát hạch. Còn lại, khoảng 6 loại giấy tờ khác (bản sao hợp lệ chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; bản sao hợp lệ văn bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ...) lặp lại y nguyên hồ sơ ban đầu. Điều đáng nói là, cả 2 bộ hồ sơ này đều được nộp về một nơi là Ban Quản lý kinh doanh, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK).

    Đấy là riêng chuyện thi cử cho người muốn lấy chứng chỉ hành nghề thông thường. Với những người muốn giữ vai trò giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc CTCK, thủ tục xin được chấp thuận hành nghề còn phức tạp hơn. Cụ thể các vị này phải thêm một lần nộp hồ sơ với nhiều nội dung giống hệt 2 bộ hồ sơ cũ và cũng gửi về... Ban Quản lý kinh doanh, UBCK.

    Một số lãnh đạo CTCK chia sẻ, họ quá mệt mỏi với tổng cộng 3 lần nộp hồ sơ gần như giống hệt nhau! Ngại nhất có lẽ là việc phải bỏ thời gian để đi chứng thực giấy tờ và làm phiếu lý lịch tư pháp. Điều mà các vị này ước là, giá như khâu quản lý hồ sơ của cơ quan quản lý thông suốt hơn...

    Chuyện công bố thông tin của DN đôi khi cũng gặp trục trặc bởi vấn đề thủ tục. Một DN cho biết, khi làm thủ tục xin niêm yết, họ đã nộp đầy đủ hồ sơ lên HASTC (cụ thể là Phòng Quản lý niêm yết), bao gồm cả báo cáo tài chính kiểm toán năm liền trước, nhưng sau đó gần 1 tháng, cùng với niềm vui được chấp thuận niêm yết, công ty này nhận thêm lời nhắc nhở chậm công bố thông tin, do chưa gửi báo cáo kiểm toán năm cho Phòng Công bố thông tin, HASTC! Hai phòng cùng một cơ quan tổ chức thị trường, có chăng cách nhau chỉ là một bức tường, nhưng vẫn chưa có sự liên thông quản lý thông tin.

    Với cánh nhà báo, điều ngại nhất và cũng là điều khó vượt qua nhất khi muốn xin ý kiến về những vấn đề nóng bỏng diễn ra trên thị trường từ cơ quan quản lý cũng như những người có trách nhiệm tại cơ quan này là quy định "phải có công văn hỏi chúng tôi mới xem xét trả lời". Vậy nên, không chỉ học viên xin chứng chỉ hành nghề, DN đang tham gia trên TTCK mà cánh làm báo chúng tôi cũng ước mong tới ngày thủ tục hành chính được giảm thiểu, kênh thông tin thị trường được thông suốt, để thị trường vận hành hiệu quả, theo đúng nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch.


    http://tinchungkhoan24h.com/News/Tin-Chung-Khoan-VN/19935
  2. oneheartonelove

    oneheartonelove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Đáy của Vn-Index là một câu đố
    Thứ ba, 13.05.2008, 09:24am (GMT+7)

    (TCK)Sau khi thủng mốc 500 điểm phiên giao dịch hôm qua, nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, Vn-Index thời gian tới sẽ còn giảm nhưng khó mà xác định đáy trong tình hình hiện nay.

    Khá dè dặt, lãnh đạo một công ty chứng khoán TP HCM nhận định chiều 12/5, việc đưa ra điểm rơi thấp nhất của Vn-Index sắp tới 300 hay 400 điểm là một kiểu phá thị trường, vì như thế nhà đầu tư rất bi quan. Hơn nữa chứng khoán Việt Nam là thị trường tâm lý, mà đã là tâm lý thì khó đoán. Do vậy, không thể đơn thuần dùng các thông số kỹ thuật để đưa ra dự báo chỉ số Vn-Index.

    Theo ông, để vực dậy thị trường, Chính phủ cần có những giải pháp thiết thực hơn và nhà đầu tư cảm thấy tin tưởng vào các quyết sách đó nhằm tránh tình trạng buông xuôi, bán tháo như hiện nay. Những giải pháp cần làm ngay có thể gồm: hoãn quy định nộp thuế thu nhập, chỉ khi thị trường ổn định và số người tham gia chứng khoán chiếm 10-20% dân số mới tiến hành nộp thuế; đẩy mạnh chống tham nhũng, xem lại chất lượng cán bộ cao cấp, ai điều hành kém phải loại khỏi bộ máy...
    Khối lượng giao dịch chứng khoán khớp lệnh đã giảm dần theo đà rơi của Vn-Index. Ảnh: Hồng Phúc.

    Chuyên viên phân tích một công ty chứng khoán trên đường Nguyễn Công Trứ thì bày tỏ, không thể đo lường Vn-Index sẽ còn rơi bao lâu và bao nhiêu điểm nữa. Vì bài toán lạm phát khi chưa giải quyết được thì đừng nói chuyện hồi phục thị trường chứng khoán.

    Chịu tác động của chính sách tiền tệ, những khiếm khuyết của nền kinh tế, "sức khỏe" của thị trường chứng khoán đang ngày một yếu đi. Dù thời gian qua đã dùng nhiều "liều thuốc", việc chữa trị không thể có kết quả nhanh chóng ngày một, ngày hai được.

    Đa số nhà đầu tư dự đoán giá chứng khoán còn xuống nữa nên lượng mua vào đã giảm hẳn trong nhiều phiên qua, càng đẩy áp lực bán lên cao.

    Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho biết, hiện tình trạng bi quan của nhà đầu tư quá nặng nề vì cùng lúc, thị trường chứng khoán chịu sự tác động mạnh của chính sách vĩ mô, những biến động kinh tế thế giới. Do vậy, tình hình thị trường hiện tại rất đáng lo.

    Ông Huy Nam kiến nghị, thời điểm này rất cần sự quan tâm từ tất cả các bên tham gia thị trường nói chung và những định chế Nhà nước nói riêng.

    Không đưa ra lời khuyên nhà đầu tư nên mua vào hay bán ra lúc này như thời điểm cuối năm ngoái Vn-Index gần chạm mốc 500 điểm, vị chuyên gia kêu gọi các nhà đầu tư hãy cân nhắc, bình tĩnh trước những quyết định kinh doanh, để tránh gây thiệt hại cho bản thân và ảnh hưởng đến bối cảnh chung của thị trường.

    Ông Nam cho rằng, trong thị trường thiếu thanh khoản như hiện nay, giao dịch nghiêng về bán ra nhiều hơn đã ít nhiều tác động đến quyết định mua vào của khối ngoại. Trên bàn tiệc, chủ thì biếng ăn, khách dù hăm hở mấy cũng phải buông chén ở thời điểm nào đó, đã dẫn đến lượng mua vào của khối ngoại giảm hẳn trong nhiều ngày qua.
    Nhiều chuyên gia khác khuyến cáo, thời điểm này nên chuyển sang đầu tư dài hạn, Tuy nhiên tiền đầu tư chứng khoán có từ các nguồn vay khác nhau. Nói như chị Nguyễn Thị Hà tại sàn SSI: "Khi đến hạn thanh toán, hoặc nhận thấy khả năng gỡ lại không còn thì làm sao nhà đầu tư ngồi yên mà đầu tư lâu dài được".


    http://tinchungkhoan24h.com/News/Phan-Tich-Danh-Gia/19946/
  3. gv1977

    gv1977 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Đã được thích:
    0
    4 năm nữa hay quay lại với CK

Chia sẻ trang này