Bảo hiểm dầu khí PVI - công ty bảo hiểm đứng thứ 3 Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hoathuong_thich_du_thu, 01/01/2007.

3762 người đang online, trong đó có 395 thành viên. 23:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2770 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. hoathuong_thich_du_thu

    hoathuong_thich_du_thu Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Đã được thích:
    1
    Bảo hiểm dầu khí PVI - công ty bảo hiểm đứng thứ 3 Việt Nam

    Chú thì khen là tiềm năng lớn, trong năm 2007 sẽ tăng vốn điều lệ để trở thành công ty bảo hiểm lớn thứ 2 ở Việt Nam, chú lại chê là giá trúng thầu quá cao và cá nhân đua đấu giá với tổ chức thì không lại được.

    Tốt xấu thế nào, mời các bác bàn luận tiếp
  2. S_Fone2006

    S_Fone2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Nếu như từ giờ đến 2008 bọn này tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ (gấp 4 lần hiện nay) để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư cổ phiếu ngành dầu khí và vốn cho bảo hiểm các công trình dầu khí thì giá giao dịch OTC bây giờ 170 sẽ chỉ còn tương đương 50 thôi. Hoá ra là vẫn còn rẻ chán
  3. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Năm 2006, PVI đứng thứ 2 trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đấy, chỉ sau Bảo việt thôi, trên Bảo minh. Sẽ còn thăng tiến mạnh trong năm 2007, khi PV mở rộng khai thác khí và bắt đầu khai thác các mỏ dầu ở nước ngoài
  4. binhnv80

    binhnv80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Đã được thích:
    0
    Năm 2006, PVI đứng thứ 2 trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đấy, chỉ sau Bảo việt thôi, trên Bảo minh. Sẽ còn thăng tiến mạnh trong năm 2007, khi PV mở rộng khai thác khí và bắt đầu khai thác các mỏ dầu ở nước ngoài





    ========================================
    Bác ếch ngồi đáy giếng thế mà nói đúng quá
  5. ttsoft

    ttsoft Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Đã được thích:
    0
    http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0603&id=6dc899c1fd18c7

    PVI làm ăn tốt đấy chứ
  6. msmai

    msmai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0

    Ai biểu các bác là PVI có thị phần lớn hơn Bảo Minh (BMI) ? Hiện nay BMI chiếm vị trí thứ 2, sau BV thôi. Mảng bảo hiểm hàng không thì gần như BMI chiếm trọn, ngược lại PVI thì xơi toàn bộ mảng bảo hiểm ngành dầu khí. Giá trúng thầu vừa qua của PVI có người cho là cao, nhưng các bác cứ yên tâm là nó sẽ còn tăng rất mạnh nữa vì lãnh đạo tập đoàn dk mua rất nhiều và sẽ có cách cho nó đột biến kiểu PVD.
    Lại nói tiếp về BMI, giá hiện nay của BMI vẫn đang tăng kịch trần liên tục trong những ngày qua vì mọi người đã nhận ra rằng giá trị thực của BMI phải cao hơn PVI khoảng 20%, mà xu hướng PVI còn tăng cao nữa. Ngoài việc thị phần lớn hơn PVI thì đội ngũ quản lý của BMI thực sự ăn đứt PVI. Em thì cho rằng giá của nếu PVI là 170.000 thì BMI phải là 200.
  7. hugncom

    hugncom Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Đã được thích:
    0
    ồh cái bác này, so sánh nhưng lại kô có thông tin: BMI tăng do trúng PVI (PVFC còn té ngửa vì cái vụ này đấy...suất 900 của anh em cán bộ dầu khí chắc chắn bị cắt rùi...lý do: giá đấu quá cao...nhưng hình như kô phải...lý do là đấu được có tí )
  8. binhnv80

    binhnv80 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/08/2001
    Đã được thích:
    0
    Trả biết thằng nào hơn thằng nào, nhưng mà có 1 điều chắc chắn là doanh thu năm 2006 của PVI khoảng hơn 1300 tỷ, còn BMI là gần 1200 tỷ.
  9. thaoph

    thaoph Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Nhà bảo hiểm phải tập trung mạnh vào đầu tư

    "Chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển 5 năm 2006-2010 với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam."

    Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng vào ngày 26/9 vừa qua, hoàn thành kế hoạch kinh doanh do Tổng công ty Dầu khí giao, tăng 28% so với doanh thu cả năm 2005, và đang kỳ vọng vươn lên vị trí thứ hai trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

    Nhân dịp này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Lê Văn Hùng, Tổng giám đốc PVI.

    Thưa ông, đạt doanh thu 1.000 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch năm 2006 trước 1 quý. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với PVI, nhất là khi Công ty sắp chuyển đổi mô hình sang hình thức công ty cổ phần?

    Nếu so sánh với những con số như: hơn 50 tỷ đồng doanh thu của những năm đầu mới thành lập (năm 1996), 100 tỷ đồng (năm 2000) rồi lần lượt là 400 tỷ đồng, 600 tỷ đồng, 800 tỷ đồng thì kết quả 1.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm là một sự nỗ lực rất lớn của tập thể PVI.

    Điều này cho thấy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của Công ty. Với mức doanh thu cao này, PVI đã và đang rút ngắn dần khỏang cách với các công ty bảo hiểm khác và từng bước vươn lên vị trí là doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu tại thị trường Việt Nam.

    Những năm gần đây có thể thấy chỉ có 1/3 tổng doanh thu là thuộc về chuyên ngành bảo hiểm dầu khí, hai phần còn lại thu về từ các nhà thầu phụ nước ngoài và các dự án trong nước. Năm 2006 là năm thứ 6 liên tiếp Công ty Bảo hiểm Dầu khí đạt mức tăng trưởng mạnh. Tính đến ngày 26/9/2006, doanh thu mà Công ty đạt được là 1.000 tỷ đồng và dự kiến cả năm sẽ là 1.250 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2005.

    Đối với ngành dầu khí, điều này còn có một ý nghĩa hơn khi nhiệm vụ chính là khai thác và chế biến dầu khí thì các dịch vụ khác như tài chính bảo hiểm đang có sự phát triển rất chắc chắn và bền vững.

    Theo Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PVI sẽ phải hoàn thành cổ phần hóa trong quý 1/2007. Quá trình chuẩn bị theo ông có gấp quá không?

    Theo tôi không gấp và hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Hiện nay chúng tôi đang xây dựng và dự kiến trong tháng 10 sẽ hoàn thành phương án cổ phần hóa Công ty và trình Tổng công ty.

    Phương án cổ phần hóa PVI sẽ theo hướng nào?

    PVI chuyển thành công ty cổ phần, với vốn điều lệ được ghi là 1.000 tỷ đồng trong đó Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối 60%. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn điều lệ thực góp của Công ty từ năm 2007 là 500 tỷ đồng, dự kiến sẽ tăng lên 700- 750 tỷ đồng vào năm 2008 và lên 1.000 tỷ đồng vào năm 2010.

    Với lộ trình này, dự kiến mức tăng vốn của PVI sẽ lên tới 40%/năm. Khi tiến hành cổ phần hóa, Công ty sẽ thực hiện bán 200 tỷ đồng qua đấu giá.

    Thế mạnh của PVI khi chuyển sang cổ phần hóa là gì?

    Sau 10 năm xây dựng và phát triển, PVI đã trưởng thành về mọi mặt, khẳng định được hình ảnh của một thương hiệu mạnh, có năng lực tài chính lớn, đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chuyên nghiệp, đoàn kết, năng động. Chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát triển 5 năm 2006-2010 với mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu Việt Nam, có quy mô hoạt động toàn cầu.

    Do tính chuyên nghiệp cao và có quan hệ tốt với các nhà đứng đầu bảo hiểm và môi giới hàng đầu thế giới, PVI đã thu xếp thành công các chương trình bảo hiểm cho tất cả các dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam.

    Hầu hết các công ty dầu khí lớn, các tập đoàn kinh tế quốc tế như Liên doanh Dầu khí Việt-Xô, BP, JVPC, Unocal, Cuulong JOC, Petronas, Hoàng Long- Hoàn Vũ, Technip (nhà máy lọc dầu Dung Quất)..., đã chấp nhận PVI là nhà bảo hiểm gốc. Năm 2005 đã có thêm nhiều nhà thầu phụ dầu khí có trụ sở ngoài Việt Nam tham gia bảo hiểm tại PVI, điển hình như: Global Santafe, Transocean, Modec, Tanker Pacific...

    Đặc biệt, PVI đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam như: dự án xây dựng lắp đặt giàn khai thác của KNOC tại Hàn Quốc; dự án xây dựng lắp đặt giàn khoan tự nâng đa năng 90m nước của Keppel Fels tại Singapore; dự án khai thác mỏ PM3, các dự án khoan giếng thăm dò tại Angeria; Malaysia... Đây được xem là một thế mạnh riêng của PVI.

    Đồng thời, PVI cũng đã bảo hiểm cho các dự án thủy điện, nhiệt điện và các công trình trọng điểm quốc gia như thủy điện Huội Quảng - Bản Chát, thủy điện Đồng Nai, nhiệt điện Quảng Ninh, dự án trục cáp quang biển Bắc Nam, dự án cầu Cần Thơ, dự án Trung tâm hội nghị quốc gia...


    Năm 2006 là năm có mức tăng trưởng mạnh nhất. Liệu khi tiến hành cổ phần hóa thì mức tăng trưởng này có còn giữ được như thế không?

    Năm 2006, dự kiến doanh thu đạt 1.250 tỷ đồng, nộp ngân sách 100 tỷ đồng và lợi nhuân đạt 80 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này đã tăng gấp đôi so với năm 2005 và tỷ suất lợi nhụân trên vốn đạt 15%. Và khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần thì tỷ suất lợi nhuận vẫn giữ ở mức 15%-20%.

    TBKTVN
    http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0603&id=6dc899c1fd18c7
  10. Fico_Vitaly

    Fico_Vitaly Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chú này mà được SSI với Tài chính dầu khí hợp sức nhau thổi thì giá sẽ lên hơn giá FPT. Em dự đoán là giá PVI sẽ là 500 vào sau dịp Tết âm lịch.

Chia sẻ trang này