Bất động sản-động lực đẩy VNI lên trong thời gian tới?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi gauviet, 12/10/2010.

2127 người đang online, trong đó có 60 thành viên. 05:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 228 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. gauviet

    gauviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Mời các bác quan tâm tới ngành bất động sản vào bình loạn nhé. Ngành ngân hàng nhiều cổ rồi, ngành dầu khí tăng rồi, còn ngành BĐS giảm sâu liệu sẽ kéo TT lên trong tháng 11 được không?



    10:51:26 Thứ sáu, 08/10/2010
    Sức ép về vốn chưa được tháo gỡ
    Hà Quang

    [​IMG] (Ảnh minh họa: Corbis)

    (baodautu.vn) Một trong những nội dung của Thông tư 13/2010/TT-NHNN được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quan tâm là từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại cho các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ tăng từ 100% lên 250%.
    Vốn ngân hàng bị siết…
    Một trong những nội dung của Thông tư 13/2010/TT-NHNN được nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quan tâm là từ ngày 1/10/2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng thương mại cho các khoản vay đầu tư kinh doanh bất động sản sẽ tăng từ 100% lên 250%. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của họ, Thông tư số 19 sửa đổi một số điều của Thông tư 13 đã không giảm tỷ lệ an toàn vốn vay cho các khoản vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản, mà chỉ tăng tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.
    Ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phòng Khách hàng cá nhân Ngân hàng Quốc tế VIB cho biết, tại Thông tư 19, quy định về tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng vẫn được giữ nguyên, giới hạn đối với các ngân hàng là 80% và với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85%. Nhưng nguồn vốn huy động sẽ không loại trừ tiền gửi của Kho bạc Nhà nước như quy định trong Thông tư 13 (Điểm 3.2, Điều 18). Điều này có nghĩa là, sẽ có một số lượng vốn đáng kể được bổ sung vào nguồn tiền cho vay của các ngân hàng.
    Cùng với đó, nguồn vốn huy động tại Thông tư 19 còn bổ sung thêm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); không loại trừ tiền vay của tổ chức là Kho bạc Nhà nước và cho phép xác định thêm tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với các tỷ lệ về khả năng chi trả). “Các quy định này sẽ giúp các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong nguồn tiền cho vay, nhưng các khoản vay đầu tư chứng khoán, bất động sản vẫn phải chịu tỷ lệ an toàn vốn là 250%, chứ không giảm như kỳ vọng”, ông Ngọc nói.
    Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư dầu khí toàn cầu (GP.Invest) cho biết, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư phát triển dự án bất động sản hiện nay đều phải trông chờ vào nguồn vốn ngân hàng. Việc Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ lệ an toàn vốn với các khoản vay đầu tư bất động sản từ 100% lên 250% chắc chắn sẽ khiến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, bởi dù có thêm nguồn vốn huy động, nhưng các ngân hàng cũng sẽ phải hạn chế cho các doanh nghiệp này vay.
    Huy động vốn ngày càng khó
    Theo ông Hiệp, một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến “sức sống” của thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là yếu tố tâm lý người mua nhà. Đa số người mua nhà hiện nay là để đầu tư, nếu ngân hàng siết tín dụng, thị trường trầm lắng, thì rất khó kêu gọi lực lượng này góp vốn vào các dự án bất động sản.
    Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc điều hành Quỹ đầu tư Bất động sản các ngân hàng ngoài quốc doanh (VPReit) cho biết, Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Thông tư số 16/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành Nghị định 71 đã chính thức có hiệu lực từ giữa tháng 9 vừa qua. Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản được huy động vốn từ cá nhân và tập thể để đầu tư xây dựng nhà và được phân chia lợi nhuận, hoặc được phân chia sản phẩm là nhà theo thỏa thuận và tỷ lệ góp, không phải bán qua sàn, nhưng tỷ lệ này cũng chỉ ở mức dưới 20% sản phẩm của từng dự án thành phần.
    Mặt khác, chủ đầu tư còn phải công khai danh sách khách hàng góp vốn cho sở Xây dựng các tỉnh, thành phố quản lý. Quy định này sẽ khiến các doanh nghiệp phải chịu thêm nhiều thủ tục hơn, trong khi khách hàng, nhà đầu tư lại e ngại bởi thông tin về tài sản cá nhân là thông tin “nhạy cảm”. Trong điều kiện giá vàng và ngoại tệ không ngừng tăng, việc kêu gọi khách hàng góp vốn vào các dự án càng gặp nhiều khó khăn.
    Theo ông Hiệp, bất động sản là lĩnh vực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Khi vốn đầu tư vào bất động sản bị hạn chế, thì việc sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều lĩnh vực sản xuất khác cũng gặp khó khăn theo. Mặt khác, thị trường bất động sản khan hiếm vốn, các dự án bị đình trệ sẽ tiếp tục đẩy giá nhà ở lên cao. Điều này là hết sức bất lợi cho nền kinh tế. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước nên ưu đãi hơn cho các khoản vay đầu tư phát triển dự án bất động sản và các khoản tín dụng cho cá nhân vay đầu tư mua nhà để thúc đẩy thị trường này phát triển.

Chia sẻ trang này