&&& Bất động sản.. Liệu có bất động ????%%%%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Tinipri, 13/06/2010.

2745 người đang online, trong đó có 24 thành viên. 04:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 483 lượt đọc và 9 bài trả lời
  1. Tinipri

    Tinipri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về tình hình bất động sản (BĐS) phía tây Hà Nội cuối tháng 5 vừa qua đã ảnh hưởng tức thì tới thị trường BĐS.



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về tình hình bất động sản (BĐS) phía tây Hà Nội cuối tháng 5 vừa qua đã ảnh hưởng tức thì tới thị trường BĐS. Đến thời điểm này, đất được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua.
    Trong báo cáo “Tình hình thị trường BĐS tại khu vực đang xem xét quy hoạch Hà Nội” của Chính phủ ngày 31/5 vừa qua cũng nêu: Trước tháng 1/2010 tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh huyện Ba Vì, giá đất thổ cư được chào bán khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/m2.
    Đất vườn đất trồng cây lâu năm được chào bán dao động trong khoảng 50 - 70 triệu đồng/sào. Tuy nhiên đến đầu tháng 5/2010 giá đất vườn trồng cây lâu năm tại đây đã lên đến 150 - 200 triệu đ/sào. Hầu hết mua bán chỉ là các giao dịch viết tay…”.
    Sự "liều lĩnh" trong việc giao dịch của những người mua đất trong vòng chưa đầy 1 tháng đã phải chịu hậu quả nặng nề. Trong khoảng 1 tuần nay, không ít người đã “vỡ mộng” khi gom đất ở những khu vực nói trên.
    Đất được rao bán nhan nhản nhưng không có khách mua. Những người đã trót đặt cọc thì ngậm ngùi mất số tiền đó còn hơn phải mất thêm một đống tiền lớn mà biết chắc sẽ cầm lỗ trong tay. Theo quan sát của chúng tôi, giá đất ở đây đã giảm khoảng 30% so với thời điểm đỉnh “sốt” song cũng không có người mua.
    Trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì - ông Nguyễn Văn Hải nói: Tin sốt đất Ba Vì chỉ là do cò thổi giá, hiện tại thị trường đất đã chững lại chỉ có người bán mà không có người mua, thực tế giao dịch chỉ tăng khoảng 20%.
    “Việc giá đất trên địa bàn Ba Vì liên tục bị đẩy lên cao hoàn toàn là do giới đầu tư và một số người dân tự ý lợi dụng thông tin về quy hoạch trục đường Thăng Long để thổi giá, còn thực tế giao dịch chỉ tăng khoảng 20%. Đây là một con số quá nhỏ nếu so với việc Ba Vì đã sáp nhập về Hà Nội gần 2 năm nay. Như vậy không thể tạo nên cơn sốt đất” - ông Hải nói.
    Cũng theo báo cáo của Chính phủ: “Giao dịch tại khu vực này chủ yếu là mua đi bán lại giữa những người đầu cơ với nhau. Có những mảnh đất chỉ trong thời gian ngắn đã được mua đi bán lại nhiều lần. Số thuế thu được từ giao dịch BĐS không lớn. Xuất hiện tình trạng “làm giá”, tung tin đồn, giao dịch ảo để đẩy giá BĐS lên cao, nhất là tại khu vực Ba Vì”.
    Ba Vì trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư kể từ khi công bố đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, nhiều người kỳ vọng việc đầu tư BĐS theo kiều “đi trước đón đầu” sẽ thu lợi nhuận cao khi quy hoạch được triển khai. Tuy nhiên, với việc mua bán, chuyển nhượng những khu đất chưa đủ thủ tục khiến người mua gặp rất nhiều rủi ro.
    Cảnh báo với các nhà đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Hà - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) - cho rằng chuyện giá cả đất đai tăng ở khu vực phía tây Hà Nội, nguyên nhân cơ bản có thể là do “làm giá”, kích cầu ảo, mua đi bán lại trong giới đầu tư với nhau.
    Hiện nay toàn bộ khu vực phía tây đang có dự kiến quy hoạch. Nhưng đó là dự kiến, quy hoạch chi tiết mới quan trọng. Do vậy, người dân khi mua bán, chuyển nhượng mà không phù hợp với quy hoạch chi tiết thì một mặt có nguy cơ phá vỡ quy hoạch, mặt khác dễ “tiền mất tật mang”.
    Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Trần Nam cho biết, Bộ Xây dựng đã đề nghị Hà Nội không cho sang tên, đổi chủ những trường hợp đất chưa đủ thủ tục, giấy tờ và chưa nộp thuế để hạ giá "cơn sốt" đất. Việc quản lý đất nông trường, đất rừng còn lỏng lẻo và chồng chéo dẫn đến mua bán, chuyển nhượng lộn xộn mà chính quyền địa phương không kiểm soát được.
    Ông Nam cho biết, sắp tới, Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành quy định đối với đất giao có thời hạn như đất rừng, đất canh tác không được tự do chuyển nhượng mà chỉ được chuyển nhượng có điều kiện (về đối tượng, thời gian sử dụng đất) để hạn chế việc mua đi bán lại trong thời gian ngắn làm lộn xộn thị trường.
  2. Tinipri

    Tinipri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Chít mịa pà con ôm đất Ba Vì roài

    Giống anh em F319 chơi PENNIES >:)>:)>:)

    Trong quy hoạch này, liên danh tư vấn đã lựa chọn khu vực Ba Vì để dự phòng quỹ đất sau năm 2050 có thể sẽ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ.



    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho biết, người dân cần hiểu rõ về khái niệm Trung tâm Hành chính Quốc gia (TTHCQG) để hiểu được ý tưởng quy hoạch và hiện thực hoá đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trong tương lai.

    Thưa Bộ trưởng, một trong những vấn đề “nóng” được dư luận cả nước đặc biệt quan tâm là quy hoạch chung (QHC) dự kiến quy hoạch trung tâm hành chính quốc gia (TTHCQG) sẽ dịch chuyển về Ba Vì?

    Trước hết, phải nói lại về khái niệm “TTHCQG”. Nếu hiểu đúng thì “TTHCQG” là khái niệm dùng cho Thủ đô đối với Quốc gia. Chẳng hạn, nói “Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia của cả nước”, chứ không phải là một khái niệm chỉ riêng một khu đất, hoặc là một phạm vi nào đấy ở trong Thủ đô. Bởi vậy, nếu nói: “TTHCQG dời lên Ba Vì”, thì Hà Nội là TTHCQG, sao có thể dời đến một khu vực nào đó ở bên trong Hà Nội?

    Ở đây, phải nói là trong các tài liệu hồ sơ như mô hình hoặc thuyết minh về đồ án quy hoạch đã chưa thuyết trình thấu đáo để dư luận hiểu đúng. Trong ý tưởng của đồ án quy hoạch, như tôi trình bày trước Quốc hội, Ba Đình vẫn luôn là trung tâm chính trị của đất nước với trụ sở làm việc của các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.

    Hiện nay, một số bộ, ngành đã và đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình. Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài nhằm góp phần giảm tải khu vực trung tâm, chuẩn hoá hệ thống công sở và tăng cường kết nối liên bộ. Chính vì vậy, trong quy hoạch này, liên danh tư vấn đã lựa chọn khu vực Ba Vì để dự phòng quỹ đất sau năm 2050 có thể sẽ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ.

    Việc tính toán cân đối nhu cầu và dành quỹ đất dự trữ phát triển là một nội dung cần thiết và thường xuyên được thực hiện trong quy hoạch xây dựng. Thêm vào đó, xét về điều kiện tự nhiên, quy mô đất đai, môi trường sinh thái thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch làm nơi làm việc của các cơ quan Chính phủ trong tương lai. Vấn đề là làm thế nào để chúng ta có thể quản lý hiệu quả việc phát triển đô thị theo đúng quy hoạch.

    Quy hoạch cũng đề xuất trục Thăng Long kết nối Ba Vì với khu vực hồ Tây, tuy nhiên, một số đại biểu QH cho rằng, xây dựng trục Thăng Long không kinh tế vì sẽ chiếm đất lớn, hơn nữa liệu có tình trạng quy hoạch nhằm hợp thức hoá hàng loạt các dự án khu đô thị, KCN đã được cấp phép thời gian qua?

    Trục Thăng Long kết nối từ đường Hoàng Quốc Việt đến quốc lộ 21, trước hết là một trục giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, cùng với các tuyến giao thông chính đã có tạo nên hệ thống trục không gian hướng tâm về nội đô, kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, thiết lập một mạng lưới giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh, hạn chế được các điểm tắc nghẽn cục bộ tại các nút giao thông ra - vào nội đô. Đồng thời, đây còn là trục hành lang kỹ thuật phục vụ cho đô thị.

    Trên quy hoạch trục Thăng Long, đã xác định nhiều công trình văn hoá, lịch sử, giải trí quan trọng, là những điểm nhấn kiến trúc đô thị mang tầm cỡ quốc gia và tạo dựng một không gian văn hoá vật thể kết nối không gian văn hoá Thăng Long - Hà Nội với không gian văn hoá xứ Đoài.

    Ở cấp độ quy hoạch chung chủ yếu chú trọng các vấn đề có tính tổng thể, những đề xuất phát triển như trục Thăng Long, thậm chí còn cắt ngang qua những dự án cụ thể có ảnh hưởng đến phương án đề xuất, mặt khác kiến trúc - quy hoạch hai bên đường cũng sẽ được quản lý chặt chẽ phù hợp với mục tiêu quy hoạch đề ra. Vì thế, sẽ không có chuyện hợp thức hoá các công trình xây dựng được cấp phép từ trước.

    Nhờ “ăn theo” quy hoạch HN mà giá đất tại các khu vực đang xem xét quy hoạch “sốt sình sịch”. Bên cạnh đó, cả Bộ Xây dựng và UBND TPHN cũng đang bận rộn vì phải rà soát hàng loạt dự án đã “lỡ” lập dự án đầu tư từ trước khi HN mở rộng, thưa ông?

    Việc có tới 750 đồ án, dự án đầu tư tại thời điểm lập quy hoạch là một thực trạng mà quy hoạch phải quan tâm, giải quyết. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP.Hà Nội rà soát cụ thể. Những dự án phù hợp với quy hoạch chung, khớp nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì có thể sẽ được tiếp tục thực hiện.

    Các dự án chưa phù hợp, tuỳ theo tình hình cụ thể sẽ có biện pháp chuyển đổi chức năng sử dụng đất hoặc di dời đến vị trí khác cho phù hợp. Đối với việc giá BĐS Hà Nội bị đẩy lên cao, vừa qua Bộ Xây dựng đã lập đoàn kiểm tra thực tế và đã có báo cáo gửi QH.

    Điều này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giới đầu cơ đã lợi dụng thông tin về quy hoạch Hà Nội đang được xem xét để kích động tâm lý đầu tư theo tin đồn, đẩy giá lên. Về vấn đề này, Bộ Xây dựng đã kiến nghị Chính phủ một số giải pháp như: Sớm hoàn thành công tác quy hoạch thủ đô, công khai thông tin đến người dân để kịp thời nắm bắt và khẩn trương triển khai việc lập quy hoạch các điểm dân cư nông thôn đối với các huyện ngoại thành Hà Nội.

    Thời gian qua, việc mua bán đất thổ cư, thổ canh tại khu vực nông thôn vượt ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước cũng có nguyên nhân do một số quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được chặt chẽ, đầy đủ, cần được rà soát lại, đồng thời cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, gây rối thị trường.

    Xin cảm ơn Bộ trưởng!
  3. Tinipri

    Tinipri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Mass Media dạo nè đập đất ghê wa' [r23)][r23)]

    Sau cơn sốt tăng giá kỷ lục từ 35% đến 40%, thị trường địa ốc Hà Nội đang chững lại với lượng giao dịch giảm khoảng 40% so với tháng trước.
    Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản B.D.S cho biết, lượng giao dịch trong 3 tuần trở lại đây đã giảm đến 40% so với tháng trước, thậm chí nhiều khu vực giá giảm nhẹ. Tiêu biểu nhất phải kể đến Geleximco trong hai tháng trước vào khoảng 37-38 triệu đồng mỗi m2 đến nay chỉ còn khoảng 35-36 triệu đồng. Đất nền tại Cienco 5 và khu vực Bắc Thăng Long cũng chỉ còn khoảng 13-14 triệu đồng, giảm từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi m2. Dự án Minh Giang Đầm Và ở Mê Linh một thời làm mưa làm gió cũng giảm 0,5-1 triệu đồng, giá chào bán chỉ còn khoảng 17 triệu đồng mỗi m2.
    Đất làng khu vực phía Tây từng gây sốc trên thị trường với lượng người mua kẻ bán ồ ạt giờ đã vắng khách. Đất làng ở huyện Thạch Thất, đứng yên ở mức 3 triệu đồng mỗi m2. Khu vực Quốc Oai giữ giá khoảng 15-20 triệu đồng mỗi m2.
    [​IMG]
    Trong hai tháng qua, địa ốc Hà Nội đã tăng giá đến 40%. Ảnh minh họa: Hoàng Hà. Chị Hoàng Oanh, một môi giới trên đường Nguyễn Phong Sắc chia sẻ, giá đất bị đẩy lên quá cao, nhiều người không có khả năng chi trả nên thị trường chững lại. Khi giao dịch trở nên nhỏ giọt thì giới đầu cơ buộc phải xả hàng, hạ giá để bán tháo. Suốt từ đầu tháng 6 đến nay, chị chưa môi giới được bất cứ lô đất nào. Chị cho biết, nhiều văn phòng từ đầu tháng đến nay ngồi chơi dài, số khác bắt đầu chuyển hướng sang làm đất thổ cư. "Đây là giai đoạn có thể coi là ảm đạm nhất trong suốt hai năm làm nghề môi giới của tôi. Từ đầu năm đến nay, chưa bao giờ thị trường chững như thời điểm này", chị Oanh bộc bạch.
    Thị trường chững lại, khách hàng càng chờ thời cơ để bắt "đáy". Anh Xuân Bách, một viên chức làm trong lĩnh vực ngân hàng tâm sự, khi giá đất bị đẩy lên cao anh không thể tiếp cận được với giá đất Hà Nội. Hai vợ chồng mới cưới từ đầu năm vẫn phải thuê nhà ở khu Giáp Bát với giá 2 triệu đồng mỗi tháng. Hiện anh nhắm tới khu đất ở huyện Đông Anh vì khu vực này sau khi tăng vọt giá cũng đã chững lại. "Với đà này, thị trường sẽ còn tiếp tục giảm. Đến lúc đó, cơ hội mua nhà càng nhiều hơn", anh Bách nói.
    Giới chuyên gia nhận định, cơn sốt đất diễn ra hơn hai tháng qua chỉ là "sóng ngắn" của thị trường bất động sản, sau khi bị đẩy lên quá cao, giá sẽ phải điều chỉnh lại. Theo ông Trường, giá đất nền tại nhiều dự án đã tăng lên 40-60%, đặc biệt đất thổ cư tại một số khu vực tăng tới 200%. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư phải tạm ngừng mua vào để tránh rủi ro vì giá đã lên quá cao.
    Dự thảo quy hoạch thủ đô vẫn còn nằm trên bàn nghị sự, chưa có quyết định chính thức. "Nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi những định hướng rõ ràng về thông tin quy hoạch sau khi được đưa ra bàn luận tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đặc biệt là việc xác định các đô thị vệ tinh, trung tâm hành chính quốc gia... để lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp”, ông Trường nói.
    Cũng theo ông Trường, những biến động của nền kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư trong nước. Thông tin không mấy lạc quan từ cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, Mỹ khiến nhiều người cho rằng kinh tế thế giới có những diễn biến không thuận lợi thậm chí có thể xảy ra suy thoái kép và kinh tế Việt Nam ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ông Trường bổ sung, thị trường chứng khoán vốn được coi là “bình thông nhau” với thị trường bất động sản cũng lình xình suốt mấy tuần qua khiến nhà đầu tư ít nhiều bị hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường nhà đất.
    Còn ông Phạm Trung Hà, Tổng Giám đốc Hòa Phát Land bổ sung, việc các cơ quan chức năng vào cuộc cảnh báo tình trạng sốt ảo, kích giá cũng phần nào tác động đến tâm lý người dân. Chính phủ chỉ đạo cần giảm dần mặt bằng lãi suất ngân hàng, kiểm soát ổn định tỷ giá và tình hình tăng giá đất nóng ở Hà Nội khiến thị trường dần dần hạ nhiệt. Bộ Xây dựng cũng bàn bạc để đưa ra giải pháo hạ nhiệt cơn sốt. Đoàn kiểm tra liên ngành đã có báo cáo gửi UBND Thành phố về tình hình sử dụng đất đai của 33 đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn Ba Vì, Hà Nội.
    "Chính động thái tích cực từ phía cơ quan chức năng đã phần nào bình ổn lại thị trường địa ốc. Thị trường đang có xu hướng dần trở về thời điểm cách đây 2 tháng", ông Hà nhận định.
  4. Tinipri

    Tinipri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Các dự án tại phía Tây thuộc địa bàn các huyện như Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai,…đã tăng khá mạnh trong một năm vừa qua.



    Trả lời báo Lao Động ông Vũ Xuân Thiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, sau khi tham khảo qua rất nhiều kênh thông tin, kể cả các giao dịch trực tiếp, giao dịch qua sàn, các hợp đồng chuyển nhượng BĐS qua Cục Thuế Hà Nội. Mục đích là để có kết quả chuẩn xác nhất về mặt bằng giá BĐS hiện nay tại một số khu vực đang được xem xét quy hoạch.

    Cụ thể, Bộ Xây dựng đã kiểm tra tại 5 huyện là Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Thường Tín và Mê Linh thì giá BĐS cũng có sự dao động khá lớn. Tăng mạnh nhất là khu vực phía tây HN. Giá đất dự án nằm trong vành đai 4 như khu vực quận Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn, khu vực An Khánh trong năm 2009 chỉ dao động khoảng 25-30 triệu đồng/m2, thì 5 tháng đầu năm 2010 tăng lên khoảng 40%, hiện giao dịch ở mức 40-60 triệu đồng/m2.

    Giá đất nền tại các dự án khu vực Quốc Oai năm 2009 khoảng 10-12 triệu đồng/m2, thì hiện giờ cũng tăng lên khoảng 20-30 triệu đồng/m2. Cùng với đà tăng này, các địa bàn khác như Gia Lâm cũng có mức giá tăng từ khoảng 25-30 triệu đồng/m2 (năm 2009) lên 30-40 triệu đồng/m2, các khu đô thị mới như Việt Hưng, Sài Đồng cũng tương tự, bình quân đã tăng khoảng 30% chỉ trong vòng 1 năm, thậm chí chưa tới 1 năm... Nhìn tổng thể thì giá đất tăng cao nhất khoảng 40%, một số khu vực tăng không cao như sự phán đoán của nhiều người và không thể được coi là tăng đột biến.

    Có rất nhiều nguyên nhân làm giá đất tăng lên thời gian qua, mà thông tin quy hoạch HN chỉ là một trong những nguyên nhân tác động đến mặt bằng giá. Trước hết phải kể đến là tình trạng thiếu hụt các dự án BĐS lớn trong 2 năm trở lại đây. Thứ hai là việc giải phóng mặt bằng (GPMB) tiến triển rất chậm chạp do thay đổi trong cơ chế, chính sách về bồi thường GPMB, giá đền bù theo NĐ 69 tăng từ 1,5-5 lần so với trước.

    Nguyên nhân nữa là sự thiếu hấp dẫn của các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng… nên luồng vốn chuyển sang BĐS.
    Nguyên nhân quy hoạch HN mở rộng từ khi được Bộ Xây dựng trưng cầu lấy ý kiến người dân (trong tháng 4.2010) cũng tác động đến tâm lý nhà đầu tư.

    Chưa kể các khu vực xem xét quy hoạch hiện đã được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông khá đồng bộ và chỉnh trang như trục Láng- Hoà Lạc, đường 32, đường 6 chuẩn bị đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long- HN, các trục giao thông xung quanh vành đai 3, vành đai 4 được hoàn thiện chính là yếu tố hấp dẫn thị trường BĐS thêm sôi động, tăng thêm giá trị BĐS.

    Trong khi nguồn cung hạn chế, cầu tăng cao, không ngoại trừ có nhiều cầu trong số này là các nhà đầu cơ theo phong trào, đầu tư theo tâm lý “đám đông” rất dễ dẫn đến rủi ro. Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị, để hạ nhiệt thị trường nhà đất, đưa giá BĐS diễn biến theo đúng cung - cầu, cần phải minh bạch, công khai quy hoạch. Đồng thời với quy hoạch, phải triển khai ngay các đồ án quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư xây dựng, công khai thông tin đến người dân ở tất cả các khu vực, để người dân nắm bắt kịp thời.

    Đối với các khu vực ngoại thành HN, hiện đang tự phát xây dựng, rất manh mún và không có quy hoạch cần nhanh chóng hoàn thiện các điểm dân cư nông thôn nhằm ổn định việc sử dụng đất, tránh tình trạng tự do mua bán, chuyển nhượng lộn xộn như hiện nay.
  5. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    Tui thấy BDS không ổn đâu,
    phải con mã cụ thể nào sắp phi.
  6. tnn2030

    tnn2030 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    0
    ưu tiên mua đầu cp công ty bds hơn...

    quan sát LCG...
  7. beckpva

    beckpva Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    0
    LIG ngon hơn!
  8. tnn2030

    tnn2030 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    0
    bác xem tiềm năng của em nó đây.

    quỹ đất LCG có quỹ đất tương đối lớn gần 312.228 ha đứng thứ 4 sau DIG, BCI, HAG. LCG có 210 ha đất ở Nhơn Trạch – Đồng Nai để xây dựng Khu dân cư Long Tân. Thị trường bất động sản tại Đồng Nai đang được đánh giá là có nhiều tiềm năng vượt trội so với nhiều tỉnh khác: Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Tp. HCM…do Đồng Nai có vị trí chiến lược tiếp giáp 6 tỉnh kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ: Tp. HCM, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai là đầu mối giao thông với các trục quốc lộ 1A, 1K, 51, 20.
    Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy hoạch Tp.HCM đến năm 2020, tầm nhìn 2050, Đồng Nai được xác định là địa bàn quan trọng, sẽ là vùng đô thị, công nghệ kỹ thuật cao, là trung tâm dịch vụ, đào tạo - y tế, là vùng cảnh quan sinh thái rừng quốc gia, là cực đối trọng phía Đông TP HCM.
  9. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.230
    Bất đông sản thì chả gì phải bàn,cứ múc là ngon.
  10. Tinipri

    Tinipri Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Phải hoàn thành GPMB đường Lê Văn Lương kéo dài trước tháng 8 ​
    [​IMG]
    Công trường thi công đường LVL kéo dài gần điểm đầu tuyến​

    Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đang được đẩy nhanh thi công đảm bảo tiến độ hoàn thành trước ngày 10/10/2010 để kịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.



    Đường Lê Văn Lương kéo dài là trục đường quan trọng của Thành phố nối đường Lê Văn Lương hiện hữu với đường vành đai 4 qua địa phận Trung Văn, Văn Khê (Hà Đông) có chiều dài 5,7 km, chiều rộng 40m.



    Chủ đầu tư là liên danh Tổng công ty đầu tư phát triển nhà Hà Nội và công ty CP đầu tư và xây dựng đô thị (Thuộc Tập đoàn Nam Cường Hà Nội).

    Tuyến đường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khớp nối hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại giữa khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, và một loạt các Khu đô thị mới khác đang trong quá trình xây dựng như Phùng Khoang, Vạn Phúc, Văn Khê, Dương Nội, An Hưng,…

    Khi tuyến đường này được thông, nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị mới trên với trung tâm cũ, tạo ra khu vực trung tâm mới tại quận Hà Đông.

    Theo ban GPMB TP dự án đường Lê Văn Lương kéo dài hiện còn vướng mắc tại 3 điểm chính gồm tại khu vực đầu cầu bắc Sông Nhuệ liên quan đến 12 hộ ; 10 hộ dân xã Trung Văn, huyện Từ Liêm chưa chịu nhận tiền đền bù và đặc biệt còn vướng mắc 280m dài đoạn đầu tuyến thuộc địa bàn Quận Thanh Xuân chưa được giải phóng mặt bằng do vướng hơn 197 hộ dân mà nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc bố trì nhà tạm cư, tái định cư

    Trước vướng mắc nêu trên, Thành phố đã chấp thuận đề xuất của UBND quận Thanh Xuân về việc cho phép nhà đầu tư được mua căn hộ tại khu đô thị Nam Trung Yên để tái định cư cho các hộ gia đình phải di chuyển nhà ở thuộc dự án đường Lê Văn Lương kéo dài, tháo gỡ vướng mắc lớn nhất GPMB dự án

    Theo chỉ đạo mới đây của UBND Thành phố Hà Nội tại Thông báo số 177 về kết luận của Vũ Hồng Khanh về việc GPMB các dự án kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên địa bàn huyện Từ Liêm, trong đó có đường Lê Văn Lương kéo dài.

    Dự án được Thành ủy Thành phố chỉ đạo tại Thông báo số 54/TB/TU ngày 09/12/2008 ưu tiên triển khai, đảm bảo hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

    Vì thế, để đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình, UBND Thành phố đã ra Thông báo 117, giao cho quận Thanh Xuân, huyện Từ Liêm, chủ đầu tư giải quyết mọi vướng mắc, khó khăn để hoàn thành GPMB trước tháng 8/2010.

    Ông Nguyễn Quang Phúc – Giám đốc công ty CP đầu tư và xây dựng đô thị là đại diện liên danh cho biết: “Thực hiện theo chủ trương của TP, phía chủ đầu tư dự kiến sẽ chi ngay hàng trăm tỷ đồng mua gần 200 căn hộ Nam Trung Yên phục vụ việc tái định cư cho những hộ dân trong diện phải di dời đồng thời chúng tôi tiếp tục tập kết đầy đủ vật liệu chờ sẵn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà thầu thi công theo phương án có mặt bằng đến đâu, thi công ngay đến đó”.

    Như vậy có thể thấy rằng dự án đường LVL kéo dài đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, chính quyền địa phương quyết tâm, Nhà đầu tư nỗ lực và sự đồng thuận ủng hộ đại bộ phận người dân. Dự án sẽ sớm được hoàn thành theo đúng tiến độ đặt ra.

Chia sẻ trang này