Bây giờ thừa tiền cũng không bỏ vào Bất động sản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vn.info, 20/04/2012.

6072 người đang online, trong đó có 597 thành viên. 08:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 769 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản”


    TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.
    Với những chính sách mới về đất đai, thị trường có thể “thoát hiểm”, nhưng cơ hội thành công cũng chỉ dưới 50%,
    TS. Alan Phan, Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hồng Kông và Thượng Hải nhìn nhận về thị trường bất động sản Việt Nam.

    Trò chuyện với PV, ông Alan Phan nói:

    - Thị trường bất động sản xưa nay vốn có hai vấn đề cốt lõi, một là vấn đề về luật cung cầu, nếu cung ít, cầu nhiều thì tác động đến giá bán. Phần thứ hai là giá trị thật của nó, tức là dựa trên thu nhập của người dân. Bất động sản vốn phức tạp, có rất nhiều phân khúc. Mấy năm trước chỉ có nguồn cung cao cấp khá dồi dào, trong khi người dân vẫn thu nhập thấp là chủ yếu. Trước đây chỉ có các nhà đầu tư thứ cấp ôm vào. Giờ họ không ôm nổi nữa lại càng khiến cung dư thừa nhiều, giá giảm là điều tất yếu.

    Trong khi ở phân khúc bình dân, cầu cao nhưng cung gần như không có. Ở Malaysia, họ xây căn hộ 100 m2 bán khoảng 500 triệu đồng là rất phổ biến. Nhưng ở ta, do chi phí xây dựng, chi phí đất đai... quá cao nên xây căn hộ giá rẻ là không thể làm được.

    Nếu so sánh giá trị thực của bất động sản với thu nhập của người dân, hiện giá bất động sản trung bình ở Việt Nam gấp khoảng 25 lần thu nhập, trong khi ở Thái Lan là 6,3 lần, Singapore là 5,2 lần... Khi giá quá cao, thì đó là hiện tượng bong bóng, và bong bóng sẽ nổ vì không ai có thể chịu đựng nổi.

    Tất cả mọi yếu tố trên cho thấy, bất động sản sau một thời gian trầm lắng, nó sẽ tới một giai đoạn phải giải quyết vào cuối năm nay, có thể nó sẽ rẽ sang một đường khác. Trong bối cảnh đó, nếu người nào biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ tốt thì có thể có lợi.

    Có ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản tồn tại những nghịch lý nói trên là do có sự chi phối của một nhóm lợi ích nào đó?

    Đương nhiên là nó chịu chi phối của một nhóm đầu cơ nhất định. Thực tế thì họ đã làm rồi, vì thị trường non trẻ nên rất dễ để người ta lợi dụng để trục lợi. Giá nhà đất đã được thổi lên khá cao trong mấy năm qua. Ngay trước khi có tin Hà Tây nhập vào Hà Nội thì thiên hạ đã gặt được khá nhiều điều từ tin đó.

    Nhưng một bộ phận không nhỏ này hiện nay đã hết tiền, không còn cơ hội để đầu cơ nữa, nên cuối năm nay sẽ phải thay đổi.

    Trong một bài viết mới đây, ông có nói thị trường bất động sản có thể “thoát hiểm” với chính sách đất đai mới. Cơ sở của nhận định này là gì?

    Thoát hiểm ở đây có nghĩa là, nếu có một luật đất đai mới, cho phép người nước ngoài sở hữu nhà, đất đai, bỏ hộ khẩu... thì nó sẽ kích cầu được một phần, thu hút được một lượng tiền không nhỏ vào bất động sản.

    Thứ hai nữa, hiện Chính phủ đang rất muốn đẩy cầu chứng khoán, bất động sản lên để đỡ phần nào cho ngân hàng.

    Nhưng để có được một luật đất đai mới cũng rất khó khăn. Theo tôi, cơ hội để thị trường không tụt giảm nữa, dân tin và sẽ mua thêm chỉ dưới 50%.

    Nhưng nếu chính sách “thoáng” quá thì thị trường lại quay lại sốt nóng, khó kiểm soát?

    Tôi cho rằng, không thể sốt nóng được nữa vì với tình trạng kinh tế suy thoái như hiện nay, nếu nó đứng yên được thì cũng đã là khó khăn và may mắn rồi.

    Còn ở cả góc độ quản lý cũng không phải băn khoăn gì vì đây là một thị trường quá lớn, nó chịu chi phối, quản lý của nhiều cơ quan, bộ ngành khác nhau.

    Ông nhìn nhận thế nào về động thái hạ lãi suất của ngân hàng vừa qua, nó tác động đến thị trường bất động sản thế nào?

    Vấn đề giảm lãi suất cũng là một cố gắng của Chính phủ trong việc kích cầu bất động sản. Nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường, nhưng cũng không nhiều. Vì thực thế hiện người dân, doanh nghiệp vẫn đang thiếu tiền, suy sụp, người ta vẫn phải lo ăn uống, tồn tại của doanh nghiệp trước, chưa thể vung tiền cho bất động sản được.

    Những động thái của Chính phủ sẽ gây ra động thái tâm lý tốt, có thể có tác dụng trong vài ba tháng tới nhưng sang năm thì nó lại vô hiệu.

    Bởi, những chính sách đó giống như một người uống thuốc giảm đau, cơn đau sẽ cắt trong vòng vài tiếng đồng hồ nhưng ngày hôm sau sẽ đau trở lại, buộc phải uống thêm. Nhưng thực tế là thuốc không thể uống hoài được.

    Thị trường bất động sản hiện vẫn tồn tại mâu thuẫn khi người dân cho rằng giá vẫn cao, trong khi chủ đầu tư lại cho rằng, giá đã chạm đáy. Theo ông làm sao giải được bài toán này?

    Không nên xem đó là bài toán cần giải quyết mà nên xem đó là định luật của thị trường. Nếu làm ăn đúng thời điểm, cơ hội thì kiếm nhiều lợi nhuận. Giờ thị trường khó khăn, bước sang một chu kỳ mới nếu rút ra không kịp thì đương nhiên phải mất tiền.

    Còn ở tầm vĩ mô, đó là một cơ hội cho người dân co cơ hội mua nhà giá rẻ.

    Nhưng nếu không giải cứu bất động sản, rất có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác vì bất động sản vốn được xem là hàn thử biểu của nền kinh tế?

    Thế giới họ đánh giá nền kinh tế Mỹ mạnh hay yếu có phải do bất động sản Mỹ đâu. Hiệu quả nền kinh tế dựa trên nhiều yếu tố, từ hiệu năng sản xuất, GDP, thu nhập người dân...

    Nếu có tiền, ông có bỏ vào bất động sản lúc này?

    Tôi sẽ không làm điều đó, dù có người nghĩ đó là động thái đúng, có thể làm nóng lại thị trường. Tôi tin là thị trường còn tiếp tục đi xuống nữa, vì giá trị thực và giá cung cầu vẫn chưa ăn khớp nhau.

    Nếu nhà đầu tư mua bất động sản rồi giữ lại trong vòng 20 năm thì sẽ có lời. Nhưng nếu mua rồi bán lại trong vòng 3 -5 năm thì không nên làm. Tốt hơn là nên giữ tiền hoặc đầu tư vào hướng khác.

    Vừa qua, một số người có chào tôi dự án bất động sản nhưng tôi thấy giá đó chưa phù hợp, vì theo tôi thị trường khoảng 10 năm nữa mới bắt đầu hưng thịnh thực sự.

    Kinh nghiệm ở Thái Lan, Mỹ... cho thấy, một chu kỳ của bất động sản phải mất 7 - 8 năm để thay đổi, để tạo một mặt bằng mới. Bất động sản chúng ta dù khó khăn vài năm nay nhưng theo tôi vẫn chưa chạm đáy. Nó phải xuống đáy đã rồi mới từ từ đi lên.

    Hiện giới đầu tư, đầu cơ lướt sóng bất động sản vẫn còn vướng rất nhiều dư vị đắng cay của vài năm qua nên dường như chưa mấy ai nhảy vào.

    * TS. Alan Phan đã có trên 43 năm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc. Ông hiện là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa tại Hong Kong và Thượng Hải. Du học tại Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ với thị giá hơn 700 triệu USD. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về kinh tế tài chính của các quốc gia mới nổi.
  2. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Chắc chắn là BĐS không thể trông chờ gì trong năm nay rồi.
  3. broadzone

    broadzone Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2011
    Đã được thích:
    17
    Ông ý ở HK, TQ nơi mà BĐS đang vỡ bong bóng, ko đầu tư là đúng ;)) Ở VN hả, còn lâu mới chết nhé. Quan chức nhà ta sống nhờ cả vào BĐS đấy hí hí hí
  4. bangbang1

    bangbang1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2011
    Đã được thích:
    4

    Chết hết. Còn nghĩ ko chết thì còn bong bóng
  5. SOWT1982

    SOWT1982 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2011
    Đã được thích:
    0
    chinh sach ra day ,nham cuu ngan hang va nhom loi ich day!
    Nhung ma dan khong co tien va khong ung ho thi lam sao ma cuu BDS duoc?
    Bon dau co thi bay gio toan om dat lam gi co tien ma kich cau day no vao dan duoc!
    Vai thang nua BDS con xuong sau truoc mat la HAGL giam 50% gia can ho quan 7
    se tao thanh 1 domino do vo BDS trong thoi gian toi.DNTN thi pha san dong loat.
    Bầu Đức sẽ phá giá bất động sản tại TP HCM


    ầu Đức sẽ bán căn hộ bằng 50% giá thị trường ở cùng vị trí tại quận 7, TP HCM.
    Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức cho biết, sắp chào bán dự án căn hộ tại quận 7 (TP HCM) vào tháng 6 với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí.
    Tại Đại hội cổ đông thường niên của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) năm 2012 ngày 19/4, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết: "Năm 2009, tôi giảm giá căn hộ 40%, năm 2011 giảm 20%, và vài tháng tới sẽ có căn hộ được bán với giá bằng 50% sản phẩm cùng vị trí trên thị trường".

    Bầu Đức cho biết thêm, Hoàng Anh Gia Lai có nhiều lợi thế để giảm giá. Đó là quỹ đất dồi dào và giá rẻ, kinh doanh đa ngành, phát triển dự án quy trình khép kín, lại có ưu thế về vật liệu xây dựng... Cũng vì thế, đại gia bất động sản này còn khẳng định mình vẫn có lãi dù giảm giá 50%. "Tôi giảm giá vẫn trụ vững vì dòng tiền này được tái đầu tư vào cao su, thủy điện, khoáng sản mang về lợi nhuận cao", ông Đức giải thích thêm.

    Người đứng đầu Hoàng Anh Gia Lai thông tin, quỹ đất của doanh nghiệp này còn cho 16 dự án với tổng diện tích lên đến 2 triệu m2 sàn xây dựng. Trung bình mỗi năm Hoàng Anh Gia Lai sẽ đưa ra thị trường 2.000 căn hộ có giá cạnh tranh. "Trong thời điểm thị trường tụt dốc nếu có cơ hội mua đất sạch, vị trí đẹp, giá rẻ tôi sẽ tiếp tục gom hàng chuẩn bị cho tương lai", ông nói.

    Chủ tịch HAGL cho hay, ông không ngại bị coi là phá giá bất động sản. Ông Đức còn dự kiến trong vòng một vài năm tới, khi thị trường địa ốc ấm trở lại, ông sẽ tiếp tục tung ra thị trường những sản phẩm có giá "mềm" tới mức không ai có thể cạnh tranh để phục nhu cầu về nhà ở tại TP HCM.

    Tuy nhiên, bầu Đức cho biết, Hoàng Anh Gia Lai sẽ giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn thu bất động sản. Năm 2011, doanh thu bất động sản của công ty này chiếm tỷ trọng 55,9%; nhưng trong vài năm tới sẽ giảm dần, mức thấp nhất dự kiến khoảng 15%. Ông Đức sắp xếp thứ tự ngành nghề ưu tiên trong tương lai gồm: cao su, thủy điện, bất động sản và khoáng sản.

    Lo ngại về những khó khăn kinh tế nói chung, Hoàng Anh Gia Lai đề ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng cho năm 2012 (năm 2011 đạt 1.702 tỷ đồng). Đại hội cổ đông cũng thông qua việc giữ lại lợi nhuận của năm 2011 để tái đầu tư và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%.

    Theo Vũ Lê
  6. powerland1

    powerland1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    102
    Làm ăn ở Mỹ ko được chuồn về VN. Mới chân ướt chân ráo TS đã nhận định này nọ liên tục. Quá hài!
  7. georgestark

    georgestark Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhận định đúng nhưng chẳng qua là vuốt đuôi. Tôi nói từ cách đây hơn 1 năm rồi toàn bị chửi. Xong mấy ông chửi bới h lặn đâu hết rồi.

    À còn thằng cha @chaos8x @chaos9x gì đó từ đợt đó không thấy đâu nữa (nhập hàng đúng đỉnh) h chắc đang trốn nợ rồi
  8. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Đừng suy diễn như vậy chứ. Hãy nhìn vào thực tiễn thì thấy thôi, hiện nay giá BĐs đang quá cao so với thực tế, đặc biệt là giá đất.
  9. lhphong

    lhphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Đã được thích:
    231
    Ông này nhìn nhận chính xác lắm đấy. nên tham khảo thêm ở website gocnhinalan.com

    Kinh nghiệm đã từng làm ở 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc gần 42 năm
  10. vn.info

    vn.info Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/07/2011
    Đã được thích:
    1
    Những yếu tố tiêu cực với thị trường BĐS có thể thấy rất rõ là:
    - Giá đất: quá ảo (có thể cao gấp nhiều lần giá trị thực, đặc biệt là đất ở hà nội nhé).
    - Cung cầu: mất cân đối nghiêm trọng, cầu hiện tại chủ yếu là cầu của người mua nhà ở thực (rất nhỏ), trong khi cung gồm có nguồn cung mới ra thị trường; nguồn cung từ giới đầu cơ đang phải bán chạy hàng (rất nhiều); nguồn cung từ ngân hàng - phát mại BĐS...Đây gọi là quả đấm thép đấm gục thị trường BĐS.
    - Yếu tố tâm lý: người mua nhà mất tin tưởng vào chủ đầu tư chung cư, đất nền vì tội chiếm dụng vốn, vi phạm hợp đồng với khách hàng, chất lượng dịch vụ thấp...
    - Chi phí vốn cao: với lãi suất cho vay hiện tại 18-20% sẽ là quá rủi ro nếu đầu tư BĐS; thị trường BĐs chỉ có cơ hội khi lãi suất cho vay giảm về 12%/ năm.
    - Tay to: những tổ chức, cá nhân có lượng vốn siêu khủng, có khả năng đánh sóng thị trường hiện vẫn chưa tham gia thị trường và có thể tiếp tục dìm thị trường xuống; chỉ khi nào lực lượng này tích lũy đủ hàng ở mức giá cực thấp, lúc ấy bọn chúng mới châm ngòi cho thị trường bùng nổ (thuốc nổ chính là nhà đầu tư nhỏ lẻ)...
    Tóm lại là khá giống chứng khoán đấy, tuy nhiên vì quy mô cực lớn của nó nên chu kỳ suy giảm sẽ dài hơn, mọi người cứ chờ xem kịch hay đi. Tuy nhiên nếu có tiền thì phải biết giữ, GTK 12% năm trong điều kiện lạm phát (CPI) như thế này không phải là ý tồi đâu. Những đợt bulltrap lẻ tẻ của thị trường BĐS nếu có thì đừng dại dột mà xông vào.

Chia sẻ trang này