Bí mật đằng sau những chuyển động giá trên thị trường chứng khoán: Hiểu để chiến thắng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dangkhactien, 29/11/2024 lúc 15:18.

5254 người đang online, trong đó có 634 thành viên. 17:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 148 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. dangkhactien

    dangkhactien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2022
    Đã được thích:
    0
    Chào các cụ trên F,

    Bất kỳ NĐT đầu tư nào trên thị trường đều mong muốn mua cổ phiếu được ở giá thấp và bán ra ở giá cao để thu về một phần lợi nhuận nhưng đã bao giờ anh/chị đặt cho mình câu hỏi “Vì sao giá di chuyển tăng lên hay giảm xuống”?
    Đây là câu hỏi rất cơ bản để có thể đầu tư trên thị trường tài chính tuy nhiên mình thấy rất ít NĐT chia sẻ và hiểu đúng bản chất về cách vận hành thị trường trong phân tích kỹ thuật. Ngay khi đặt câu hỏi này có phải bạn hay nhận được các câu trả lời từ các NĐT hay broker như sau:

    • Giá di chuyển là do tạo lập cá mập làm giá ?
    • Giá giảm là do thủng đường các đường MA, EMA…
    • Giá giảm do thủng trendline, thủng kháng cự, thủng hỗ trợ?
    • Hay giá giảm do RSI quá bán quá mua, do MACD phân kỳ
    KHÔNG! TẤT CẢ LÝ DO TRÊN ĐỀU KHÔNG ĐÚNG
    --> Vậy theo bạn nguyên nhân chính xác giá tăng giá giảm do cái gì?

    Để làm rõ vấn để này chúng ta cần hiểu rõ cách mà các NĐT đang mua bán trên thị trường chứng khoán như thế nào. Để mua bán được trên thị trường chứng khoán NĐT cần dùng loại lệnh để đưa vào thị trường như ATO, ATC, LO, MP, MTL, MAK… tuy nhiên trong phiên khớp lệnh liên tục chúng ta chia ra làm 2 loại chính:

    LỆNH CHỦ ĐỘNG

    • Lệnh mua chủ động: Là loại lệnh do NĐT thực hiện chủ động mua lên cao so với giá chờ mua hiện tại và khớp trực tiếp vào lệnh chờ bán ở mức giá thấp nhất
    • Lệnh bán chủ động: Là loại lệnh do NĐT thực hiện chủ động bán xuống dưới thấp hơn so với giá chờ bán hiện tại
    LỆNH BỊ ĐỘNG
    Lệnh bị động hay còn gọi là lệnh limit ngược lại với lệnh chủ động

    • Lệnh mua bi động: Là loại lệnh NĐT thực hiện đặt lệnh mua thấp hơn so với giá chờ bán thấp nhất hiện tại
    • Lệnh bán bị động: Là loại lênh NĐT thực hiện đặt lệnh bán cao hơn so với giá chờ mua cao nhất hiện tại
    —> LỆNH CHỦ ĐỘNG LUÔN LUÔN KHỚP LỆNH VỚI GIÁ LỆNH BỊ ĐỘNG. KHÔNG BAO GIỜ LỆNH BỊ ĐỘNG KHỚP LỆNH VỚI LỆNH BỊ ĐỘNG KHÁC
    —> LỆNH MUA CHỦ ĐỘNG SẼ KHỚP LỆNH BÁN BỊ ĐỘNG , LỆNH BÁN CHỦ ĐỘNG SẼ KHỚP LỆNH MUA BỊ ĐỘNG

    Ví dụ:

    [​IMG]
    Mã cổ phiếu DIG như trên hình
    • Giá chờ bán thấp nhất hiện tại là giá 32.05 với khối lượng 21,000 cổ phiếu → Tức là hiện tại đang có NĐT dùng lệnh bán bị động cổ phiếu DIG mức giá 32.05 và khi người mua đặt lệnh mua trực tiếp cố phiếu giá 32.05 thì lệnh mua đó được gọi là lệnh mua chủ động.
      Ngược lại với lệnh mua bị động và lệnh bán chủ động cũng tương tự
      → Vậy ở đây giá cổ phiếu DIG hiện tại là giá 32. Nếu giá muốn di chuyển từ giá 32 sang giá 32.1 thì cần có lệnh mua chủ động ở giá 32.05 mua hết toàn bộ khối lượng chờ bán 21,000 cổ phiếu và lệnh mua chủ động ở giá 32.1.
    KẾT LUẬN: Giá cổ phiếu di chuyển tăng hay giảm hoàn toàn là do các lệnh chủ động, lệnh bị động chỉ chặn giá dừng lại chứ không làm giá di chuyển
    • Giá di chuyển do thanh khoản thị trường (có thể tạm coi thanh khoản chính là các lệnh mua/bán bị động ở trên thị trường). Thanh khoản yếu giá di chuyển dễ dàng, thanh khoản càng nhiều thì giá sẽ dừng lại. Giá cổ phiếu dịch chuyển do hiện tượng đủ hoặc thiếu thanh khoản, chúng ta có thể hiểu giá cổ phiếu tăng khi lệnh mua chủ động với khối lượng lớn hơn khối lượng lệnh bán bị động và ngược lại
    • Do hành động đẩy giá chủ động mua và chủ động bán
    Phân tích biểu đồ đơn giản nghiên cứu dữ liệu giá, khối lượng và thời gian!

Chia sẻ trang này