Biện pháp hạn chế sụt giảm giá trị CP cho các doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhstock70, 10/04/2007.

8213 người đang online, trong đó có 1037 thành viên. 11:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 996 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. minhstock70

    minhstock70 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Biện pháp hạn chế sụt giảm giá trị CP cho các doanh nghiệp

    Đã đến lúc các Ban lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết CP phải ra tay để phuc hồi thị trường và bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp mình thông qua thị trường chứng khoán.

    Thời gian vừa qua nhiều mã cổ phiếu đã và đang có xu hướng giảm giá hơn 30% kể từ ngày 15/3, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển kinh doanh và huy động vốn của các doanh nghiệp đó cũng như phần nào làm giảm giá trị thương hiệu của mình. Ở các nước phát triển nếu giá cổ phiếu của doanh nghiệp mình bị giảm sàn liên tiếp trong khoảng từ 5 phiên trở lên thì ngay lập tức Hội đồng quản trị sẽ triệu tập cuộc họp cổ đông bất thường để phân tích và tìm giải pháp khắc phục. Nếu như doanh nghiệp không tự xác định được giá trị của doanh nghiệp mình và cứ để giá cổ phiếu giảm liên tiếp thì điều này đồng nghĩa với việc họ không có một bộ máy quản lý tốt và các cổ đông cần phải lên tiếng để thay đổi ngay bộ máy điều hành doanh nghiệp. Ngoại trừ một số ít tham gia thị trường chứng khoán theo kiểu lướt sóng kiếm lời bằng quay vòng vốn trên thị trường chứng khoán còn đại bộ phận các nhà đầu tư kể cả Việt nam và nước ngoài đều mong muốn tham gia đầu tư dài hạn CP của các doanh nghiệp mà họ kỳ vọng vào năng lực quản lý của bộ máy điều hành cũng như sản phẩm và giá trị thương hiêu của doanh nghiệp trong tương lai.

    Theo tôi giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp có giá cổ phiếu sụt giảm trong thời gian vừa qua vượt mức 30% như sau:

    1. Triệu tập cuộc họp bất thường để các cổ đông và HĐQT cùng phân tích và tìm phương pháp hạn chế sụt giảm giá CP;

    2. HĐQT và ban điều hành có thể phải sử dụng ngay một phần nguồn vốn cá nhân để mua ngay tất cả khối lượng cổ phiếu bán ra trong các phiên sụt giảm tiếp theo của doanh nghiệp mình để tạo dựng niềm tin đối với tất cả các cổ đông đang góp vốn xây dựng cho doanh nghiệp. Ban lãnh đạo cần xác định rõ mức giá trị nào của CP mà doanh nghiệp thấy cần thiết phải duy trì và ổn định để tạo xu hướng hút vốn đầu tư tốt nhất trong tương lai.

    Trên đây là một vài suy nghĩ cá nhân rất mong nhận được sự góp ý của mọi người. Chúc cho TTCK Việt Nam luôn ổn định và phát triển bền vững.
  2. bankrupt

    bankrupt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chung nó thế , việc gì các cty phải làm thế nhỉ , tốt nhất là tập trung vào kinh doanh , đấy mới làm nên gt đích thực của cty. Rồi vài hôm TT lại sôi lên ùng ục thôi, chả việc gì phải lo , mà lo cũng chả được gì vào lúc này . Trừ phi nội bộ cty có xicangdan gì đấy mới phải lo thôi bác ạ .
  3. bluestock

    bluestock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề này hay đấy. DN không thể thờ ơ với cổ phiếu của mình được. Thực tế BLĐ hầu hết đều sở hữu số lượng lớn CP của Cty họ quản lý.
    Với xu hướng giảm chung thì họ cũng cần có suy nghĩ để giảm đà suy thoái CP của họ, cũng như tăng nóng quá cũng cần có cách giảm nhiệt.
    Tôi thấy một số BLĐ đã quan tâm đến điều này, điển hình là ITA, REE (họ đã chủ động cung cấp tin tốt về KD cho báo chí sau khi công bố mức chia 2:1 không thoả hết kỳ vọng của CĐ), STB (bác này thì làm giá ác, vơ vét bằng mọi cách).
    Ngoài ra, một số CĐ chiến lược, CĐ lớn cũng đã giữ không cho CP xuống quá sâu, có thể thấy như FPT, TDH...
  4. thanhmai_icd

    thanhmai_icd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Giá cổ phiếu tăng - giảm trong ngắn hạn là do cung - cầu của thị trường quyết định. Doanh nghiệp không cần thiết và không nên can thiệp theo kiểu đó. Doanh nghiệp có thể mua cổ phiếu quỹ của chính mình để tự doanh, nếu thấy giá cổ phiếu hiện tại đã rẻ hơn giá trị thực. Còn hiện nay, mặc dù đã giảm 20% - 30% so với đỉnh, nhưng vẫn vào loại đắt nếu căn cứ theo các chỉ số tài chính.

    Riêng bản thân, tôi cật lực phản đối chuyện doanh nghiệp dùng tiền để nâng đỡ giá cổ phiếu. Nếu doanh nghiệp tôi đầu tư vào làm vậy, tôi sẽ bán hết cổ phiếu luôn và không bao giờ làm cổ đông của doanh nghiệp đó nữa. Tôi tin là trừ những người đầu cơ thì hầu hết những nhà đầu tư đều chung quan điểm như tôi. Thế nên chuyện đó có đưa ra cũng không bao giờ được ĐHCĐ chấp nhận đâu.
  5. phanboboaiai

    phanboboaiai Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Đã được thích:
    311
    Chống tham nhũng, lợi nhuận của khối xây lắp được Nhà nước ấn định ở dự toán - thu nhập chịu thuế tính trước là 4-5%. Vậy mà tham nhũng làm cho rơi rụng hết.

    Tham nhũng chủ yếu nằm ờ khâu thuê B phụ và mua sắm vật tư đầu vào.

    Đã đến lúc cổ đông cần phải lên tiếng, để cho quân tham nhũng co vòi lại. Vì hầu hết ban kiểm soát hiện nay đều là bù nhìn. Ngồi trơ mắt ếch hưởng thù lao hoặc hùa theo chánh phó Giám đốc tham nhũng đớp tiền của cổ đông thì giá cổ phiếu sụt giảm là không tránh khỏi.

Chia sẻ trang này