1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

BÌNH LOẠN THỊ TRƯỜNG!!! SÁNG NẮNG , CHIỀU MƯA, TRƯA MAN MÁT- PHẦN 2

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tungngoc99, 01/01/2007.

3198 người đang online, trong đó có 67 thành viên. 02:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5738 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. tungngoc99

    tungngoc99 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    8
    BÌNH LOẠN THỊ TRƯỜNG!!! SÁNG NẮNG , CHIỀU MƯA, TRƯA MAN MÁT- PHẦN 2

    Năm 2006 đã qua đi với bao sự kiện vui buồn thăng trầm đối với mỗi cá nhân, tổ chức tham gia trên thị truờng chúng oán. Thị truờng chúng khoán đã trải qua khoảng thời gian 17 phiên VNINDEX xuống, những cổ phiếu tăng giá chóng mặt - giá kịch trần dư mua vài chục vạn chỉ có người mua không có người bán, nhưng khuôn mặt lo âu thất thần chi giá down chạm sàn, những tỷ phú 8X mặt trẻ măng mới nổi sau một năm biết nắm bắt thời cơ và vận hội . Tất cả đã khép lại
    Năm 2007 đã đến thị trưòng chúng khoán Việt Nam bước sang năm mới tính từ thời điểm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định thành Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn (06/11/1993) đến nay đã 13 năm, từ thời điểm Uỷ ban chứng khoán Nhà nước được thành lập (28/11/1996) đã gần 10 năm, từ thời điểm phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên được thực hiện (28/06/2000) đã 6 năm.
    Với tư cách là một người tham gia diễn đàn tôi rất mong tất cả các bạn chúng ta cùng đóng góp đưa ra các nhận định và phân tích (cố gắng khách quan nhé) để cùng tham khảo cập nhật có quyết định tưong đối chính xác khi đầu tư tránh rủi ro không đáng có. Tôi xin mạn phép bác DLT_TV1 tiếp tục lấy tên diễn đàn là ?o Bình loạn thị trường niêm yết, sáng nắng chiều mưa, trưa man mát- Phần 2?. Kế thừa của phần 1 do phần 1 đã hơn 100 trang load nên hơi chậm và năm mới 2007 có chút gì mới cho may(hên). Rất mong nhận được sự đóng góp của tất cả các bạn trên diễn đàn.
    Năm mới xin chúc tất cả các bạm tham gia diễn đàn hạnh phúc và may mắn, có nhiều quyết định đầu tư thành công.
    [​IMG]
  2. tungngoc99

    tungngoc99 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    8
    Năm 2006 được các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và cả giới truyền thông quốc tế ghi nhận là năm TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất về cả quy mô và chất lượng kể từ khi đi vào hoạt động tháng 7/2000.


    Kết thúc phiên giao dịch cuối năm (29/12/06), chỉ số VN-Index giảm 2,04 điểm xuống 751,77 điểm. Với mức này, giá chứng khoán Việt Nam đã tăng 144% so với cuối năm 2005. (Ảnh: SSI)

    Tính đến ngày 28/12, trên TTGDCK TP.HCM đã có tròn 100 DN đưa cổ phiếu lên giao dịch tại đây và trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2006 có tổng cộng 106 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán này. Số DN đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội cũng không thua kém với 87 cổ phiếu. So với cuối năm 2005, số DN tương ứng trên 2 sàn chứng khoán trên mới chỉ là 32 và 7!

    Mức vốn hoá trên sàn chứng khoán TP.HCM liên tục tăng mạnh và đã đạt gần 9,4 tỷ USD, chiếm 15,6% GDP năm 2006 so với khoảng 3% cuối 2005.

    Nhờ sự tăng mạnh về quy mô TTCK trong năm 2006, Chính phủ đã điều chỉnh kế hoạch nâng quy mô thị trường chứng khoán lên tới 20-30% GDP vào năm 2010. Đây là điều nằm trong tầm tay, với hàng loạt công ty đang chờ niêm yết trên thị trường và nhiều công ty đã niêm yết đang chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu.

    Không chỉ bùng nổ về số lượng DN lên sàn, TTCK còn chứng kiến hàng loạt kỷ lục mới được lập từ việc chỉ số VN-Index nhẹ nhàng vượt vũ môn 600 điểm rồi sau đó vượt qua ngưỡng nhạy cảm 800 điểm với khá nhiều nguyên nhân cho đến những kỷ lục về số lượng và giá trị giao dịch.

    Kết thúc phiên giao dịch cuối năm (29/12/06), chỉ số VN-Index giảm 2,04 điểm xuống 751,77 điểm. Với mức này, giá chứng khoán Việt Nam đã tăng 144% so với cuối năm 2005. Trong khi đó trên sàn chứng khoán Hà Nội chỉ số HASTC-Index đóng cửa phiên cuối năm giảm không đáng kể, từ mức 243,43 điểm xuống mức 242,89 điểm.

    Thị trường giao dịch cổ phiếu không chính thức (OTC) cũng phát triển mạnh với quy mô rất đáng kể, trị giá khoảng 4 tỷ USD, và đang hoạt động rất sôi động.

    Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng cùng với sự bùng nổ thị trường chứng khoán Việt Nam, giá nhiều cổ phiếu đang ở mức khá cao, tiềm ẩn không ít nguy cơ rủi ro cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư trong nước đang mong chờ một làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 3 đổ vào Việt Nam.

    [​IMG]
  3. tungngoc99

    tungngoc99 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Đã được thích:
    8
    TTCKVN 02/01/2007: Thị trường giảm nhẹ phiên đầu năm

    Phiên đầu năm 2007 kết thúc với xu hướng giảm nhẹ cả về giá và lượng. Vào lúc đóng cửa, theo thống kê từ TTGDCK TPHCM tổng cầu có 5.072 lệnh đặt mua 7,6 triệu CP+CCQ (-23,65%), trong khi tổng cung có 4.436 lệnh đặt bán 8,1 triệu CP+CCQ (-1,56%). Thị trường có 58/106 CP giảm giá, 29 CP tăng giá và 19 CP đứng giá. Chỉ số VNIndex giảm 10,50 điểm xuống mức 741,27. Khối lượng khớp lệnh cũng giảm còn 3,7 triệu CP (- 1%) và 0,6 triệu CCQ (- 18%) với giá trị tương đương 375 tỷ.

    Trong số 58 CP giảm giá, có 20 mã giảm sàn là những mã DHG, DMC, DPC, DRC, DXP, FMC, FPC, HBC, LBM, MCP, MCV, SCD, SDN, SGH, TAC, TDH, TMC, VGP, VID và VTA. Giá trị dư bán sàn khoảng 64 tỷ đồng. Cổ phiếu FPT giảm nhiều nhất trong ngày khi giảm 20.000 đồng xuống mức 440.000 đồng/CP, tiếp đến DHG (-12.000 đồng), TDH (-9.000 đồng), DMC (-6.000 đồng), PVD, REE (-5.000 đồng), DRC, HBC, VID (-4.500 đồng), FMC, NAV (-4.000 đồng), SDN, TAC (-3.000 đồng). Nhóm giảm từ 2.000 ?" 3.000 đồng gồm 12 mã AGF, BMP, DXP, MCV, NKD, NSC, PAC, PJT, SCD, SGH, TMC và VGP trong khi nhóm giảm từ 1.000 ?" 2.000 đồng gồm 18 mã BBC, BHS, DHA, DNP, DPC, FPC, GMD, IFS, LBM, MCP, PMS, SAV, TMS, TRI, TTP, VFC, VIS và VTA. 19 mã đứng giá là BMC, BPC, BTC, COM, DIC, HAS, HMC, HTV, IMP, KHA, RAL, SAM, SFN, SHC, TCT, TTC, UNI, VNM và VTC, trong đó 2 mã BMC và SFN không có giao dịch nào khớp lệnh thành công, dư mua trần của BMC lên đến 340.000 CP trong khi SFN dư bán sàn 7.500 CP.

    Trong 29 mã tăng giá, có 17 mã tăng trần bao gồm ABT, ALT, CLC, DTT, GMC, HAX, HBD, HRC, KDC, KHP, LGC, MHC, SAF, SFI, SJD, TCR và VTB. Giá trị dư mua giá trần của 17 CP trên lên đến gần 70 tỷ đồng. Tăng giá mạnh nhất là cổ phiếu Cao su Hòa Bình (+8.000 đồng), tiếp theo KDC (+7.000 đồng), SFI, ABT (+6.000 đồng), nhóm tăng từ 2.000 ?" 2.500 đồng có 10 mã ALT, CLC, DTT, GMC, HAX, LGC, SAF, SJD, SJS và VTB. Nhóm tăng từ 1.000 ?" 2.000 đồng có 8 mã CII, HBD, ITA, KHP, MHC, PGC, SJ1 và VIP.

    Về khối lượng khớp lệnh, có 7 mã CP đạt trên 10 vạn, dẫn đầu là STB (55 vạn), PVD (32 vạn), VIP (24 vạn), REE (21 vạn), VNM (20 vạn), GMD (13 vạn) và TTP (12 vạn). Tiếp theo đáng kể có CII (99.660 CP), DPC (95.620 CP), VSH (87.350 CP), FPT (81.170 CP). Trong 360 tỷ đồng giá trị khớp lệnh CP, mã PVD đóng góp nhiều nhất đạt 52 tỷ, tiếp theo đáng kể có STB (40 tỷ), FPT (36 tỷ), REE (27 tỷ), VNM (25 tỷ), SJS (20 tỷ), GMD (17 tỷ), VIP (14 tỷ) và TTP (10 tỷ). 9 mã này chiếm đến gần 70% giá trị khớp lệnh CP toàn thị trường.

    Hai chứng chỉ quỹ đều đứng giá trong ngày hôm nay, VFMVF1 giao dịch thành công 340.420 CCQ tương đương 12,2 tỷ đồng trong khi PRUBF1 đạt khối lượng 282.760 CCQ tương ứng 3,7 tỷ đồng giá trị.

    Khối ĐTNN trong phiên bỏ ra 92 tỷ đồng (25% thị trường) để mua và 692.780 CP+CCQ, trong đó đáng kể có 172.160 VNM, 112.450 GMD, 112.290 PVD, 90.000 TTP, 30.320 SJD, 27.000 RAL, 22.310 TDH, 21.200 PGC, 19.710 DHG, 15.440 SJS, 14.700 PAC, 12.300 BMP. Trong khi họ bán ra vỏn vẹn có 20.760 CP+CCQ trị giá 1,2 tỷ đồng với 3.330 VFMVF1, 3.000 PGC, 2.000 GMD, 2.000 SAM và một số mã khác.

    Khối ĐTNN cũng mua thỏa thuận của khối đầu tư trong nước 50.000 GMD giá tham chiếu 137.000 đồng. Cùng hình thức thỏa thuận khối đĐầu tư trong nước chuyển nhượng cho nhau 20.000 DNP giá tham chiếu 46.000 đồng/CP, 10.000 PJT giá sàn 44.900 đồng/CP, 50.000 STB giá trung bình 71.500 đồng/CP, 10.000 VSH giá trần 52.000 đồng/CP và 12.000 VTB giá trần 54.000 đồng/CP.

    Thị trường có thêm 9 mã trái phiếu được giao dịch trong đó có trái phiếu Vietcombank với giá trung bình 150.341 đồng. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường trong ngày đạt 578 tỷ đồng.

    (Theo VCBS)
  4. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    2.010
    Mai có thể giảm nữa bác ạ .Trong tình hình TT đang thoái trào thì kô 1 CP nào có thể thăng thiên đc. Điều này đã gần như là quy luật. Và các N Đ T cũng nên tránh 1 lỗi kinh điển trong Đ T C K là " chống lại xu hướng của TT , mua những CP mình nghĩ là tốt trong khi chiều hướng của TT kô hề tốt "
  5. VICF

    VICF Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2006
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. bill_bong

    bill_bong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng bản tin VICF đã quay trở lại với diễn đàn.afMong rằng trong năm 2007 VICF sẽ tiếp tục đưa ra các bản tin giá trị với những nhận định sắc sảo như năm 2006 và khắc phục được nhược điểm post bài muộn. Xin hỏi trong năm 2007 VICF có ý định phân tích thêm các cổ phiếu trên sàn HASTC không hay chỉ copy bảng kết quả giao dịch hàng ngày của sàn này thôi?
  7. Dao_Duy_Anh

    Dao_Duy_Anh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2005
    Đã được thích:
    1
    Sau khi dùng chiêu "rung cây nhát khỉ" và "đục nước béo cò", bác Sinh lại tiếp tục thổi k...òi hô hào thị trường đi lên với một câu bay bổng:
    ?oNăm nay, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục cất cánh?​
    [​IMG]
    Đó là nhận định của ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu năm với chúng tôi.

    Ông đánh giá như thế nào về hoạt động của thị trường chứng khoán trong năm qua?
    Năm 2006 là năm đầy bất ngờ của thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng đột biến ngoài dự tính của các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư. Nhìn chung thị trường phát triển nhanh cả về lượng và chất.

    Về lượng, chỉ riêng năm qua đã có trên 120 công ty niêm yết trên sàn giao dịch Tp.HCM và Hà Nội. Nguồn vốn nước ngoài đổ vào thị trường tăng gấp 5 lần so với năm trước. Đến hết 31/12/2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt 17% GDP, vượt qua cột mốc 15% GDP. Với kết quả này, thị trường chứng khoán đã vượt mục tiêu 10-15% GDP mà Thủ tướng đặt ra trong chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán đến năm 2010.

    Dự kiến, đến 2010 GDP của Việt Nam ước đạt 80 tỉ USD và tổng giá trị vốn hoá được nâng lên từ 25-30% GDP.

    Về chất, trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn, không còn đầu tư theo tâm lý như những năm trước đây. Bằng chứng là trong khi rất nhiều cổ phiếu ?osốt? thì vẫn có những cổ phiếu giảm giá hoặc đứng chứ không phải cổ phiếu nào cũng tăng như trước.

    Về phía các công ty niêm yết, đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị trường chứng khoán và các báo cáo tài chính của các công ty cũng bài bản và rõ ràng hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.


    Nguyên nhân nào đã thúc đẩy thị trường có được sự tăng trưởng vượt bậc này?

    Trước hết là các định chế cho thị trường đã mở hơn. Cơ sở hạ tầng, các khung pháp lý để giám sát thị trường, hệ thống công nghệ... đã được chuẩn bị kỹ cho phát triển của thị trường đến năm 2010.

    Cụ thể, cơ sở vật chất của thị trường được chuẩn bị để đáp ứng cho 3 triệu tài khoản, và 2.000 tổ chức niêm yết. Hiện tại mới có khoảng 100.000 tài khoản, hơn 100 công ty niêm yết và hơn 30 công ty chứng khoán.

    Một yếu tố tác động mạnh đến thị trường chứng khoán trong năm qua, đó là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và đặc biệt là sự viếng thăm Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM của Tổng thống Mỹ George Bush nhân chuyến tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14. Đây được coi là ?ocú hích? làm thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ.

    Cũng may là chúng tôi đã chuẩn bị về cở sở hạ tầng như khung pháp lý để giám sát thị trường, công nghệ cũng như chủ thể tham gia thị trường đến 2010 nên chúng tôi không bị động lắm cho việc tăng trưởng ?ođột biến? của thị trường trong những tháng cuối năm vừa qua.


    Nhìn vào hoạt động của thị trường năm 2006 và dự báo của ông trong năm tới thì thật khả quan, nhưng Việt Nam đã vào WTO, vậy thị trường chứng khoán có gặp phải áp lực và thách thức nào trong tiến trình hội nhập sắp tới không, thưa ông?

    Đó là áp lực chúng ta phải mở cửa. Thứ hai là trình độ, cơ sở hạ tầng và Luật Chứng khoán của chúng ta phải sớm hoàn thiện và phù hợp với quốc tế. Riêng về Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã trình Chính phủ và trong quý I/2007 sẽ chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM.

    Mặt khác trong năm 2007, chúng tôi sẽ ký kết quan hệ hợp tác với các Sở Giao dịch chứng khoán trên thế giới như: Ba Lan, Mỹ (NewYork), Toronto(Canada), Singapore...để học hỏi, trao đổi thông tin, và hợp tác toàn diện. Đặc biệt trong năm 2007, chúng tôi sẽ ký kết hợp tác kỹ thuật (IT) với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc.


    Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM có đầu tư gì mới trong năm 2007 để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng tăng và ngày càng lớn của thị trường?

    Riêng về hệ thống kỹ thuật chúng tôi đã có những dự phòng và vào tháng 4/2007, chúng tôi sẽ chính thức khớp lệnh tự động. Chúng tôi đã họp và thông báo đến các công ty chứng khoán để họ chuẩn bị.

    Tiếp theo đó, chúng tôi sẽ triển khai việc bỏ sàn giao dịch và thực hiện nhận lệnh từ xa. Chúng tôi cũng đang xây dựng một hệ thống giao dịch hoàn thiện bao gồm: giao dịch, công bố thông tin, giám sát... cho toàn thị trường. Dự án này khoảng trên 10 triệu USD. Hiện dự án đang chuẩn bị đấu thầu quốc tế, dự kiến 2009, Trung tâm sẽ đưa hệ thống giao dịch hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động.


    Việc chuyển thành Sở Giao dịch chứng khoán có mang lại thuận lợi gì và thúc đẩy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM phát triển không, thưa ông?

    Từ 01/01/2007, Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực và theo luật mới thì các sàn giao dịch sẽ trực tiếp cấp phép cho các công ty niêm yết chứ không qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước như hiện nay. Điều này giúp các công ty niêm yết được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

    Mặt khác, việc chuyển lên thành Sở Giao dịch chứng khoán sẽ giúp chúng tôi điều hành thị trường độc lập hơn, quyền tự chủ cao hơn nhưng cũng sẽ vất vả hơn. Hiện chúng tôi đang có những bước chuẩn bị về nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu trên.

    Theo đánh giá của ông, năm 2007 xu hướng thị trường sẽ phát triển như thế nào?

    Năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục ?ocất cánh?, phát triển với tốc độ nhanh và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

    Lượng hàng hoá sẽ tiếp tục tăng và ổn định chứ không dồn dập như tháng cuối năm 2006. Lý do vì 2007, chủ trương của Nhà nước là đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp lớn sẽ niêm yết khiến hàng hóa trên thị trường hấp dẫn và sôi động hơn.

    Một lý do khác là hiện thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài của Việt Nam mới chiếm 5% trong tổng vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó ở các nước thường chiếm từ 30-40%, nên thị trường chứng khoán sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp mạnh trong những năm tới.

    Huy động vốn trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam cũng dễ dàng và thông thoáng hơn. Hiện đã có rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài có mặt ở Việt Nam và nhiều quỹ khác đang có ý định tham gia vào thị trường tài chính của Việt Nam.

    Tính đến hết ngày 31/12/2006: có 106 cổ phiếu đăng ký niêm yết với tổng khối lượng niêm yết gần 1.510 tỷ cổ phiếu (15,100 nghìn tỷ đồng): 372 trái phiếu Chính phủ và công ty với tổng mệnh giá niêm yết khoảng 57,7 ngàn tỷ đồng và 2 chứng chỉ quỹ VF1 và PRUBF1 với tổng giá trị mệnh giá 1.000 tỷ đồng.

    (TBKTVN)
  8. sonit

    sonit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2002
    Đã được thích:
    0
    Hehe thấy bác Duy Anh cứ toàn post bài tầm 1-2h
  9. Member2006

    Member2006 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    723
    Thị trường UP, cái bài của bác Thông tấn xã gì đó đọc hay thật. Mà em thấy cứ đêm hôm trước có cái bài đấy thì y như rằng hôm sau tăng kịch kim. Bác cố gắng tiếp tục vào giúp anh em nhá.
  10. ntc50hdhkhn

    ntc50hdhkhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Đã được thích:
    2.010
    Bác Sinh cứ phát biểu cái kiểu hôm sau đá vào đít mình hôm trước thì gay thật. Làm bao ng tẽn tò trong đó có em >_< .
    Tuy nhiên khói lượng GD vẫn có vẻ thấp. Thôi đành chờ xem ngày mai nó có vưọt mốc cũ và " reach new high " vững chắc kô he he.
    chúc mừng bác nào mua đc CP mấy ngày trước :D

Chia sẻ trang này