Bộ TC sẽ hạn chế số lượng các công ty chứng khoán !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vn_xmen, 04/09/2006.

2365 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 04:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 954 lượt đọc và 7 bài trả lời
  1. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Bộ TC sẽ hạn chế số lượng các công ty chứng khoán !!!

    Sẽ hạn chế số lượng các công ty chứng khoán từ 30-40 công ty

    Đây là dự kiến chính thức đang được UBCK trình Bộ TC. Mặc dù còn nhiều ý kiến cho rằng dự kiến này chưa phù hợp và UBCK không có quyền hạn chế số Cty CK, nhưng nhiều khả năng đề xuất này sẽ được thông qua. Điều này tương tự như việc CP đang hạn chế số nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ và Ngân hàng TMCP.

    Như vậy, số Cty CK sẽ chỉ giới hạn trong số các công ty đã được cấp phép và vài công ty đang nộp hồ sơ xin giấy phép...từ năm 2007 sẽ không có thêm công ty CK nào được cấp phép.

    Khi việc này thành hiện thực thì...tương tự như tình hình trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ĐTDĐ và Ngân hàng TMCP...chỉ riêng giấy phép thành lập công ty CK thôi cũng giá trị ngàn vàng rồi...
  2. tieng_duong_cam_dem_dong

    tieng_duong_cam_dem_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Trừi ưi, 30-40 cơ ah bạn? Nhìu zậy? Mình được biết ngoài 14 cty ck chính thức đang hoạt động còn có tới 6 cty đang chờ cấp phép của UBCK, vậy cả thảy là 20 cty. Nếu k có sự giới hạn thì chắc cạnh tranh sẽ khiếp lắm đây
  3. mitgai

    mitgai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Làm quan ở nước mình có lẽ dễ thật, quản lý kém, quản không được thì... cấm! Cấm mở cty chứng khoán nữa chắc chắn là vi phạm Luật Doanh nghiệp, vi phạm quyền tự do kinh doanh. Tuy nhiên, chắc các cơ quan sẽ không dám làm chuyện này đâu và dân chúng cứ ngồi xem mấy cổ phiếu công ty chứng khoán rớt giá, nhất là loại đã bị làm giá cao ngất như SSI!!!!!
  4. pgd198

    pgd198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Tôi cho rằng việc hạn chế mở công ty chứng khoán là hợp lý, hoặc có lộ trình hạn mức cấp phép cho từng năm. Việc mở tràn lan các công ty chứng khoán là nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán. Nhiều công ty lập ra chỉ để bán thôi, nhiều công ty nhỏ năng lực cạnh tranh yếu (dễ phá sản). Phát triển bền vững là tốt. Ngân hàng nhà nước hạn chế việc lập ngân hàng cũng là vì vậy. Các đại gia toàn lập ngân hàng, sau đó đợi gia nhập WTO rồi bán cho Tây.
  5. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    Xin được trích dẫn :

    Tuần qua, thông tin trên ĐTCK về việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) dự định giới hạn khoảng 30-40 công ty chứng khoán (CTCK) trong Chiến lược Phát triển các CTCK từ 2006 đến 2010 được khá nhiều bạn đọc quan tâm.
    Mặc dù con số 30-40 CTCK mới chỉ là dự định và theo giải thích của UBCK thì nếu được Bộ Tài chính thông qua, con số này cũng chỉ mang tính định hướng, nhưng theo ghi nhận của Người quan sát, nhiều ý kiến từ thị trường tỏ ra không chấp nhận con số này.
    Lý do đầu tiên phản đối việc khống chế số lượng CTCK từ nay đến năm 2010 là TTCK Việt Nam hiện còn quá nhỏ bé. Phạm vi hoạt động của thị trường mới chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, vì vậy, việc khống chế số CTCK có thể ảnh hưởng đến khả năng mở rộng hoạt động của TTCK đến các vùng, miền khác trong cả nước. Ngoài ra, số CTCK hiện tại tuy đã có thời gian trải nghiệm trên 6 năm, nhưng chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế, khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chứng khoán cho nhà đầu tư và các DN còn thấp. Thực tế, khối DN cổ phần đang ngày càng lớn mạnh, kèm theo đó là nhu cầu về các dịch vụ tài chính như tái cấu trúc công ty, phát hành cổ phiếu tăng vốn?, nên rất cần một hệ thống các tổ chức tài chính trung gian đủ mạnh để hỗ trợ các DN thực hiện những nghiệp vụ về tài chính. Việc khống chế số CTCK là không thực tiễn trong bối cảnh TTCK vẫn trong giai đoạn đầu của quá trình vận hành và nhu cầu về dịch vụ tài chính, chứng khoán mới bắt đầu được khai phá như hiện nay.
    Thứ hai, về khía cạnh pháp lý, cơ quan quản lý TTCK không có thẩm quyền hạn chế sự phát triển của các thành viên thị trường, trong đó có CTCK. Theo tinh thần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, cá nhân, tổ chức đủ năng lực và các điều kiện quy định đều được quyền tham gia kinh doanh chứng khoán. Điều này có thể hiểu là quyền thành lập CTCK là của nhà đầu tư và nếu nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp lý thì UBCK không có quyền từ chối vì lý do? số lượng có hạn.
    Cũng theo nhiều ý kiến từ thị trường, thay vì ý định quản về số lượng CTCK, UBCK nên tập trung nâng cao chất lượng cho khối công ty này trên cả hai phương diện: khuyến khích và bắt buộc. Cụ thể, UBCK nên nâng cấp chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu cho mỗi loại hình nghiệp vụ của CTCK. Việc này sẽ khiến các cá nhân, tổ chức thực sự có tiềm lực tài chính mới có thể tính đến việc thành lập CTCK và với tiềm lực tài chính đủ mạnh, họ có thể đầu tư tốt hơn cho hạ tầng công ty, cho nhân sự và những khoản đầu tư có chiều sâu nghiệp vụ. Một mảng quan trọng không kém là UBCK cần có chính sách khuyến khích các CTCK lớn nước ngoài hợp tác với khối CTCK trong nước cùng tham gia cung cấp dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam. Việc mời gọi các DN mạnh của nước ngoài hợp tác sẽ giúp khối CTCK trong nước được học hỏi kinh nghiệm và có thể làm thay đổi diện mạo các dịch vụ chứng khoán hiện nay, khi mà nhiều dịch vụ quan trọng bậc nhất như tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành chứng khoán? có chất lượng còn thấp.
    Hiện nay, số CTCK đang hoạt động (14) và sắp hoạt động (9) trên TTCK Việt Nam là 23 CTCK. Con số này nếu so với con số dự định khống chế của UBCK thì không có nhiều khoảng cách. Do đó, việc khống chế số CTCK nếu được quy định bằng văn bản còn có thể còn gây ra một hậu quả là các tổ chức, cá nhân ?ochạy đua? thành lập CTCK. Không loại trừ trong sự ?ochạy đua? này, có những người chỉ muốn có được giấy phép thành lập CTCK để bán lại và thực tế, hiện tượng này đã manh nha hình thành ngay trong số các CTCK đang xin thành lập hiện nay.
    Ý định quản về số lượng CTCK của UBCK chắc chắn không phải là cách để nâng cao chất lượng dịch vụ của khối CTCK. Thực tế, khi có càng nhiều CTCK, cuộc cạnh tranh cung cấp dịch vụ chứng khoán sẽ càng gay gắt. Tuy nhiên, những ông chủ của các CTCK đương nhiên phải chấp nhận cuộc chơi này và họ chứ không phải UBCK - phải chấp nhận quy luật đào thải không khoan nhượng của nền kinh tế thị trường.
  6. mmxhung

    mmxhung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Đã được thích:
    219
    Cấm làm sao được mà cấm, theo kết quả đàm phán song phương về WTO với Mỹ thì các nhà đầu tư Mỹ còn được thành lập CTyCK 100% vốn nước ngoài nữa cơ mà. Mà kết quả đàm phán này lại có hiệu lực với tất cả các đối tác trong WTO. Vấn đề đặt ra là phải có tiêu chuẩn hành nghề và cơ quan chức năng phải quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn hành nghề đó, còn lại thì để cho thị trường đào thải và quyết định.
    Như vụ một gã Việt kiều Mỹ vì không thành lập nổi công ty CK ở Mỹ nên đã quay lại Việt Nam giở trò lừa đảo đấy thôi.
  7. vn_xmen

    vn_xmen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Đã được thích:
    715
    Bác nên xem kỹ lại cam kết WTO với Mỹ đi...chuyện 100% vốn thì phải sau 2010 nhé...còn từ nay đến đó, muốn joint vào TT thì chỉ có nước...mua lại của AE mình thôi
  8. tieng_duong_cam_dem_dong

    tieng_duong_cam_dem_dong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Các bác nóng tính thế? Việc mở hay k mở thêm có vấn đề gì đâu! Quan trọng là hoạt động như thế nào thôi! Nói chung k ai nói là cấm mà chỉ bảo là hạn chế bớt để tránh phát triển quá nóng trong khi chất lượng chưa thực sự đạt yêu cầu

Chia sẻ trang này